Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
CARCINÔM THẦN KINH‐NỘI TIẾT TẾ BÀO LỚN: <br />
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG‐BỆNH LÝ 31 TRƯỜNG HỢP <br />
Nguyễn Hữu Lân*, Nguyễn Sơn Lam*, Lê Tự Phương Thảo**, Nguyễn Huy Dũng* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề: Carcinôm thần kinh‐nội tiết tế bào lớn của phổi (LCNCL) là một thực thể lâm sàng bệnh lý mới <br />
được công nhận. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân carcinôm tế bào lớn chưa được thiết lập. Có ít dữ liệu nghiên <br />
cứu tiến cứu trên bệnh nhân LCNCL tại Việt Nam. <br />
Mục tiêu: Mục đích của nghiên cứu này là mô tả các đặc điểm lâm sàng‐bệnh lý của LCNCL. <br />
Chất liệu và phương pháp: Bệnh nhân có chẩn đoán xác định LCNCL, nhập viện Phạm Ngọc Thạch từ <br />
01/07/2008 ‐ 30/04/2013, được thu dung vào nghiên cứu. <br />
Kết quả: Trong số 31 bệnh nhân được nghiên cứu, có 22 bệnh nhân nam, 9 bệnh nhân nữ. Tuổi trung bình <br />
của bệnh nhân là 57 ± 12 tuổi (từ 29 tuổi đến 82 tuổi). 9 bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá (30 ± 7 gói/năm, từ 20 <br />
đến 40 gói/năm). Nhìn chung, các triệu chứng lâm sàng chủ yếu là đau ngực (64,5%), ho khan (58,1%), ho có đờm <br />
(22,6%), ho ra máu (12,9%), khó thở (19,4%), sốt (12,9%), giảm cân (6,5 %), thở khò khè (3,2%). 64,5% trường <br />
hợp là u phổi, 16,1% xẹp phổi, 9,7% tràn dịch màng phổi, 9,7% nốt phổi lan tỏa. Xét nghiệm hoá mô miễn dịch <br />
ghi nhận 100% bệnh nhân dương tính với Cytokeratin 7, 87,1% dương tính với Neuron Specific Enolase, 64,5% <br />
dương tính với Synaptrophysin, 58,1% dương tính với Chromogranin, 48,4% dương tính với Carcinoembryonic <br />
Antigen, 41,9% dương tính với Thyroid Trancription Factor‐1. <br />
Kết luận: Chúng tôi thấy rằng đau ngực và ho là những triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân LCNCL, <br />
hình ảnh tổn thương của LCNCL cũng tương tự như hình ảnh các u phổi tiến triển khác, phần lớn các LCNCL nằm <br />
ở ngoại vi phổi, nhưng cũng có thể định vị ở phần phổi trung tâm. Cytokeratin 7, Thyroid Trancription Factor‐1 có <br />
thể giúp phân loại nhỏ hơn các LCNCL. <br />
Từ khóa: carcinôm thần kinh‐nội tiết tế bào lớn, đặc điểm lâm sàng‐bệnh lý <br />
<br />
ABSTRACT <br />
LARGE CELL NEUROENDOCRINE CARCINOMA OF THE LUNG: <br />
A CLINICAL‐PATHOLOGIC STUDY OF THIRTY‐ONE CASES <br />
<br />
Nguyen Huu Lan, Nguyen Son Lam, Le Tu Phuong Thao, Nguyen Huy Dung <br />
.* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 160 ‐ 166 <br />
Background: Large cell neuroendocrine carcinoma of the lung (LCNCL) is a newly recognized <br />
clinicopathologic entity. The clinical characteristics of patients with large cell carcinomas are not yet <br />
established. There are little prospective data on patients with LCNCL in Vietnam. <br />
Objective: The purpose of this study was to describe the clinicopathologic characteristics of LCNCL. <br />
Materials and Methods: Patients with a definitive diagnosis of LCNCL, who were admitted to Pham Ngoc <br />
Thach hospital between July 1, 2008, and April 31, 2013, are reported. <br />
<br />
*Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Tp. Hồ Chí Minh <br />
** Bộ môn Nội Thần kinh, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Tp. Hồ Chí Minh <br />
Tác giả liên lạc: Nguyễn Hữu Lân ĐT: 0913185885 <br />
Email: nguyenhuulan1965@yahoo.com.vn. . <br />
<br />
Results: Of the 31 patients studied, 22 were men and 9 were women. The mean age of patients was 57 ± 12 <br />
years (range, 29 to 82). Nine patients had a history of cigarette smoking (30 ± 7 pack/years; range, 20 to 40 <br />
<br />
160<br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
pack/years). Overall, main clinical symptoms were chest pain (64.5%), dry cough (58.1%), cough with <br />
sputum (22.6%), hemoptysis (12.9%), dyspnea (19.4%), fever (12.9%), weight loss (6.5%), wheezing (3.2%). <br />
Pulmonary tumors accounted for 64.5%, atelectasis 16.1%, pleural effusion 9.7%, diffuse nodules 9.7%. Using <br />
immunohistochemical labelling, 100% of the included patients were positive for Cytokeratin 7, 87.1% for Neuron <br />
Specific Enolase, 64.5% for Synaptrophysin, 58.1% for Chromogranin, 48.4% for Carcinoembryonic Antigen, <br />
41.9% for Thyroid Transcription Factor‐1. <br />
Conclusion: We found that chest pain and cough are the most common complaints of patients with LCNCL, <br />
imaging findings of LCNCL were similar to those of other expansively growing pulmonary tumors, the vast <br />
majority of LCNCL are peripheral, but they also may be central. Cytokeratin 7, Thyroid Transcription Factor‐1 <br />
might help subclassify LCNCL. <br />
Key words: large cell neuroendocrine carcinoma of the lung, clinicopathologic characteristic <br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh <br />
<br />
161<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Carcinôm thần kinh‐nội tiết tế bào lớn ở phổi <br />
(Large Cell Neuroendocrine Carcinoma of the <br />
Lung: LCNCL) xuất phát từ các tế bào <br />
Kulchitzky thường hiện diện trong niêm mạc <br />
phế quản và giữ vai trò quyết định đặc tính hình <br />
thái cho khối u. Những khối u này gây ra triệu <br />
chứng lâm sàng đa dạng. Năm 1991, Travis và <br />
cộng sự(16) đưa ra phân loại mới cho các u thần <br />
kinh‐nội tiết ở phổi trong đó u carcinoid điển <br />
hình là u ác tính thấp; u carcinoid không điển <br />
hình là u ác tính trung bình; LCNCL và ung thư <br />
phổi tế bào nhỏ (Small Cell Lung Cancer: SCLC) <br />
là u ác tính nhất(17). Các u thần kinh‐nội tiết <br />
chiếm hơn 25% các trường hợp ung thư phổi và <br />
đa số là ung thư phổi tế bào nhỏ(18). LCNCL là <br />
một thực thể bệnh lý lâm sàng mới được công <br />
nhận với đặc điểm bệnh lý lâm sàng chưa được <br />
thiết lập đầy đủ(14), và có rất ít dữ liệu về LCNCL <br />
được công bố tại Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi <br />
thực hiện nghiên cứu loạt ca mô tả đặc điểm <br />
nhân khẩu học, các triệu chứng, dấu hiệu lâm <br />
sàng, hình ảnh học X quang lồng ngực, nội soi <br />
phế quản và hóa mô miễn dịch các trường hợp <br />
có chẩn đoán xác định LCNCL tại bệnh viện <br />
Phạm Ngọc Thạch, thành phố Hồ Chí Minh. <br />
<br />
BỆNH NHÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP <br />
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu tiến cứu, <br />
mô tả loạt lâm sàng 31 trường hợp bệnh nhân <br />
nhập viện tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ <br />
tháng 01/07/2008 đến 31/04/2013, có chẩn đoán <br />
xác định carcinôm tế bào lớn dựa vào kết quả <br />
giải phẫu bệnh mô tổn thương khí phế quản <br />
qua soi phế quản ống mềm hay, mô phổi lấy <br />
từ sinh thiết phổi qua sinh thiết phổi xuyên <br />
thành ngực dưới hướng dẫn chụp cắt lớp điện <br />
toán lồng ngực hoặc phẫu thuật lồng ngực, <br />
hay sinh thiết hạch ngoại vi, sinh thiết mô <br />
mềm, sinh thiết màng phổi kín ở bệnh nhân có <br />
tổn thương phổi. Tất cả bệnh nhân đều được <br />
ghi nhận tiền sử, nhân khẩu học, bệnh sử, mô <br />
tả hình ảnh X quang lồng ngực, soi phế quản, <br />
cơ quan lấy mẫu làm xét nghiệm mô học cho <br />
chẩn đoán xác định, kết quả hoá mô miễn <br />
<br />
162<br />
<br />
dịch. Các số liệu sau khi thu thập sẽ được mã <br />
hóa và nhập vào máy vi tính, sử dụng phần <br />
mềm Stata 10 để xử lý. Chúng tôi sử dụng <br />
phép kiểm Mann‐Whitney để so sánh sự khác <br />
biệt giữa hai nhóm bệnh nhân cho các biến <br />
định lượng và phép kiểm χ2 để so sánh sự <br />
khác biệt về tỷ lệ giữa hai nhóm bệnh nhân <br />
cho các biến định tính. Thực hiện phép kiểm <br />
chính xác của Fisher (Fisherʹs Exact Test) nếu <br />
có trên 20% số ô trong bảng chéo có tần số <br />
mong đợi nhỏ hơn 5. Tất cả các phương pháp <br />
kiểm định giả thuyết được thực hiện bằng cách <br />
sử dụng kiểm định 2 bên (two‐sided <br />
alternatives). Ngưỡng ý nghĩa là 0,05 (p 0,6). 9 bệnh nhân hút thuốc lá với số gói/năm <br />
trung bình là 30 ± 7 (từ 20 40 gói/năm đến 40 <br />
gói/năm). Có 4 (44,4%) bệnh nhân nữ hút thuốc <br />
lá trong khi chỉ có 5 (22,7%) bệnh nhân nam hút <br />
thuốc lá (p > 0,2). Các triệu chứng lâm sàng tại <br />
thời điểm nhập viện là đau ngực (20 bệnh nhân, <br />
64,5%), ho khan (18 bệnh nhân, 58,1%), ho khạc <br />
đàm (7 bệnh nhân, 22,6%), ho ra máu (4 bệnh <br />
nhân, 12,9%), khó thở (6 bệnh nhân, 19,4%), sốt <br />
(4 bệnh nhân, 12,9%), sụt cân (2 bệnh nhân, <br />
6,5%), khò khè (1 bệnh nhân, 3,2%). Về hình ảnh <br />
học X quang lồng ngực, có 3 (9,7%) bệnh nhân <br />
có tổn thương nốt nhỏ lan tỏa, 3 (9,7%) bệnh <br />
nhân tràn dịch màng phổi, 5 (16,1%) bệnh nhân <br />
xẹp phổi, 20 (64,5%) bệnh nhân có tổn thương u <br />
phổi với đường kính trung bình là 36,9 ± 15,7 cm <br />
(từ 40 cm đến 70 cm). Trong số 20 bệnh nhân u <br />
phổi, chúng tôi ghi nhận có 3 (15%) tổn thương <br />
u phổi tạo hang, 1 (5%) u phổi có tổn thương vôi <br />
hóa, 7 (35%) u phổi có tổn thương phổi vệ tinh, 7 <br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
(35%) u phổi kèm tràn dịch màng phổi, 11 (55%) <br />
u phổi có bờ ngoài đa cung, 7 (35%) u phổi có bờ <br />
ngoài lởm chởm hình tia, 2 (10%) u phổi có bờ <br />
ngoài đều rõ. Soi phế quản ống mềm thấy 7 <br />
(22,6%) bệnh nhân có u sùi dễ xuất huyết, 24 <br />
(77,4%) bệnh nhân có phế quản bình thường (1 <br />
bệnh nhân liệt dây thanh). Các thủ thuật lấy <br />
mẫu mô giúp chẩn đoán xác định bao gồm sinh <br />
thiết hạch ngoại biên (10 bệnh nhân, 32,3%), sinh <br />
thiết qua soi phế quản ống mềm (8 bệnh nhân, <br />
25,8%), sinh thiết phổi xuyên thành ngực dưới <br />
hướng dẫn chụp cắt lớp điện toán (6 bệnh nhân, <br />
19,4%), sinh thiết màng phổi kín (3 bệnh nhân, <br />
9,7%), sinh thiết mô thành ngực (1 bệnh nhân, <br />
3,2%), sinh thiết hở qua phẫu thuật lồng ngực (3 <br />
bệnh nhân, 9,7%). Thực hiện nhuộm hóa mô <br />
miễn dịch ghi nhận 100% mẫu mô dương tính <br />
với Cytokeratin 7, 48,4% dương tính với <br />
Carcinoembryonic Antigen, 41,9% dương tính <br />
với Thyroid Trancription Factor‐1, 87,1% dương <br />
tính với Neuron Specific Enolase, 64,5% dương <br />
tính với Synaptrophysin, 58,1% dương tính với <br />
Chromogranin. <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Gần đây, LCNCL được xem là thể loại thứ <br />
tư của u thần kinh‐nội tiết ở phổi do lâm sàng <br />
và bệnh lý của LCNCL khác biệt so với <br />
carcinoid điển hình, carcinoid không điển hình <br />
và SCLC. LCNCL là u thần kinh‐nội tiết kém <br />
biệt hóa, có độ ác cao mà hình thái giải phẫu <br />
bệnh là trung gian giữa carcinoid không điển <br />
hình và SCLC(8,16), có tỷ lệ mắc là 2,9% trong số <br />
các ung thư phổi được phẫu thuật cắt bỏ(8), 19% <br />
trong số các carcinôm thần kinh‐nội tiết ở <br />
phổi(17), 12% trong số carcinôm tế bào lớn không <br />
biệt hóa(7). Độ tuổi trung bình của bệnh nhân là <br />
60, nam nhiều hơn nữ (nhiều hơn gấp 2,5 lần), <br />
hơn 60% bệnh nhân hút thuốc lá(3,7,8,11,14). Trong <br />
nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân có tuổi <br />
trung bình là 57 ± 12 tuổi (từ 29 tuổi đến 82 <br />
tuổi), tỷ lệ nam/nữ là 2,4, nhưng chỉ có 29% <br />
bệnh nhân hút thuốc lá với số gói/năm trung <br />
bình là 30 ± 7 (từ 20 đến 40 gói/năm). Vị trí tổn <br />
thương của LCNCL thường ở ngoại biên. <br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Garcia‐Yuste và cộng sự nhận thấy hai phần ba <br />
LCNCL có tổn thương ở ngoại biên của nhu mô <br />
phổi(5). Paci và cộng sự ghi nhận chỉ có 1 trong <br />
số 48 LCNCL có tổn thương ở trung tâm. Vì <br />
vậy, bệnh nhân LCNCL ít khi có các triệu chứng <br />
ho, ho ra máu, viêm phổi sau tắc nghẽn(11). <br />
Zacharias và cộng sự nhận thấy chỉ có 19% <br />
(4/21) bệnh nhân LCNCL có triệu chứng ho hay <br />
ho ra máu(19). Trong nghiên cứu của chúng tôi, <br />
các tổn thương LCNCL đa phần ở ngoại vi, với <br />
54,9% bệnh nhân có phế quản bình thường, <br />
12,9% bệnh nhân có niêm mạc phù nề dễ xuất <br />
huyết, 9,7% bệnh nhân có niêm mạc sần sùi dễ <br />
xuất huyết, chỉ có 22,6% bệnh nhân có u sùi dễ <br />
xuất huyết quan sát được qua soi phế quản ống <br />
mềm; 58,1% bệnh nhân ho khan, 22,6% bệnh <br />
nhân ho khạc đàm, 12,9% bệnh nhân ho ra máu. <br />
Các triệu chứng thường gặp của LCNCL là đổ <br />
mồ hôi trộm về đêm, hội chứng carcinoid, khó <br />
thở, hội chứng giống cúm không đặc hiệu, nốt <br />
phổi không triệu chứng, đau ngực. Hội chứng <br />
cận ung thư không thường gặp ở bệnh nhân <br />
LCNCL(1,11,14). Trong nghiên cứu của chúng tôi, <br />
ngoài triệu chứng ho khan, ho khạc đàm, ho <br />
ra máu với các tỷ lệ xuất hiện như vừa đề cập, <br />
bệnh nhân LCNCL thường có đau ngực <br />
(64,5%), khó thở (19,4%), sốt (12,9%), sụt cân <br />
(6,5%), khò khè (3,2%). <br />
Mặc dù các hình ảnh X quang của LCNCL <br />
không được báo cáo chi tiết, chúng tương tự <br />
như hình ảnh X quang của các ung thư phổi <br />
không tế bào nhỏ (Non Small Cell Lung <br />
Cancer: NSCLC) phổ biến khác. Trong các mô tả <br />
sự thay đổi về quang phổ của hình ảnh X quang <br />
trong các ung thư thần kinh‐nội tiết phổi của <br />
Forster và cộng sự năm 1989(4), LCNCL không <br />
được mô tả vì nghiên cứu của họ được báo cáo <br />
trước khi có phân loại của WHO. Theo đề nghị <br />
của WHO, đặc tính hình thái của LCNCL là <br />
trung gian giữa carcinoid không điển hình và <br />
SCLC, những hình ảnh X quang của LCNCL <br />
cũng có thể được xem là trung gian giữa <br />
carcinoid không điển hình và SCLC(2). <br />
Trong nghiên cứu của Jung và các đồng <br />
<br />
163<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
nghiệp, 8/11(73%) bệnh nhân LCNCL có khối u <br />
hay nốt ở ngoại vi, trong khi chỉ có 3/11(27%) <br />
bệnh nhân LCNCL có tổn thương trung tâm <br />
kèm xẹp phổi hoặc nút nhầy ngoại vi, hình ảnh <br />
chụp cắt lớp điện toán lồng ngực của bệnh nhân <br />
LCNCL không đặc trưng và giống với hình ảnh <br />
của các NSCLC khác(9). Tương tự, trong nghiên <br />
cứu của Oshiro và cộng sự có 32/38 (84%) khối u <br />
nằm ở ngoại vi và 6/38 (16%) ở trung tâm(10). <br />
Bệnh nhân LCNCL có nốt hoặc khối u phổi điển <br />
hình có bờ rõ, đa cung, đôi lúc có bờ nham nhở <br />
lởm chởm hình tia. Chụp hình ảnh chụp cắt lớp <br />
điện toán lồng ngực ghi nhận bên trong các <br />
nốt/khối u phổi có thể thấy hình phế quản khí, <br />
tạo hang, vôi hóa hay hoại tử(9,10). Vôi hóa bên <br />
trong u được nhìn thấy ở 9% bệnh nhân <br />
LCNCL(13). Có thể có các hình ảnh đi kèm như <br />
dày màng phổi hoặc khí phế thũng xung <br />
quanh(9,10). Đa số các khối u có các ổ hoại tử bên <br />
trong. Các khối u lớn có đậm độ không đồng <br />
nhất trên chụp cắt lớp điện toán lồng ngực có độ <br />
phân giải cao, trong khi u nhỏ không nhất thiết <br />
phải hiển thị đậm độ kém đồng nhất mặc dù có <br />
các ổ hoại tử. Tràn dịch màng phổi được quan <br />
sát thấy trong 24% các trường hợp(10). Trong <br />
nghiên cứu của chúng tôi, có 3 (9,7%) bệnh nhân <br />
có tổn thương nốt nhỏ lan tỏa, 3 (9,7%) bệnh <br />
nhân tràn dịch màng phổi, 5 (16,1%) bệnh nhân <br />
xẹp phổi, 20 (64,5%) bệnh nhân có tổn thương u <br />
phổi với đường kính trung bình là 36,9 ± 15,7 cm <br />
(từ 40 cm đến 70 cm). Trong số 20 bệnh nhân u <br />
phổi, chúng tôi ghi nhận có 3 (15%) tổn thương <br />
u phổi tạo hang, 1 (5%) u phổi có tổn thương vôi <br />
hóa, 7 (35%) u phổi có tổn thương phổi vệ tinh, 7 <br />
(35%) u phổi kèm tràn dịch màng phổi, 11 (55%) <br />
u phổi có bờ ngoài đa cung, 7 (35%) u phổi có bờ <br />
ngoài lởm chởm hình tia, 2 (10%) u phổi có bờ <br />
ngoài đều rõ. Các tổn thương có xu hướng nằm <br />
ở ngoại vi (77,4%). Soi phế quản ống mềm thấy 7 <br />
(22,6%) bệnh nhân có u sùi dễ xuất huyết, 24 <br />
(77,4%) bệnh nhân có phế quản bình thường (1 <br />
bệnh nhân liệt dây thanh). Do đặc điểm vị trí tổn <br />
thương và do bệnh nhân LCNCL nhập viện <br />
thường ở giai đoạn muộn (90,3% bệnh nhân <br />
được chẩn đoán xác định tại giai đoạn IV của <br />
<br />
164<br />
<br />
bệnh), nên các thủ thuật giúp chẩn đoán xác <br />
định LCNCL là sinh thiết hạch ngoại biên <br />
(32,3%), sinh thiết qua soi phế quản (25,8%), sinh <br />
thiết phổi xuyên thành ngực dưới hướng dẫn <br />
chụp cắt lớp điện toán (19,4%), sinh thiết màng <br />
phổi kín (9,7%), sinh thiết mô thành ngực (3,2%), <br />
sinh thiết hở qua phẫu thuật lồng ngực (9,7%). <br />
Từ khi Travis và cộng sự xếp LCNCL thuộc <br />
u thần kinh‐nội tiết của phổi vào năm 1991(16), <br />
việc chẩn đoán LCNCL được thực hiện bằng: <br />
đánh giá mô học‐tế bào học, hóa mô miễn dịch <br />
hay giải phẫu bệnh. Năm 1999, Tổ chức Y tế Thế <br />
giới (WHO) đã đề xuất các tiêu chí chẩn đoán <br />
mô bệnh học cho LCNCL dựa vào: (a) đặc tính <br />
hình thái thần kinh‐nội tiết (cấu trúc dạng tròn, <br />
nơ hoa hồng hoặc mô hình tăng trưởng dạng tua <br />
gai); (b) tốc độ phân bào cao (> 10/10 HPFS); (c) <br />
hoại tử (vùng rộng); (d) tế bào học khác với <br />
SCLC (kích thước tế bào lớn, hình đa giác, tỷ lệ <br />
nhân‐tế bào chất thấp, mịn hạt bạch cầu ái toan <br />
tế bào chất, hạt nhiễm sắc thô); (e) nhuộm hóa <br />
mô miễn dịch dương tính với một hay nhiều <br />
chất đánh dấu thần kinh‐nội tiết như: <br />
và <br />
chromogranin <br />
A, <br />
synaptophysin <br />
(15)<br />
NCAM/CD56 . Tuy nhiên, quan sát dưới kính <br />
hiển vi điện tử không thể thực hiện một cách <br />
thường xuyên trên mẫu bệnh phẩm nhỏ, trong <br />
khi kỹ thuật hoá mô miễn dịch giải quyết được <br />
vấn đề này. Các chất đánh dấu như neuron‐<br />
specific enolase (NSE), một kháng nguyên màng <br />
tế bào biểu mô, carcinoembryonic antigen (CEA) <br />
hiện có độ đặc hiệu thấp. Thyroid Trancription <br />
Factor‐1 (TTF‐1), một protein chức hạt nhân <br />
phiên mã đồng vùng nhằm điều hoà sự phát <br />
triển của gia đình NKx2, sự tăng trưởng tế bào <br />
và sự biệt hoá tế bào ở tuyến giáp, phổi và một <br />
số vùng chọn lọc ở não. Ở các khối u phổi, TTF‐1 <br />
biểu hiện chủ yếu ở loại carcinôm tuyến và u <br />
thần kinh‐nội tiết độ ác cao, không có biểu hiện <br />
ở carcinôm tế bào gai. Những phát hiện này <br />
không những được chứng minh bằng phân tích <br />
hoá mô miễn dịch mà còn bằng phân tích biểu <br />
hiện những bất thường về gen. Cytokeratin 7 <br />
(CK7), một loại protein có trọng lượng phân tử <br />
trung bình trong nhóm Cytokeratin (CK) có tính <br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh <br />
<br />