intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CAO LƯƠNG KHƯƠNG (Kỳ 1)

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

117
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên khác: Vị thuốc Cao lương khương còn gọi Riềng ấm, Riềng núi, Cao lương khương, Tiểu lương khương, Lương khương.Man khương (Bản Thảo Cương Mục), Mai quang ô lược, Tỷ mục liên lý hoa (Hòa Hán Dược Khảo), Tiểu lương khương (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tác dụng: Ôn Vị, tán hàn, chỉ thống, tiêu thực, dùng làm thuốc kiện Vị. Chủ trị: Đau dạ dày, nôn mửa do Tỳ Vị hư hàn. Liều dùng: Dùng từ 4-12 chỉ. Kiêng kỵ: Mửa do nhiệt thịnh, vị hỏa. Hoắc loạn do thương thử, ỉa chảy do hỏa nhiệt đau do tim hư cấm dùng....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CAO LƯƠNG KHƯƠNG (Kỳ 1)

  1. CAO LƯƠNG KHƯƠNG (Kỳ 1) Tên khác: Vị thuốc Cao lương khương còn gọi Riềng ấm, Riềng núi, Cao lương khương, Tiểu lương khương, Lương khương.Man khương (Bản Thảo Cương Mục), Mai quang ô lược, Tỷ mục liên lý hoa (Hòa Hán Dược Khảo), Tiểu lương khương (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  2. Tác dụng: Ôn Vị, tán hàn, chỉ thống, tiêu thực, dùng làm thuốc kiện Vị. Chủ trị: Đau dạ dày, nôn mửa do Tỳ Vị hư hàn. Liều dùng: Dùng từ 4-12 chỉ. Kiêng kỵ: Mửa do nhiệt thịnh, vị hỏa. Hoắc loạn do th ương thử, ỉa chảy do hỏa nhiệt đau do tim hư cấm dùng. Sơ chế: Đào thân rễ về rửa sạch cắt bỏ lá và rễ con, cắt từng đoạn 4-6cm, phơi khô, (có khi đồ qua mới phơi khô). Khi dùng ngâm mềm, xắt lát phơi khô dùng vào thuốc thang. Cách dùng: Trong trường hợp tỳ hư mà sốt rét dùng Cao lương khương sao với dầu mè (Châu thị tập nghiệm phương).
  3. Bảo quản: Để nơi khô ráo, phơi nhẹđể khỏi mất tinh dầu. Đơn thuốc kinh nghiệm: + Trị hoắc loạn, trên thổ dưới tả, đau bụng do ác khí: Cao lương khương nướng cho thơm, mỗi lần dùng 150g, sắc với 1 thăng rượu, chia làm 3- 4 lần uống (Ngoại Đài Bí Yếu). + Trị hoắc loạn, nôn mửa không ngừng: Cao l ương khương sống 6g, gĩa nát, Đại táo 1 trái, sắc uống nguội (Băng Hồ Thang - Phổ Tế Phương).
  4. + Trị Tâm Tỳ đau do hàn: Cao lương khương 30g, gĩa nát, vắt lấy cốt, sắc với 3 chén nước lớn, còn 2 chén rưỡi, bỏ bã, thêm vào 1 chén gạo nấu cháo ăn (Thánh Huệ Phương). + Trị Tâm Tỳ đau và các loại bị tổn thương vì độc: Cao lương khương, Can khương 2 vị bằng nhau, ngâm, rửa, tán bột, trộn với hồ bột miến, làm viên to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 50 viên với nước Quất bì, sau khi ăn. Có thai cấm uống (Hòa Tễ Cục Phương). + Trị Tỳ Vị hư, hàn ngược, hàn nhiều nhiệt ít, ăn uống kém: Cao lương khương sao với dầu mè, Gừng khô ngâm nước rửa, mỗi thứ 30g, rồi tán bột. Mỗi lần lấy 15g, dùng mật heo trộn thành viên hoàn, khi cần uống với rượu, mỗi lần 40 viên. Đại khái là hàn phát ra ở Đởm, dùng mật heo để dẫn Can khương và Cao lương khương là Nhị khương nhập vào Đởm để khử hàn mà táo Tỳ Vị. Một hàn một nhiệt, âm dương tương chế do đó mà có hiệu quả. Có bài khác chỉ dùng Nhị khương (Can khương, Cao lương khương) nửa sống nửa chín, sao đen, Xuyên sơn giáp (sao đen) 9g, tán b ột, mỗi lần dùng 6g nấu với thận heo, uống với rượu (Chu Thị Tập Nghiệm Phương). + Trị phù khi có thai, trước đó do thương hàn biến thành: Cao lương khương 9g, tẩm với nước mật heo một đêm rồi sao đen với đất tường nhà, xong bỏ đất đi, lấy 15 trái táo nhục lớn, sấy khô, tán bột, mỗi lần d ùng 9g với nước nóng, khi nào rét do thương hàn thì uống vào (Vĩnh Loại Kiềm Phương).
  5. + Trị răng sưng đau: Lương khương 2 tấc ta, Toàn yết sấy khô 4g, tán bột, xát vào, khi ra đờm dãi thì súc miệng và ngậm bằng nước muối (Bách Nhất Tuyển Phương). + Trị nhức đầu: Cao lương khương sống, tán nhuyễn, thổi vào trong lỗ mũi nhiều lần cho hắt hơi (Phổ Tế Phương). + Trị dạ dày đau do hàn: Cao lương khương, Hương phụ, các vị bằng nhau tán bột, thêm nước Gừng, Muối làm thành viên, mỗi lần uống 3-6g, ngày 2-3 lần, uống với nước (Lương Phụ Hoàn - Lương Phương Tập Dịch). + Trị đau nhức do loét dạ d ày hay tá tràng, Cao lương khương 9g, Ngũ linh chi 6g, tán bột, uống với nước đồng tiện và rượu - Cấm dùng trong trường hợp xuất huyết tương đối nặng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị đau quặn ngực bụng do cảm hàn: Cao lương khương 6g, Hậu phác, Sinh khương, Đương quy đều 9g, Quế tâm 4,5g, sắc uống (Cao Lương Khương Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị nôn mửa do Vị hàn: Cao lương khương 9g, sao qua, tán bột uống với nước (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị nôn mửa do hư hàn: Lương khương, Phục linh, Đảng sâm đều 9g, sắc uống (Sổ Tay Trung Dược Lâm Sàng).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2