Giới thiệu một số giống cây ăn quả chủ lực có thể trồng và nhân rộng trên địa bàn Tây Nguyên
lượt xem 4
download
Bài viết trình bày các tiềm năng phát triển cây ăn quả trên địa bàn Tây nguyên là rất lớn: đất đỏ bazan thuận lợi cho phát triển cho một số cây công nghiệp nhưng cũng rất thích hợp cho phát triển cây ăn quả... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giới thiệu một số giống cây ăn quả chủ lực có thể trồng và nhân rộng trên địa bàn Tây Nguyên
- GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIỐNG CÂY ĂN QUẢ CHỦ LỰC CÓ THỂ TRỒNG VÀ NHÂN RỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN Viện Cây ăn quả miền Nam Long Định –Châu Thành –Tiền Giang I. GIỚI THIỆU Vùng Tây Nguyên là một chuỗi các cao nguyên liền kề bao gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý t ừ Bắc xuống Nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Phía bắc của Tây Nguyên giáp tỉnh Quảng Nam; phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Đị nh, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận; phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phƣớc; phía tây giáp v ới các tỉnh Attapeu (Lào), Ratanakiri và Mondulkiri (Campuchia). Kon Tum có biên giới phí a tây giáp v ới cả Lào và Campuchia; Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông chỉ có chung đƣờng biên giới với Campuchia; còn Lâm Đồng thì không có đƣờng biên giới quốc tế. Tây Nguyên có diện tích rộng 54.641,0 km² (Tổng cục Thống kê, 2012). Tây Nguyên có các cao nguyên nhƣ: Lâm Viên cao khoảng 1500 m; Di Linh cao khoảng 900-1000 m; Mơ Nông cao khoảng 800-1000 m; Kon-Hà-Nừng, Pleiku cao khoảng 800 m; Kon Tum, Kon-Plông,Ma Đrắk, Buôn Mê Thuột cao khoảng 500m. Tất cả các cao nguyên này đều đƣợc bao bọc ở phía đông b ởi những dãy núi cao của Trƣờng Sơn Nam (Vũ Tự Lập, 1978; Phạm Ngọc Toàn và Phan Tất Đắc, 1993). Với đặc điểm thổ nhƣỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500m đến 1500 m so với mặt biển, Tây Nguyên rất phù hợp cho canh tác một số cây trồng bao gồm cây công nghiệp, cây ăn quả, rau và hoa. II. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ Ở TÂY NGUYÊN Đất sản xuất nông nghiệp là 2,233 triệu ha, chiếm 40,9% so với tổng diện tích tự nhiên. Theo phân loại hiện hành, đất ở Tây Nguyên đƣợc phân thành 11 nhóm chính, trong đó hai nhóm có diện tích lớn nhất là đất xám (acrisols) và đất đỏ (ferrasols). Nhóm đất xám hình thành trên đá biến chất granit, chiếm khoảng 45% diện tích tự nhiên của toàn vùng, phân bố nhiều nơi trong khu vực. Nhóm đất đỏ đƣợc hình thành trên đá mẹ bazan do quá trình phong hóa, trong đó nổi bật là đất đỏ bazan với khoảng 1,45 triệu ha, phân bố chủ yếu trên các cao nguyên nhƣ Kon-Hà-Nừng, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Đắk Nông, Lâm Viên và Di Linh. Đặc điểm của loại đất này là hàm lƣợng mùn rất cao, kết cấu viên cục và độ xốp 65%, hàm lƣợng độ ẩm trong tầng đất mặt vào mùa khô vẫn đạt 40%, đƣợc xếp vào loại đất tốt nhất trên thế giới. Ngoài ra, còn có hàng chục vạn ha đất đen, đất phù sa và nhiều nhóm đất khác thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau. Tài nguyên đất là yếu tố quan trọng để Tây Nguyên trở thành một vùng sinh thái đặc thù có ƣu thế lớn về nông nghiệp, rất thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, với nhiều sản phẩm chủ lực nhƣ cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè, rau, hoa và đặc biệt là cây ăn quả. Về địa hình, đa số các vùng đất của Tây Nguyên có địa hình dốc nhƣng kho6gn quá dốc. Dạng địa hình này thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp với qui mô lớn, có tiềm năng lớn phát triển cây ăn quả quy mô hàng hóa trong khu vực.
- Khí hậu Tây Nguyên gồm nhiều tiểu vùng, nhƣng phổ biến là khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên và chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khí hậu khô và lạnh, độ ẩm thấp, thƣờng có gió cao nguyên từ cấp 4 đến cấp 6. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu ẩm và dịu mát, rất thuận lợi cho các loại cây trồng phát triển. Nhiệt độ trung bình hàng năm 240C; lƣợng ánh sáng dồi dào, cƣờng độ sáng ổn định. Tổng lƣợng bức xạ mặt trời trung bình hàng năm 240-250 kcal/cm2. Số giờ nắng trung bình 2.200-2.700 giờ/năm. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm dao động khá lớn (mùa khô biên độ từ 15-200C, mùa mƣa biên độ từ 10-150C). Lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 1.900-2.000mm, tập trung chủ yếu trong mùa mƣa (Vietrade, 2011). Nhìn chung khí hậu nhiều vùng trong khu vực phù hợp cho phát triển nhiều loại cây ăn quả nhƣ bơ, chuối, chanh dây, sầu riêng, nhóm cây có múi (citrus), nhóm na (mãng cầu), mít, nhãn, chôm chôm, xoài…. Trên một số cao nguyên có độ cao 1000 m trở lên có thể phát triển một số giống cây ăn quả ôn đới. Trong quá trình phát triển, nhiều vùng trồng cây ăn quả tập trung đã hình thành. Các vùng trồng cây ăn quả tiêu biểu nhƣ chanh dây Đắk Nông; bơ Đắk Lắk, Bảo Lộc; sầu riêng Đạ Hoai, Buôn Mê Thuột, Đắk Nông; chuối Laba Đà lạt, dứa Ka đô.... Theo quy hoạch của Chính phủ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Diện tích cây ăn quả đƣợc quy hoạch khoảng 910 ngàn ha, trong đó 810 ngàn ha các cây ăn quả chủ lực nhƣ vải 140 ngàn ha, nhãn 140 ngàn ha, chuối 145 ngàn ha, xoài 110 ngàn ha, cam, quýt 115 ngàn ha, dứa 55 ngàn ha. Các vùng trồng chủ yếu là trung du miền núi phía Bắc 200 ngàn ha; đồng bằng sông Hồng 80 ngàn ha, Bắc Trung Bộ 70 ngàn ha, duyên hải Nam Trung Bộ 30 ngàn ha, Đông Nam Bộ 145 ngàn ha, đồng bằng sông Cửu Long 350 ngàn ha và Tây Nguyên là 30 ngàn ha. Diện tích cây ăn quả có thể đƣợc mở rộng qua việc chuyển đổi từ diện tích các vùng trồng cây công nghiệp kém hiệu quả. Tiềm năng phát triển cây ăn quả trên địa bàn Tây nguyên là rất lớn. Đất đỏ bazan thuận lợi cho phát triển cho một số cây công nghiệp nhƣng cũng rất thích hợp cho phát triển cây ăn quả. Điều kiện khí hậu thích hợp cho nhiều loại cây ăn quả. Kinh nghiệm phát triển cây ăn quả ở Đông Nam bộ, đặc biệt ở tỉnh Đồng Nai và Bình Phƣớc có thể ứng dụng cho phát triển cây ăn quả ở nhiều vùng thuộc Tây Nguyên. III. MỘT SỐ GIỐNG CÂY ĂN QUẢ CHỦ LỰC CÓ THỂ TRỒNG VÀ NHÂN RỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN 3.1. Giống Bơ: Cây bơ đƣợc du nhập và phát triển ở Tây nguyên từ khá lâu, trở thành cây ăn quả chính ở khu vực và là địa bàn phát triển cây bơ chính của Việt Nam. Nhiều giống bơ đã đƣợc du nhập và nhiều dòng vô tính địa phƣơng cũng đƣợc chọn lọc nhằm nâng cao chất lƣợng quả. Viện KHKTNLN Tây Nguyên có báo cáo riêng về các giống bơ có thể phát triển trên địa bàn Tây nguyên. 3.2. Giống sầu riêng Sầu riêng đƣợc trồng khá lâu nhƣ cây bơ nhƣng chỉ đƣợc chú trọng phát triển trong những năm gần đây. Tây nguyên có tiềm năng để phát triển sầu riêng và trở thành vùng sản xuất trọng điểm của cả nƣớc đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. -Sầu riêng Cơm Vàng Sữa Hạt Lép (hay còn gọi Chín Hóa): Có nguồn gốc ở Bến Tre. Giống đã đƣợc Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận chính thức vào năm 2004. Cây sinh trƣởng mạnh, dạng tán hình tháp. Quả khá to (2,6-
- 3,2 kg/quả), dạng hình cầu cân đối, vỏ quả màu vàng đồng khi chín. Cơm quả màu vàng, độ dày cơm 14,9 mm; không xơ; không sƣợng; tỷ lệ cơm khá cao (29,5%). Vị rất béo, ngọt (độ brix 22,8%). Mùi thơm đậm đà. Hạt lép (tỷ lệ hạt lép khoảng 95%). Đƣợc ngƣời tiêu dùng rất ƣa chuộng. Giống này đã đƣợc trồng phổ biến ở ĐBSCL, Bình Phƣớc, Đồng Nai. Cây ghép cho quả ở năm thứ 4 sau khi trồng. Vụ quả chính thu hoạch vào tháng 5-6, từ khi hoa nở đến khi thu hoạch khoảng 110 ngày. Có thể điều chỉnh ra hoa rải vụ bằng kỹ thuật xiết nƣớc kết hợp phun Paclobutrazol. Năng suất năm thứ 10 khoảng 160 kg/ cây. -Sầu riêng Dona (hay còn gọi Mongthon): Xuất xứ từ Thái Lan, du nhập năm 1991. Sau khi đƣợc chọn lọc lại, giống đã đƣợc Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận chính thức vào năm 2005. Cây sinh trƣởng mạnh, dạng tán hình tháp. Quả khá to (2,5-4,5 kg/quả), dạng hình trụ, đỉnh quả nhọn, quả thƣờng có chia ngăn rõ ràng. Vỏ quả màu vàng nâu khi chín. Cơm quả màu vàng, độ dày cơm 25-28 mm; xơ trung bình; tỷ lệ sƣợng 2,5-4%; tỷ lệ cơm cao (31,3%). Vịbéo, ngọt (độ brix 23%). Mùi thơm trung bình. Hạt lép (tỷ lệ hạt lép khoảng 95%). Quả có thể bảo quản bằng cách đông lạnh ở 150C nên có thể xuất khẩu. Đƣợc ngƣời tiêu dùng rất ƣa chuộng. Giống này đã đƣợc trồng phổ biến ở ĐBSCL, Bình Phƣớc, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu. Cây ghép cho quả ở năm thứ 3-4 sau khi trồng. Vụ quả chính thu hoạch vào tháng 5-8, từ khi hoa nở đến khi thu hoạch khoảng 120 ngày. Năng suất năm thứ 9 khoảng 150 kg/ cây. -Sầu riêng HB11: Nguồn gốc ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Đƣợc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu công nhận cây đầu dòng năm 2015. Sinh trƣởng và phát triển tốt. Có khả năng chống chịu tốt với bệnh thối thân chảy nhựa (Phytophthora palmivora); Ít bị rầy phấn (Allocaridara malayensis) và sâu đục quả (Conogethes punctiferalis). + Tỷ lệ thịt quả (ăn đƣợc) trung bình: 31,47%. Quả hình trụ, to 2,8-3,2 kg/ quả. Tỷ lệ hạt lép trung bình: 57,93%. Độ dày cơm trung bình: 13 mm. Thịt quả màu vàng; ráo, ít xơ, không sƣợng (điều kiện bình thƣờng), hƣơng vị ngon, ngọt, hơi béo; vị hậu không đắng. Sầu riêng Cơm Vàng Sữa Hạt Lép Sầu riêng Dona Giống này mới phát triển trong vài năm gần đây ở Bà Rịa-Vũng Tàu. Cây ghép cho quả ở năm thứ 3-4 sau khi trồng. Mùa ra hoa và thu hoạch giống nhƣ giống Chín
- Hóa, sớm hơn giống Monthong. Năng suất ở giai đoạn cho quả ổn định (>8 năm tuổi sau trồng) khoảng 280 kg/cây/năm. Quả đƣợc tiêu thụ tốt và có giá bán cao hơn sầu riêng Chín Hóa. 3.3. Các giống nhóm cây có múi -Cam Sành không hạt: + Giống cam Sành không hạt LĐ 6: Đƣợc chọn tạo qua xử lý đột biến bằng tia gamma và đƣợc Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận cho sản xuất thử (theo Quyết định số 242/QĐ-TT-CCN, ngày 19/5/2011). Giống cam Sành không hạt có đặc tính nổi trội hơn giống cam Sành thƣơng phẩm hiện nay ở các tính trạng nhƣ: số hạt/quả trung bình thấp, biến động từ 0-3 hạt/quả, vỏ quả mỏng, ít sần và bóng đẹp, màu thịt quả vàng đậm, vị ngọt chua nhẹ, hƣơng thơm đặc trƣng. Tán cây có khuynh hƣớng vƣơn thẳng và ít phát triển theo chiều ngang vì thế phù hợp cho trồng xen. Quả hình cầu hơi dẹp. Trọng lƣợng quả 270 g/quả; dày vỏ quả 4,48 mm. Số múi 12-13 múi/ quả. Tỷ lệ nƣớc quả 37,2%. Giống này đã đƣợc trồng phổ biến ở ĐBSCL, Bình Phƣớc, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu. Cho quả ở năm thứ 2 sau khi trồng. Vụ quả chính thu hoạch vào tháng 8- 12, từ khi hoa nở đến khi thu hoạch khoảng 9-10 tháng. Năng suất năm thứ 6 đạt khoảng 30-50 tấn/ ha. Giống cam Sành không hạt LĐ 6 đã sản xuất hơn 90.000 cây giống và đƣợc trồng tại các tỉnh ở ĐBSCL. Giống này cũng đƣợc chuyển giao trồng thử nghiệm 6 ha tại các tỉnh phía Bắc là Tuyên Quang và Yên Bái.
- -Quýt Đƣờng Nguồn gốc từ Cần Thơ. Tán cây hình cầu, chiều cao có thể đạt 4 m. Nhiều dòng đã đƣợc chọn nhằm cải thiện chất lƣợng quả. Dòng quýt Đƣờng không hạt đƣợc tuyển chọn tại Vĩnh Long. Quả hình cầu, vỏ mỏng, có màu xanh khi chín và dễ bóc. Trọng lƣợng quả 123 g/quả. Tép màu vàng cam, nhiều nƣớc; ngọt (độ brix 9,5-10,5%). Số hạt biến động trong khoảng 8-10 hạt/ quả. Quýt Đƣờng đã đƣợc trồng phổ biến ở ĐBSCL và miền Đông Nam bộ. Cho quả ở năm thứ 2 sau khi trồng. Vụ quả chính thu hoạch vào tháng 1-2, từ khi hoa nở đến khi thu hoạch khoảng 8-9 tháng. Năng suất năm thứ 6 đạt khoảng 30-50 tấn/ ha. 3.4. Bƣởi Da xanh Nguồn gốc từ Bến Tre. Sinh trƣởng phát triển mạnh. Quả to, trọng lƣợng 1600- 2000 g/quả. Quả hình cầu, khi chín vỏ quả vẫn còn giữ màu xanh. Vỏ quả dày 17 cm. Quả có 13-14 múi; con tép dễ tách khỏi vách múi, màu hồng, ráo nƣớc. Tỷ lệ thịt quả >60%; ngọt thanh (độ brix 9,7-10,4%); pH = 4,62. Ít hạt đến không hạt. Bƣởi Da Xanh đã đƣợc trồng phổ biến ở ĐBSCL, miền Đông Nam bộ, đồng bằng Bắc bộ, Nam Trung bộ và Tây nguyên cũng nhƣ một số vùng khác. Giống có khả năng thích ứng rộng trên nhiều vùng trồng so với vùng xuất phát. Có thể cho thu hoạch ở năm thứ 3 sau khi trồng. Vụ quả chính thu hoạch vào tháng 8-11, từ khi hoa nở đến khi thu hoạch khoảng 8 tháng. Năng suất năm thứ 6 đạt khoảng 120-150 kg/cây/năm. Ngƣời tiêu dùng rất ƣa chuộng. 3.5. Chuối tiêu/già (Cavendish) Địa bàn Tây nguyên rất thích hợp cho cây chuối sản xuất quy mô lớn, hình thành các vùng trồng tập trung. Vùng trồng chuối Laba khu vực Đà lạt hình thành khá lâu và cho chất lƣợng ngon nổi tiếng. Có nhiều giống chuối từ các dòng địa phƣơng (đƣợc du nhập trƣớc đó) và một số dòng đƣợc du nhập gần đây, đƣợc chọn lọc và nhân giống qua nuôi cấy mô dể phục
- vụ cho nhu cầu sản xuất. Trong đó, có một số giống du nhập từ nƣớc ngoài do các Viện, trƣờng các doanh nghiệp và doanh nhân. Cần tiến hành chọn lọc lại các dòng tốt và tổ chức nhân giống có kiểm soát để nâng cao chất lƣợng và giảm lây lan dịch bệnh qua con đƣờng vật liệu trồng là cần thiết và cấp bách. Trƣớc mắt nên chọn lọc các dòng tốt của chuối Laba, để cung ứng cho thị trƣờng nội địa và xuất khẩu khó tính. Đồng thời chọn lọc dòng từ các giống đƣợc du nhập (chuối thuộc Dole, từ Đài loan (TQ) và các nguồn khác) để sản xuất cho xuất khẩu. Việc sử dụng dòng/giống chuối nào để sản xuất phải căn cứ vào thị trƣờng xuất khẩu và yêu cầu của thị trƣờng tiêu thụ hoặc theo hợp đồng sản xuất. Tránh trồng trƣớc rồi tìm thị trƣờng sau.. 3.6. Chôm chôm -Chôm chôm Rong riêng Giống đƣợc du nhập từ Thái Lan và trồng ở nƣớc ta vào năm 1996. Sau khi đƣợc chọn lọc lại, giống đã đƣợc Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận chính thức vào năm 2005. Cây sinh trƣởng mạnh. Quả hình trứng, trọng lƣợng (32-34 g/quả); vỏ có màu đỏ thẩm khi chín; dày vỏ 2 mm; râu quả dài, màu xanh khi chín. Cơm quả tróc tốt, độ dày cơm 8-9,5 mm; ngọt (độ brix 22,5%); tỷ lệ cơm 53,1%. Giống này đã đƣợc trồng phổ biến ở ĐBSCL và Đông Nam bộ. Cây ghép cho quả ở năm thứ 3-4 sau khi trồng. Vụ quả chính thu hoạch vào tháng 5-7, từ khi hoa nở đến khi thu hoạch khoảng 115 ngày. Năng suất năm thứ 5 khoảng 45 kg/ cây. -Dòng chôm chôm BR01 Nguồn gốc ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Đƣợc giới thiệu từ Viện và đƣợc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu công nhận cây đầu dòng năm 2016. Có nhiều đặc điểm tƣơng tự chôm chôm Rongrien. Cây sinh trƣởng và phát triển tốt trên đất đỏ.
- Ít bị rệp sáp, sâu đục quả và bệnh phấn trắng. Tỷ lệ thịt quả: 53,4 2,5 %; Độ dày thịt quả: 8,9 0,8 mm; Cơm ráo, ngọt, thơm, tróc rất tốt. Mùa thu hoạch tự nhiên tƣơng tự nhƣ giống chôm chôm Rong riêng. Năng suất trung bình ở giai đoạn cho quả ổn định (> 8 năm tuổi): 161,7 kg/ cây. Đƣợc tiêu thụ tốt hơn và giá bán cao hơn chôm chôm Nhãn và Java. 3.7. Nhãn Do (Daw, Ido, Idor) Giống đƣợc du nhập từ Thái Lan. Cây sinh trƣởng mạnh. Quả hình cầu, trọng lƣợng 9-12 g/quả; bề mặt vỏ quả có đốm màu nâu đen, khi chín có màu vàng da bò sậm và có mùi hơi hăng. Dày thịt quả từ 5-5,5 mm; Tỷ lệ ăn đƣợc 55-60%; ngọt (độ brix 19-20%). Giống này đã đƣợc trồng phổ biến ở ĐBSCL và Đông Nam bộ. Cây chiết cho quả ở năm thứ 3 sau khi trồng. Vụ quả chính thu hoạch vào tháng 7-9, từ khi hoa nở đến khi thu hoạch khoảng 140 ngày. Năng suất năm thứ 8 khoảng 80 kg/ cây. Cần xử lý KClO3 để giúp cây ra hoa đồng loạt. 3.8. Mít nghệ MĐ06
- -Nguồn gốc ở Đồng Nai. Đƣợc Viện tuyển chọn và khảo nghiệm từ năm 2000 đến năm 2002. Đƣợc Bộ NN & PTNT cho phép khu vực hóa năm 2002 (QĐ số 5309 QĐ/BNN-KHCN, ngày 29/11/2002). -Tình hình sinh trƣởng: Thích ứng tốt trong điều kiện ít chăm sóc, cây có tuổi thọ cao, sống trên 25 năm tuổi, thân cành và gỗ khỏe không bị tách cành, gãy cành và chết yểu so với các dòng mít Thái. Khả năng chống chịu với bệnh chảy nhựa thân cao so với mít Thái. Thời gian cho quả tƣơng đối chậm, sau năm thứ 3 sau khi trồng. Vụ ra hoa chính: tháng 10-12. Vụ thu hoạch chính: tháng 6-8. Cần tạo tán, tỉa cành và xử lý ra hoa phù hợp. -Năng suất giai đoạn cho quả ổn định (cây > 8 năm tuổi sau trồng): Trọng lƣợng quả: Trung bình 9-11 kg/quả; Năng suất 900-1100 kg/cây/năm. -Đặc điểm chất lƣợng: Quả mít MĐ06 có phẩm chất ngon phục vụ ăn tƣơi và thích hợp với chế biến mít sấy. Màu vỏ quả: Xanh vàng; dạng quả thon đều; dày vỏ 1,1 cm; Thịt múi: Màu vàng tƣơi; ráo dòn; ngọt và có mùi thơm; Tỷ lệ ăn đƣợc (thịt múi): 40-42%. Độ brix thịt múi 25-27; Độ dày vỏ quả: 1,1 - 1,3cm; Chiều cao múi: 4,2 - 6,3cm; Chiều rộng múi: 2,5 - 4 cm; Tỷ lệ thịt múi: 38 - 41 %. Bên cạnh đó, giống mít Lá Bàng, một giống đƣợc du nhập có khả năng phát triển nhanh có thể đƣa vào xen canh hoặc trồng thuần trong khu vực làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến mít. Giống này có đặc điểm là năng suất cao, khả năng chống chịu với sâu bệnh tốt hơn, dễ chăm sóc. 3.9. Giống xoài Đài Loan Giống đƣợc du nhập và trồng ở nƣớc ta vào năm 1997 tại Đồng Tháp. Một số dòng tốt đã đƣợc tuyển chọn phục vụ cho việc nhân giống. Cây sinh trƣởng nhanh, mạnh. Quả rất dài, đuôi quả nhọn; trọng lƣợng 685 g/quả; vỏ quả màu xanh đậm; độ dày thịt quả 32-35 mm. Tỷ lệ ăn đƣợc 80-82%; ngọt (độ brix 17-18%). Quả chủ yếu dùng để ăn tƣơi nhƣng có thể ăn chín. Giống này đã đƣợc trồng phổ biến ở ĐBSCL và Đông Nam bộ. Cây ghép cho quả ở năm thứ 3 sau khi trồng. Vụ quả chính thu hoạch vào tháng 4-6, từ khi hoa nở đến khi thu hoạch khoảng 115 ngày. Năng suất năm thứ 8 khoảng 70 kg/ cây. Chống chịu tốt hơn khi ra hoa có mƣa. IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG Tây nguyên có nhiều tiềm năng và thuận lợi để phát triển cây ăn quả không thua kém so với khu vực Đồng bằng sông Cửu long và Đông Nam bộ. Nếu có sự quan tâm, đầu tƣ đúng mức, khu vực này sẽ trở thành vùng sản xuất hàng hóa cây ăn quả
- quan trọng của quốc gia. Để mở rộng sản xuất, các giống và cây giống cây ăn quả cần đƣợc giới thiệu chính thức, nhân giống qua kiểm định để chuyển giao cho nông dân. Việc quản lý và kiểm soát chất lƣợng cây giống cần đƣợc tăng cƣờng. Bên cạnh đó, hệ thống sản xuất, kinh doanh cây giống cây ăn quả cần đƣợc tạo điều kiện để phát triển tƣơng ứng nhu cầu mở rộng sản xuất. Thêm vào đó, cần tiến hành nghiên cứu đánh giá để chọn lọc những giống cây ăn quả thích nghi tốt, chất lƣợng cao, phù hợp theo thị trƣờng tiêu thụ để khuyến cáo cho sản xuất. Nhiều mô hình trồng trình diễn giống cần đƣợc thiết lập để giới thiệu giống và biện pháp chăm sóc cho nông dân địa phƣơng. Do nông dân trong nhiều khu vực (mà có thể đến từ nhiều vùng địa phƣơng khác nhau) ở Tây nguyên chƣa có tập quán, kinh nghiệm lâu dài trong việc chọn giống và chăm sóc cây ăn quả, việc chuyển giao kỹ thuật cần chú trọng. Tài liệu tham khảo Hoàng Đức Hùng, 2014. Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên. Luận văn Thạc sỹ, Đại học KHTN, Đại học Quốc gia Hà Nội. Phạm Ngọc Toàn và Phan Tất Đắc, 1993. Khí hậu Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ thuật. Tổng cục Thống kê, 2012. Niên giám thống kê. NXB Thống Kê. Viện Cây ăn quả miền Nam, 2009. Giới thiệu các giống cây ăn quả phổ biến ở miền Nam. Nhà Xuất bản Nông nghiệp. Việt Dũng, 2017. Tây nguyên - Tiền năng và cơ hội đầu tƣ. Tạp chí Cộng sản. Xem tại http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=43875&pri nt=true Vietrade, 2011. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Vùng kinh tế Tây Nguyên – Phần 1 và Phần 2. Cục Xúc tiến Thƣơng mại. Xem tại http://www.vietrade.gov.vn/tin- hoat-dong/115-tin-hot-ng/2379-vi-tri-dia-ly-va-dieu-kien-tu-nhien-vung-kinh-te- tay-nguyen--phan-2.html Vũ Tự Lập, 1978. Địa lý Tự nhiên Việt Nam. NXB Giáo Dục.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Chuẩn bị cây giống để trồng - MĐ01: Trồng cây có múi
101 p | 383 | 185
-
KĨ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC CÂY ĂN QUẢ THEO ISO - CÂY XOÀI part 1
13 p | 350 | 104
-
Kỹ thuật sản xuất hạt giống một số cây rau - chương 4
15 p | 305 | 87
-
Phát triển cây ăn quả nước ta - Nghề làm vườn: Phần 1
84 p | 256 | 52
-
Giáo trình Giới thiệu vi nhân giống và đặc điểm của một số loài cây lâm nghiệp quan trọng - MĐ01: Vi nhân giống cây lâm nghiệp
40 p | 198 | 44
-
Bài giảng Chọn tạo giống cây trồng ngắn ngày: Chương 5 - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
30 p | 139 | 20
-
Cây trồng nông nghiệp mới với 575 giống: Phần 2
216 p | 103 | 19
-
Tìm hiểu một số cây trồng mới ở Việt Nam (1990 - 2000): Phần 1
75 p | 165 | 19
-
Tìm hiểu một số cây trồng mới ở Việt Nam (1990 - 2000): Phần 2
53 p | 101 | 11
-
Một số giống cây trồng nông nghiệp mới năm 2006
164 p | 46 | 6
-
Một số giống cây ăn quả có múi - Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch
36 p | 17 | 5
-
Cây trồng ở Việt Nam và giới thiệu một số giống mới (1990-2000): Phần 1
75 p | 61 | 4
-
Một số kết quả nghiên cứu phát triển chăn nuôi bò thịt tại Tây Nguyên
7 p | 29 | 3
-
Đổi mới công tác nghiên cứu và chuyển giao giống cây lâm nghiệp phục vụ tái cơ cấu ngành
14 p | 49 | 3
-
Cây trồng ở Việt Nam và giới thiệu một số giống mới (1990-2000): Phần 2
53 p | 49 | 2
-
Giới thiệu một số giống cây trồng và các sản phẩm nông nghiệp phục vụ cho vùng Tây Nguyên
10 p | 24 | 1
-
Nghiên cứu đặc điểm sinh lý hạt giống và kỹ thuật nhân giống cây Huỷnh (Tarrietia javanica Blume) từ hạt
10 p | 12 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn