Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
VĂN MẪU LỚP 11: CHIỀU TỐI – HỒ CHÍ MINH<br />
4 BÀI CẢM NHẬN “BÀI THƠ CHIỀU TỐI CỦA HỒ CHÍ<br />
MINH”<br />
<br />
BÀI MẪU SỐ 1:<br />
Nhắc đến thơ Hồ Chí Minh có lẽ ta sẽ nghĩ ngay đến những vần thơ đầy trăng của<br />
Bác nhưng đọc “Chiều tối” mới thấy, Bác không chỉ viết hay về những buổi đêm ngập<br />
tràn ánh trăng mà, dưới tư cách là một nhà thơ, Bác còn mang một phong cách “thơ<br />
chiều” vô cùng riêng biệt. “Chiều tối” là bài thơ thứ 31 trong tập “Nhật kí trong tù”, bài<br />
thơ ghi lại cảm xúc thiên nhiên và cuộc sống lúc ngày tàn của Hồ Chí Minh trên đường<br />
chuyển lao vào khoảng cuối thu năm 1942, hình ảnh người tù “tay bị trói giật cánh<br />
khuỷu, cổ mang xiềng xích” đã để cảm xúc trải ra cùng không gian bao la, làm nên<br />
những vần thơ tuyệt tác vừa cổ kính, vừa trữ tình. Qua bài thơ, ta cảm nhận được vẻ đẹp<br />
của Hồ Chí Minh với một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, con người cùng với ý<br />
chí kiên cường và tinh thần thép của người Cộng sản.<br />
Mỗi bài thơ trong “Nhật kí trong tù” lại là một nét phác họa vẻ đẹp con người và<br />
tinh thần của Hồ Chí Minh: vẻ đẹp của trái tim, khối óc, vẻ đẹp của tinh thần, ý chí, nghị<br />
lực, của lòng khiêm tốn, đức hi sinh cao cả…. Được viết vào một hoàn cảnh đặc biệt: Bác<br />
bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ, bài thơ là sự tỏa sáng của tâm hồn,<br />
nghị lực và trí tuệ của Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh ngục tù.<br />
“Chiều tối”, đúng như tiêu đề của nó, là một bức tranh thiên nhiên về cảnh chiều<br />
muộn ở nơi rừng núi được người tù Hồ Chí Minh ghi lại trên hành trình chuyển lao. Vì lẽ<br />
đó, vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh thể hiện trong bài thơ trước hết là vẻ đẹp của một tâm<br />
hồn nghệ sĩ với những rung cảm tinh tế trước vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống của con<br />
người:<br />
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,<br />
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không ;”<br />
Bác nâng niu, trân trọng biểu hiện của sự sống, tinh hoa của thiên nhiên, bởi vậy, ta<br />
luôn cảm nhận được những hình ảnh thiên nhiên lúc nào cũng chiếm vị trí nổi bật trong<br />
thơ Bác. Thiên nhiên mở ra trước mắt người đọc với những hình ảnh quen thuộc của thi<br />
ca cổ điển: cánh chim – chòm mây – bầu trời cùng với chút ánh sáng cuối cùng còn sót<br />
lại của một ngày tàn chỉ có thể nhìn thấy nơi đỉnh trời đem lại cảm nhân về một không<br />
gian giống như các nhà thơ xưa, tạo ra sự đối lập giữa cánh chim, chòm mây với bầu trời<br />
rộng lớn. Dường như không gian được tạo ra từ sự đối lập như vậy cũng đã gợi sẵn một<br />
mỗi buồn trong cảnh, và ngay trong cách nhìn cảnh ta cảm thấy tâm hồn Hồ Chí Minh đã<br />
<br />
Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác!<br />
<br />
Trang | 1<br />
<br />
Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
thực sự hài hòa với thiên nhiên. Một cách rất tự nhiên, con mắt nhà thơ phải ngước lên<br />
cao để nhận ra một cánh chim mỏi mệt đi tìm chốn ngủ và một chòm mây cô đơn lặng lẽ<br />
trôi, nhìn cảnh như thế, dường như Bác đã xóa nhòa đi cái ranh giới giữa người tù và du<br />
khách tự do, để tâm hồn mình gắn liền với thiên nhiên, dễ dàng hòa nhập, quyến luyến.<br />
Có ai ngờ, ngay cả trong hoàn cảnh bị áp giải mà thiên nhiên lại vẫn hiện lên trong thơ<br />
Bác một cách tuyệt đẹp như thế.<br />
Không chỉ thiên nhiên mà cho dù là hoàn cảnh nào Bác cũng không quên nghĩ đến<br />
con người:<br />
“Cô em xóm núi xay ngô tối,<br />
Xay hết, lò than đã rực hồng.”<br />
Cô thiếu nữ mải miết xay ngô, ngọn lửa hồng reo vui trong bếp lửa gia đình, lòng<br />
Bác như cũng hòa với khung cảnh lao động bình dị ấy, như đang reo vui cùng với âm<br />
thanh than hồng cháy tí tách. Hai câu thơ sau còn thể hiện được cảm nhận tinh tế của Bác<br />
trước hành động của con người trong không gian chiều tối. Không giống như trong thơ<br />
cổ, con người không phải chịu sự chi phối của cảnh vật mà lại đem sức sống truyền vào<br />
thiên nhiên, khiến khung cảnh chiều tối vốn man mác buồn lại bỗng tràn ngập sinh khí,<br />
sự ấm cúng cùng với nhịp sống, lao động của con người. Chính vì tấm lòng Bác luôn<br />
hướng về con người, yêu mến con người nên ở đâu có sự xuất hiện của con người là<br />
Người lại tìm thấy được niềm vui. Bài thơ không khép lại cảm giác về bóng đêm đang<br />
dần xuống mà lại chan hòa ánh sáng, ánh sáng tạo nên cuộc sống đời thường giản dị, thân<br />
thuộc. Ánh sáng và niềm vui của sự sống con người hiện lên ở trung tâm của bức tranh đã<br />
tỏa hơi ấm ra xung quanh, xua tan đi cái cô quạnh, cái mệt mỏi, cái lụn tắt của cảnh chiều<br />
tối nơi núi rừng, khiến người tù cũng thoát khỏi xiềng xích mà quyện mình với cuộc sống<br />
hạnh phúc của con người nơi xóm núi nhỏ.<br />
Bên cạnh tình yêu, niềm say mê đối với thiên nhiên, con người, ở bài thơ, ta còn<br />
thấy nổi bật lên ý chí kiên cường, tinh thần sắt đá của Hồ Chí Minh.Ta bắt gặp một<br />
thoáng buồn bã, cô đơn, ảm đạm “rất người” của Bác khi nhìn vào hình ảnh “quyện điểu”<br />
và “cô vân” , thế nhưng, trước ngọn lửa hồng, Bác quên đi việc mình vẫn đang phải bước<br />
đi trên con đường đầy ải mà để lòng mình reo vui cùng ngọn lửa, để hình ảnh tỏa ấm<br />
trang thơ xua tan cái lạnh lẽo của lòng người và cảnh vật. Với lộ trình “năm mươi ba cây<br />
số một ngày”, nơi dừng chân có thể là một nhà lao mới hay một nhà kho ẩm ướt, nhưng<br />
thật kì diệu là trong hoàn cảnh như vậy, Người vẫn làm thơ, vẫn để cho tâm hồn mình<br />
bay bổng lên với một cánh chim, một chòm mây, một làn hương rừng, một cảnh “làng<br />
xóm ven sông đông đúc thế”…Thử hỏi, nếu không có một tinh thần thép, một bản lĩnh<br />
thép, thơ của người làm sao có thể “bay cánh hạc ung dung” như vậy. Đó thực sự là một<br />
cuộc vượt ngục tinh thần của Bác, Người đã hoàn toàn chủ động trước mọi hoàn cảnh, đó<br />
chính là vẻ đẹp của ý chí, nghị lực, là tinh thần thép của người Cộng sản Hồ Chí Minh.<br />
<br />
Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác!<br />
<br />
Trang | 2<br />
<br />
Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
Đan xen giữa những câu thơ như một mạch cảm xúc ngầm chính là khát vọng thầm<br />
kín và đầy tính nhân văn của Bác. Người tù Cách mạng dù kiên cường, dũng cảm đến đâu<br />
cũng luôn mơ ước, khát khao về một tổ ấm, quanh quần bên bếp lửa gia đìn. Hình ảnh<br />
cánh chim về rừng như đang tìm về tổ ấm của mình, cô thôn nữ xay ngô bên lò than rực<br />
hồng, tất cả làm hiện lên khung cảnh bình dị mà ấm cúng nơi quê hường, nơi mái nhà<br />
sum vầy, đoàn tụ. Nghĩ về những hình ảnh đời thường, yên bình ấy, ta có thể thấy được<br />
chất “người” vô cùng nhân bản trong Bác.<br />
Trong thơ của Hồ Chí Minh, từ tư tưởng đến hình tượng nghệ thuật đều vận động<br />
một cách rất tự nhiên, nhất quán, hướng về sự sống, về ánh sáng và tương lai. Ta thấy<br />
được một tâm hồn lạc quan, niềm tin mạnh mẽ vào Cách mạng, vào một tương lai tươi<br />
sáng, “Chiều tối” cũng không nằm ngoài quy luật đó:<br />
“Cô em xóm núi xay ngô tối,<br />
Xay hết lò than đã rực hồng.”<br />
Câu thơ kết thức bằng ngọn lửa hồng và cảnh bình minh mang lại cảm giác phấn<br />
chấn, lạc quan. Có thể nói , chữ “hồng” ở cuối bài thơ đã tạo ra một luồng sáng chói rọi<br />
ngược trở lại làm sáng rực bài thơ, làm mất đi sự mệt mỏi, uể oải, sự vội vã, nặng nề, cực<br />
nhọc nhất của cuộc đời. Những hình ảnh đối lập giữa niềm vui và nỗi cô đơn, buồn bã,<br />
giữa chiều tối và bình minh, mặt trời hồng đã thể hiện một phong cách thơ Hồ Chí Minh<br />
dầy tinh tế và nhạy cảm, một sứ kết hợp rất tự nhiên giữa màu sắc cổ điển và tinh thần<br />
thời đại.<br />
Chiều tối giống như bao bài thơ khác, thật nhỏ nhắn trong bố cục nhưng từng câu<br />
từng chữ đều như một nét phác họa bức chân dung con người, tinh thần Hồ Chí Minh:<br />
một tâm hồn nghệ sĩ dạt dào tình yêu với thiên nhiên, con người; một ý chí sắt đá vượt<br />
lên mọi hoàn cảnh, một tinh thần lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng. Bức chân<br />
dung ấy là sự hòa hợp giữa chất thép và chất tình, thi sĩ và chiến sĩ, như trong bài “Đọc<br />
thơ Bác”, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết: “Vần thơ của Bác, vần thơ thép/ Mà vẫn<br />
mênh mông bát ngát tình”.<br />
<br />
Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác!<br />
<br />
Trang | 3<br />
<br />
Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
BÀI MẪU SỐ 2:<br />
Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong bài viết Hồ Chủ tịch – hình ảnh của dân tộc có<br />
nói đại ý: Hồ Chủ tịch là Người rất giàu tình cảm, và vì giàu tình cảm mà Người đi làm<br />
cách mạng. Trong thế giới tình cảm bao la của Người dành cho nhân dân cho các cháu<br />
nhỏ, cho bầu bạn gần xa, hẳn có một chỗ dành cho tình cảm gia đình. Bài Chiều tối có lẽ<br />
hé mở cho ta nhìn thấy một thoáng ước mơ thầm kín một mái nhà ấm, một chỗ dừng chân<br />
trên con đường dài muôn dặm.<br />
Cảm nhận về bài thơ Mộ trích Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh<br />
Cảm nhận về bài thơ Mộ trích Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh<br />
Chiều tối là bài thơ thứ ba mươi mốt trong tập Nhật kí trong tù, ghi lại cảm xúc<br />
của nhà thơ trên đường bị giải đi qua hết nhà lao này đến nhà lao khác. Trên con đường<br />
khổ ải ấy, một chiều kia. Người chợt nhận thấy cánh chim chiều.<br />
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ<br />
Câu thơ không giản đơn chỉ tái hiện cảnh vật mà còn bộc lộ cảm nhận của nhà<br />
thơ. Làm sao biết rõ được là chim đang mỏi, và làm sao nói chắc được mục đích của<br />
chim là về rừng tìm chốn ngủ, như thế ở trong lòng chim mà ra? Câu thơ chỉ là tín hiệu<br />
cho thấy là trời đã chiều, mọi vật hoạt động ban ngày đã mệt, đã đến lúc tìm chốn nghỉ<br />
ngơi. Câu thơ tương phản với hình ảnh chòm mây cô đơn ở dưới:<br />
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không<br />
Câu thơ dịch tuy đẹp nhưng ý thơ có phần nhẹ hơn so với nguyên tác Hán. Nó bỏ<br />
mất chữ cô trong cô vân, nghĩa là chòm mây cô đơn, trơ trọi rất có ý nghĩa. Hai từ trôi<br />
nhẹ cũng không lột tả được ý của mấy chữ mạn mạn độ. Bới vì độ là hoạt động nhằm đi<br />
từ bờ này sang bờ kia, ví như độ thuyền đi từ thuyền sang sông, độ nhật ở cho qua ngày,<br />
độ thiên không là chuyển dịch từ chân trời này sang chân trời kia, con đường của mây<br />
mới xa vời và vô hạn biết chừng nào! Còn mạn mạn là dáng vẻ trì hoãn, chậm chạp.<br />
Chòm mây cô đơn đi từ chân trời này sang chân trời kia, mà lại còn chậm chạp, trì hoãn<br />
nữa thì không biết bao giờ mới tới nơi? Và hiển nhiên khi trời tối nó vẫn còn lửng lơ bay<br />
giữa tầng không, là hình ảnh ẩn dụ về người tù đang bị giải đi trên đường xa vạn dặm,<br />
chưa biết đâu là điểm đừng! Trong hình ảnh ấy hẳn còn gửi gắm tình cảm thương mình<br />
cô đơn sốt ruột và khao khát có một mái nhà. Chỉ hai câu thơ mà vừa tả cảnh vật, vừa tả<br />
cảnh người, tả tình người. Đó là cái hàm súc, dư ba của thơ cổ điển.<br />
Nếu hai dòng đầu đã nói tới chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ và chòm mây cô đơn<br />
chưa biết dừng nơi nào, thì hai câu thơ của bài thơ sau hiện diện một chon ngủ của con<br />
người:<br />
Cô em xóm núi xay ngô tối<br />
Xay hết lò than đã rực hồng.<br />
<br />
Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác!<br />
<br />
Trang | 4<br />
<br />
Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017<br />
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai<br />
<br />
Trong bản dịch, người dịch đã đưa vào chữ tối lộ liễu trong khi thi pháp thơ cổ<br />
chỉ muốn người đọc tự cảm thấy chiều tối phủ xuống mà không cần một sự thông báo<br />
trực tiếp nào. Điều đó làm lộ tứ thơ. Nhưng đó là cái khó của người dịch. Điều đáng chú<br />
ý là một cảnh lao động gia đình, rất đỗi bình thường, dân dã: Cô em xóm núi xay ngô hạt,<br />
ngô hạt xay xong, bếp đã hồng. Cô em, bếp lửa, tượng trưng cho cảnh gia đình. Ngô hạt<br />
xay xong, bếp đỏ hồng lại tượng trưng . Cho công việc và nghỉ ngơi. Một không khí ấm<br />
cúng đối với người lữ thứ. Điều chú ý thứ hai là trong nguyên tác chữ hồng là ấm, nóng<br />
chứ không phải là đỏ, càng chứng tỏ điều nhà thơ nghĩa đến là sức ấm nóng, chứ không<br />
phải sáng hồng. Bếp lạnh, tro tàn là tượng trưng cho sự cô quạnh, lẻ loi. Điều chú ý thứ<br />
ba là nhà thơ đứng ở núi như thế, y như thể đứng gần gũi bên cạnh. Lại nữa, nhà thơ phải<br />
đứng rất lâu mới thấy được cảnh thời gian trôi trong câu: Cô em xóm núi xay ngô hạt –<br />
Ngô hạt say xong bếp đã hồng? Đây chỉ là bài thơ trên đường. Vậy đó chỉ là cảnh tưởng<br />
tượng trong tâm tưởng, trước xóm núi bên đường xuất hiện như là biểu trưng của mái ấm<br />
gia đình, nơi đoàn tụ của những người thân thuộc. Cái kết này tuy không sáng bừng lên<br />
màu hồng lạc quan của cách mạng như ái đó hiểu, cũng vẫn ấm áp tình người làm cho nỗi<br />
lòng người vơi bớt nỗi cô đơn. tĩnh mịch. Cùng với hình ảnh ấy, một ước mơ thầm kín về<br />
mái ấm gia đình thấp thoáng đâu đó. Nếu ta chú ý tới bài thơ trước này là bài Đi đường<br />
Đi đường mới biết gian lao<br />
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng.<br />
Một con đường vô tận, và bài sau đó là bài Đêm ngủ ở Long Tuyền:<br />
Đôi ngựa ngày đi chẳng nghỉ chân. Món Gà năm vị : tối thường ăn, thừa cỏ rét,<br />
rệp xông vào đánh, oanh sớm, mừng nghe hót xóm gần. Thì ta sẽ thấy sự xuất hiện khung<br />
cảnh gia đình kia là rất dễ hiểu. Nó chứng tỏ trái tim của nhà cách mạng vẫn đập theo<br />
những nhịp của con người bình thường gần gũi với mọi người.<br />
Nghệ thuật của bài thơ là một nghệ thuật gián tiếp cể điển, nói cảnh để nói tình.<br />
Hình ảnh trong thơ cũng là tâm cảnh. Nếu chỉ phẩn tích nó như một bức ranh hiện thực<br />
đơn giản, chắc chắn ta sẽ rời xa thế giới nội tâm phong phú của nhà thơ.<br />
<br />
Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác!<br />
<br />
Trang | 5<br />
<br />