intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cam thảo Thuốc của mọi nhà

Chia sẻ: Lulu Lovely | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

65
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Từ những hạt giống đầu tiên do Liên Xô cũ cung cấp, cam thảo bắc bắt đầu phát triển rộng rãi trên đất nước ta. Cam thảo có nhiều loại, gồm cam thảo bắc, cam thảo nam và cam thảo dây. Phổ biến nhất là cam thảo bắc, gọi tắt là cam thảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cam thảo Thuốc của mọi nhà

  1. Cam thảo Cam thảo - Thuốc của mọi nhà - Từ những hạt giống đầu tiên do Liên Xô cũ cung cấp, cam thảo bắc bắt đầu phát triển rộng rãi trên đất nước ta.
  2. Cam thảo có nhiều loại, gồm cam thảo bắc, cam thảo nam và cam thảo dây. Phổ biến nhất là cam thảo bắc, gọi tắt là cam thảo. Các phân tích khoa học cho thấy, trong cam thảo bắc có chứa 6 – 14% glycyrrhizin, 3 – 8% glucose, 0,3 – 0,35% tinh dầu, 2,4 – 6,5% đường saccharose, 25 – 30% tinh bột, 2 – 4% asparagine, 11 – 30% vitamin C và nhiều dưỡng chất khác. Trước đây Tây y coi cam thảo là vị thuốc phụ, nhằm hỗ trợ các đơn thuốc dễ uống hơn. Trong đông y, cam thảo lại có mặt trong hầu hết các đơn thuốc có tác dụng chữa trị rất nhiều bệnh. Mời bạn cùng TT&GĐ điểm danh những tác dụng của loại thảo dược quen thuộc này nhé. - Chữa bệnh addison: Addison còn gọi là bệnh suy tuyến thượng thận hay suy vỏ thượng thận sản xuất ít cortisone, dẫn đến rối loạn các quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân, thậm chí gây tử vong. Trong cam thảo lại có a-xit glycyrrhetinic với cấu tạo như cortisone, có tác dụng với sự chuyển hóa các chất điện giải trong cơ thể, giữ lại na-tri và clo-rua, tăng bài tiết ka-li, kích thích chức năng của tuyến thận. Bệnh nhân thường được cho uống 10 – 30ml cao cam thảo lỏng, liên tục trong 30 ngày. Khi uống, bệnh nhân có thể bị phù nhẹ nhưng nếu dừng uống thuốc sẽ khỏi. Tuy nhiên, bệnh nhân addison không nên tùy tiện tự chữa bệnh mà cần có sự chỉ định rõ ràng của bác sỹ, thầy thuốc Đông y. các bác sỹ khuyên người không có bệnh không nên sử dụng cam thảo nhiều và kéo dài. Chúng sẽ gây hại cho thận.
  3. Cam thảo có rất nhiều công dụng chữa bệnh. (Ảnh minh họa) - Chữa loét dạ dày: Các hợp chất có nguồn gốc từ cam thảo có thể làm tăng nồng độ prostaglandin trong hệ thống tiêu hóa, thúc đẩy bài tiết chất nhầy từ dạ dày, đồng thời sản xuất tế bào mới trong niêm mạc dạ dày. Các nghiên cứu của Iran cũng nhận thấy cam thảo giúp bảo vệ chống lại các vết loét gây ra bở thuốc aspirin, làm giảm kích thước và số lượng vết loét. Ở Việt Nam, để chữa loét dạ dày, người ta thường dùng 3 – 5g cam thảo dưới dạng bột hoặc cao lỏng chia làm ba lần uống mỗi ngày. Người bệnh nên uống liên tục trong 7 – 14 ngày rồi tạm dừng. Bạn lưu ý không nên dùng quá thời gian trên vì có thể gây các tác dụng phụ như phù nề, nặng mặt. - Chữa ho, làm tiêu đờm: Theo đơn thuốc của danh y Trương Trọng Cảnh, bài thuốc này gồm: 8g cam thảo, 4g cát cánh, 600ml nước, đem sắc còn khoảng 200ml nước rồi chia làm ba lần, uống trong ngày.
  4. Giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt: Chứng khó chịu, đau ngực, đầy hơi có thể được giảm bớt nhờ cam thảo. Đó là do các glycyrrhizin trong cam thảo có thể ức chế tác động của estrogen trong cơ thể. - Lưu ý khi sử dụng: Tuy có tác dụng tốt nhưng cam thảo gây ra nhiều tác dụng phụ cho người sử dụng. Đó là các chứng như cơ thể giữ nước gây phù nề, nặng mặt, đau bụng trên, nhức đầu hay khó thở. Các triệu chứng này thường chấm dứt khi ngưng sử dụng cam thảo. Ngoài ra, sử dụng cam thảo lâu dài còn khiến người bệnh có nguy cơ tăng huyết áp, ảnh hưởng đến vấn đề tim mạch khiến cơ thể mất ka-li. Vì thế, khi chữa bệnh bằng cam thảo, bạn nên nói rõ với bác sỹ tình trạng sức khỏe của mình. Điều đó giúp bác sỹ có chỉ định thích hợp về liều lượng và ngày sử dụng. Một số người dân có thói quen cho thêm cam thảo vào khi pha trà hoặc đun cùng với nước. Vị ngọt của cam thảo sẽ giúp việc sử dụng lâu dài có thể gây hại đến tuyến thượng thận. Trong trường hợp dùng thuốc có vị cam thảo, bạn nên kiêng ăn cá, không dùng chung cam thảo với các nhóm thuốc: corticosteroid, thuốc chứa digitalis, thuốc lợi tiểu nhóm thiazide. Bạn cũng không nên dùng cam thảo khi cảm thấy đang đầy hơi, chướng bụng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2