TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2015<br />
<br />
CẢM ỨNG VI KHUẨN TẢ SINH ĐỘC TỐ TARIN VITRO<br />
VÀ TÁCH CHIẾT ĐỘC TỐ TỪ MÔI TRƢỜNG NUÔI CẤY<br />
Hoàng Đắc Thăng*; Đỗ Minh Trung*; Phạm Thế Tài*; Lê Văn Đông*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: cảm ứng vi khuẩn tả (VKT) Vibrio cholerae sinh độc tố tả (ĐTT) in vitro và tách<br />
chiết độc tố từ môi trường nuôi cấy làm nguyên liệu chế tạo kít phát hiện ĐTT và antidote<br />
kháng ĐTT. Phương pháp: nuôi cấy tăng sinh đồng thời kích thích VKT sinh ĐTT in vitro trong<br />
môi trường cảm ứng có chứa pepton, cao men bia, NaCl và NaHCO3. Tách chiết ĐTT từ môi<br />
trường nuôi cấy bằng kỹ thuật kết tủa phân đoạn protein. Đánh giá hoạt tính của sản phẩm thu<br />
được bằng kỹ thuật GM1-ELISA và điện di SDS-PAGE. Kết quả: nuôi cấy in vitro VKT trong môi<br />
trường cảm ứng có sinh ĐTT, sản phẩm độc tố tách chiết được từ môi trường nuôi cấy có khả<br />
năng gắn đặc hiệu vào thụ thể GM1 và có kích thước tương ứng với các tiểu phần của ĐTT.<br />
Kết luận: đã nuôi cấy cảm ứng VKT sinh độc tố in vitro và tách chiết được ĐTT từ môi trường<br />
nuôi cấy.<br />
* Từ khóa: Độc tố tả; Vi khuẩn tả; Tách chiết độc tố.<br />
<br />
In Vitro Induction of Cholera Toxin Production and Extraction of Toxin<br />
from Culture Medium<br />
Summary<br />
Objective: Induction of cholera toxin (CT) in vitro production by Vibrio cholerae and extraction of<br />
CT from culture medium to be used as material for the development of CT detection kit and<br />
antidote. Methods: Bacterial proliferation and stimulation of toxin production were done by<br />
culturing of V. cholerae with the inducing medium which contained peptone, yeast extract, NaCl,<br />
NaHCO3. The toxin was extracted from culture medium by protein-precipitation fractionation<br />
method. Obtained toxin was determined by GM1-ELISA and SDS-PAGE techniques. Results:<br />
V. cholerae produced CT in vitro as being cultured in the inducing medium. The toxin extracted<br />
from culture medium bind specifically to GM1 receptor and has the size corresponding to CT<br />
subuits. Conclusion: CT has been successfully induced and extracted from in in vitro culture medium.<br />
* Key words: Vibrio cholerae; Cholera toxin; Toxin extraction.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Vi khuẩn tả (Vibrio cholerae) là một<br />
loại vi khuẩn gram âm sinh ĐTT. ĐTT gắn<br />
vào các thụ thể đặc hiệu GM1 trên bề mặt<br />
<br />
các tế bào biểu mô niêm mạc của ruột,<br />
gây tiêu chảy nặng, kèm theo rối loạn nước,<br />
điện giải, là dấu hiệu đặc trưng của bệnh tả.<br />
Trường hợp bệnh nặng có thể gây tử vong<br />
trong thời gian ngắn. Bệnh tả có khả năng<br />
<br />
* Häc viÖn Qu©n y<br />
Người phản hồi (Corresponding): Lê Văn Đông (levandong@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 10/01/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 22/01/2015<br />
Ngày bài báo được đăng: 28/01/2015<br />
<br />
32<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2015<br />
<br />
bùng phát thành đại dịch trong thời gian<br />
rất ngắn và trên phạm vi rộng, ảnh hưởng<br />
nặng nề đến sức khoẻ, kinh tế xã hội và<br />
an ninh của nhiều quốc gia [1]. Tuy nhiên,<br />
các VKT thường chỉ sinh ĐTT trong điều<br />
kiện in vivo khi đã nhiễm vào tăng sinh<br />
trong môi trường đường ruột của đối<br />
tượng bị nhiễm. Trong điều kiện nuôi cấy<br />
in vitro bằng môi trường nuôi cấy thông<br />
thường, vi khuẩn này chỉ tăng sinh mà<br />
không tiết độc tố [3, 4, 5]. Phát hiện ĐTT<br />
và có kháng thể đặc hiệu làm antidote<br />
chống ĐTT là biện pháp quan trọng trong<br />
điều trị nhiễm trùng, nhiễm độc do vi<br />
khuẩn và ĐTT, đặc biệt khi ĐTT được sử<br />
dụng như một tác nhân vũ khí sinh học.<br />
Để có được nguyên liệu phát triển kít<br />
phát hiện và antidote kháng ĐTT, cần có<br />
nguyên liệu ban đầu là ĐTT, nhất là sản<br />
phẩm ĐTT do các chủng VKT gây tiêu<br />
chảy cấp thành dịch ở Việt Nam. Nghiên<br />
cứu này được tiến hành nhằm: Nuôi cấy<br />
tăng sinh VKT trong môi trường cảm ứng<br />
sinh ĐTT in vitro và tách chiết độc tố từ<br />
môi trường nuôi cấy làm nguyên liệu chế<br />
tạo kít phát hiện và antidote kháng ĐTT.<br />
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHƢƠNG<br />
PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Vật liệu nghiên cứu.<br />
- Chủng VKT V50 được khảo sát và<br />
tuyển chọn trong nghiên cứu trước của<br />
chúng tôi, là chủng có khả năng tăng sinh<br />
mạnh nhất trong số 10 chủng VKT được<br />
Khoa Vi sinh Y học, Bệnh viện Quân y<br />
103 phân lập từ các vụ dịch tiêu chảy cấp<br />
thành dịch tại Hà Nội vào các năm 2007 2008 [2].<br />
- Hóa chất, thiết bị nghiên cứu: môi<br />
trường nuôi cấy TCBS agar, thạch kiềm,<br />
33<br />
<br />
pepton, cao men bia, NaCl, NaHCO 3,<br />
NaH2PO4, NaOH, HCl, H2CO3, (NH)2SO4<br />
(Hãng Merck). Protein GM1, ĐTT chuẩn,<br />
kháng thể đơn clôn kháng ĐTT, kháng<br />
thể kháng IgG gắn enzym HRP (Hãng<br />
Sigma); các hóa chất thông thường dùng<br />
cho phản ứng ELISA và điện di SDSPAGE đều đạt tiêu chuẩn phân tích và do<br />
các hãng có uy tín cung cấp.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
* Nuôi cấy VKT trong môi trường cảm<br />
ứng sinh độc tố:<br />
Nuôi cấy VKT trong môi trường cảm<br />
ứng sinh tổng hợp ĐTT có chứa pepton,<br />
cao men bia, NaHCO3 có bổ sung NaCl<br />
như mô tả trong nghiên cứu trước của<br />
chúng tôi [2]. Sau 72 giờ nuôi cấy, thu<br />
hoạch môi trường nuôi cấy bằng cách ly<br />
tâm 4.500 vòng/phút trong 25 phút lấy<br />
dịch nổi chứa ĐTT. Định lượng nồng độ<br />
protein trong dịch nuôi cấy bằng phương<br />
pháp Bradford sử dụng BSA làm protein<br />
chuẩn để định lượng nồng độ protein tổng<br />
số. Xác định sự có mặt của ĐTT trong môi<br />
trường nuôi cấy bằng kỹ thuật GM1-ELISA.<br />
* Tách chiết ĐTT:<br />
Được thực hiện theo phương pháp kết<br />
tủa phân đoạn nhiều bước với muối<br />
sulphat amôn.<br />
- Bước 1: gây kết tủa các thành phần<br />
không phải protein. Tính thể tích dịch nổi<br />
thu được sau nuôi cấy và lượng muối<br />
sulphat amôn đạt 20% độ bão hòa. Cho<br />
từ từ sulphat amôn vào dung dịch nuôi<br />
cấy đã để trong đá lạnh và khuấy nhẹ<br />
nhàng bằng máy khuấy từ trong thời gian<br />
2 tiếng. Ly tâm 9.000 vòng/phút trong thời<br />
gian 25 phút bằng máy ly tâm lạnh 40C,<br />
thu dịch nổi chứa ĐTT và bỏ cặn.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2015<br />
<br />
- Bước 2: tủa phân đoạn với muối<br />
sulphat amôn ở các các nồng độ 30%,<br />
40%, 60% hoặc 70% theo cách làm tương<br />
tự như ở bước 1. Sau ly tâm 9.000 vòng/<br />
phút trong thời gian 25 phút bằng máy<br />
ly tâm lạnh 4ºC, thu cặn kết tủa protein<br />
chứa ĐTT.<br />
- Bước 3: rửa cặn tủa protein và thẩm<br />
tích protein chứa ĐTT với dung dịch PBS<br />
lạnh. Hòa tan cặn protein trong dung dịch<br />
PBS, sau đó cho vào túi thẩm tích (không<br />
quá 2/3 thể tích túi). Thẩm tích trong bình<br />
chứa dung dịch PBS lạnh trong 48 giờ.<br />
Trong thời gian thẩm tích, định kỳ thay<br />
dung dịch thẩm tích 5 lần.<br />
- Xác định nồng độ protein chứa ĐTT<br />
thu được sau thẩm tích bằng phương pháp<br />
Bradford sử dụng BSA là protein chuẩn<br />
để định lượng nồng độ protein tổng số.<br />
Xác định sự có mặt của ĐTT bằng kỹ thuật<br />
GM1-ELISA. Độ tinh sạch và kích thước<br />
protein được khảo sát bằng phương pháp<br />
điện di SDS-PAGE.<br />
<br />
có V. cholera (chứng âm) được cho vào<br />
các giếng đã gắn GM1 để ĐTT gắn với<br />
GM1 trong giếng, rửa bằng PBS-T. Cho<br />
kháng thể kháng ĐTT vào các giếng, thời<br />
gian 1 giờ, rửa các giếng bằng PBS-T,<br />
cho kháng thể thứ hai gắn enzym HRP<br />
vào các giếng, thời gian 1 giờ, rửa lại<br />
bằng PBS-T. Cho cơ chất vào các giếng<br />
phản ứng với nồng độ 0,5 mg/ml, thời<br />
gian 10 phút. Xác định kết quả thông qua<br />
mật độ quang học của các giếng đo được<br />
bằng máy đọc DTX 880 (Hãng Beckman<br />
Coulter, Mỹ) ở bước sóng 450 nm. Kiểm<br />
tra độc tính của ĐTT bằng đường uống trên<br />
chuột nhắt trắng sơ sinh 2 - 5 ngày tuổi.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Nuôi cấy tăng sinh V. cholerae trong<br />
môi trƣờng sinh độc tố.<br />
Bảng 1: Nồng độ protein và hoạt tính<br />
ĐTT trong dịch nổi sau nuôi cấy VKT.<br />
<br />
* Phát hiện và thử hoạt tính ĐTT:<br />
Phát hiện ĐTT bằng phản ứng GM1ELISA theo nguyên lý kỹ thuật ELISA kiểu<br />
sandwich, sử dụng ganglioside GM1 là<br />
phối tử đặc hiệu với ĐTT gắn lên pha rắn<br />
làm phân tử bắt giữ ĐTT. Kháng thể đơn<br />
clôn kháng ĐTT được dùng để phát hiện<br />
sự có mặt của ĐTT đã bị GM1 bắt giữ.<br />
Các bước cụ thể như sau: gắn GM1 vào<br />
các giếng của đĩa ELISA, để qua đêm rồi<br />
rửa với PBS-T, block các giếng bằng BSA<br />
1%, thời gian 30 phút, sau đó rửa bằng<br />
PBS-T. ĐTT chuẩn (chứng dương); sản phẩm<br />
ĐTT sau tách chiết, môi trường nuôi cấy<br />
chứa ĐTT và môi trường nuôi cấy không<br />
34<br />
<br />
Nồng độ<br />
protein<br />
Hoạt tính ĐTT<br />
<br />
0,096 mg/ml 0,094 mg/ml 0,101 mg/ml<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
++<br />
<br />
Sau 24 giờ nuôi cấy, VKT đã chết tiết<br />
ĐTT vào môi trường. Nồng độ protein thu<br />
được trong protein của dịch nổi sau nuôi<br />
cấy 72 giờ có nồng độ protein cao nhất<br />
(0,101 mg/ml) và hoạt tính ĐTT mạnh<br />
nhất. Điều này phù hợp với với chu trình<br />
tăng sinh của VKT trong điều kiện nuôi<br />
cấy in vitro [2, 3].<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2015<br />
<br />
2. Tách chiết ĐTT từ môi trƣờng nuôi cấy.<br />
Bảng 2: Nồng độ protein thu được từ các phân đoạn kết tủa.<br />
<br />
Nồng độ protein<br />
<br />
0,025 mg/ml<br />
<br />
0,018 mg/ml<br />
<br />
0,235 mg/ml<br />
<br />
0,066 mg/ml<br />
<br />
Hình 1: Hoạt tính ĐTT ở các phân đoạn kết tủa.<br />
Phân đoạn kết tủa ở nồng độ muối sulphat amôn 60% bão hòa có nồng độ protein<br />
và hoạt tính ĐTT cao nhất so với các phân đoạn kết tủa ở nồng độ muối sulphat amôn<br />
30%, 40% hoặc 70%, cho thấy ở nồng độ muối quá thấp hoặc quá cao không gây kết<br />
tủa hết ĐTT trong môi trường. Nồng độ 60% độ bão hòa muối sulphat amôn là phù<br />
hợp nhất cho mục đích thu cặn protein có chứa ĐTT với hoạt tính mạnh nhất.<br />
3. Hoạt tính của ĐTT.<br />
<br />
Hình 2: Hoạt tính của ĐTT được khảo sát bằng kỹ thuật GM1-ELISA.<br />
35<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2015<br />
<br />
Sản phẩm thu được bằng kết tủa phân<br />
<br />
Vi khuẩn tả sản xuất độc tố ruột gọi là<br />
<br />
đoạn ở nồng độ muối sulphat amôn 60%<br />
<br />
Choleragen (giống như Cholerae enterotoxin)<br />
<br />
bão hòa có hoạt tính ĐTT gắn đặc hiệu vào<br />
<br />
gồm 2 thành phần: tiểu phần A (phần hoạt<br />
<br />
phối tử GM1. Đồ thị biểu thị mức độ phản<br />
<br />
độc - active) và tiểu phần B (phần gắn dính -<br />
<br />
ứng của ĐTT khi pha loãng bậc hai tương<br />
<br />
binding). ĐTT bao gồm 5 tiểu đơn vị B và<br />
<br />
đối điển hình theo dạng đường cong chuẩn<br />
<br />
một tiểu đơn vị A, tiểu đơn vị B có khối<br />
<br />
của phản ứng ELISA, cho thấy sản phẩm<br />
<br />
lượng phân tử khoảng 11,6 Kda, tiểu phần<br />
<br />
thu được có phản ứng gắn đặc hiệu với thụ<br />
<br />
A1 khối lượng phân tử khoảng 23,5 kDa,<br />
<br />
thể GM1. Đánh giá sơ bộ qua đường uống<br />
<br />
tiểu phần A2 khối lượng phân tử khoảng 9,7<br />
<br />
sản phẩm thu được gây chết chuột nhắt<br />
<br />
kDa [3, 4]. Dựa vào kết quả điện di thu<br />
<br />
trắng sơ sinh<br />
<br />
được, kết quả ở giếng số 1 là môi trường<br />
<br />
3 - 5 ngày tuổi, chứng tỏ<br />
<br />
sản phẩm thu được là độc tố gắn GM1.<br />
3. Độ tinh sạch và kích thƣớc của ĐTT<br />
thu đƣợc.<br />
<br />
nuôi cấy trước kết tủa có xuất hiện nhiều<br />
băng protein, nhưng tương đối mờ nhạt do<br />
nồng độ protein trong dịch nuôi cấy thấp.<br />
Sản phẩm thu được sau kết tủa có các băng<br />
<br />
Phân tích sản phẩm protein có hoạt tính<br />
<br />
tương ứng với kích thước của tiểu phần B là<br />
<br />
ĐTT bằng điện di SDS-PAGE cho thấy xuất<br />
<br />
11,6 Kda, A2 là 9,7 kDa. Bên cạnh các băng<br />
<br />
hiện 2 băng tương ứng với kích thước<br />
<br />
này còn có một số băng phụ. Tuy nhiên, mật<br />
<br />
tương đương 11,6 kDa của tiểu phần B và<br />
<br />
độ tương đối thấp hơn so với 2 băng chính,<br />
<br />
9,7 Kda của tiểu phần A2.<br />
<br />
chứng tỏ sản phẩm thu được chứa chủ yếu<br />
là các protein tương ứng với ĐTT, có thể sử<br />
dụng làm nguyên liệu cho việc tách tinh<br />
sạch, phục vụ cho nghiên cứu phát triển kít<br />
phát hiện và antidote chống ĐTT sau này.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Đã nuôi cấy cảm ứng VKT sinh độc tố in<br />
vitro và tách chiết được ĐTT từ môi trường<br />
nuôi cấy bằng phương pháp tủa phân đoạn<br />
protein. Sản phẩm độc tố tách chiết được từ<br />
Hình 3: Kết quả điện di SDS-PAGE.<br />
<br />
môi trường nuôi cấy có khả năng gắn đặc<br />
hiệu vào thụ thể GM1 và có kích thước<br />
<br />
(1: Môi trường nuôi cấy chưa kết tủa; 2:<br />
Protein sau kết tủa ở 60% sulphat amôn bão<br />
hòa; M: thang protein chuẩn).<br />
36<br />
<br />
tương ứng với các tiểu phần của ĐTT.<br />
<br />