intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cẩn trọng với “hội chứng trẻ bị rung lắc”.Nhiều người lớn có thói quen chơi đùa với trẻ nhỏ bằng cách bồng bế tung trẻ lên cao hoặc đưa võng, rung lắc nôi thật mạnh. Đây là những động tác rất nguy hiểm, có thể khiến trẻ rơi vào hội chứng trẻ bị rung lắc

Chia sẻ: Ma Nhac Phi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

89
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cẩn trọng với “hội chứng trẻ bị rung lắc” .Nhiều người lớn có thói quen chơi đùa với trẻ nhỏ bằng cách bồng bế tung trẻ lên cao hoặc đưa võng, rung lắc nôi thật mạnh. Đây là những động tác rất nguy hiểm, có thể khiến trẻ rơi vào hội chứng trẻ bị rung lắc dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn, thậm chí tử vong! Thống kê ở Mỹ cho biết, mỗi năm có khoảng 1.200 – 1.400 trẻ chấn thương hoặc chết vì hội chứng trẻ bị rung lắc (họ gọi là shaken baby syndrome). Việt Nam chưa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cẩn trọng với “hội chứng trẻ bị rung lắc”.Nhiều người lớn có thói quen chơi đùa với trẻ nhỏ bằng cách bồng bế tung trẻ lên cao hoặc đưa võng, rung lắc nôi thật mạnh. Đây là những động tác rất nguy hiểm, có thể khiến trẻ rơi vào hội chứng trẻ bị rung lắc

  1. Cẩn trọng với “hội chứng trẻ bị rung lắc”
  2. Nhiều người lớn có thói quen chơi đùa với trẻ nhỏ bằng cách bồng bế tung trẻ lên cao hoặc đưa võng, rung lắc nôi thật mạnh. Đây là những động tác rất nguy hiểm, có thể khiến trẻ rơi vào hội chứng trẻ bị rung lắc dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn, thậm chí tử vong! Thống kê ở Mỹ cho biết, mỗi năm có khoảng 1.200 – 1.400 trẻ chấn thương hoặc chết vì hội chứng trẻ bị rung lắc (họ gọi là shaken baby syndrome). Việt Nam chưa có thống kê chính thức, tuy nhiên chỉ riêng bệnh viện Xanh Pôn – Hà Nội đã từng tiếp nhận khoảng 20 trẻ bị hội chứng này. Những tai nạn đáng tiếc Bệnh nhi N.T.T., hai tuổi, ngụ ở Gia Lâm (Hà Nội) được người nhà đưa vào cấp cứu tại bệnh viện Xanh Pôn với những dấu hiệu suy hô hấp, nôn ói, lơ mơ, chân tay yếu… Thăm khám, các bác sĩ phát hiện một ổ nang dịch ở khoang dưới nhện của bán cầu đại não. Theo lời kể của mẹ bé T., trong lúc chơi đùa với con, thấy bé khóc nên ba bé đã để bé
  3. nằm úp lên hai tay rồi đưa lên cao, hạ xuống thấp chơi trò “máy bay” nhằm chọc bé cười. Đến tối thì bé khóc dữ, nôn ói, co giật… Uống thuốc có đỡ nhưng vài ngày sau bé có hiện tượng mấp máy, giật giật mấy ngón tay phải, bỏ ăn, nôn ói liên tục, gương mặt không cảm xúc… nên người nhà đưa nhập viện. Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế. Nhiều người lớn có thói quen chơi đùa với trẻ nhỏ bằng cách bồng bế tung trẻ lên cao hoặc đưa võng, rung lắc nôi thật
  4. mạnh. Đây là những động tác rất nguy hiểm, có thể khiến trẻ rơi vào hội chứng trẻ bị rung lắc dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn, thậm chí tử vong Trường hợp tương tự là bệnh nhi nữ N.T.K., mười tháng tuổi, ngụ ở Tiền Hải (Thái Bình) được gia đìnhđưa vào cấp cứu với chẩn đoán xuất huyết não. Người nhà cho biết sau khi cho bé nằm võng ngủ trưa do anh trai bé đưa, thì xảy ra tình trạng nôn ói, vùng da trán tím tái, bỏ bú… Kết quả chẩn đoán cho thấy bé K. bị chảy máu não. Bệnh hay gặp nhưng thường bị bỏ sót BS Nguyễn Văn Phúc, khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Xanh Pôn cho biết: “hội chứng trẻ bị rung lắc” (Shaken baby syndrome) còn được gọi “chấn thương đầu kiểu ngược đãi” (abusive head trauma) là bệnh lý hay gặp nhưng thường bị bỏ sót. “Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, trong số trẻ bị chấn thương sọ não, có tới 33% là do hội chứng rung lắc. Khoảng 1/3 trong số đó tử vong do tổn thương não nặng, số còn lại có
  5. biểu hiện lâm sàng cấp tính hoặc bán cấp. Ngoài ra, có những trẻ không có triệu chứng nhưng bị ảnh hưởng di chứng thần kinh nặng nề trong suốt cuộc đời như chậm phát triển trí tuệ, thị lực kém, rối loạn hành vi nói và nghe, động kinh, tổn thương kỹ năng định hướng nhận thức”, BS Phúc cho biết. Các nghiên cứu cho thấy những tổn thương có thể xảy ra chỉ với năm giây rung lắc! Cũng theo BS Phúc, phần lớn hội chứng rung lắc gặp ở trẻ dưới hai tuổi, trong đó xảy ra cao nhất là ở trẻ từ sáu tuần đến bốn tháng tuổi. “Đầu trẻ có trọng lượng và thể tích khá lớn so với cơ thể, khối cơ của cổ lại quá yếu, không đủ sức nâng đỡ đầu nên khi bị rung lắc, quán tính và gia tốc của đầu lớn, dễ gây chấn thương sọ não. Mặt khác, tế bào não trẻ nhiều nước, tổ chức não lỏng lẻo, sợi trục thần kinh myelin hoá chưa hoàn toàn nên khi bị rung lắc rất dễ đứt sợi trục thần kinh hoặc làm phù nề nhu mô não. Ngoài ra, lượng dịch trong khoang dưới màng nhện nhiều, số lượng mạch máu não của trẻ nhiều hơn
  6. người lớn nhưng cấu trúc thành mạch không bền bằng người lớn. Bởi vậy, nhu mô não và các mạch máu rất dễ bị tổn thương khi rung lắc”, BS Phúc giải thích. Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình, những bài thuốc chữa bệnh nhân gian. Khó điều trị nhưng có thể phòng ngừa Theo TS.BS Nguyễn Thị Thu Lan, hội Nhi khoa Việt Nam, đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi về mức độ và tư thế rung lắc như thế nào là nguy hiểm cho trẻ. Nhìn chung, các chuyên gia cho rằng những động tác mạnh làm thay đổi tư thế trẻ nhanh, như trẻ đang nằm được bế thốc dậy, xốc nách nhấc bổng trẻ lên cao rồi hạ xuống, rung lắc hoặc xoay trẻ liên tục, đánh vào đầu hay có những hành động bạo hành làm đầu trẻ bị di chuyển nhanh và mạnh… đều rất nguy hiểm, có thể gây hội chứng rung lắc. “Phát hiện tổn thương não do hội chứng rung lắc gây ra rất khó, bởi triệu chứng thường không rõ ràng
  7. và dễ nhầm với một số tình trạng khác như nhiễm siêu vi, rối loạn tiêu hoá… Việc điều trị tổn thương não đa phần cũng rất khó khăn. Tuy nhiên, bệnh lý này lại dễ phòng ngừa”, BS Lan tư vấn. Để phòng ngừa, các gia đình tuyệt đối không thực hiện các động tác rung lắc mạnh bạo với trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới hai tuổi. Không thay đổi tư thế trẻ quá đột ngột. Không tát, đánh vào đầu trẻ. Khi di chuyển trẻ, giữ cổ trẻ ở tư thế tương đối cố định. “Nếu trẻ có biểu hiện quấy khóc nhiều, bỏ ăn hay bỏ bú, ói, ngủ lịm, gương mặt không cảm xúc, da xanh tái nhìn thấy rõ nhất vùng trán, co giật, lờ đờ, ngủ gà ngủ gật… và có kèm theo tình trạng rung lắc trẻ trước đó, các gia đình nên nghĩ ngay đến hội chứng trẻ bị rung lắc và đưa đến bác sĩ thăm khám sớm”, BS Lan nói.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2