intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cảm nhận về bài thơ Nhàn

Chia sẻ: Le Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

296
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sống gần trọn thế kỉ XVI, giai đoạn có nhiều biến cố phức tạp, nội chiến tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến diễn ra liên miên, nhân dân lầm than đói khổ trong cảnh "nồi da nấu thịt". Sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện thái độ phê phán những thói đời bạc bẽo, ham danh lợi mà bỏ đi tình nghĩa, là một biểu hiện thanh cao của một tấm lòng thiết tha với dân tộc. "Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm là bài thơ tiêu biểu cho mảng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cảm nhận về bài thơ Nhàn

  1. Cảm nhận về bài thơ Nhàn Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sống gần trọn thế kỉ XVI, giai đoạn có nhiều biến cố phức tạp, nội chiến tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến diễn ra liên miên, nhân dân lầm than đói khổ trong cảnh "nồi da nấu thịt". Sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện thái độ phê phán những thói đời bạc bẽo, ham danh lợi mà bỏ đi tình nghĩa, là một biểu hiện thanh cao của một tấm lòng thiết tha với dân tộc. "Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm là bài thơ tiêu biểu cho mảng thơ về đề tài "tịch cư" trong văn học trung đại. Bài thơ vẽ nên một bức tranh sinh hoạt của người ẩn sĩ với thú vui dân dã. Khi về ở ẩn, Trạng Trình đã tỏ ra rất bằng lòng với lựa chọn của mình : Cao khiết thuỳ vi thiên hạ sĩ ? An nhàn ngã thị địa trung tiên ! (Kẻ sĩ trong thiên hạ ai là người trong sạch, thanh cao? Yên vui nhàn nhã, ta đây đích thực là tiên trong đời!) (Ngụ hứng) Là tiên khách bởi được thoải mái cả về thân xác và tinh thần : Nội đắc tâm thân lạc, Ngoại vô hình dịch luỵ.
  2. (Bên trong được thú vui của tâm, của thân, Bên ngoài khỏi phải chạy vạy để phục dịch cho hình xác) (Cảm hứng) Thú vui nhàn dật, tránh xa khỏi vòng danh lợi là một đề tài khá quen thuộc của văn học thế kỉ XVI. Nhiều tác giả ca ngợi cuộc sống miền thôn dã với thú vui điền viên sơn thuỷ : Yêu thay miền thôn tịch ; Yêu thay miền thôn tịch ! Cư xử dầu lòng ; Ngao du mặc thích. Khéo chiều người mến cảnh sơn hà ; Dễ quyến khách vui miền tuyền thạch. (Nguyễn Hàng, Tịch cư ninh thể phú) Cuộc sống tự nhiên, thanh tao miền tịch cư đã giúp các nhà nho tránh được những phiền phức chốn quan trường. Cuộc sống nhàn tịch miền thôn dã được tác giả miêu tả ở hai câu đề và hai câu thực :  Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
  3. Cách dùng số từ, danh từ, từ "thơ thẩn" trong câu thơ thứ nhất và nhịp điệu hai câu đề gợi nên dáng vẻ ung dung trong công việc lao động hàng ngày và thể hiện những nhu cầu khiêm tốn của cuộc sống ẩn dật. Cuộc sống thật gần gũi với tự nhiên, đơn giản mà thanh sạch, vô tư, dường như không mảy may vướng bận những lo toan của cuộc sống bon chen nơi đông đúc. Cuộc sống đơn giản, với những sinh hoạt đạm bạc, mùa nào thức ấy, không phải lo lắng gì nhiều. Đủ cả bốn mùa, mỗi mùa một sản vật, vừa thể hiện thời gian quanh năm, vừa thể hiện được mối quan hệ gần gũi, hoà nhập cùng thiên nhiên. Một trong những đặc điểm nổi bật của lối sống ẩn dật là hoà nhập cùng thiên nhiên. Những nhu cầu giản dị của người ẩn sĩ đều được thiên nhiên thoả mãn một cách dễ dàng. Những sinh hoạt của người ẩn sĩ thật giản dị và thanh cao, giống như một tiên khách chốn trần gian. Bằng lòng với cuộc sống ẩn dật, người ẩn sĩ tự hào với sự lựa chọn của chính mình : Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao. Câu thực được tạo nên bởi một lối đối rất chỉnh giữa quan niệm "dại" và "khôn". Một lối nói chứa hàm ý mỉa mai, thể hiện sự kiên định của nhà thơ với lối sống nhàn dật. Tự nhận "ta dại" là một sự ngông ngạo của người ở ẩn, đó là cái dại của bậc đại trí trong thiên hạ. Cái dại của những người như Mạnh Hạo Nhiên, Đào Tiềm, Nguyễn Trãi : Cầm một chương, thơ mấy quyển, đủ tháng ngày ngâm ngợi, ấy thú mầu ông Mạnh Hạo Nhiên ; Lan chín khóm, cúc ba hàng, dõi hôm sớm bù trì, này của báu ông Đào Bành Trạch.
  4. (Nguyễn Hàng, Tịch cư ninh thể phú) Họ tự hào với cuộc sống ấy bởi đó là cuộc sống thanh cao. Và họ kiên định với cách lựa chọn ấy : Dù ai cười thơ thẩn ngẩn ngơ ; Thì ta cũng ngô nghê ngốc nghếch. (Nguyễn Hàng, Tịch cư ninh thể phú) Những bậc đại trí ấy tìm đến "vắng vẻ", trước tiên không phải là trốn tránh trách nhiệm với cuộc đời, mà họ đều đến nơi thôn tịch khi họ đã không thể cứu nước cứu dân, họ chọn cuộc sống giữa thiên nhiên cây cỏ khi họ phải lựa chọn giữa lối sống luồn cúi và cuộc sống thanh sạch mà nghèo cực. Dù luôn nói đến cái thảnh thơi của một người nhàn tâm thản trí nhưng thực ra trong lòng họ vẫn mang những day dứt về cuộc đời. Về ở ẩn, họ dễ tránh được "chốn lao xao", bởi theo nhà thơ, là nơi mọi người phải đua chen trong vòng danh lợi : Thành thị vốn đua tranh giành giật (Thơ Nôm, bài 19) Không nơi nào không có đua chen, tranh giành : "ở triều đình thì tranh nhau cái danh, ở chợ búa thì giành nhau cái lợi" (Bài bi kí quán Trung Tân). Ở câu thơ kết, một lần nữa tác giả khẳng định quan điểm sống của mình, đó là một cách thể hiện thái độ với cuộc đời của một nhà Nho : Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống, Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
  5. Phú quý ở đời chỉ là chuyện phù du. Câu thơ cuối có cách ngắt nhịp khác hẳn các câu thơ còn lại. Thủng thẳng nói về cái thú nhàn dật rồi buông ra một câu kết như thế, nhà thơ đã thể hiện một cách dứt khoát thái độ của mình đối với chuyện công danh phú quý. Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn nhưng khi được vời lại sẵn sàng ra giúp vua, giúp nước bởi tấm lòng luôn "cuồn cuộn nước triều dâng" khiến ông không thể yên tâm hưởng thanh nhàn nơi thông reo bốn mùa. Để rồi ông đã không thoát được cái án oan khiên thảm khốc. Còn Nguyễn Bỉnh Khiêm, với một thế thời khác đã kiên định lối sống ở ẩn. Trong một chừng mực nào đó, cách lựa chọn của Trạng Trình chưa hẳn đã là đúng. Song vì thế thời, để giữ gìn phẩm giá thanh sạch của mình, việc lựa chọn cách sống ấy cũng là một điều đáng để chúng ta trân trọng họ - những nhà nho chân chính. Bài thơ nói về cái chí. Trước hiện thực xã hội rối ren thế kỉ XVI, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã lựa chọn cách sống nhàn dật, đó chính là một cách thể hiện thái độ của nhà thơ đối với cuộc đời.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2