intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cặp phạm trù nguyên nhân, kết quả

Chia sẻ: Nguyễn Thị Bích | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:14

866
lượt xem
68
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việt Nam nổi tiếng với một kho tàng ca dao tục ngữ đồ sộ được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Tục ngữ chính là những tri thức dân gian được rút ra trên cơ sở quan sát và miêu tả sự cái cụ thể, đó là những tri thức kinh nghiệm, những "lẽ phải thông thường". Tục ngữ có mục đích triết lý, luôn luôn cố gắng phát hiện ra bản chất và tính quy luật của các sự vật và hiện tượng tự nhiên, xã hội và đời sống con người, do đó có thể nói tục ngữ chính là...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cặp phạm trù nguyên nhân, kết quả

  1. Cặp phạm trù nguyên nhân –kết quả Lời mở đầu Việt Nam nổi tiếng với một kho tàng ca dao tục ngữ đồ sộ được lưu truyền từ đ ời này qua đời khác. Tục ngữ chính là những tri thức dân gian đ ược rút ra trên c ơ s ở quan sát và miêu tả sự cái cụ thể, đó là những tri thức kinh nghiệm, những "lẽ phải thông thường". Tục ngữ có mục đích triết lý, luôn luôn cố gắng phát hiện ra bản chất và tính quy lu ật c ủa các s ự v ật và hiện tượng tự nhiên, xã hội và đời sống con người, do đó có th ể nói t ục ngữ chính là hình thức “triết học dân gian”. Điều đó được thể hiện ở chỗ trong n ội dung t ục ng ữ có ch ứa đ ựng những yếu tố của tư tưởng triết học, nghĩa là những tư tưởng tri ết h ọc không đ ược th ể hi ện một cách đầy đủ và chặt chẽ như những quy luật, nguyên lý và mệnh đề triết h ọc mà nó ch ỉ được thể hiện một phần nào đó và bằng cách nào đó trong nội dung của tục ngữ. Đối với mỗi con người Việt Nam những câu như “Ở hi ền gặp lành”, “ Ở ác gặp d ữ”, “Gieo gió gặt bão”, “Trèo cao ngã đau”, “Nhân nào quả đấy”…là những câu t ục ng ữ r ất đ ỗi quen thuộc mà ai cũng đã từng nghe hoặc từng nói, mang ý nghĩa giáo d ục v ề nh ững hành động và những điều ta nhận lại sau hành động đó. Ẩn chứa trong những câu t ục ng ữ h ết s ức gần gũi với đời sống của mỗi chúng ta lại chính là một phạm trù cơ bản c ủa phép biện chứng duy vật trong triết học. Đó là phạm trù về nguyên nhân và kết quả, hay còn gọi là phép nhân quả. Không chỉ trong ca dao tục ngữ, ngay trong Phật giáo – tín ngưỡng gần v ới cu ộc s ống của chúng ta cũng đề cập rất nhiều đến thuyết nhân quả, qua từng câu chuyện, t ừng l ời răn. Ví dụ như trong những điều Phật dạy có câu: “Sự chấp trước của ngày hôm nay s ẽ là ni ềm hối hận cho ngày mai” hay “Có lòng thương yêu vô tư thì sẽ có tất cả”. Qua đó ta có thể thấy thực sự mối quan hệ biện chứng gi ữa nguyên nhân và k ết qu ả có mặt ở khắp mọi nơi trong cuộc sống. Mỗi hiện tượng, mỗi sự vật, sự việc xảy ra và t ồn tại xung quanh chúng ta, từ việc nhỏ như thức ăn được nấu chín có nguyên nhân là do s ự tương tác giữa nhiệt độ với thức ăn làm biến đổi thức ăn, hay những vi ệc tr ọng đại như chiến tranh xảy ra ở một quốc gia với nguyên nhân chủ yếu là mục đích kinh tế. Tất c ả xảy ra đều có nguyên nhân của nó, mọi việc đã làm đều nhận được kết quả tương xứng.
  2. Vậy triết học nói chung và chủ nghĩa Mác- Lênin nói riêng có quan đi ểm nh ư th ế nào về phạm trù về nguyên nhân và kết quả, một phạm trù c ơ bản c ủa phép bi ện ch ứng duy v ật. Trong giới hạn bài thu hoạch này, nhóm chúng tôi xin trình bày v ề đ ề tài “Phân tích n ội dung của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả và ý nghĩa phương pháp lu ận c ủa c ặp ph ạm trù này.” I. Phạm trù nguyên nhân và kết quả: I.1. Khái niệm phạm trù. Bản chất của phạm trù. I.1.1 Khái niệm phạm trù: Trong quá trình suy nghĩ, con người thường xuyên phải s ử d ụng những khái ni ệm nh ất định như “người”, “động vật”, “kim loại”…Những khái ni ệm đó là hình th ức c ủa t ư duy đ ể phản ánh những thuộc tính quan trọng nhất của lớp sự vật, hi ện tượng nh ất đ ịnh. Tuỳ thu ộc vào số lượng của sự vật, hiện tượng được phản ánh mà ta có các khái ni ệm r ộng, h ẹp khác nhau. Trong đó, phạm trù là khái niệm rộng nhất, phản ánh nh ững m ặt, nh ững thu ộc tính, những mối liên hệ chung và cơ bản nhất của các sự vật và hiện tưọng thuộc m ột lĩnh v ực hiện thực nhất định. Mỗi bộ môn khoa học đều có phạm trù riêng của mình. Chẳng hạn, vật lý h ọc có các phạm trù năng lượng, khối lượng; trong sinh học có phạm trù bi ến d ị, di truy ền; trong kinh t ế học có các phạm trù hàng hóa, giá trị; mỹ học có các phạm trù cái đẹp, cái bi, cái hài… Phạm trù của phép biện chứng duy vật là những khái ni ệm chung nh ất, ph ản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản phổ bi ến nhất của toàn b ộ th ế gi ới hiện thực (bao gồm cả tự nhiên, xã hội và tư duy), ví dụ như các phạm trù: v ật chất, ý th ức, mâu thuẫn, nguyên nhân, kết quả, bản chất, hiện tượng… I.1.2. Bản chất của phạm trù. Trong lịch sử triết học có nhiều quan điểm khác nhau về b ản ch ất c ủa phạm trù. Có nhà triết học coi phạm trù là có sẵn, có trước con người như I.Kant - nhà triết học người Đức. Các nhà triết học thuộc phái duy thực cho những khái niệm (phạm trù) có tr ước các sự v ật riêng lẻ, cá biệt và quy định các sự vật riêng lẻ, cá bi ệt đó. Các nhà duy danh ng ược l ại cho 2
  3. rằng, những khái niệm (phạm trù) chỉ là tên gọi, không có nội dung, ch ỉ có những s ự v ật riêng lẻ, cá biệt là tồn tại thực…Những quan niệm trên đều chưa đúng. Theo triết học duy vật biện chứng, phạm trù không có sẵn bẩm sinh, mà đ ược hình thành trong quá trình nhận thức và hoạt động thực ti ễn c ủa con người, bằng con đ ường khái quát hoá, trừu tượng hoá những thuộc tính, những m ối liên hệ v ốn có bên trong b ản thân s ự vật. Do vậy, nguồn gốc, nội dung phạm trù là khách quan m ặc dù hình th ức th ể hi ện c ủa nó là chủ quan. Phạm trù có các tính chất sau: - Tính khách quan: Mặc dù phạm trù là kết quả của tư duy, song n ội dung mà nó ph ản ánh là khách quan, do hiện thực khách quan mà nó phản ánh quy định. Nghĩa là phạm trù khách quan về nguồn gốc, về cơ sở, nội dung, còn hình thức thể hiện của phạm trù là chủ quan. - Tính biện chứng: Tính chất này thể hiện ở chỗ, n ội dung mà ph ạm trù ph ản ánh luôn vận động, phát triển cho nên các phạm trù cũng luôn vận động, thay đổi không đ ứng im. Các phạm trù có thể thâm nhập, chuyển hoá lẫn nhau. Tính biện chứng của bản thân sự vật, hi ện tượng mà phạm trù phản ánh quy định biện chứng của phạm trù. Điều này cho chúng ta th ấy rằng, cần phải vận dụng, sử dụng phạm trù hết sức linh ho ạt, uyển chuyển, m ềm d ẻo, bi ện chứng. I.2. Cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả. Mối quan hệ nhân quả là một trong mối quan hệ được loài người phát hi ện s ớm nh ất trong triết học Ấn Độ cổ đại. Mối quan hệ này là c ơ sở đ ể hình thành nhi ều lý lu ận khác nhau, nhất là các học thuyết tôn giáo, triết học. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận về việc hiểu như thế nào là nguyên nhân, thế nào là kết quả; song gi ữa chúng đ ều có nh ững điểm tương đồng. Nguyên nhân và kết quả là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật. Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong m ột sự vật ho ặc gi ữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nào đó. Kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật ho ặc gi ữa các sự vật v ới nhau gây ra, qua đó phản ánh mối quan hệ hình thành của các s ự v ật, hi ện t ượng trong hi ện th ực khách quan. Theo định nghĩa của B. Russell: Định luật nhân quả là bất kỳ đ ịnh lu ật nào có th ể cho 3
  4. chúng ta khả năng dựa tên một biến cố để đưa ra một kết luận nào đó v ề m ột bi ến c ố khác (hay nhiều biến cố khác). I.2.1. Khái niệm nguyên nhân, kết quả. Nguyên nhân là phạm trù triết học chỉ sự tác động lẫn nhau gi ữa các m ặt trong m ột s ự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một sự biến đổi nhất định. Kết quả là phạm trù triết học chỉ là những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau. Ví dụ: Sự tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố trong hạt ngô là nguyên nhân làm cho t ừ hạt ngô nảy mầm lên cây ngô. Sự tác động giữa điện, xăng, không khí, áp su ất…(nguyên nhân) gây ra sự nổ động cơ (kết quả). I.2.2. Phân biệt nguyên nhân và nguyên cớ, nguyên nhân và điều kiện. Nguyên cớ là một sự kiện nào đó trực tiếp xảy ra trước kết quả, có liên hệ với kết quả nhưng chỉ là liên hệ bên ngoài không bản chất. Chẳng hạn, không phải nguồn điện là nguyên nhân làm bóng đèn phát sáng mà ch ỉ là tương tác của dòng điện với dây dẫn (trong trường hợp này, với dây tóc c ủa bóng đèn) m ới thực sự là nguyên nhân làm cho bóng đèn phát sáng. Một ví dụ khác, nước Mỹ lợi dụng nguyên cớ chống khủng bố và cho rằng Iraq có vũ khí huỷ diệt hàng loạt để tiến hành chiến tranh xâm lược Iraq. Thực chất, Iraq không có liên quan tới khủng bố và không có vũ khí huỷ diệt hàng lo ạt như thanh tra c ủa Liên H ợp qu ốc đã kết luận. Điều kiện là tổng hợp những hiện tượng không phụ thuộc vào nguyên nhân nhưng lại có tác dụng biến khả năng chứa đựng trong nguyên nhân thành k ết qu ả, thành hi ện th ực. Vì vậy, điều kiện là cái không thể thiếu được cho sự xuất hiện kết quả. Điều ki ện là hi ện tượng cần thiết để nguyên nhân phát huy tác dụng. Điều kiện khác với nguyên nhân. Nguyên nhân bao giờ cũng tham gia vào kết quả còn đi ều ki ện chỉ là môi tr ường đ ể cho s ự tác đ ộng xảy ra. Ví dụ: nguyên nhân của hạt thóc nảy mầm là do những yếu tố bên trong h ạt thóc tác động lẫn nhau gây nên, nhưng để nẩy thành mầm thì phải có đi ều ki ện về nhi ệt đ ộ, đ ộ ẩm, … 4
  5. Tại sao hai sinh viên khác nhau, chịu cùng một sự tác động lại cho những kết quả khác nhau? Tương tự, tại sao trong cùng một môi trường sống, chịu tác động c ủa cùng m ột hoàn cảnh nhưng lại có người tốt, kẻ xấu? Nguyên nhân c ủa đi ều này chính là s ự tác đ ộng qua l ại giữa hoàn cảnh và con người. Hoàn cảnh giống nhau, nhưng tác động vào những con người có năng khiếu khác nhau, bản lĩnh khác nhau sẽ tạo ra những con người khác nhau. Khi một cánh cửa bị gió làm vỡ người ta nói nguyên nhân là do gió ch ứ không tính đ ến đặc điểm của tấm kính. Chính do việc chỉ hiểu một nhân tố là nguyên nhân như th ế nên nhiều lúc người ta khó trả lời cho những câu hỏi của cuộc sống. Cần phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và nguyên nhân với đi ều kiện. Nguyên c ớ và điều kiện không sinh ra kết quả, mặc dù nó xuất hiện cùng với nguyên nhân. I.2.3. Tính chất của mối liên hệ nhân quả. Là một cặp phạm trù của phép duy vật biện chứng, cặp phạm trù nguyên nhân – k ết quả bao gồm các tính chất sau: tính khách quan, tính phổ biến và tính tất yếu. Về tính khách quan: Thế giới thống nhất ở tính vật chất. Đi ều đó cho thấy vật ch ất đang vận động quy đến cùng là nguyên nhân duy nhất, là ngu ồn gốc c ủa m ọi s ự v ật, hi ện tượng, quá trình; và mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình đều có căn c ứ c ủa nó trong nh ững s ự vật, hiện tượng, quá trình khác. Vậy nên không có sự vật hiện tượng nào không có nguyên nhân mà chỉ có chúng ta chưa tìm ra nguyên nhân c ủa hiện tượng đó, và cũng không có m ột hiện tượng nào không sinh ra kết quả mà chỉ có chúng ta chưa tìm ra được kết quả của nó. Về tính phổ biến: Tính phổ biến của quan hệ nhân quả thể hiện ở chỗ mọi sự vật và hiện tượng đều nảy sinh từ những sự vật hiện tượng khác. Trong đó cái sản sinh ra cái khác được gọi là nguyên nhân và cái được sinh ra gọi là kết quả. Về tính tất yếu: Thực tiễn cho thấy rằng một nguyên nhân nhất định trong hoàn cảnh nhất định chỉ có thể gây ra kết quả nhất định. Điều đó chứng t ỏ m ối liên h ệ nhân - qu ả trong những điều kiện nhất định có tính tất yếu. Cùng một nguyên nhân như nhau, trong những điều kiện như nhau thì kết quả gây ra phải như nhau. Nghĩa là nguyên nhân tác đ ộng trong những điều kiện càng ít khác nhau thì kết quả do chúng gây ra càng giống nhau. Ví dụ: Nước ở áp suất 1 atm luôn luôn sôi ở 1000 độ C. II. Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả 5
  6. II.1. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ khách quan, bao hàm tính tất yếu: không có nguyên nhân nào không dẫn t ới k ết quả nh ất định và ngược lại không có kết quả nào là không có nguyên nhân. Nữ diễn viên nổi tiếng Marilyn Monroe đã từng nói “I believe that everything happens for a reason”, có nghĩa rằng “Tôi tin là m ọi vi ệc xảy ra đ ều có lí do c ủa nó”. M ối quan h ệ nhân quả là mối quan hệ mang tính tất yếu hiển nhiên và được tất cả m ọi người công nh ận. Mọi sự vật, hiện tượng xung quanh ta đều có một nguyên nhân nhất đ ịnh, t ừ nh ững đi ều nh ỏ nhất cho tới những điều to lớn nhất. Ví dụ: Phần lớn các nhà khoa học đều chung quan đi ểm về thuyết Vụ n ổ l ớn (Big Bang Theory) đã tạo nên Hệ Mặt trời. Vụ nổ lớn chính là nguyên nhân, còn s ự hình thành Hệ Mặt trời (trong đó có Trái Đất) là kết quả. Mặc dù lí thuyết này đã đ ược chứng minh b ằng thực nghiệm vật lý (chứng minh qua định luật Hubble về sự giãn nở của vũ trụ, bức xạ phông vũ trụ, sự phân bố và tiến hóa của các thiên hà và đặc biệt là sự hình thành các nguyên t ố c ơ bản), thậm chí đã được tái tạo thành công bởi các nhà khoa học Anh; song nó v ẫn gặp nhi ều phản bác từ các tín đồ tôn giáo; họ cho rằng thuyết V ụ n ổ l ớn đi ngược l ại v ới s ự sáng th ế trong Kinh thánh hay Kinh Qur’an. Tuy nhiên, nhi ều người theo đạo C ơ đ ốc, Ấn Đ ộ giáo và Hồi giáo đã thừa nhận tính đúng đắn của thuyết Big Bang, đặc bi ệt là Giáo h ội Công giáo La Mã và Giáo hoàng Pius XII. II.2. Nguyên nhân sinh ra kết quả, do vậy nguyên nhân bao giờ cũng có tr ước k ết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân. Tuy nhiên, không phải hai hiện tượng nào nối ti ếp nhau v ề th ời gian cũng là quan h ệ nhân quả. Ví dụ như ngày kế tiếp đêm, sấm kế tiếp chớp…nhưng không phải đêm là nguyên nhân của ngày hay chớp là nguyên nhân của sấm. Cần phân biệt rõ ràng quan h ệ nhân qu ả v ới sự kế tiếp về mặt thời gian. Quan hệ nhân quả có tính chất kế tiếp về mặt thời gian, nhưng những hiện tượng kế tiếp nhau về thời gian chưa chắc đã có quan hệ nhân quả. Thực tế, nguyên nhân sinh ra ngày và đêm là sự tự quay c ủa Trái Đ ất quanh tr ục B ắc Nam của nó, ánh sáng mặt trời chỉ chiếu sang phần bề mặt Trái Đất h ướng v ề phía m ặt tr ời. Sấm và chớp đều do sự phóng điện giữa các đám mây tích đi ện trái dấu nhau, nh ưng vì v ận 6
  7. tốc ánh sáng truyền trong không gian nhanh hơn vận tốc âm thanh nên chúng ta s ẽ th ấy ch ớp trước khi nghe thấy tiếng sấm. II.3. Một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả và một k ết qu ả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân tạo nên. - Trường hợp một nguyên nhân sinh ra một kết quả: Vì đói nên người ta phải ăn, vì khát nên người ta phải uống...Đây là bản năng của m ỗi người, khi đó h ọ sẽ có phản xạ có điều kiện: tìm kiếm đồ ăn trong tủ lạnh hoặc đi mua đồ uống ở cửa hàng yêu thích… - Trường hợp một nguyên nhân sinh ra nhiều kết quả: Cuộc khủng hoàng tài chính t ại Mĩ không chỉ gây ra sự nổ tung thị trường bất động sản và th ị trường tài chính, s ự phá sản của nhiều ngân hàng ở Mĩ mà còn kéo theo sự khủng ho ảng ở các nước châu Âu và lan r ộng ra toàn thế giới. Hàng triệu người Anh lâm vào cảnh thất nghi ệp. Tổ ch ức l ương th ực và nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) dự báo sẽ có khoảng 17 tri ệu người lâm vào c ảnh thi ếu đói. Ngoài ra còn rất nhiều những tác động khác c ủa cu ộc kh ủng ho ảng kinh t ế v ẫn đang t ồn tại trên toàn thế giới. - Trường hợp nhiều nguyên nhân sinh ra một kết quả: Hiện tượng mất mùa có thể xảy ra vì nhiều nguyên nhân: không diệt trừ được hết sâu bệnh gây hại cho lúa, đ ất canh tác không được cày bừa đào xới cẩn thận, không chăm sóc bón phân thường xuyên, thiên tai, hạn hán lũ lụt dẫn tới mất mùa…ngoài ra còn có rất nhiều những nguyên nhân ch ủ quan và khách quan khác. II.4. Vị trí và vai trò của các nguyên nhân là khác nhau trong việc hình thành kết quả; ngược lại, một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả khác nhau. Khi một kết quả được sinh ra bởi nhiều nguyên nhân, những nguyên nhân có th ể tác động theo các hướng thuận nghịch khác nhau vè đ ều có ảnh h ưởng t ới s ự hình thành k ết qu ả, nhưng vị trí và vai trò của chúng là khác nhau. Có nguyên nhân tr ực ti ếp, nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài…Ngược l ại, m ột nguyên nhân có th ể đ ưa đến nhiều kết quả, trong đó có kết quả chính, kết quả phụ, kết qu ả c ơ bản, kết qu ả tr ực tiếp, kết quả gián tiếp… 7
  8. Ví dụ: Cuộc xâm lược của Liên quân Hoa Kì, Anh, Úc và Ba Lan (chủ yếu là Hoa Kì) vào Iraq vào năm 2003 sau khi tranh cãi về vấn đề vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh h ọc và vũ khí hóa học ở Iraq. Có nhiều nguyên nhân cho cuộc xâm lược này, cụ thể như sau: Nguyên nhân trực tiếp (hay chính là cái c ớ để Hoa Kì đ ưa quân vào Iraq và h ợp pháp hóa cuộc chiến) là sự nghi ngờ của Mĩ và đồng minh phương Tây về vấn đ ề vũ khí h ạt nhân và vũ khí hóa học ở Iraq mà sau này chính các quốc gia đó kh ẳng đ ịnh là ở Iraq không có những vấn đề này. Nguyên nhân gián tiếp (nguyên nhân sâu xa) chính là nguồn tài nguyên d ầu m ỏ phong phú của Iraq mà theo Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC, trữ lượng dầu của Iraq đã tăng 24% so với 115 tỉ thùng của những năm 70 thế kỉ XX, ch ỉ đ ứng sau hai n ước là Saudi Arabia và Venezuela. Một nguyên nhân khác nữa chính là s ự b ất hòa gi ữa Iraq và Israel – đ ồng minh quan trọng nhất của Mĩ ở khu vực Trung Đông. Sau mười hai năm, cuộc xâm lược này đã để lại nhiều hậu quả khôn lường tới nền kinh tế và xã hội Iraq. Chín năm sau khi chính quyền Saddam Hussein b ị l ật đ ổ, Iraq v ẫn ch ưa thành lập được chính phủ sau cuộc bầu cử ngày 7/3, vì các đ ảng phái v ẫn b ất đ ồng v ới nhau, mâu thuẫn sắc tộc Shite, Sunni và Kurd, đa số người dân đang sống trong cảnh nghèo đói cùng cực. Hơn 1 triệu người Iraq bị giết hại. Kiệt quệ, n ợ nần, Iraq đang hoang tàn. Đ ường sá, bệnh viện, nền kinh tế… cần phải tái thiết lại tất cả. Còn thi ếu 1 tri ệu nhà ở, 5.000 tr ường học. Chi phí cho tái thiết sẽ vượt quá 500 tỉ USD, một con số khổng lồ. Không đơn thuần là tuổi thơ không lành lặn, cuộc chiến còn cướp đi mạng s ống và hằn in những khiếm khuyết trên cơ thể hàng ngàn trẻ em Iraq. Về phía Mĩ, cuộc chiến tranh Iraq đã làm hơn 4.400 binh sĩ Mỹ chết, hàng nghìn binh sĩ bị thương. Nhiều người dân Mỹ bất bình khi chứng kiến hằng ngày con em họ phải đổ máu ở một đất nước xa xôi. Rồi cả những nỗi đau bị giày vò cả về thể xác lẫn tinh th ần, hàng ngàn người mắc bệnh tâm thần với "Hội chứng Iraq". Cuộc chiến tranh Iraq đã tiêu tốn c ủa Mỹ 740 tỷ USD, trong khi n ước M ỹ đang ph ải gồng mình để vượt qua khủng hoảng, phục hồi kinh tế. Chính quyền M ỹ cũng ph ải cay đ ắng thừa nhận, một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh t ế là do sa l ầy" trong cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan. Trái với tuyên truyền của Mỹ rằng sẽ đem lại tự do cho người dân Iraq, đất n ước này gần 9 năm qua đã chìm trong bom đạn, chết chóc, đau thương. Mỹ không những không trấn áp 8
  9. được khủng bố mà Iraq còn trở thành một "địa bàn" cho khủng bố tung hoành. Sự hận thù c ủa người dân Iraq càng thổi bùng làn sóng chống Mỹ và đây cũng là m ột trong nh ững nguyên nhân làm gia tăng các vụ đánh bom liều chết. II.5. Trong sự vận động của thế giới vật chất, không có nguyên nhân đ ầu tiên và kết quả cuối cùng. Friedrich Engels đã viết: “Chúng ta cũng thấy rằng nguyên nhân và k ết qu ả là nh ững khái niệm chỉ có ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng vào m ột tr ường h ợp riêng biệt nhất định; nhưng một khi chúng ta nghiên cứu tr ường h ợp riêng bi ệt ấy trong m ối liên hệ chung của nó với toàn thế gi ới thì những khái niệm ấy lại vẫn gắn v ới nhau và xo ắn xuýt với nhau trong một khái niệm về sự tác động qua lại lẫn nhau m ột cách phổ biến, trong đó nguyên nhân và kết quả luôn luôn thay đổi vị trí cho nhau; cái ở đây ho ặc trong lúc này là nguyên nhân thì ở chỗ khác hoặc ở lúc khác lại là kết quả, và ngược lại.” Hiểu một cách đơn giản, “nguyên nhân” và “kết quả” cũng mang tính tương đ ối, tương tự như khái niệm về “đứng yên” và “chuyển động” trong Vật lí. M ột v ật đ ược coi là đứng yên với vật này nhưng lại coi là chuyển động v ới v ật khác. T ương t ự nh ư v ậy, m ột hiện tượng có thể là “nguyên nhân” trong trường hợp riêng bi ệt này nhưng l ại là “k ết qu ả” trong trường hợp riêng biệt khác. Khi nghiên cứu những trường hợp riêng bi ệt này trong m ối quan hệ với những trường hợp khác, ta sẽ nhận ra được sự gắn bó và tác đ ộng qua l ại c ủa chúng với nhau. Ví dụ: Khói bụi và khí thải công nghiệp, khí độc hại như cacbon oxit, lưu huỳnh dioxit, CFC…là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí, gây ra những hi ện tượng như hiệu ứng nhà kính hay sự nóng lên của Trái Đất. Tuy nhiên, chúng l ại là k ết qu ả của những hoạt động sản xuất công nghiệp của con người mà không qua x ử lí khí th ải, c ủa sinh hoạt hàng ngày, của hoạt động giao thông vận tải… III. Ý nghĩa phương pháp luận. Thông qua việc tìm hiểu về khái niệm nguyên nhân, kết qu ả, m ối quan h ệ bi ện ch ứng giữa chúng, ta có thể rút ra một số ý nghĩa về phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân kết quả, cụ thể như sau: 9
  10. Thứ nhất, vì mối liên hệ nhân quả là mối quan hệ có tính khách quan, t ất y ếu nên trong nhận thức và thực tiễn không thể ph ủ nhận quan h ệ nhân qu ả. Trong th ế giới hiện thực không thể tồn tại những sự vật, hiện t ượng hay quá trình bi ến đ ổi không có nguyên nhân và ngược lại không có nguyên nhân nào không d ẫn t ới nh ững k ết quả nhất định. Ví dụ: Vấn đề ô nhiễm môi trường. + Môi trường là không gian sống, là nơi cung cấp nguồn tài nguyên c ần thi ết cho dân sinh và hoạt động sản xuất của con người, là n ơi chứa đựng các phế th ải do con người t ạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất. Môi trường là cơ sở để tồn tại cuộc s ống c ủa con người. + Hiện nay trong bối cảnh toàn cầu nói chung, trước sự phát tri ển nh ư vũ bão c ủa n ền kinh tế, môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. + Ô nhiễm môi trường xảy ra sẽ để lại những hậu quả nghiên tr ọng, khôn lường, nó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống tốt đẹp của mọi quốc gia và sự phát tri ển của n ền kinh t ế trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Do vậy, con người muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng chăm lo bảo vệ môi trường, bảo vệ và cải thi ện môi tr ường đang là một trong những vấn đề quan trọng được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm trong chiến lược phát triển chung về kinh tế xã hội. Nhất là trong những năm gần đây, n ước ta đang ti ến d ần trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã thúc đẩy quá trình đô th ị hóa. Đô th ị hóa không chỉ mang lại lợi ích riêng về tăng trưởng kinh tế mà còn có ý nghĩa xã h ội nh ư: nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao dân trí và cải thiện các d ịch v ụ chăm sóc s ức kh ỏe. Tuy nhiên, cùng với những lợi ích này thì đô thị hóa lại đ ưa đ ến nh ững h ậu qu ả xã h ội nghiêm trọng, đặc biệt là ô nhiễm môi trường. Như vậy, nguyên nhân là do đô thị hóa đã dấn tới nhiều k ết qu ả mà trong đó v ấn đ ề nổi cộm là hậu quả ô nhiễm môi trường. 10
  11. Thứ hai, vì mối liên hệ nhân quả rất phức tạp, đa dạng nên phải phân biệt chính xác các loại nguyên nhân để có phương pháp giải quy ết đúng đ ắn, phù h ợp v ới m ỗi trường hợp cụ thể trong nhận thức và thực tiễn. Muốn tìm nguyên nhân phải tìm trong thế giới hiện thực, trong bản thân các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ không được tưởng tượng ra từ trong đầu óc của con người, tách rời thế giới hiện thực. Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Những nguyên nhân này có vai trò khác nhau đối với vi ệc hình thành k ết qu ả. Vì v ậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phân loại các nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân c ơ b ản, nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân ch ủ quan, nguyên nhân khách quan... Đồng thời phải nắm được chiều hướng tác động c ủa các nguyên nhân, từ đó có biện pháp thích hợp tạo điều ki ện cho nguyên nhân có tác đ ộng tích c ực đ ến hoạt động và hạn chế sự hoạt động của nguyên nhân có tác động tiêu cực. Ví dụ: Anh A giết chết người. + Nếu anh A phòng vệ chính đáng theo đúng quy định của pháp luật hình s ự thì anh ta sẽ được khoan hồng giảm mức án hoặc không bị kết án. + Nếu anh A cố ý gây chết người (cố ý trực tiếp ho ặc c ố ý gián ti ếp) thì anh A s ẽ b ị xử lí theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, trong quá trình đi ều tra xét x ử, c ơ quan đi ều tra, Tòa án và Viện kiểm sát có thể tìm ra những yếu t ố đ ể tăng n ặng ho ặc gi ảm nh ẹ m ức án c ủa anh A (ví dụ như giết người trong tình trạng bị kích động, gi ết người khi không có ho ặc không có đầy đủ năng lực hành vi, tái phạm khi chưa xóa án tích…). Vì mối liên hệ nhân quả rất phức tạp, đa dạng nên phải phân bi ệt chính xác các lo ại nguyên nhân để có phương án giải quyết đúng đắn, phù hợp với m ỗi tr ường h ợp c ụ th ể trong nhận thức và thực tiễn. Thứ ba, một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả và ng ược lại, m ột k ết quả có thể do nhiều nguyên nhân, vì th ế trong nh ận th ức và th ực ti ễn c ần ph ải có cách nhìn toàn diện và lịch sử, cụ thể trong phân tích để giải quy ết và ứng d ụng quan h ệ nhân quả. 11
  12. Ví dụ: Công cuộc cách mạng giải phóng miền Nam thống nhất đất n ước c ủa chúng ta thắng lợi, đó là kết quả của nhiều nguyên nhân, bao gồm: + Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và nhà nước. + Nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân ta đã phát huy truy ền th ống yêu n ước của dân tộc, một lòng đi theo Đảng, đi theo Bác Hồ, chi ến đ ấu dũng c ảm ngoan c ường, b ền bỉ, lao động quên mình vì độc lập tự do của T ổ qu ốc, vì ch ủ nghĩa xã h ội và vì quy ền s ống của con người. + Việt Nam đã kêu gọi được sự ủng hộ của các nước, các dân t ộc xã h ội ch ủ nghĩa và các nước, các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới. Có thể nói, cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả không phải là m ột vấn đ ề tri ết h ọc xa lạ, khó hiểu, trái lại, nó vô cùng thiết thực với cu ộc s ống c ủa m ỗi cá nhân và nh ững v ấn đề của cộng đồng, đặc biệt với những người đang ngồi trên gi ảng đ ường đ ại h ọc, nh ững sinh viên – chủ nhân tương lai của đất nước; đặc bi ệt khi thời gian gần đây, nh ững v ấn đ ề như chất lượng đào tạo, phương pháp đào tạo, vấn đề bằng cấp và thất nghi ệp ngày càng tr ở nên nóng hổi. Thiết nghĩ, nguyên nhân nào dẫn tới nh ững đi ều này, và nh ững v ấn đ ề này s ẽ để lại hậu quả ra sao? Nhu cầu học của tất cả mọi người trong xã hội ngày m ột gia tăng, kh ả năng ti ếp c ận và cập nhật thông tin của sinh viên ngày càng tiến bộ, liệu rằng những thông tin ghi trong sách giáo khoa có còn phù hợp? Phương pháp dạy học mang tính lí thuyết nhàm chán, thi ếu th ực t ế liệu có hiệu quả? Việc các công ty tuyển dụng quá coi trọng vấn đề bằng cấp sẽ dẫn đ ến những hậu quả gì? Thực tế đã chỉ ra rằng, tình tr ạng th ất nghi ệp c ủa sinh viên ra tr ường vì thiếu việc làm hay vì thiếu kinh nghiệm thực tế, vấn đề “thừa thầy thiếu thợ”, cả những nghi án tiêu cực “chạy bằng cấp”…tất cả những thứ đó là hậu quả dễ thấy nhất, và không ai khác, chính chúng ta phải hứng chịu những hậu quả đó. . 12
  13. Kết luận Trong cuộc sống xung quanh chúng ta, mỗi hành động c ử ch ỉ đ ều có k ết qu ả c ủa nó, mỗi tác động dù là nhỏ nhất cũng có thể là nguyên nhân cho m ột k ết qu ả to l ớn. Chính vì v ậy cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả là một c ặp phạm trù vô cùng ph ổ bi ến trong đ ời s ống. Bài thu hoạch này nhằm khẳng định giá trị về mặt tư tưởng, khoa h ọc c ủa c ặp ph ạm trù c ơ bản nguyên nhân kết quả, qua đó để mỗi người chúng ta có cái nhìn sâu r ộng h ơn v ề v ấn đ ề nhân quả trong đời sống. Để những kiến thức triết học tác động vào đ ời s ống, giúp chúng ta thay đổi cái nhìn phiến diện, thay bằng cái nhìn da di ện nhi ều chi ều v ới cu ộc s ống, đ ể m ỗi con người khi đã được tiếp cận với triết học nói chung và về cặp phạm trù nguyên nhân k ết quả nói riêng sẽ hiểu rằng mọi hành động dù tốt dù xấu của chúng ta ngày hôm nay, luôn có một hoặc nhiều kết quả cho tương lai, hay những kết quả mà hôm nay ta nhận đ ược cũng luôn có nguyên nhân tạo nên. Nhìn vào cuộc sống ngày hôm nay, chúng ta đang sống ở đây, trên mảnh đất quê hương này một cách bình yên, hòa bình, chính là kết quả đ ấu tranh c ủa đ ời đ ời l ớp l ớp cha ông ta đ ể lại. Chúng ta học tập ngày hôm nay là nền tảng của nh ững thành công trong t ương lai ta đ ạt được. Chính vì lẽ đó, những học sinh, sinh viên của đất nước càng cần phải biết gắn bó, gánh vác, hi sinh cho Tổ Quốc, để xứng đáng với cha ông đi tr ước; trong đó vi ệc làm thi ết th ực nhât đó là học tập và rèn luyện để có đủ tri thức, bản lĩnh, sức khỏe, bảo v ệ và xây d ựng T ổ quốc giàu đẹp hơn. Ví dụ: Khi nói về chiến tranh xâm lược của Pháp tại Việt Nam trong vào giữ thế kỷ XIX thì ai cũng biết rõ đó là do thời kì này các nước tư bản đang trên con đường phát triển nhanh của chủ nghĩa tư bản nhu cầu về thị trường, nhân công ,thuộc địa ngày càng lớn trong khi đó chế độ phong kiến ở các nước phương Đông ( Đông Nam Á) lại đang trong tình trạng khủng hoảng , vì vậy đây chính là mục tiêu nhòm ngó của các nước phương Tây trong đó có Việt Nam. Nhưng nguyên cớ mà Pháp sử dụng để hợp pháp hóa cuộc xâm lược của mình lại là triều đình Nguyễn làm nhục quốc thể Pháp và bảo vệ đạo Ki tô. 13
  14. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2