intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Câu 3: Tư tưởng tự do kinh tế (bàn tay vô hình), lý luận phân công lao động, lý luận giá trị của Adam smith

Chia sẻ: Lê Đức Ngọc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

1.208
lượt xem
102
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

· tưởng tự do kinh tế, thuyết bàn tay vô hình của A. Smith: _Adam Smith là nhà kinh tế chính trị cổ điển nổi tiếng ở Anh và trên thế giới, là tiền bối lớn nhất của Mác. Ông có nhiều lý luận rất có giá trị trong đó chúng ta phải nhắc đến lý thuyết “bàn tay vô hình” của ông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Câu 3: Tư tưởng tự do kinh tế (bàn tay vô hình), lý luận phân công lao động, lý luận giá trị của Adam smith

  1. Câu 3: Tư tưởng tự do kinh tế (bàn tay vô hình), lý luận phân công lao động, lý luận giá trị của Adam smith. • tưởng tự do kinh tế, thuyết bàn tay vô hình của A. Smith: _Adam Smith là nhà kinh tế chính trị cổ điển nổi tiếng ở Anh và trên thế giới, là tiền bối lớn nhất của Mác. Ông có nhiều lý luận rất có giá trị trong đó chúng ta phải nhắc đến lý thuyết “bàn tay vô hình” của ông. _Học thuyết “bàn tay vô hình” nghiên cứu cơ chế hoạt động của một cơ chế thị trường cạnh tranh và nó cũng phản ánh quan điểm chung của các nhà kinh tế học cổ điển. _nội dung chính của học thuyết được hiểu: +A.Smith đánh đồng trật tự tự nhiên với tự do cạnh tranh: một xã hội hợp tự nhiên là xã hội tự do cạnh tranh, giao lưu, trao đổi hàng hóa tự do +trong xã hội tự do có quy luật thiên định là bàn tay vô hình điều khiển tất cả nên không ai cần kế hoạch, không ai cần mệnh lệnh, thị trường sẽ tự động giải quyết tất cả. +chính phủ không nên can thiệp vào kinh tế, chỉ can thiệp khi các doanh nghiệp ko thể làm gì được nữa. +con người hoạt động kinh tế bắt đầu từ ý thức, sự ích kỷ cá nhân nhưng sẽ có bàn tay vô hình dẫn dắt họ để mang lại lợi ích cho cộng đồng, ý muốn này không theo ý muốn chủ quan ban đầu của con người. Nhận xét:  _Quan điểm kinh tế của ông phản ánh phù hợp với điều kiện kinh tế XH của CNTB vào thời kỳ đó. Vào thời kỳ đó, trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp thì tự do cạnh tranh là đặc trưng chủ yếu và phổ biến vì lúc đó quy mô các doanh nghiệp còn nhỏ, số lượng các doanh nghiệp còn ít. Sự lựa chọn của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp là có hiệu quả nhất và thích hợp nhất. _Lý thuyết bàn tay vô hình là lý thuyết kinh tế vĩ mô trong điều kiện tự do cạnh tranh. _Trong một nền kinh tế cạnh tranh không hoàn toàn thì lý thuyết này vẫn là cơ sở của lý thuyết kinh tế vĩ mô hiện đại. _Phương pháp lý luận của ông có tính rõ rệt khoa học và tầm thường: Khoa học: quan sát các mối liên hệ bên trong, các phạm trù kinh tế hoặc cơ cấu bị che lấp của hệ thống kinh tế tư sản. Tầm thường: lý luận của ông còn nhiều mâu thuẫn, ông đặt các mối quan hệ trên như mối liên hệ bề ngoài của hiện tượng cạnh tranh. Ý nghĩa: thuyết cũng nêu ra nhiều quan điểm đúng và quan trọng mà ngày nay vẫn áp dụng:  _Tôn trọng quy luật kinh tế khách quan. _Tôn trọng tư tưởng tự do kinh tế (tự do kinh doanh, tự do sản xuất, tự do cạnh tranh, thọ trường tự do…) _Nhà nước đôi khi cũng có chức năng kinh tế. • Lý luận phân công lao động của A. Smith: _xã hội là sự liên minh lao động xây dựng trên cơ sở phân công lao động vì mỗi người trong xã hội được chuyên môn hóa để sản xuất một đối tượng tiêu dùng. _tài sản xã hội trước hết phụ thuộc vào số người lao động trong các ngành sản xuất vật chất( bao gồm cả ngành công nghiệp và nông nghiệp) và thứ hai là phụ thuộc vào trình độ phân công lao động. phân công lao động đẩy nhanh tốc độ tăng lên của của cải vì nó làm tăng năng suất lao động _phân công lao động có ba ưu điểm: +tay nghề và kỹ thuật sản xuất của người lao động tăng lên +tiết kiệm thời gian chuyển từ lao động này sang lao động khác
  2. +khả năng áp dụng các phương pháp sản xuất mới và tạo điều kiện cho máy móc ra đời sai lầm của ông:  _lẫn lộn giữa phân công lao động xã hội với phân công lao động trong công trường thủ công, ông  đã xem xã hội như công trường mở rộng _ông cho rằng nguyên nhân xuất hiện và phát triển của phan công lao động là khuynh hướng lợi ích cá nhân và khuynh hướng trao đổi • Lý luận giá trị: _ông có công lớn trong việc phân biệt được giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. ông khẳng định giá trị sử dụng không quyết định giá trị trao đổi. _khi phân tích hàng hóa ông cho rằng giá trị trao đổi là hình thức biêu hiện cuả giá trị hàng hóa. Ông đã phân biệt giá cả tự nhiên và giá cả thị trường: giá cả tự nhiên là biểu hiện của giá trị, giá cả thị trường là giá mà hàng đó bán được trong thực tế, nó phụ thuộc vào giá cả tự nhiên, quan hệ cung cầu và các loại độc quyền. ông cũng đã đề cập đến tác dụng của giá cả trong việc điều chỉnh cung, cầu trong điều kiện cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản tự do _khi định nghĩa giá trị ông có hai quan điểm: +giá trị do lao động trong tất cả các ngành sản xuất vật chất tạo ra và nó được đo bằng chi phí lao động: ông có đề cập đến lao động giản đơn và lao động phức tạp, ông đã hiểu được rằng lao động phức tạp tạo ra giá trị lớn hơn=> cha đẻ của lý luận giá trị lao động +giá trị được quyết định bởi số lượng lao động có thể mua được hàng hóa này. Ông đã sai lầm khi cho rằng định nghĩa này không mâu thuẫn với quan hệ trên +quy tắc trao đổi hàng hóa là ngang giá +tiền lương, địa tô, lợi nhuận là ba nguồn gốc đầu tiên của mọi thu nhập cũng như là của bất kì giá trị lao động nào. Đây là giáo điều của ông vì ông đã lẫn lộn giữa sự hình thành giá trị và phân phối giá trị. Ông đã xem thường yếu tố tư liệu sản xuất trong việc hình thành giá trị, ông đã biến các bộ phận thu nhập từ giá trị thành nguồn gốc của giá trị. Ông có nhiều cống hiến trong lý luận giá trị- lao động nhưng cũng có nhiều mâu thuẫn do tính hai  mặt của phương pháp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2