intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CAO LƯƠNG KHƯƠNG (Kỳ 2)

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

88
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo: + Cao lương khương trừ hàn thấp, ôn Tỳ Vị. Đối với người cao tuổi Tỳ Thận hư hàn, tiêu chảy, kiết lỵ, tâm vị bạo thống, do khí nộ, do hàn đờm, dùng Cao lương khương tính vị thuần dương, cay nóng để trị các chứng hàn lạnh kinh niên, tác dụng giống như Quế, Phụ. Nếu hàn tà phạm Vị gây ra nôn mửa, thương thực do ăn chất sống lạnh sinh hoắc loạn thổ tả, phải dùng nhiều… Nếu trị Tỳ Vị hư hàn, cần phối hợp với Sâm, Kỳ, Bán hạ, Bạch truật là...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CAO LƯƠNG KHƯƠNG (Kỳ 2)

  1. CAO LƯƠNG KHƯƠNG (Kỳ 2) Tham khảo: + Cao lương khương trừ hàn thấp, ôn Tỳ Vị. Đối với người cao tuổi Tỳ Thận hư hàn, tiêu chảy, kiết lỵ, tâm vị bạo thống, do khí nộ, do hàn đờm, dùng Cao lương khương tính vị thuần dương, cay nóng để trị các chứng hàn lạnh
  2. kinh niên, tác dụng giống như Quế, Phụ. Nếu hàn tà phạm Vị gây ra nôn mửa, thương thực do ăn chất sống lạnh sinh hoắc loạn thổ tả, phải dùng nhiều… Nếu trị Tỳ Vị hư hàn, cần phối hợp với Sâm, Kỳ, Bán hạ, Bạch truật là tốt. Nếu dùng độc vị mà dùng nhiều, thuốc có tính cay nóng, tẩu tán sẽ làm hao tổn trung khí" (Bản Thảo Hội Ngôn). + Can khương, Lương khương, Sinh khương, đều có tác dụng ôn trung khử hàn. Nhưng Can khương chuyên về ôn Tỳ, chỉ tả, Lương khương chuyên về ôn trung, chỉ thống, còn Sinh khương chuyên về ôn vị chỉ ẩu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Can khương đại nhiệt, thiên về hoá hàn tà ở Tỳ, trị tiêu chảy do Tỳ hàn. Sinh khương cay nhiều hơn ôn, thiên về đi lên và đi ra phần biểu để khử hàn tà ở ngoài, chống nôn mửa. Cao lương khương thì ôn nhiều hơn cay, giỏi công ở bên trong, đi vào phần lý, thiên về tán hàn ở Vị, chỉ thống (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Cao lương khương và Can khương đều có vị cay, tính ấm, đều là thuốc chủ yếu để ôn tán hàn tà ở trung tiêu. Cao lương khương thiên về trị hàn ở Vị. Cao lương khương khác với Sinh khương ở chỗ Cao lương khương ôn nhiều hơn tân, thiên về tẩu ở phần lý, tán hàn ở Vị, chỉ thống. Sinh khương tân nặng hơn ôn, thiên về tẩu ở phần biểu, tân tán phong hàn mà hoà Vị khí để chỉ ẩu (Thực Dụng Trung Y Học).
  3. Hiểu thêm về Cao lương khương Tên khoa học: Alpinia offcinarum Hace. Họ Zingberaceae. Mô tả: Cây thảo cao cỡ 1-2m. Thân rễ mọc bò ngang, dài hình trụ, đường kính tới 2 cm, màu đỏ nâu, phủ nhiều vẩy, chia thành nhiều đốt không đều nhau, màu trắng nhạt. Lá không cuống, sáng bóng, hình mũi mác hẹp, hai đầu nhọn, dài tới 40cm rộng tới hơn 2cm, bẹ lá dạng vẩy, lưỡi bẹ dạng vảy nhọn. Cụm hoa hình chùy, mọc ở ngọn, thẳng có lông mềm, dài chừng 10cm. Hoa mọc sít nhau, có lá bắc nhỏ, đính trên những gờ nổi ngắn. Đài hình ống, có lông, chia 3 răng ngắn. Tràng có ống ngắn có lông cả hai mặt, có 3 thùy tù, lõm, thùy lưng lớn hơn. Bao phấn hình chữ nhật, nhẵn. Nhị lép hình dùi ngắn và tù. Cánh môi trắng có rạch màu đỏ rượu vang, hình trái soan. Bầu có lông. Nhụy lép 2, hình bản dày, gần như vuông. Quả hình cầu, có lông. Cây có hoa từ tháng 11 đầu tháng 1. Phân biệt:
  4. (1) Cần phân biệt với Cây Riềng Tàu, Lương khương (Aipinia chinensis Rosc), là cây thảo cao cỡ 1m, thân rễ màu xám vàng, thơm. Lá mọc 2 hàng, hình trái xoan, mũi mác, nhẵn cả hai mặt, dài tới 30cm, rộng 6cm, bẹ nhẵn, lưỡi bẹ lõm có hai thùy ngắn, tròn, cuống lá ngắn. Chùy hoa ở ngọn mảnh, nhẵn, có các nhánh cách xa nhau, mang nhiều hoa, lá bắc dễ rụng hoặc không có, lá bắc con màu trắng bao lấy đài hoa, cuống hoa nhẵn hình sợi, hoa màu trắng. Đài hình ống, nhẵn có 3 răng. Tràng có ống thụt vào mang các thùy thuôn, lõm. Bao phấn hình bầu dục, chỉ nhị dài gấp 3 lần, cánh môi hình bầu dục, nhị lép hình dùi. Bầu hình bầu dục, nhẵn, nhụy kép h ình bản dày, thuôn, khía tai bèo ở ngọn. Quả mọng khô hình cầu, to bằng hạt đậu Hà Lan, chứa 4 hạt. Có hoa vào mùa hạ. Cây mọc hoang ở một số nơi trong nước ta. Củ dùng làm thuốc giúp sự tuần hoàn máu. (2) Có khi dùng cây Riềng nếp, Đại cao lương khương (Alpinia galanha Swarts) to cao hơn cây Riềng ấm, thân rễ màu hồng, ít thơm, nhưng không tốt bằng loại trên. Cây mọc hoang ở miền núi và được trồng khắp nơi trong nước ta. Cây được trồng bằng thân rễ vào mùa đông xuân. Mùa hoa quả tháng 5-9, dùng thân rễ thu hái vào mùa đông xuân rồi phơi khô làm thuốc kích thích tiêu hóa, đầy bụng, đau họng, tiêu lỏng. Dùng từ 2-3 chỉ sắc hoặc tán bột uống tươi, có thể gĩa nhỏ ngâm nước muối và dịch chân. Phơi khô dùng chữa ho, khát nước (Xem: Cao lương khương tử).Có khi trồng hoặc mọc hoang khắp nơi trong nước Việt Nam.
  5. Thu hái: Chọn thân rễ (củ) vào giữa tháng 2-3, phơi khô có thể thu hái quanh năm. Phần dùng làm thuốc: Thân rễ. Mô tả dược liệu: Thân rễ riềng núi hình viên chùy, tẻ nhánh thô, khoảng 9-15mm. vỏ ngoài màu nâu đỏ, có vòng ngang hình dợn sóng, hình thành bởi lá thoái hóa, vùng đỉnh thường có vết thân, mặt hông và mặt bụng có vết rễ ít, chất cứng bền khó gãy, mặt cắt màu vàng đỏ, chất xơ, hơi có mùi thơm đặc biệt. Loại có mùi thơm nhẹ, không xốp. Từng đoạn khô, gìa màu vàng nâu, không mốc một là tốt. Bào chế: Khi dùng Cao lương khương nên sao qua, cũng có khi dùng với Gừng, Ngô thù du, đất vách hướng đông sao qua (Bản Thảo Cương Mục). Thành phần hoá học:
  6. + Trong rễ có 0,5-1,5% tinh dầu. Thành phần có Methyl Cinnamate, Eugenol, Pinene, Cadimene, Galangin, Kaempfende, Kaempferol, Quercetin, Isorhamnetin, Galangol (Trung Dược Học). + Có tinh dầu mà thành phần chủ yếu là Cineol và Methylxinamta. Ngoài ra còn có một chất dầu vị cay là Galangol, 3 chất kết tinh, đều là dẫn chất của Flavonoid: Galangin, Anpinin và Kamferit (Dược Liệu Việt Nam). Tác dụng dược lý: + Tác dụng kháng khuẩn:: nước sắc Cao lương khương in vỉto có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như trực khuẩn bạch hầu, liên cầu khuẩn dung huyết, Anthrax bacillus, song cầu khuẩn viêm phổi, tụ cầu vàng, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lao (Trung Dược Học). + Nước sắc Cao lương khương có tác dụng hưng phấn ruột cô lập của súc vật thí nghiệm, nồng độ cao lại có tác dụng ức chế. Dầu thơm Lương khương có tác dụng kiện Vị (Trung Dược Học). Tính vị: + Vị cay, tính ấm (Bản Thảo Thập Di). + Vị cay, tính ấm (Trung Dược Học). + Vị cay, tính rất ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
  7. Quy kinh: + Vào kinh Tỳ, Vị
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2