Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người<br />
<br />
<br />
Canh tác cây ăn quả và rau - con đường mang lại<br />
lợi nhuận cao cho nông hộ nhỏ<br />
Phạm Thị Sến1, Oleg Nicetic2 và Gordon Rogers3<br />
<br />
Tổ chức/cơ quan<br />
1<br />
Viện Khoa học Kĩ thuật Nông lâm nghiệp Miền núi Phía Bắc, Phú Thọ, Việt Nam<br />
2<br />
School of Agriculture and Food Science, University of Queensland, Australia.<br />
3<br />
Applied Horticultural Research, Sydney, Australia<br />
HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả đại diện<br />
o.nicetic@uq.edu.au<br />
<br />
Từ khóa<br />
Mộc Châu, mận, rau an toàn, nhóm nông dân<br />
<br />
Giới thiệu<br />
Huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La là một cao nguyên có độ cao 1,050 m trên<br />
mực nước biển, và có khí hậu ôn đới phù hợp với việc trồng cây ăn quả<br />
ôn đới có yêu cầu độ lạnh thấp đến vừa phải và trồng rau ôn đới vào<br />
các tháng mùa hè. Đây là một cơ hội độc đáo cho nông dân ở đây phát<br />
66 triển sản xuất quả và rau, từ đó đa dạng hóa hệ thống canh tác của mình,<br />
vốn chỉ được tập trung vào sản xuất ngô từ những năm 1990. Tuy nhiên,<br />
những cơ hội này chưa được phát huy cho đến năm 2010, khi hai dự án<br />
kinh doanh nông nghiệp của ACIAR (một dự án tập trung về mận, một dự<br />
án tập trung vào sản xuất rau trái vụ) được tiến hành nhằm nghiên cứu<br />
cách tận dụng các cơ hội này và phát triển một mô hình sản xuất rau quả<br />
theo thị trường. Hiện tại cả hai dự án đều đang trong pha thứ hai, và các<br />
kết quả nghiên cứu chính từ hai dự án này được trình bày ở dưới đây.<br />
<br />
Cách tiếp cận nghiên cứu<br />
Cả hai dự án đều áp dụng cách tiếp cận theo chuỗi giá trị, và làm việc trực<br />
tiếp với các bên liên quan khác nhau, từ nông dân và thu gom địa phương<br />
cho đến các thương lái quy mô lớn và các nhà bán lẻ hiện đại. Dự án đồng<br />
thời cũng tiến hành nghiên cứu mang tính thích ứng (adaptive research)<br />
nhằm giải quyết các hạn chế trong sản xuất và cùng với chính quyền địa<br />
phương thúc đẩy việc thành lập các nhóm nông dân.<br />
<br />
Sản xuất mận có quy mô lớn hơn nhiều (16-18 tấn/năm) so với rau. Vì<br />
vậy, các mô hình sản xuất và bán sản phẩm đang được phát triển cho mận<br />
xanh xuất khẩu sang Trung Quốc (chế biến), và cho mận chín bán ở thị<br />
trường truyền thống và thị trường bán lẻ hiện đại. Dự án mận đặc biệt<br />
Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người<br />
<br />
<br />
tập trung vào việc xây dựng và phát triển chuỗi giá trị mận chất lượng cao<br />
cung ứng cho các cửa hàng thực phẩm sạch và siêu thị tại Hà Nội.<br />
<br />
Đối với rau, do khi dự án bắt đầu thì sản xuất rau ôn đới vào mùa hè vẫn<br />
chỉ ở giai đoạn sơ khai, nhóm dự án chủ yếu tập trung hỗ trợ các nhóm<br />
nông dân để cung ứng cho phân khúc bán lẻ hiện đại, và tập trung vào<br />
việc phát triển và tiến hành các hoạt động sản xuất, sau thu hoạch và bán<br />
sản phẩm tối ưu. Các tiêu chuẩn rau an toàn và VietGAP được sử dụng để<br />
định hướng cho sản xuất.<br />
<br />
Các kết quả<br />
Khi dự án quả ôn đới AGB/2008/002 bắt đầu vào năm 2009, giá mận chin<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN<br />
rơi vào khoảng 2000-3000 VND/kg, chỉ cao hơn giá mận xanh xuất đi Trung<br />
Quốc (để chế biến) một it. Vì vậy thời gian này nhiều hộ nông dân chủ yếu<br />
bán mận xanh. Khi khối lượng mận xuất khẩu sang Trung Quốc tăng trong<br />
vòng những năm sau đó (đối với cả mận xanh và mận chin), lượng cung<br />
mận đi đến thị trường Hà Nội giảm, và giá mận chin bắt đầu cải thiện, và<br />
các hộ nông dân từ đó cũng có hứng thú với sản xuất mận hơn. Dự án<br />
AGB/2008/002 đã hợp tác với dự án Pháp ASODIA và hỗ trợ việc thành<br />
lập các nhóm nông dân và tập trung vào việc cải thiện các hoạt động quản<br />
lý vườn cây và tán cây nhằm tăng chất lượng quả nhìn chung. Cùng lúc 67<br />
đó, chuỗi giá trị cung ứng mận chọn từ một vài khu vực sản xuất mận tốt<br />
nhất ở Mộc Châu (tiều khu Bản Ôn, Tà Lọng, Cờ Đỏ và Pakhen) đến các<br />
cửa hàng thực phẩm sạch và siêu thị ở Hà Nội cũng được xây dựng. Mận<br />
xô (không phân loại) cũng bắt đầu được chuyển đi đến khác thị trường ở<br />
miền Nam với khối lượng lớn. Nông dân trồng mận ở các vùng sản xuất có<br />
điều kiện tốt hiện tại có thu nhập cao và ổn định từ việc bán mận chín xô<br />
(không phân loại) qua các kênh truyền thống đến Hà Nội, Đồng bằng Sông<br />
Hồng, các tỉnh miền Nam và Trung Quốc (Biểu đồ 1). Dao động về sản<br />
lượng ở trong biểu đồ phản ánh sản lượng dao động theo hai năm một<br />
(biannual bearing) của mận Tam Hoa. Cũng cần lưu ý rằng giá mận trong<br />
năm có sản lượng cao vẫn giữ ở mức ổn định, chủ yếu do xuất khẩu sang<br />
Trung Quốc tăng trong các năm có sản lượng cao.<br />
<br />
So với việc bán mận không phân loại qua kênh chợ truyền thống, các hộ<br />
nông dân bán mận chin đã phân loại qua kênh bán lẻ hiện đại với mức<br />
giá chênh lệnh cao hơn tầm 30-100%. Chênh lệch giá thường cao hơn vào<br />
giữa vụ mận chính, khi giá mận tại vùng sản xuất nhìn chung xuống thấp.<br />
Mức độ hài lòng của các hộ nông dân với mức chênh lệch giá họ thu được<br />
tỷ lệ nghịch với công lao động họ phải bỏ ra thêm để thu hái mận một<br />
cách có chọn lọc, và công lao động này lại tỉ lệ nghịch với mức độ đồng<br />
Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người<br />
<br />
<br />
đều của quả. Nông dân áp dụng các kĩ thuật quản lý tán cây (đốn tỉa,…)<br />
tốt và có vườn cây cho thu hoạch tốt thì thường cảm thấy hài lòng với việc<br />
tham gia bán sản phẩm cho các nhà bán lẻ hiện đại hơn.<br />
<br />
Trong suốt thời gian hoạt động của dự án, khối lượng mận mà nhóm nông<br />
dân dự án cung ứng cho một số nhà bán lẻ dẫn đầu phân khúc tăng từ 3<br />
tấn trong năm 2011 đến 41.8 tấn năm 2017. Tuy nhiên lượng mận này vẫn<br />
chỉ chiếm chưa đến 1% tổng sản lượng của Mộc Châu.<br />
<br />
Các hộ nông dân tham gia vào dự án rau gia tăng thu nhập ròng của họ<br />
HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
một cách đang kể thông qua việc cung cấp rau chất lượng cao và được<br />
chứng nhận an toàn cho các cửa hàng bán lẻ và người tiêu dùng tại Hà<br />
Nội. Năm 2015, một nhóm nông dân tại bản Tự Nhiên đạt mức thu nhập<br />
trung bình vào khoảng 300 triệu đồng/ha, cao hơn 150% so với thu nhập<br />
từ rau của các hộ không tham gia dự án.<br />
<br />
Năm 2016, 87 hộ nông dân dự án – trong đó 71% là phụ nữ, và 10% đến<br />
từ các nhóm dân tộc thiểu số Mường, Thái và Hmông – sản xuất tầm 690<br />
tấn rau chứng nhận an toàn ở các bản Tự Nhiên, Ta Niết, An Thái và Vân<br />
Hồ ở Mộc Châu. Số liệu từ một hộ nông dân có kinh nghiệm lâu năm cho<br />
thấy rau ôn đới an toàn trồng vào mùa hè là một nguồn thu nhập bền<br />
68<br />
vững choc các hộ nông dân (Biểu đồ 2).<br />
<br />
Sản lượng rau chứng nhận an toàn ở Mộc Châu tăng trung bình 45% mỗi<br />
năm (từ 2013 đến 2016), và diện tích rau ôn đới an toàn trồng vào mùa<br />
hè tăng từ 4ha vào năm 2012 lên 30ha năm 2016. Các hộ nông dân tham<br />
gia vào chuỗi cung ứng rau an toàn gia tăng thu nhập của mình một cách<br />
đang kể, lên tới mức 70-150 triệu VND/ha/năm.<br />
<br />
Ở huyện Vân Hồ, một nông dân dân tộc Hmông đạt mức thu nhập ròng<br />
từ rau tới 116 triệu VND (6,500 AUD)/ha/năm, tăng 480% so với mức thu<br />
nhập 20 triệu (1,100 AUD)/ha từ trồng lúa.<br />
<br />
Một dự án ACIAR hiện tại (AGB/2014/035) đang làm việc với các nhóm<br />
nông dân mới để xây dựng mô hình mở rộng quy mô để có thể chiếm được<br />
thị phần lớn hơn trong tổng số 1 triệu tấn rau tiêu thụ trong Hà Nội mỗi<br />
năm. Mô hình này sẽ bao gồm việc quản trị và điều hành nhóm một cách<br />
bình đẳng và liên kết với các đối tác cả ở khu vực tư nhân lẫn nhà nước.<br />
<br />
Thảo luận và kết luận<br />
Các số liệu cho thấy việc đa dạng hóa sản xuất thông qua sản xuất quả và<br />
rau đưa đến cơ hội tăng thu nhập cho các nông hộ nhỏ. Các hoạt động<br />
Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người<br />
<br />
<br />
sử dụng đất khác, ví dụ như trồng ngô hoặc lúa, mang lại thu nhập ròng<br />
khoảng 10 triệu VND (560 AUD)/ha/năm, chỉ vào khoảng 10% thu nhập<br />
nông dân có thể có từ việc sản xuất rau chứng nhận an toàn. Cây mận, và<br />
có thể là hồng, lê hoặc đào có thể thay thế ngô ở các vùng đất dốc nhẹ,<br />
trong khi rau có thể được trồng ở các vùng đất bằng, nơi có thể tiếp cận<br />
các nguồn nước. Mận Tam Hoa hiện đang có vị thế tốt ở thị trường nội<br />
địa nhờ đặc điểm về mùa vụ (vụ thu hoạch mận Tam Hoa ở Việt Nam rơi<br />
vào 2-3 tuần trước khi mận Trung Quốc bắt đầu xâm nhập thị trường). Các<br />
loại quả khác phải cạnh tranh với quả nhập từ Trung Quốc. Tương tự như<br />
vậy, rau trái vụ cũng phải cạnh tranh với rau nhập khẩu từ Trung Quốc, vì<br />
vậy yếu tố chất lượng và chứng nhận sản xuất rau an toàn sẽ là một lợi thế<br />
cạnh tranh giá trị cho rau trái vụ ở Mộc Châu.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN<br />
Biểu đồ 1: Khối lượng mận/ha và doanh thu/ha của một hộ trồng mận<br />
điển hình ở tiều khu Tà Lọng – huyện Mộc Châu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
69<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 2: Thu nhập trung bình/ha/tháng từ trồng rau ôn đới trái vụ của<br />
một hộ nông dân có kinh nghiệm lâu năm ở hợp tác xã Tự Nhiên<br />