intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển cây ăn quả hàng hóa tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi

Chia sẻ: Quang Lê | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

29
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết xây dựng vùng chuyên canh cây ăn quả hàng hóa huyện Nghĩa Hành nhằm khai thác có hiệu quả những lợi thế và tiềm năng sẵn có, đồng thời đảm bảo tính ổn định lâu dài và bền vững trong sự phát triển, tạo bước đột phá trong phát triển cây ăn quả theo hướng hàng hóa, chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với người dân, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đem lại hiệu quả kinh tế, thúc đẩy quá trình giảm nghèo là việc làm hết sức cần thiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển cây ăn quả hàng hóa tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi

  1. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ HÀNG HÓA TẠI HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI Chủ nhiệm dự án: CN. Lê Quang Tịnh Cơ quan chủ trì: UBND huyện Nghĩa Hành Năm nghiệm thu: 2017 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, cây ăn quả là một trong những đối tượng đã cho hiệu quả khá cao trong những năm gần đây, một số loại cây như chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, cây có múi (chủ yếu là cây bưởi da xanh)… đã khẳng định được tiềm năng năng suất cũng như chất lượng. Mặc dù những loại cây này cho hiệu quả kinh tế khá cao, nhưng vì nhiều lý do khác nhau những loại cây này vẫn chỉ trồng ở diện tích nhỏ lẻ, tự phát, tự cung tự cấp là chủ yếu, chưa mang tính hàng hóa trên thị trường. Do đó, việc xây dựng vùng chuyên canh cây ăn quả hàng hóa huyện Nghĩa Hành nhằm khai thác có hiệu quả những lợi thế và tiềm năng sẵn có, đồng thời đảm bảo tính ổn định lâu dài và bền vững trong sự phát triển, tạo bước đột phá trong phát triển cây ăn quả theo hướng hàng hóa, chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với người dân, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đem lại hiệu quả kinh tế, thúc đẩy quá trình giảm nghèo là việc làm hết sức cần thiết. II. MỤC TIÊU Phát triển trồng cây ăn quả (sầu riêng, bưởi da xanh, chôm chôm) theo hướng VietGAP góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tăng thu nhập cho nông dân. III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1. Điều tra bổ sung hiện trạng canh tác cây ăn quả (sầu riêng, bưởi, chôm chôm), trong vườn hộ ở huyện Nghĩa Hành Dự án đã tiến hành điều tra 300 hộ (3 đối tượng cây trồng x 100 hộ/đối tượng) tại 12 xã, thị trấn thuộc huyện Nghĩa Hành về chủng loại cây trồng hiện có, diện tích canh tác vườn nhà/hộ, nguồn gốc giống, kỹ thuật canh tác và mức độ thâm canh, biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại, năng suất và sản lượng hàng năm/hộ. Khả năng tiếp nhận công nghệ của nông dân, giá cả và thị trường tiêu thụ, nguồn gốc vốn đầu tư, những khó khăn và đề xuất trong quá trình sản xuất, doanh thu từ canh tác vườn nhà/năm, thu nhập bình quân/hộ/tháng, thu nhập bình quân đầu người/tháng. Định hướng mở rộng diện tích của trồng cây ăn quả. 2. Chuyển giao công nghệ Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã chuyển giao 6 quy trình công nghệ về trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại đối với sầu riêng, chôm chôm và bưởi da xanh. Cụ thể: - Công nghệ kỹ thuật thâm canh cây sầu riêng; 26 LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
  2. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 - Công nghệ phòng trừ sâu bệnh tổng hợp đối với cây sầu riêng; - Công nghệ kỹ thuật thâm canh cây bưởi da xanh; - Công nghệ phòng trừ sâu bệnh tổng hợp đối với cây bưởi da xanh; - Công nghệ kỹ thuật thâm canh cây chôm chôm; - Công nghệ phòng trừ sâu bệnh tổng hợp đối với cây chôm chôm. 3. Kết quả xây dựng mô hình trồng thâm canh cây ăn quả ở huyện Nghĩa Hành 3.1. Xây dựng mô hình thâm canh cây sầu riêng Địa điểm thực hiện: 12 xã, thị trấn thuộc Huyện Nghĩa Hành Về số lượng: Tổng diện tích thực hiện 45ha; trong đó mô hình sầu riêng: 15 ha; mô hình chôm chôm: 15ha; mô hình bưởi da xanh: 15ha Thời vụ trồng: Từ tháng 8/2013 đến tháng 12/2013; Kỹ thuật áp dụng: Ứng dụng đồng bộ các giải pháp khoa học và công nghệ để xây dựng mô hình trồng thâm canh cây ăn quả ở huyện Nghĩa Hành, bao gồm: - Giống sử dụng: Sử dụng giống sầu riêng cơm vàng hạt lép (nguồn giống được nhân vô tính từ cây sầu riêng đầu dòng của tỉnh đã được Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi công nhận). - Điều tiết nước tưới hợp lý trong mùa nắng và mùa khô nhất là thời gian cho quả nhằm hạn chế rụng trái non và sượng cơm. - Sử dụng phân bón NKP để điều tiết quá trình ra đọt non nhằm hạn chế rụng quả non và sượng quả. - Để giảm Sầu riêng bị xoăn lá và sượng múi và tăng chất lượng quả cần thực hiện các giải pháp: + Phun các loại phân bón có chứa Kali ở dạng Sulfate hay hữu cơ như: Delta-K, Combi-M, Deltaforlia-K hay Greendelta-19 vào thời kỳ sầu riêng ra hoa đến lúc thu hoạch thì kết hợp phun CHELAX Sugar Express. + Sử dụng vi lượng Deltamicro hay Feticombi-5 và CHELAX Zinc... canxi hữu cơ như Canximax, CHELAX Calcium Boron, Gronta... để ngăn ngừa sầu riêng bị vàm lá, bạc lá, xoắn lá, rụt lá non, chết nhánh, chết cây, ngộ độc và bị sượng và tăng màu sắc và mùi vị đặc trưng của Sầu riêng. - Sử dụng phân có chứa nấm Trichoderma SOFRI 1, 2 để phòng chống bệnh thối quả hoặc bệnh xì mủ do nấm Phytophthora palmivora gây nên. 3.2. Xây dựng mô hình thâm canh cây bưởi * Địa điểm và qui mô thực hiện: Tổng diện tích trong kỳ dự án: 15,0 ha Trong đó: Năm 2012 trồng 8,0 ha; Năm 2013 trồng 7,0 ha. Địa điểm: huyện Nghĩa Hành * Giải pháp khoa học công nghệ: - Giống sử dụng: bưởi da xanh (nguồn giống được nhân vô tính từ cây bưởi da xanh đầu dòng của tỉnh đã được Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi công nhận). LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 27
  3. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 - Sử dụng giải pháp bón phân hợp lý theo lượng và loại. Xu hướng canh tác tiên tiến hiện nay là sử dụng càng nhiều phân hữu cơ càng tốt khi sản xuất trái cây theo hướng sạch. Liều lượng 15-30 kg/năm/cây trưởng thành, giúp tăng tuổi thọ rất rõ cho cây. Đối với phân vô cơ: Sử dụng phân bón có Trichoderma để hạn chế nấm bệnh, nhất là các bệnh do tác nhân Phythophtora sp. gây ra. - Cắt tỉa cành nhằm tạo bộ khung cành quả cho vụ tiếp theo, tỉa thưa cành vô hiệu, cắt bỏ những đầu cành để hãm bớt tốc độ sinh trưởng vươn cao, thúc đẩy các mần cành phía dưới phát triển. Khống chế chiều cao cây 3,0- 4,0 m để duy trì sức sống tốt của cây, đảm bảo sự cân bằng sinh trưởng và kết trái ở mức tối hảo. - Dùng chế phẩm ĐHST xử lý bưởi hoa ra đồng loạt, kết hợp với vi lượng tăng khả năng đậu quả. - Về mùa khô hạn có thể khai thác các nguồn nước (nước mặt, nước ngầm ...) để tưới bổ sung cho cây bằng phương pháp tưới cục bộ xung quanh gốc cây. - Sử dụng giải pháp phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp để phòng các loại sâu, bệnh chính hại cây có múi, bổ sung trồng ổi để hạn chế rầy chổm cánh trong vườn. 3.3. Xây dựng mô hình thâm canh cây chôm chôm * Địa điểm và qui mô thực hiện: Tổng diện tích trong kỳ dự án: 15,0 ha Trong đó: Năm 2012 trồng 8,0 ha; Năm 2013 trồng 7,0 ha. Địa điểm: huyện Nghĩa Hành * Giải pháp khoa học công nghệ: - Giống sử dụng: Chôm chôm Java gai ngắn (nguồn giống được nhân vô tính từ cây chôm chôm đầu dòng của tỉnh đã được Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi công nhận). - Sử dụng chế phẩm ĐHST để tăng tỷ lệ ra hoa cũng như điều khiển thời điểm ra hoa, thu hoạch, nhằm rải vụ và tăng giá bán. - Phân bón: Sử dụng phân bón hợp lý cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển cũng như chất vi lượng nhằm làm tăng năng suất và chất lượng quả chôm chôm. - Giảm nứt và rụng quả non: Bổ sung canxi, NPK(10,5.12.17) và một số vi lượng như Mg2+ , Zn2+ , Bo… vào giai đoạn quả non. - Nước tưới: Sử dụng các nguồn nước (nước mặt, nước ngầm ...) để tưới bổ sung cho cây bằng phương pháp tưới cục bộ xung quanh gốc cây. 3.4. Tình hình sinh trưởng, phát triển - Cây Chôm chôm: Sinh trưởng phát triển tương đối tốt, nhiều vườn đã cho thu hoạch. Thời vụ thu hoạch bắt đầu từ tháng 10 – 11 (có nhiều hộ đến tháng 12 mới thu hoạch), chất lượng chôm chôm: màu sắc trái đỏ đậm, trái to, đều, đẹp; chất lượng: cơm dày, không dính hạt, ngọt, vị thanh. Thời vụ thu hoạch muộn so với trong Miền nam cũng như chất lượng chôm chôm là một lợi thế cạnh tranh lớn cho cây chôm trong vùng dự án. - Cây sầu riêng: Hộ ông Hồ Thanh Tường và hộ ông Hồ Hoa, xã Hành Nhân có 2 cây ra hoa bói. Nhờ chăm sóc đúng theo quy trình kỹ thuật nên cây sinh trưởng, phát triển tốt. 28 LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
  4. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 - Cây Bưởi da xanh: Sau 3 năm trồng, hầu hết cây sinh trưởng, phát triển khỏe, lá to, xanh đậm, phân cành đều. Có một số vườn chăm sóc kỹ, cây bưởi sinh trưởng phát triển khá tốt, ít sâu bệnh, mỗi cây cho từ 7-13 quả, quả to nhất 2,5 kg, nhỏ nhất 1,5 kg, trung bình từ 1,7-1,9 kg. Vỏ quả màu xanh đặc trưng của bưởi da xanh, thịt quả màu hồng, tép mịn dai, ăn ngọt thanh, không có mùi the, thu hoạch từ tháng 9-11. 3.5. Hiệu quả do các mô hình mang lại + Mô hình chôm chôm Năng suất chôm chôm thu được trong năm 2016 là 2.530,7kg, trong đó xã Hành Trung đạt cao nhất là 1.047,2kg. Tiếp đến là xã Hành Phước 648,8 kg, tuy có số hộ có cây ra hoa, đậu quả nhiều nhưng số lượng quả/cây thấp (150 quả/cây) và khối lượng quả chỉ đạt 34,6g nên năng suất thu được ở xã Hành Phước chỉ đạt 648,8kg. Hiện nay, đa số cây chôm chôm còn lại đều sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh hại nên nếu chăm sóc theo đúng quy trình thì những năm tiếp theo khi cây chôm chôm bước vào thời kỳ kinh doanh, năng suất tăng và ổn định nên chắc chắn sẽ có lãi. Với tình hình sinh trưởng, phát triển như hiện nay, vào thời kỳ kinh doanh mô hình chôm ước đạt 50 tấn/ha/năm. + Mô hình bưởi da xanh Tổng năng suất bưởi da xanh thu được ở các xã là 1.082,74kg. Do tổng số quả và khối lượng quả trung bình tại xã Hành Thịnh cao nhất nên năng suất của xã đạt 997,5kg, cao hơn nhiều so với các xã còn lại. Năng suất các xã còn lại đạt thấp hơn, xã Hành Tín đông là 167,3 kg, Hành Phước là 146,4 kg, và Hành Thuận là 126 kg. Hiện nay, đa số cây bưởi sinh trưởng và phát triển tốt, trong những năm tới cây được đầu tư đầy đủ và chăm sóc theo đúng quy trình thì khi cây bưởi chính thức bước vào thời kỳ kinh doanh chắc chắn sẽ có lãi. Năng suất ước đạt trong thời kỳ kinh doanh của mô hình bưởi Da xanh tại Nghĩa Hành khoảng 10 tấn /ha/năm. + Mô hình sầu riêng Diện tích sầu riêng còn lại là 6,755 ha, đa số cây hiện nay sinh trưởng tốt, tuy nhiên đối với cây sầu riêng thì trung bình phải đến năm thứ 6, thứ 7 mới ra hoa đậu quả. Do đó, để bước đầu đánh giá được hiệu quả kinh tế phải chờ đến 2 hoặc 3 năm nữa. Năng suất ước đạt trong thời kỳ kinh doanh của mô hình sầu riêng tại nghĩa hành là 20 tấn/ha/năm. V. KẾT LUẬN Dự án đã thực hiện đầy đủ các nội dung theo đúng thuyết minh và dự toán kinh phí được phê duyệt, đã xuống giống đủ diện tích theo thuyết minh dự án là 45 ha (15ha cây chôm chôm, 15 ha cây sầu riêng và 15ha cây bưởi da xanh). Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện dự án do yếu tố khách quan, thời tiết diễn biến bất lợi xảy ra nên diện tích cây ăn quả của dự án còn lại đến khi kết thúc dự án là 22,7225ha chiếm 50,49 % theo kế hoạch. Bước đầu cây chôm chôm và bưởi da xanh đã cho quả và cũng đã khẳng định được chất lượng của sản phẩm cây trồng của dự án. Với kết quả bước đầu của dự án đã khẳng định sự đóng góp của khoa học công nghệ trong việc tăng năng suất, chất lượng cây ăn quả, giảm chi phí sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế những năm về sau, giảm lượng lao động thất nghiệp, sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên đất, nước, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nông dân trên địa bàn huyện LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 29
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0