Câu hỏi cuộc thi Tìm hiểu 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
lượt xem 45
download
Tài liệu cuộc thi: Tìm hiểu 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ gồm 7 câu hỏi xoay quanh chủ đề chiến thắng Điện Biên Phủ. Nội dung các câu hỏi bao gồm: diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ, vì sao Điện Biên Phủ lại được lựa chọn là nơi quyết chiến giữa ta và địch, vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nội dung chính bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi động viên cán bộ, chiến sĩ trước ngày nổ súng mở màn chiến dịch, cán bộ, chiến sĩ lập công xuất sắc được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Câu hỏi cuộc thi Tìm hiểu 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
- Câu 1: Tại sao Điện Biên Phủ được lựa chọn là điểm quyết chiến chi ến lược giữa quân và dân ta với thực dân Pháp? Gợi ý trả lời: * Vài nét về vị trí chiến lược của vùng Tây Bắc và Điện Biên Phủ: - Vùng Tây Bắc: + Tây Bắc là một dải đất ở phía Tây Bắc bộ Việt Nam. Phần lớn đất đai là núi cao, rừng rậm; núi xen kẽ cao nguyên và thung lũng mà đỉnh Phan Xi Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn là “nóc nhà” của Tây B ắc với độ cao 3.142m. Các con sông như: Sông Mã, sông Đà, sông Thao với dòng nước ch ảy xiết đã chia Tây Bắc thành nhiều khu vực. Đường vào Tây Bắc vừa ít lại phải qua nhi ều sông, suối, núi cao hiểm trở nên đi lại cực kỳ khó khăn. + Tây Bắc là một địa bàn chiến lược quan trọng của Bắc bộ Việt Nam nói riêng, của Bắc Đông Dương nói chung. Phía Tây tiếp giáp với hai t ỉnh Phông Xa Lì và Sầm Nưa của Lào, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Phía Đông là căn cứ địa Việt Bắc. Phía Nam là tỉnh Hòa Bình, nối liền với các t ỉnh thu ộc Liên khu III và liên khu IV. Do vị trí địa lý của Tây Bắc có đặc thù nh ư v ậy đã khiến cả ta và Pháp đều rất chú trọng đến địa bàn chiến lược này. + Đối với ta, làm chủ được Tây Bắc không những bảo vệ được vững chắc khu đầu não kháng chiến Việt Bắc, tạo thành thế liên hoàn nối liền một dải hậu phương kháng chiến rộng lớn, mà còn có điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu quốc tế, đặc biệt là tăng cường thêm tình đoàn k ết Vi ệt - Lào để chống kẻ thù chung. + Đối với thực dân Pháp, khống chế được khu vực này, chúng sẽ mở rộng được địa bàn hoạt động nhằm uy hiếp, khống chế bên sườn và sau l ưng ta, chia cắt liên lạc và sự chi viện của ta (giữa Việt Bắc và Liên khu III, Liên khu IV), đồng thời từ đây có thể che chở cho Thượng Lào cùng cố đô Luông Pha Băng. - Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn thuộc tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên), nằm ở giữa vùng núi rừng Tây Bắc, có lòng ch ảo Mường Thanh (Mường Then - Mường Trời) dài gần 20km, rộng từ 6 đến 8 km, cách Hà Nội khoảng 300km, cách Luông Pha Băng (Lào) khoảng 200km đường chim bay, cách biên giới các nước Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan từ 150 đến 200 km, cách Việt Bắc, khu IV từ 300km đến 500km đường bộ. Thung lũng này n ằm gần biên giới Việt - Lào, là một đầu mối giao thông quan trọng, có tuy ến đ ường đi Lào, có con sông Nậm Rốm chảy theo hướng Bắc - Nam đổ xuống sông Nậm Hu, có sân bay Mường Thanh được xây dựng từ năm 1889. Dân số Điện Biên Phủ lúc đó có khoảng 2 vạn người thuộc 11 dân tộc khác nhau: Kinh, Thái, H’Mông, Nùng, Mường, Tày, Lào, Xá, Puộc, Hoa, Pú Noi...\ Đế quốc Pháp - Mỹ đánh giá và coi Điện Biên Phủ ở vào “một vị trí chi ến lược quan trọng, chẳng những đối với toàn bộ chiến trường Đông Dương, mà còn đối với miền Đông Nam Á” (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự. Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Tập V, Nxb Sự th ật, H. 1992. Tr.70). Nó là “ngã tư chiến lược quan trọng”, nó như “cái bàn xoay và có thể xoay đi bốn phía Việt Nam, Lào, Miến Điện, Trung Quốc (Na Va. Đông Dương hấp hối. Nxb Plông, Pari, 1958 (tiếng Việt). Nó nh ư “cái chìa khóa” b ảo
- vệ Thượng Lào, từ đó có thể đánh chiếm lại các vùng đã bị m ất ở Tây B ắc trong những năm 1950 - 1953 và tạo điều kiện để đánh tiêu diệt quân chủ lực của ta tại đây. Đồng thời là một căn cứ không quân - l ục quân l ợi h ại, ph ục v ụ cho chính sách xâm lược của Mỹ ở Đông Nam châu Á. Kế hoạch tác chiến của Nava hy vọng trong vòng 18 tháng sẽ giành l ại thế chủ động chiến lược, chuyển bại thành thắng... Ngày 3/12/1953 Nava ra huấn lệnh cho quân đội Pháp tập trung lực lượng phòng ngự ở Tây B ắc vào căn cứ không quân - lục quân ở Điện Biên Phủ và quy ết giữ căn cứ này với b ất c ứ giá nào. - Tây Bắc với địa hình phức tạp rất khó khăn cho hoạt động quân s ự c ủa địch nhưng lại rất thuận lợi cho chiến tranh nhân dân của ta. B ởi v ậy sau ba chiến dịch, vùng Trung du và đồng bằng (chiến dịch Trung du, chiến dịch đường số 18 và chiến dịch Hà Nam Ninh), Đảng ta quyết định ch ọn hướng rừng núi Tây Bắc để tiến công. Tại Hội nghị Bộ Chính trị bàn về nhi ệm vụ quân s ự Đông Xuân 1953 - 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “V ề hướng hoạt động, lấy Tây Bắc làm hướng chính, các hướng khác là hướng phối hợp. Hướng chính hiện nay không thay đổi, nhưng trong hoạt động thì có th ể thay đổi. Phép dùng binh là phải thiên biến vạn hoá”. Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị thông qua kế hoạch tác chi ến của B ộ T ổng tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Ph ủ. Mục tiêu của chi ến d ịch là tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực tinh nhuệ của địch ở đây, giải phóng Tây Bắc và tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang của Lào giải phóng Bắc Lào, đồng thời tạo điều kiện để tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch trên chi ến tr ường Đông Dương. Điện Biên Phủ trở thành trung tâm điểm của kế hoạch Đông Xuân 1953 - 1954 của ta, là trận “quyết chiến chiến lược” lớn nhất giữa ta và Pháp. Trong thư gửi Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào ngày 22/12/1953, Hồ Chủ tịch nêu rõ: “Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong n ước mà còn c ả đ ối v ới quốc tế. Vì vậy, toàn dân, toàn quân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Câu 2: Hãy nêu diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ? Gợi ý trả lời: Chiến dịch Điện Biên Phủ được diễn ra trong 56 ngày đêm ác liệt và được chia thành 3 đợt tấn công: Đợt tiến công thứ nhất bắt đầu từ ngày 13/3 đến ngày 17/3/1954. Nhiệm vụ đợt này là tiêu diệt các vị trí vòng ngoài của địch, ở phía Bắc và Đông Bắc gồm Him Lam, Độc Lập và Bản Kéo. Đúng 17h ngày 13/3/1954, đại đội lựu pháo 806 bắn những loạt đạn đầu tiên vào trung tâm đề kháng Him Lam mở màn cho chi ến d ịch. Trung tâm đ ề kháng Him Lam là một trung tâm phòng ngự kiên cố nhất của địch. Him Lam thuộc phân khu trung tâm, cách Mường Thanh 2,5km - Him Lam có nhi ệm v ụ che chở cho phân khu trung tâm và ngăn chặn bộ đội ta đánh vào phân khu B ắc. Tại đây Nava bố trí một tiểu đoàn lê dương thiện chiến chiếm giữ gồm 3 c ứ điểm yểm hộ lẫn nhau có trận địa phòng ngự vững chắc với nhiều hỏa điểm lợi
- hại. Cuộc chiến đấu diễn ra rất quyết liệt, kéo dài hơn 5h30’, đến 22h30’ ta làm chủ hoàn toàn cứ điểm Him Lam, tiêu diệt và bắt sống gần 500 tên địch, thu nhiều vũ khí, đạn dược. Lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” đã được cắm lên cứ điểm Him Lam. Trong trận mở màn, xuất hiện gương chiến đấu dũng cảm của Phan Đình Giót, anh đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai tại mỏm 2 để tạo điều ki ện cho b ộ đ ội xung phong tiêu diệt địch. Thất thủ ngay tại trận mở màn, Đại tá Pirốt chỉ huy pháo binh của thực dân Pháp tại Điện Biên Phủ bất lực trước pháo binh Vi ệt Nam, đã tự sát. Phát huy truyền thống đánh thắng trận mở màn, 3h30’ ngày 15/3/1954 ta tấn công đồi Độc Lập. Cứ điểm Độc Lập nằm trên quả đồi dài 700m, rộng 150m, cách Mường Thanh 4km, do một tiểu đoàn Bắc Phi tăng c ường ch ốt gi ữ. Vị trí Độc Lập có nhiệm vụ ngăn chặn quân ta từ hướng Bắc đánh xuống. Sau 3 giờ chiến đấu, bộ đội ta hoàn toàn làm chủ đồi Độc Lập. Chiến thắng vẻ vang trên có sự đóng góp xứng đáng của b ộ đội pháo cao xạ. 8h ngày 14/3, đại đội 815 tiểu đoàn 383, trung đoàn 367 bắn rơi t ại ch ỗ 1 máy bay trinh sát Moran của Pháp - Đơn vị đã được tặng thưởng Huân chương quân công hạng 3. Sau gần 5 ngày chiến đấu, ta tiêu diệt nhanh gọn 2 c ụm c ứ đi ểm kiên c ố vào bậc nhất của địch, đồng thời làm tan rã một tiểu đoàn địch, bức hàng luôn cứ điểm Bản Kéo, tiêu diệt và bắt sống 2.000 tên địch, bắn rơi 12 máy bay mở toang cánh cửa phía Bắc vào trung tâm tập đoàn cứ điểm. Để đảm bảo chắc thắng trong đợt tấn công thứ hai, Đảng ủy và Bộ chỉ huy mặt trận quyết định phải xây dựng trận địa tấn công và bao vây và xác đ ịnh đây là nhiệm vụ trung tâm trong công tác chuẩn bị của đợt 2. Hệ thống trận địa tấn công và bao vây: Bao gồm đường giao thông hào trục sâu 1,7m, rộng 1,2m chạy xung quanh phân khu Mường Thanh, cắt đứt phân khu này và phân khu Nam, giao thông hào nhánh sâu 1,7m, rộng 0,5m từ đường hào trục tỏa các hướng sát tới trận địa của địch. 17h ngày 30/3/1954 đợt tấn công thứ 2 bắt đầu và kéo dài hơn 20 ngày đêm ác liệt (30/3 - 26/4/1954). Nhiệm vụ đợt tấn công này là đánh chiếm các ngọn đồi phía Đông, đánh chiếm sân bay triệt đường tiếp tế và tiếp viện, thu hẹp phạm vi chiếm đóng và vùng trời của phân khu Trung tâm. Cuộc chiến đấu tại C1 diễn ra quyết liệt ngay từ nh ững ngày đầu. Sau 45 phút chiến đấu, trung đoàn 98, đại đoàn 316 đánh chiếm đồi C1. Được tăng viện, ngày 9 tháng 4 địch cho quân phản kích. Cuộc chiến đấu di ễn ra 4 ngày đêm liên tục, cuối cùng mỗi bên chiếm một nửa. Đồi A1 là điểm cao quan trọng nhất trong 5 ngọn đồi phía Đông, nó cũng là điểm cao cuối cùng che chở cho phân khu trung tâm. Từ 30/3 - 4/4 bộ đội ta 3 lần tổ chức tấn công, địch d ựa vào h ệ th ống hầm ngầm ngoan cố chống cự, tổ chức nhiều cuộc phản công có xe tăng và pháo binh yểm hộ, cuối cùng mỗi bên chiếm một nửa đồi A1.
- Tại đồi E, khẩu đội Phùng Văn Khầu chiến đấu thông minh, sáng tạo, tiêu diệt nhiều hỏa điểm địch, sau này đồng chí được tuyên dương Anh hùng l ực lượng vũ trang. Ngay trong đợt 2, các vị trí 106, 105, 206.... của thực dân Pháp đã bị bộ đội ta đánh chiếm. Ngay từ hạ tuần tháng 3/1954, bộ đội cao xạ và bộ đội pháo binh ho ạt động mạnh, máy bay địch không hạ cánh xuống sân bay Mường Thanh được, phải bay cao thả dù, nhiều dù hàng bay sang trận địa phòng ngự c ủa ta. T ừ trung tuần tháng 4/1954 phong trào thi đua “Săn tây bắn tỉa” của bộ đội ta càng làm cho địch hoang mang, tuyệt vọng. Đối với địch, Điện Biên Ph ủ đã trở thành đ ịa ngục trần gian, cái chết đến với chúng bất cứ lúc nào. Được sự chi viện của hậu phương về cả tinh thần và vật ch ất, các chi ến sỹ Điện Biên Phủ lạc quan tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của chi ến d ịch. Bộ chỉ huy mặt trận quyết định mở đợt tấn công thứ 3. Đợt tấn công cuối cùng bắt đầu vào đêm 1/5/1954. Nhiệm vụ đợt chiến đấu này đ ược xác định cụ thể là: Đánh chiếm và tiêu diệt các cứ điểm còn lại của địch, uy hi ếp tung thâm chớp thời cơ tiến hành tổng công kích. Phối hợp chặt chẽ với bộ binh, pháo binh và cao xạ hoạt động m ạnh, làm cho địch tiếp tục hoảng loạn. Các đại đoàn bộ binh nhanh chóng đánh chiếm C1, A1, các vị trí ở dưới chân các ngọn đồi phía đông, tiến đánh khu trung tâm Mường Thanh. Chớp thời cơ, 15h ngày 7/5/1954, quân ta được lệnh mở cuộc tổng công kích vào tập đoàn cứ điểm. 17h30 phút ngày 7/5/1954, quân ta đánh chiếm sở chỉ huy địch, Thiếu tướng Đờ Cát và bộ tham mưu tập đoàn cứ điểm bị bắt sống. Lá cờ Quyết chiến Quyết thắng của quân đội ta đã tung bay trên nóc hầm sở chỉ huy địch, binh lính địch ở các cứ điểm còn lại lũ lượt kéo cờ trắng ra hàng. Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. Câu 3: Hãy nêu vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chi ến d ịch Điện Biên Phủ? Gợi ý trả lời: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ gắn liền với tên tuổi những người con đất Việt hữu danh và khuyết danh, gắn với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, gắn với tên tuổi Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặc bi ệt g ắn v ới tên tu ổi của vị tướng huyền thoại - Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người đã có một quyết định táo bạo và khó khăn trong cuộc đời binh nghiệp của mình khi quy ết đ ịnh chuyển phương án tác chiến trong chiến dịch Điện Biên Phủ t ừ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc”. Ông quyết định “kéo pháo ra” khi mọi lực lượng đã sẵn sàng chỉ còn chờ hiệu lệnh tiến công. Hạ tuần tháng 12/1953, Bộ Chính trị quyết định ch ọn Đi ện Biên Ph ủ làm điểm quyết chiến chiến lược trong Đông Xuân 1953 - 1954. Đảng ủy chiến dịch được chỉ định gồm các đồng chí: Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái; Ch ủ nhiệm Chính trị Lê Liêm; Chủ nhiệm Cung cấp Đặng Kim Giang và Đ ại t ướng Võ Nguyên Giáp, Bí thư Đảng ủy kiêm Chỉ huy trưởng chiến dịch. Chiều ngày 12/1/1954, Hội nghị Đảng ủy mặt trận đã được triệu tập ở
- hang Thẩm Púa. Trong cuộc họp, tất cả đảng ủy viên đều nh ất trí ch ọn ph ương châm “đánh nhanh thắng nhanh”. Mọi người cho rằng, quân ta đang sung s ức, quyết tâm chiến đấu rất cao, lại có trọng pháo và pháo cao x ạ l ần đ ầu xu ất trận, ta có thể tạo bất ngờ và đánh thắng. Nếu không đánh sớm, đ ể t ập đoàn c ứ điểm được tăng cường quá mạnh, ta sẽ bỏ lỡ cơ hội đánh tiêu diệt lớn trong Đông Xuân này. Nhưng đại tướng Võ Nguyên Giáp không nhất trí với quyết định trên vì th ấy phương án "Đánh nhanh thắng nhanh" mang nhiều tính chủ quan, không đánh giá đúng thực lực hai bên không thể đảm bảo chắc thắng. Ngày 14/1/1954, tại Hội nghị phổ biến kế hoạch tác chiến được tổ chức ở hang Thẩm Púa, phương án đánh nhanh thắng nhanh và nhiệm vụ của các đ ơn vị, các binh chủng đã được đưa ra. Cán bộ cao cấp, trung cấp các đ ại đoàn tham gia chiến đấu đều có mặt. Dự kiến trận đánh s ẽ diễn ra trong hai ngày, ba đêm. Trước mắt, tập trung toàn bộ lực lượng bộ đội hoàn thành đường kéo pháo và đưa pháo vào trận địa dã chiến bí mật, an toàn. Không khí h ội nghị ph ấn kh ởi và tin tưởng, chỉ huy các đại đoàn đều biểu thị quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Theo báo cáo của Cục Quân báo, lúc này binh lực ở Điện Biên Phủ đã từ sáu tiểu đoàn lúc đầu, tăng lên 11 tiểu đoàn bộ binh và dù. Hàng ngày máy bay địch tiếp tục vận chuyển và thả dù hàng trăm tấn lương th ực, vũ khí, đ ạn dược... xuống sân bay Mường Thanh và Hồng Cúm. Đồi Độc Lập nay đã trở thành một trung tâm đề kháng vững chắc. Cụm cứ điểm Him Lam đã đ ược tăng cường. Hai ngày trước giờ nổ súng (Ngày 23/1/1954), Cục phó Cục Bảo vệ Phạm Kiệt báo cáo: Pháo của ta đều bố trí ở trận địa dã chiến, địa hình rất trống trải, nếu bị phản pháo hoặc không quân đánh phá sẽ khó tránh kh ỏi tổn th ất. Một số pháo vẫn chưa kéo được tới trận địa. Đồng thời, khi kiểm tra tình hình chiến đấu của Đại đoàn 312, Đại đoàn trưởng Lê Trọng Tấn báo cáo là đơn vị phải đột phá liên tục ba phòng tuyến của địch mới vào được trung tâm... Sau nhiều ngày đêm chật vật, những khẩu pháo mới xích tới gần trận địa dã chiến. Gần ngày N., một chiến sĩ của Đại đoàn 312 không may bị đ ịch bắt. Ngày 24/1, qua tin trinh sát kỹ thuật, ta lại bi ết đ ịch đã n ắm đ ược th ời gian ta nổ súng và thông báo cho nhau. Bộ Chỉ huy chiến dịch đã quyết định hoãn thời gian nổ súng lại 24 tiếng. Và phân công cán bộ đi nắm lại tình hình sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị. Mỗi ngày trôi qua, trước những thay đổi quan trọng về phía địch từ sau hội nghị Thẩm Púa, Đại tướng Võ Nguyên Giáp càng nh ận th ấy rõ là không th ể đánh nhanh được, vì cảm thấy làm như vậy là mạo hiểm. Sau nhiều ngày đêm suy nghĩ, trăn trở Đại tướng đã có một quyết định quan trọng: Ta vẫn gi ữ v ững quyết tâm tiêu diệt địch ở Điện Biên Phủ, nhưng phải thay đổi cách đánh. Ngày 26/1/1954, trong cuộc họp Đảng ủy mặt trận, Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định phải cho lui quân do ba khó khăn rõ rệt. 1. Các đơn vị bộ đội chủ lực chưa có khả năng trong một thời gian ngắn, tiêu diệt cả chục tiểu đoàn địch phòng ngự trong tập đoàn cứ điểm. (Hiện t ại địch có: 49 cứ điểm, binh lực, hỏa lực mạnh, có công sự vững chắc và h ệ th ống vật cản dày đặc...).
- 2. Ta chưa có kinh nghiệm đánh hợp đồng bộ binh và pháo binh trên quy mô lớn. Cán bộ còn lúng túng trong việc chỉ huy. 3. Bộ đội phải chiến đấu liên tục trong hai ngày ba đêm v ới m ột k ẻ đ ịch có ưu thế về không quân, pháo binh và xe tăng trên địa hình trống trải, nhất là trên cánh đồng Mường Thanh khá rộng thì rất khó tránh thương vong, khó hoàn thành nhiệm vụ. Vì vậy trưa ngày 26/1/1954 tại cuộc họp Đảng ủy mặt trận, sau nhiều ý kiến thảo luận và cân nhắc Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định hoãn cuộc tấn công chiều hôm đó và đưa ra kết luận: “Để đảm bảo nguyên tắc cao nhất là: “đánh chắc thắng”, cần chuyển phương châm tiêu diệt địch từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc”. Nay quyết định hoãn cuộc tiến công. Ra lệnh cho bộ đội trên toàn tuyến lui về địa điểm tập kết và kéo pháo ra. Công tác chính trị bảo đảm triệt để chấp hành mệnh lệnh lui quân như mệnh l ệnh chiến đấu. Hậu cần chuyển sang chuẩn bị theo phương châm mới”. Quyết định ngày 26/1/1954 đã được thực tiễn chứng minh là đúng qua những trận thắng trong các đợt tiến công của chiến dịch lịch sử Đi ện Biên Ph ủ. Việc quyết định thay đổi phương châm tác chiến của Đại t ướng Võ Nguyên Giáp thể hiện một trí tuệ tuyệt vời, một tinh thần dũng c ảm vô song, một tinh thần trách nhiệm rất cao trước vận mệnh của đất nước và sinh mệnh của cán bộ, chiến sĩ; thể hiện một sự quán triệt rất sâu, r ất ch ắc ph ương châm “tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt” và thực hiện đúng l ời Bác H ồ căn d ặn trước lúc lên đường: “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”. Ba mươi lăm năm sau, trong cuốn hồi ức về Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp coi quyết định ngày 26/1/1954 thay đổi ph ương châm và cách đánh chiến dịch là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời ch ỉ huy của mình. Đây là một quyết định lịch sử trong một chiến dịch lịch sử. Câu 4: Hãy nêu ngày, tháng, năm và nội dung chính bức thư của Chủ t ịch Hồ Chí Minh gửi động viên cán bộ, chiến sĩ tr ước ngày nổ súng mở màn chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ? Gợi ý trả lời: Trước ngày nổ súng mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, cuộc đấu trí cùng với cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 của quân ta với quân địch trên khắp các chiến trường từ Nam bộ xa xôi đến đồng bằng B ắc bộ, th ực s ự là một cuộc đối đầu quyết liệt, dương đông kích tây, căng địch ra mà đánh. Quân ta đánh thắng địch ở các nơi buộc chúng vào thế bị động, lúng túng phải phân tán nhỏ lực lượng để đối phó với quân ta. Thời cơ tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã t ới. Ngày 11/3/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư để động viên cán bộ, chi ến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Bức thư đó có nội dung như sau: Thân ái gửi toàn thể cán bộ và chiến sĩ ở mặt trận, Các chú sắp ra mặt trận. Nhiệm vụ các chú lần này rất to lớn, khó khăn, nhưng rất vinh quang.
- Các chú vừa được chỉnh quân chính trị và chỉnh huấn quân sự và đã thu được nhiều thắng lợi về tư tưởng và chiến thuật, kỹ thuật. Nhiều đơn v ị đã đánh thắng trên các mặt trận. Bác tin chắc rằng các chú sẽ phát huy thắng lợi vừa qua, quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang sắp tới. Bác chờ các chú báo cáo thành tích để thưởng những đơn vị và cá nhân xuất sắc nhất. Chúc các chú thắng to. Bác hôn các chú. Chào thân ái và quyết thắng Hồ Chí Minh Câu 5: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, có bao nhiêu cán bộ, chiến sĩ lập công xuất sắc được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng? Gợi ý trả lời: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã có 18 cán bộ, chiến sĩ lập công xuất sắc được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (trong đó có 4 liệt sĩ). Đó là: 1 - Anh hùng Trần Can (Liệt sĩ). 2 - Anh hùng Bùi Đình Cừ (Cư). 3 - Anh hùng Dương Quảng Châu. 4 - Anh hùng Tô Vĩnh Diện (Liệt sĩ). 5 - Anh hùng Bế Văn Đàn (Liệt sĩ). 6 - Anh hùng Phan Đình Giót (Liệt sĩ). 7 - Anh hùng Đặng Đình Hồ. 8 - Anh hùng Trần Đình Hùng. 9 - Anh hùng Phùng Văn Khầu. 10 - Anh hùng Đinh Văn Mẫu. 11 - Anh hùng Chu Văn Mùi. 12 - Anh hùng Đặng Đức Song. 13 - Anh hùng Phan Tư. 14 - Anh hùng Nguyễn Văn Ty. 15 - Anh hùng Lưu Viết Thoảng. 16 - Anh hùng Lộc Văn Trọng. 17 - Anh hùng Hoàng Văn Nô. 18 - Anh hùng Nguyễn Ngọc Bảo. Câu 6: Hãy cho biết đôi nét về quần thể di tích lịch sử Đi ện Biên Ph ủ - một địa danh đã làm rạng ngời trang sử Việt Nam? Gợi ý trả lời:
- Quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ gồm nhiều hạng mục, là nh ững bằng chứng sinh động gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước c ủa dân t ộc. Một số hạng mục di tích đáng kể nhất ở đây là: 1. Di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng do Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp kiêm tư lệnh chiến dịch đặt tại một khu rừng già dưới chân núi Pú Đồn thuộc xã Mường Phăng, huy ện Đi ện Biên. Cách trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của địch ở Mường Thanh 10km theo đường chim bay và 38km đường bộ. Sở chỉ huy chiến dịch được xây dựng dọc theo một con suối nhỏ và được bố trí thành một hệ thống liên hoàn, có h ầm hào, lán trại thuận tiện. Nhà làm việc của các cơ quan trong Sở ch ỉ huy là nh ững lán nhỏ nằm dưới tán cây rừng, dưới nền lán là những căn hầm. Trên đỉnh núi Pú Đồn là đài quan sát toàn bộ tình hình mặt trận Đi ện Biên Ph ủ. Hi ện nay, m ột s ố hạng mục của di tích đã được tu bổ, tôn tạo và giữ gìn ph ục v ụ đông đ ảo khách tham quan trong và ngoài nước 2. Di tích đường kéo pháo và trận địa pháo của quân ta ở Đi ện Biên Phủ nằm sát Quốc lộ 279 thuộc địa phận bản Nà Nh ạn, xã Nà Nh ạn, huy ện Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ 18km. Đường kéo pháo chính th ức được mở vào ngày 15/1/1954 với tổng quân số hơn 5.000 cán bộ chi ến sĩ và các đơn vị với quyết tâm “mở đường thắng lợi”. Hiện tại, đường kéo pháo s ẽ khôi phục lại 3.966,40m, trong đó, sẽ khôi phục lại một đoạn đường dài 100m nguyên bản đường kéo pháo năm xưa để khách tham quan có thể hình dung được cả tuyến đường. Đối với trận địa pháo sẽ khôi phục l ại công s ự pháo cho một khẩu đội pháo 105 ly của đại đội 806, đơn vị đã b ắn phát đ ạn đ ầu tiên vào trung tâm đề kháng Him Lam mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ và một dàn h ỏa tiễn H6 - Loại vũ khí góp phần quan trọng trong việc giành chiến th ắng ở đợt tấn công thứ 3 từ ngày 1 đến ngày 5 tháng 5 năm 1954. 3. Đồi A1: Là điểm cao quan trọng nhất có tính quyết định của chiến trường Điện Biên Phủ. Nơi đây bộ đội ta đã phải chiến đấu suốt 36 ngày đêm cực kỳ gian khổ. Hy sinh mất mát rất nặng nề cho cả hai phía. Tối ngày 6 tháng 5 năm 1954, bộ đội ta phát lệnh nổ quả bộc phá gần một tấn, khiến bọn địch sống sót ph ải đầu hàng. 4. Sân bay Mường Thanh: Được Pháp xây dựng ở trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Sân bay Mường Thanh có chiều dài 2000m, chiều rộng 50m, là con đường vận chuyển tiếp tế hàng hóa, vũ khí... quan trọng nhất của Pháp ở chiến trường Điện Biên Phủ. Ngày nay sân bay Mường Thanh vẫn giữ nguyên vị trí như trước đây. Riêng đường băng, nhà ga đã được nâng cấp thành Cảng Hàng không Đi ện Biên Phủ, góp phần đưa đón các đoàn khách tham quan trong và ngoài nước về thăm mảnh đất Điện Biên anh hùng. 5. Di tích hầm Đờ Cát (De Castries): Còn được gọi là Sở Chỉ huy binh đoàn tác chiến Tây Bắc, nằm cách cầu Mường Thanh khoảng 300m về phía Tây Nam. Hầm được thiết kế và xây d ựng bằng các vật liệu chắc chắn, đủ sức chịu đựng sự công phá của các loại hỏa lực của đối phương. Ngày nay, di tích hầm Đờ Cát đã được tôn tạo lại theo nguyên
- bản, bằng những vật liệu bền vững để nơi đây th ực s ự là bằng ch ứng mãi mãi tôn vinh sức mạnh vĩ đại của quân và dân ta dưới s ự lãnh đạo c ủa Đ ảng và Bác Hồ trong cuộc chiến đấu giành độc lập dân tộc. 6. Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ: Đây là nơi lưu giữ và sưu tập rất nhiều hiện vật mô t ả khái quát toàn b ộ cuộc chiến đấu vô cùng gian khổ của quân và dân Việt Nam để làm nên chiến thắng vẻ vang năm 1954. Những hiện vật này được trưng bày cả trong nhà và ngoài trời. 7. Nghĩa trang: Nghĩa trang đồi Al, nghĩa trang đồi Him Lam, nghĩa trang đồi Độc Lập, là nơi yên nghỉ của các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong chi ến d ịch Điện Biên Phủ. Nơi đây hàng năm vào những ngày nghỉ, ngày lễ, tết, ngày Thương binh liệt sĩ 27/7, nhân dân các dân tộc Điện Biên và nhân dân kh ắp n ơi trong cả nước về dâng hương tưởng niệm những người anh hùng đã hy sinh vì vận mệnh dân tộc. Và còn rất nhiều các di tích lịch sử khác ở Điện Biên nh ư: Đ ồi Him Lam, đồi Độc Lập, đồi D1... Câu 7: Hãy cho biết kết quả và ý nghĩa lịch sử của chi ến th ắng Đi ện Biên Phủ? Từ ý nghĩa đó nêu cảm nghĩ của mình v ới ch ủ đ ề “Âm vang Đi ện Biên” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ qu ốc hiện nay (bài viết về cảm nghĩ của bản thân không quá 1.000 từ). Gợi ý trả lời: +/ Kết quả chiến thắng Điện Biên Phủ: Sau 56 ngày đêm chiến đấu liên tục, quân đội ta đã tiêu diệt toàn bộ cứ điểm Điện Biên Phủ, loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 tên địch, trong đó có: 1 thiếu tướng, 16 quan năm, 353 sĩ quan từ quan một đến quan tư và 1396 hạ sĩ quan. Bắn rơi và phá hủy 62 máy bay các loại. Thu toàn bộ phương tiện chiến tranh gồm 28 cỗ đại bác 105 ly và 155 ly; 10 súng phun lửa, 64 xe các lo ại, trong đó có 3 xe tăng 18 tấn, 542 máy vô tuyến điện, 51 máy các loại, trong đó có 5 máy xúc đất, 5915 súng các loại; 20.000 lít xăng dầu, 21.000 chiếc dù, 20 tấn thuốc và dụng cụ y tế cùng rất nhiều đạn dược, quân trang quân dụng, giải phóng hoàn toàn khu vực Tây Bắc. +/ Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ: - Quân và dân ta đã làm phá h ủy hoàn toàn k ế ho ạch Nava, đánh b ại ý chí xâm lược của thực dân Pháp. - Chúng ta đã tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực đ ịch thuộc các đơn vị thiện chiến nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương, phá hủy nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh, giải phóng được nhiều vùng đất đai rộng lớn, có ý nghĩa về mặt chiến lược. - Mở ra một cục diện chính trị mới, góp phần quyết định vào th ắng l ợi của Hội nghị Giơnevơ 1954 bàn về việc lập lại hòa bình ở Đông Dương. - Đây không chỉ là chiến thắng của dân tộc Việt Nam, mà còn là th ắng l ợi của các dân tộc nhỏ trên thế giới đang đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân. +/ Cảm nghĩ: (Bài viết về cảm nghĩ của bản thân không quá 1.000 từ).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài "Tìm hiểu thực trạng phát triển sản xuất RAT ở Văn Đức - Gia Lâm - Hà Nội"
31 p | 193 | 37
-
36 giai thoại về Nguyễn Công Trứ
29 p | 245 | 31
-
Cuộc thi tìm hiểu 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2014)
24 p | 276 | 22
-
Câu hỏi Cuộc thi tìm hiểu về đồng chí Lê Đức Thọ
13 p | 140 | 16
-
Bộ câu hỏi và gợi ý trả lời cuộc thi tìm hiểu Hiến pháp
18 p | 80 | 6
-
Bộ câu hỏi Hội thi tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (Có đáp án)
29 p | 95 | 5
-
9 câu hỏi bài dự thi Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
18 p | 84 | 3
-
Gợi ý trả lời câu hỏi cuộc thi viết: Tìm hiểu hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
18 p | 87 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn