Cần cẩn trọng với bệnh u máu ở trẻ em
lượt xem 3
download
Tham khảo tài liệu 'cần cẩn trọng với bệnh u máu ở trẻ em', y tế - sức khoẻ, sức khỏe trẻ em phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cần cẩn trọng với bệnh u máu ở trẻ em
- Cần cẩn trọng với bệnh u máu ở trẻ em Mặc dù u máu không phải bệnh ác tính nhưng không điều trị đúng thì có thể gây các tổn thương như loét, hoại tử, bội nhiễm thứ phát… thậm chí suy tim, tắc mạch máu. Đặc biệt, các u nằm ở một số vùng như mi mắt, mũi, tai, miệng, hậu môn… có thể gây ra những rối loạn nặng nề về chức năng cho trẻ. Ngắn chân, khuỳnh tay vì u máu U máu là nhóm bệnh lý mạch máu do sự tăng sinh quá mức của tế bào nội mạch, chủ yếu gặp ở trẻ em và có thể được phát hiện sau khi sinh. Tuy nhiên, biểu hiện lâm sàng của bệnh này dễ nhầm lẫn với bệnh khác như dị dạng mạch máu… nên dễ dẫn đến chẩn đoán nhầm. Đưa con gái 6 tuổi đến bệnh viện trong tình trạng chân trái ngắn hơn chân phải gần 8cm, chị Minh Lý ở Thanh Hóa sụt sùi kể lại, sau khi sinh con được gần 1 tuần, chị phát hiện ở bắp đùi bé có một vùng màu xanh xám.
- Không được chủ quan với bệnh u máu ở trẻ em. Người lớn trong nhà đều cho rằng đó là “cái dấu” bà mụ “đánh dấu” em bé nên bỏ qua. Nhưng càng về sau, cái bớt này càng lan rộng ra rất nhanh và màu sắc cũng đậm hơn. Sau khi khám, bác sĩ kết luận cháu bé bị u máu, một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ em, đồng thời chỉ định xạ trị. Xạ trị xong thì cái u máu này cũng biến mất vợ chồng chị rất vui. Tuy nhiên, đến khi cháu bé 4 tuổi chị Lý mới phát hiện hai chân bị lệch nhau, chân thấp hơn còn bị teo tóp khiến cháu không thể đi đứng bình thường như những đứa trẻ khác. PGS-TS Trần Thiết Sơn Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình – Bệnh viện Xanh Pôn, cho biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do khi còn nhỏ trẻ được điều trị u máu bằng xạ trị. Một biến chứng thường gặp sau khi xạ trị là viêm hoại tử tái phát ở vùng chiếu xạ gây ngắn chi ở cháu bé này. Thông thường, những di chứng này không xảy ra ngay sau khi điều trị, mà thường xuất hiện sau đó nhiều năm. Việc điều trị các di chứng này thường rất khó khăn và tốn kém. Các bác sĩ phải tái tạo lại phần bị thiếu hụt, nhưng đôi khi không khắc phục được hoàn toàn, hoặc chỉ giải quyết được chức năng thẩm mỹ. Không nên chủ quan với u máu U máu là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, với tỷ lệ 10- 12%, thường xuất hiện ở tuần đầu tiên hoặc tuần thứ 4 sau khi sinh và u máu này còn phát triển trong khoảng thời gian từ 6 – 8 tháng. Qua giai đoạn này u máu sẽ ở trạng thái ổn định, không thay đổi về thể tích cũng như màu sắc cho đến 18-20 tháng.
- Bệnh u máu ở trẻ em được thể hiện dưới 3 dạng lâm sàng: u máu trong da, dưới da và hỗn hợp. U máu trong da thể hiện dưới dạng một đám màu đỏ tươi nổi gờ trên da bình thường, ranh giới u không rõ ràng. U máu dưới da chỉ là một vùng nổi gờ có màu sắc đỏ nhạt, nằm phía dưới của vùng da bình thường. U máu thể hỗn hợp, là loại u hay gặp nhất và chiếm tỷ lệ 75% các loại u máu, biểu hiện bởi một vùng đỏ nổi trên một vùng da lành, dần phát triển rộng xung quanh vùng u máu trong da. Tiến sĩ Sơn cho biết, có tới 80% u máu bẩm sinh sẽ biến mất hoặc không tiếp tục phát triển cho đến khi trẻ lên 5 tuổi và hết hoàn toàn khi trẻ 7- 10 tuổi mà không cần điều trị gì. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng không nên chủ quan vì trong quá trình phát triển, u máu có thể gây các tổn thương như loét, hoại tử, bội nhiễm thứ phát… thậm chí suy tim, tắc mạch máu. Đặc biệt, các u nằm ở một số vùng như mi mắt, mũi, tai, miệng, hậu môn… có thể gây ra những rối loạn nặng nề về chức năng cho trẻ. Hơn nữa, do các biểu hiện lâm sàng của bệnh u máu trẻ em dễ nhầm các dạng bệnh lý mạch máu khác như dị dạng mạch máu. Chính vì vậy, việc thoi dõi, chẩn đoán chính xác bệnh sẽ giúp hạn chế di chứng cả về thẩm mỹ lẫn chức năng trong quá trình điều trị. Có nhiều phương pháp điều trị u máu ở trẻ em nhưng theo Tiến sĩ Sơn khuyến cáo thì không nên vội vàng điều trị ngay. Bởi việc điều trị u máu không đúng cách có thể gây nên những biến chứng nặng nề cho trẻ như gây rối loạn sự phát triển của các vùng mô phía dưới u, gây thiểu dưỡng da và tổ chức dưới da, thiểu dưỡng xương hàm, lép nửa mặt, thoái hóa khớp gối, ngắn chi, lệch vẹo cột sống… thậm chí gây vô sinh.
- Khi phát hiện phụ huynh nên đưa trẻ đi khám và theo dõi diễn tiến của u. Nếu qua 5- 6 tuổi, u không hết thì mới nên điều trị. Can thiệp phẫu thuật triệt để được chỉ định với những u ảnh hưởng tới chức năng hoặc gây biến dạng như u ở vùng niêm mạc, mắt, ống tai, đường thở hay u có nguy cơ lan tỏa xâm lấn. Tuyệt đối không nên tiêm xơ hoặc xạ trị cho trẻ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng bệnh lý hay gặp của bàng quang part 9
5 p | 108 | 13
-
Bệnh U máu
10 p | 120 | 5
-
Cần cảnh giác với các khối u ổ bụng ở trẻ
4 p | 98 | 4
-
Đề phòng với bệnh u máu ở trẻ
8 p | 61 | 4
-
Phẫu thuật nội soi trong điều trị u buồng trứng lành tính tại Bệnh viện 198
6 p | 36 | 3
-
Điều trị bệnh mạch máu phức tạp bằng can thiệp nội mạch phối hợp phẫu thuật (hybrid)
8 p | 50 | 3
-
Đặc điểm lâm sàng, sự nảy chồi u và mô bệnh học của ung thư biểu mô đại - trực tràng tại Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ và Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2022-2023
7 p | 5 | 3
-
Cảnh giác với bệnh u nang buồng trứng
3 p | 71 | 3
-
Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm sàng u mạch máu xương hàm ở trẻ em nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 trong 10 năm (2003-2014)
8 p | 40 | 3
-
Phát hiện bệnh u xơ tử cung qua biểu hiện '' nguyệt san"
6 p | 71 | 3
-
Nghiên cứu mô bệnh học các tổn thương u da có sắc tố tại bệnh viện trường Đại học Y dược Huế
5 p | 67 | 2
-
Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng lymphoma tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2014-2017
6 p | 68 | 2
-
Thay đổi thể tích khí lưu thông và complian phổi khi huy động phế nang trong gây mê cho phẫu thuật ổ bụng trên người cao tuổi
6 p | 24 | 2
-
Nghiên cứu giá trị của CA125, HBE4 trong chẩn đoán u nhầy buồng trứng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong 5 năm từ 2016 đến 2020
6 p | 27 | 2
-
Nghiên cứu đặc điểm xạ hình xương với 99mTc-MDP trong bệnh u nguyên bào thần kinh tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 1/2018 - 03/2020
7 p | 22 | 1
-
Giá trị của chụp ống dẫn sữa cản quang bất thường trong chẩn đoán u tân sinh gây tiết dịch núm vú tại Bệnh viện Hùng Vương
11 p | 44 | 1
-
Nhân một trường hợp pemphigus cận tân sinh
3 p | 23 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn