Câu hỏi ôn tập lịch sử đảng
lượt xem 263
download
Tài liệu tham khảo Câu hỏi ôn tập lịch sử đảng có kèm đáp án
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Câu hỏi ôn tập lịch sử đảng
- Câu 3: Vai trò của NAQ đối với sự ra đời của ĐCSVN N.A. Quốc là người có công lao to lớn đối với sự ra đời của ĐCSVN *Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn _Khi còn ở trong nước, NAQ đã nhận thấy những hạn chế của các phong trào yêu nước, phong trào đấu tranh của các bậc tiền bối như PBC, PCT, người không đi theo con đường nào mà quyết định đi ra nước ngoài tìm con đường cứu nước cho dân tộc. - Nhận thức sâu sắc hoàn cảnh đất nước bị xâm lược và cảm thông nỗi khổ nhục của đồng bào, năm 1911 người thanh niên Ng Tất Thành đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước với phương pháp “làm để sống”. Trong quá trình đó, NAQ đã đi rất nhiều nơi “lđ để sống và làm CM”, đặc biệt người đã tiếp xúc với rất nhiều đối tượng # nhau, những người thuộc tầng lớp trên, những người lđ để học hỏi và nâng cao trình độ hiểu biết của mình. ĐI đến đâu Bác cũng học hỏi và đã tìm ra được bản chất sâu xa của chủ nghĩa đế quôc. Bác đã tìm ra chỗ hạn chế của cm dân chủ tư sản là cm không giảI phóng được công nông và quần chúng lao động. Đồng thời Bác cũng thấy được sự thành công triệt để của CMT10 Nga. Nó đã đem lại độc lập dân tộc cho đại đa số quần chúng nhân dân lao động. - Tháng 7-1920, người đã đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất của luận cương về những vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lê Nin. Người đã tìm thấy ở đây con đường cứu nước, giải phóng dtộc, đó là: con đường CMVS ở một nước thuộc địa. Có thể nói đây là con đường tìm kiếm khó khăn, gian khổ. *Tích cự truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào VN, chuẩn bị về tư tưởng cho sự ra đời của ĐCSVN. Người kếp hợp tuyên truyền bằng miệng với bằng sách báo và mở các lớp huấn luyện tư tưởng. - Tại ĐH Đ XH pháp, (12-1920) NAQ đã tán thành đi theo QTCS, tham gia sáng lập ĐCS Pháp và trở thành người CSVN đầu tiên. - Cùng với những hđ trong ptr CSQT, NAQ đã tích cực tr bá CN M-L vào VN chuẩn bị các đk cho sự ra đời của Đ ta. - Năm 1921 đến giữa 1923, NAQ hđ tại Pháp. Thời kỳ này NAQ đảm nhiệm nhiều cương vị # nhau: ban ng/cứu thuộc địa, lập báo người cùng khổ...→ Vạch trần tội ác của ĐQ, từ đó thức tỉnh lòng yeu nước của nhân dân thuộc địa và phát huy đoàn kết tạo nên sức mạnh chống ĐQ. - NAQ viết “bản án CĐ TD Pháp ” là tp đtiên có sức mạnh lớn- hình thành bước đầu những luận điểm về đg lối CM. - Giữa 1923 đến cuối 1924, NAQ sang LX hđộng: tham gia vào hàng loạt các ĐH lớn của QT nhằm góp sức mình vào ptrào CMTG, tìm hiểu sâu hơn về CM T10 Nga. - Cuối 1924, NAQ về QChâu TQ chuẩn bị tổ chức các ptrào đtranh của các nước trong khu vực. Tại đây người có đk trực tiếp truyền bá CN M- L chuẩn bị cho sự ra đời của ĐCSVN. ở TQ, NAQ tìm cách liên lạc với những người yêu nước VN – “tổ chức Tâm Tâm xã”, từ đó tuyển chọn và lập ra “hội VNCM thanh niên” nên việc truyền bá CN M-L vào nước ta sâu rộng hơn. → Tất cả mọi hđ của những người yêu nước, ptr CMVN vốn đã ↑ mạnh mẽ được tiếp thu tư tg mới đã được đẩy lên cao, có sự giác ngộ,các phong trào yêu nước phát triển từ đấu tranh tự phát sang tự giác và được tổ chức cao hơn chu đáo hơn. tổ chức VNCM thanh niên trước t.hình này đó đã lạc hậu ko đủ sức để l.đạo, trong nội bộ lại có những >< ko g. quyết được → đòi hỏi tổ chức # lớn hơn: ĐDCSĐ,ANCSĐ, DCSLD. *NAQ còn có công lao to lớn trong việc hợp nhất 3 tổ chức đảng thành ĐCSVN: 3 tổ chức cộng sản được thành lập đã khẳng định sự lớn mạnh của ptr CMVN và có sự lãnh đạo, tổ chức ngày càng chu đáo. Tuy nhiên xẩy ra sự tranh giành, công kích nhau gây bất lợi cho sự phát triển chung của CMVN. Yêu câu cấp thiết phảI thống nhất các tổ chức tập hợp lại thành 1 chính Đ duy nhất để lãnh đạo, và cần có một người đủ uy tín, năng lực để tổ chức, tập hợp 3 tổ chức. Người đó chính là NAQ. NAQ từ Xiêm trở về Hương Cảng Trung Quốc. Và bằng uy tín của mình, NAQ đã tổ chức hội nghị thành lập Đảng 3 đến 7/2/1930. *NAQ còn có công lao trong việc viết nên cương lĩnh đầu tiên của Đảng: thống nhất về Đ, xác định đường lỗi (cương lĩnh) CMVN, bầu ra ban lãnh đạo Đ,…Cương lĩnh đầu tiên của Đảng là cương lĩnh đúng đắn và sáng tạo, nó vừa phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, phù hợp với xu thế vận động khách quan của thế giới với tư tưởng cốt lõi là gắn độc lập dân tộc với CNXH ( tư tưởng cách mạng không ngừng) Câu 4. Quy luật ra đời của ĐCS VN Năm 1960 , nhân ky niệm 30 năm ngày thành lập ĐCSVN khi đó là Đảng lao động VN. Chủ tịch HCM có gửi 1 bài viết cho tạp chí Hoà Bình và CNXH ở Praha- Tiệp Khắc trong bài viết of mình Người khẳng định quy luật ra đời của ĐCSVN là sự kết hợp giữa CN M- L với phong trào yêu nước VN, sự khẳng định đó of Người vừa mang tinh phổ biến về sự ra đời của các ĐCS và công nhân quốc tế, vừa mang tính đặc thù về sự ra đời của ĐCS VN + Tính phổ biến: KháI quát về sự ra đời của các ĐCS, Lênin cho rằng CN Mac kết hợp với ôhng trào công nhân dẫn tới sự ra đời của các ĐCS >CN MAC là sự kháI quát nên những thành tựu of nhân loại và pt nó trong điều kiện mới,trong hoàn cảnh mới là một học thuyết về lý luận dược tổng kết từ từ thực tiễn ở đó Mac Angen và sau đó là Lenin đã chỉ ra cho nd lao động con đường tự giảI phóng mình vì thế nó có sức mạnh , sức hấp dẫn thu phục hàng triệu con tim nhân loại, là học thuyết vừa mang tính cách mạng, vừa mang tính khoa học nó phù hợp với xu thế phát triên của thời đại ,nó đáp ứng được nguyện vọng of đông đảo quần chúng lao động on khắp TG. Nó là ngọn đuốc soi dẫn đường lối cho phong trào c/m đI đúng hướng, nó là thứ vũ khí lý luận cho phong trào c/m > Phong trào công nhân :xuất phát từ địa vị kinh tế-chính tri của mình ngay từ khi mới ra đời ,g/c côngnhân TG đã đại diịen cho 1lực lượng sx mới tiến bộ là g/c có tổ chức chặt chẽ có kỷluật nghiêm minh có môI trường làm viêcj tập trung và khoa học lại bị áp bức nặng nề nên họ có >< sâu sắc với g/c TS - Trong cuộc đấu tranh voi g/c TS, ptrào cong nhân có thể chuyển biến từ tự phát sang tự giác để xoay chuyển địa vị kinh tế – chính trị of mình ,nói cách khác g/c c/m chỉ có thể làm tròn sứ mệnh ls of mình khi được tiếp nhận lý luận MacLenin và Thành lập ra 1 chính Đảng c/m với cương lĩnh đường lối c/m đúng dan . Điều này đã được Lenin kháI quát ,0 có lý luận c/m thì khong có ptrào c/m. . ở VN sự kết hợp giữa c/n Mac lenin với ptrào công nhân từ những năm 20 of TK 20, đuợc lý luận Maclênin soi sáng dân tộc ptrào c/nhân đã pt nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng đã chuyển hẳn từ tự phát sang đtranh tự giác .G/c công nhân trở thành tiền đề đảm bảo cho CN Maclenin xâm nhập vào VN và trở thành hệ tư tưởng lãnh đạo ptrào c/m trong khi lđ ĐCSVN ra đời tuân thủ theo đúng quy luật chung .Chủ tịch HCM còn khẳng định sự ra đời của ĐCSVN (3/2/1930) ngoài qui luật chung ấy còn mang tính đặc thù đó là sự kết hợp thêm phong trào yêu nước VN và đây cũng chính là sự bổ sung pt làm phong phú thêm kho tàng lý luận Maclenin về quy luật ra đời của ĐCS. Sở dĩ ở Vn ĐCSVN muốn ra đời được phảI kết hợp thêm phong trào yêu nước VN vì: - với truyền thống yêu nước,tinh thần bất khuất chông ngoại xâm of dân tộc khi g/c công nhân mới ra đời còn yếu cả về số lượng và chất lượng thì ptrào yêu nước chống Pháp đã diễn ra rất sôI nổi . Ptrào yêu nước Vn co ptrào công nhân , nó có truyền thống hàng ngàn năm - ở Vn ptrào yêu nước mang tính truờng tồn bền vững to lớn thu hút được đông đảo quần chúng tham gia , trong khi g/c côngnhân chỉ chiếm 1 số lượng rất nhỏ bé trong dân cư (trên 1.2% tính đến 1929) nếu không kết hợp với ptrào yêu nước thì ko thể có luc luong và trên thực tế ptrào yêu nước VN có vai trò vô cùng to lớn bởi vậy nếu không có ptrào y/nước VN thì ĐCSVN ko thể ra đời được. Câu 5: ý nghĩa ĐCSVN ra đời ĐCS VN ra đời là kết quả tất yếu khách quan của quá trình đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp trên đất nướcvà thế giới trong thời đại mới cuối thế kỷ XIX đầu XX. Trong thời gian này đất nước ta đã nổ ra hàng loạt cuộc đầu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp như các phong trào yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Chinh phong trào Cần Vương, Yên Thế. Nhưng các phong trào này đều thất bại vì chưa tìm ra được đường lối đúng đắn. Và 1
- khi Bác tìm ra được con đường cứu nước đã dẫn đến ra đời đảng cộng sản VN với một đường lối cách mạng đúng đắn. Do vậy ĐCS VN ra đời là một tất yếu khách quan. Cách mạng tháng 10 Nga đã thành công ,sự ra đời của quốc tế cộng sản và nhiều ĐCS ở các nước. +Giai cấp công nhân VN đã trở thành 1 lực lượng chính trị độc lập +Phong trào yêu nước ở VN chịu ảnh hưởng sâu sắc của CN M-L đã phát triển hết sức mạnh mẽ. ĐCS VN ra đời là một bước ngoặt trong lịch sử của Cách mạng VN, nó chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước trong hơn 2/3 thế kỷ Nó được coi là bước ngoặt vì nó làm cho phong trào cách mạng VN thay đổi về chất. Nó tạo nên bước ngoặt vì ĐCS VN ra đời đã tập hợp được lực lượng có đường lối đúng đắn (mục tiêu, phương pháp và nhiệm vụ). Có phương pháp cách mạng và giải quyết được mối quan hệ cách mạng VN và Cách mạng vô sản thế giới. ĐCS VN ra đời đã xác lập vai trò lãnh đạo của giai cấp CN đối với cách mạng VN. Nó chứng tỏ giai cấp CN VN đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng. ĐCS VN ra đời đã quyết định toàn bộ các tiến trình phát triển của CM VN, chuẩn bị các cơ sở tiền đề cho những thắng lợi vĩ đại trong lịch sử đấu tranh của dân tộc VN, CMVN. CMVN là một bộ phận của CM TG. Đóng góp vào phong trào đấu tranh chung của các dân tộc bị áp bức,giành độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội, đấu tranh xoá bỏ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. ĐCS VN ra đời quy tụ mọi lực lượng, giai cấp trong dân tộc. ĐCS VN ra đời gắn liền với tên tuổi của chủ tịch HCM. Câu 6: Nội dung của cương lĩnh đầu tiên, cơ sở lý luận và thực tiễn của nó. Phương hướng tiến lên của CMVN. *Về phương hướng CMVN: Đảng chủ trương làm “CM dân quyền” và “thổ địa cách mạng” để tiến tới xã hội cộng sản. Phân tích: Do lúc này Đảng ta thấy được tính chất, đặc điểm của XH VN hiện thời, thấy được mâu thuẫn cơ bản của CMVN là mâu thuẫn giữa ND với địa chủ PK, mâu thuẫn giữa dân tộc VN và chủ nghĩa thực dân Pháp nên Đảng ta xác định hình thành hai giai đoạn: CM TS dân quyền với thổ địa CM và CMXHCN. Cả hai giai đoạn này đều nằm trong một quá trình thống nhất. Giai đoạn 1 : CM dân tộc dân chủ thuộc quỹ đạo CMXH. Điều này là do nó cùng do cộng sản lãnh đạo. Giai đoạn 2: Giải phóng con người, giải phóng giai cấp một cách triệt để. Như vậy giai đoạn một làm cơ sở tiền để cho giai đoạn hai. Còn giai đoạn hai tiếp tục những nhiệm vụ của giai đoạn 1. Cả hai giai đoạn cùng thực hiện mục tiêu dân tộc, dân chủ và CNXH. Đây chính là sự vận dụng sáng tạo CN mác-lênin vào CMVN: Đã vận dụng tư tưởng CM không ngừng của CN M_L và sự phát triển của hình thái kinh tế XH. Như vậy nước ta có thể bỏ qua một đến hai HTKT-XH (hình thái TBCN) mà vẫn phù hợp với quy luật. Do đó sự vận dụng này phù hợp với xu thế thời đại. Nó đã giải quyết những vấn đề cơ bản cốt lõi của đường lối CM quyết định nhiệm vụ, mục tiêu, lực lượng, phương pháp, các mối quan hệ, những vấn đề cơ bản khác của CMVN, quy tụ được mọi lực lượng, mọi giai cấp. Đây chính là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa M_L. *Về nhiệm vụ cách mạng: -Chính trị:Đánh đổ đế quốc Pháp và bọn PK làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập, dựng lên chính phủ công nông binh và quân đội công nông. -Kinh tế: Tịch thu các sản nghiệp của đế quốc giao cho chính phủ công nông binh. Quốc hữu hóa toàn bộ đồn điền và đất đai của bọn đế quốc và địa chủ phản cách mạng VN chia cho dân nghèo… -Văn hoá: Quần chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo hướng công nông hóa Những nhiệm vụ trên bao gồm cả hai nội dung dân tộc và dân chủ, chống đế quốc PK, nhưng nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập dân tộc được đặt lên hàng đầu. *Về lực lượng CM: gồm CN, ND, TS dân tộc, TTS và các nhân sỹ yêu nước khác. -Đảng phải thu phục cho được giai cấp công nhân làm cho giai cấp công nhân lãnh đạo được dân chúng -Đảng phải thu phục giai cấp công nhân, dựa chắc vào dân cầy nghèo lãnh đạo họ làm cuộc cách mạng ruộng đất. -Đảng phải tiến hành liên lạc để lôi kéo tiêu tư sản trí thức, trung nông, thanh niên Tân Việt về phái giai cấp vô sản. -Đảng phải lãnh đạo phú nông trung nông địa chủ và tư sản VN( chưa phản CM) tiến tới làm trung lập. Trong đó bộ phận nào ra mặt phản CM thì phải đánh đổ. Trong khi liên lạc không được thoả hiệp. *Quan hệ VN-QT: Trong khi tuyên truyền các khẩu hiệu “Nước An Nam độc lập” phải đồng thời tuyên truyền và liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp trên thế giới, nhất thiết là giai cấp Pháp. *Vai trò của ĐCS: Đảng là đội tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, là lãnh đạo CM VN là nhân tố quyết định thắng lợi của CMVN. Cơ sở lý luận và thực tiễn: Lý luận: Xuất phát từ nguyên lý CM không ngừng của Lênin, Theo Lênin chủ nghĩa vô sản có thể nổ ra và thành công ở một số nước hoặc một nước trong khâu yếu nhất của dây truyền TBCN và CM vô sản có thể nổ ra và thành công ở các nước thuộc địa và sau khi thành công có thể bỏ qua một vài HTKT-XH để phát triển đi lên nếu hội tụ đủ hai điều kiện: TG đã có chủ nghĩa XH và cuộc CM ở thuộc địa phải do đảng CS lãnh đạo. Từ tình hình đó HCM đã vận dụng vào CMVN. Lúc này VN đã hội tụ đủ hai điều kiện trên. Trên thế giới CMVS Nga đã thành công và ở VN phong trào CM được đặt dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN. Khi cách mạng vô sản ở VN thành công thì ta có thể bỏ qua hình thái KT TBCN để đi lên HTXHCN. Thực tiễn: Nước ta lúc này đang bị thực dân Pháp áp bức bóc lột, dân ta đang rên xiết dưới gót giày của CN thực dân. Do đó nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng nếu vùng lên đấu tranh sẽ đi theo con đường mới không còn áp bức bóc lột, tuy có gian khổ chông gai nhưng là cuộc sống của chính mình. Câu 7: Nội dung của Luận cương chính trị tháng 10-1930 (Do đồng chí Trần Phú viết) Nội dung - Phươg hướng chiến lược của cm: Luận cương khẳng đingj tính chất của cm đông dương lúc đầu là cmtư sản dân quyền, có tính chất thổ địa và phản đế. “Tư sản dân quyền cm là thời kỳ dự bị để làm XHCM”. Sau khi thắng lợi sẽ chuyển thẳng lên co đường cmxhc, bỏ qua cn tư bản. - Nhiệm vụ: Chủ yếu của cmts ldân quyền là đánh đổ các tàn dư phong kiến và các hình thức bóc lột tiền tư bản, thực hành cm thổ địa cho thật triệt để và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa pháp, đem lại ruộng đất cho dân cày và làm cho đd hoàn toàn đlập. Hai nvụ chiến lược đó có qh khăng khít kô tách rời. - lực lượng cm: GCCN và ND là 2 động lực chính của cmts dân quyền. Thực hiện liên minh công nông, trong đó gccn là gc lãnh đạo cm. 2
- - lãnh đạo cm(vai trò của dcs_ gccn lãnh đạo cm thông qua bộ tham mưu, đội tiền phong là dcsđ dương. Sự lãnh đạo của đ là đk cốt yếu cho sự thắng lợi của cm. đảng lấy cn m-ln làm nền tảng tư tg, có dg lối chính trị đúng, tổ chức theo chế độ tập trung dân chủ, có kỷ luật nghiêm chỉnh, mật thiết liên hệ với quần chúng. - p2 cm: phải tập hợp lực lượng cm, vận động quần chúng tiến lên võ trang bạo động để giành chính quyền, võ trag bạo động là 1 nghệ thuật, phải theo khuôn phép nhà binh, phải chuận bị lâu dài, đ tranh từ hình thức thấp đến cao, kịp thời phát động khởi nghĩa khi có thời cơ cm. - đoàn kết q tế: cm đông dương là 1 bộ phần của cmvs tg, vậy phải thực hiện đkết qt, đ phải liên lạc mật thiết với gcvstg và các dtộc thuộc địa, nhất là vô sản Pháp Câu 8: So sánh luận cương chính trị và chính cương vắn tắt của Đ. Nêu ưu đIểm và hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế ? A, So sánh luận cương và chính cương: • Giống nhau: - Phương hướng đều là làm cách mạng dân tộc dân chủ và tiến lên CNXH không qua phát triển TBCN. - Nhiệm vụ cách mạng đều là đánh đổ ĐQ và PK để giành độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho dân cày. - Lực lượng cách mạng đều có công nhân và nông dân. - Đều khẳng định Đ là nhân tố quyết định mọi thắng lợi. - Đều xác định cách mạng VN là một bộ phận của cách mạng thế giới. - Phương pháp cách mạng đều là bạo lực cách mạng. • Sự khác nhau B, Những điểm khẳng định bổ sung và phát triển của luận cương: - Từ việc khẳng định tính chất XH Đông Dương là một xã hội thuộc địa nửa PK thì luận cương khẳng định hướng tiến lên của cách mạng Đông Dương là làm CMDTDC và tiến lên CNXH không qua phát triển TBCN . Chỉ ra được điều kiện khách quan và chủ quan của bước bỏ qua TBCN đó là CNXH Liên Xô giành thắng lợi (khách quan) và ĐCSĐD ra đời (chủ quan). - Chỉ rõ bạo lực cách mạng của quần chúng nhân dân là khởi nghĩa vũ trang, muốn thắng lợi thì phải xây dựng lực lượng cách mạng mà lực lượng chính trị là chủ yếu, đồng thời phải tuân thủ những quy luật của chiến tranh và nổ ra khi có thời cơ cách mạng. - Khẳng định vai trò lãnh đạo của ĐCSĐD, để xây dựng một Đ vững mạnh thì: + Phải có đường lối chính trị đúng đắn + Có kỷ luật tập trung liên hệ mật thiết với quần chúng, trải qua quá trình đấu tranh để hình thành. + Lấy chủ nghĩa M-L là kim chỉ nam cho hành động. C, Những điểm hạn chế của luận cương: - Không vạch rõ mâu thuẫn chủ yếu trong XHĐD lúc bấy giờ nên không khẳng định được nhiệm vụ chống ĐQ là hàng đầu. - - Không thấy được tính cách mạng của giai cấp tiểu tư sản VN. - - Không thấy được mặt tích cực của giai cấp TSVN. - - Không có chính sách phân hoá để nôi kéo một bộ phận thuộc về địa chủ PKVN về phía cách mạng. - Do đó không có chính sách liên minh dân tộc và giai cấp một cách rộng rãi. - D, Nguyên nhân của những hạn chế: - - Nhận thức giáo điều và máy móc mối quan hệ dân tộc và giai cấp trong cách mạng của một nước thuộc địa. - - Hiểu không đầy đủ về đặc điểm tình hình các nước Đông Dương. - - Chịu ảnh hưởng trực tiếp của khuynh hướng tả khuynh từ quốc tế cộng sản. Câu 9: SS giữa cương lĩnh vắn tắt – luận cương t10. Cương lĩnh đầu tiên của dcsvn (chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt) dc thông qua trong hội nghịi thành lập đ do naq khởi thảo. Luận cg ctrị của dcsvn dc thông qua trong hội nghị tw lần I do Trần Phúc khởi thảo. - Giống nhau: Luận cg ctrị và cg lĩnh đầu tiê đều thể hiện rõ sự vận dụng của cn m-ln vào hoàn cảnhe cm cụ thể của cmvn, thể hiện tính chất nhất quán trong đg lối cmvn. + Tính chất của cmvn trong thời đại mới: Lúc đầu là cmtsdq, sau khi cmtsdq thắng lợi sẽ chuyển thẳng lên con đg cmxhcn. + t/chất của cuộc cm trong gd đầu là cmtsdq, với 2 nvụ chống dq và pk, thực hiện đl dtộc và ruộng đất cho nông dân. + về lãnh đạo cm: GCCN là GC lãnh đạo cm. Đảng là đội tiền phong của gccn, lấy cn m-ln làm nền tảng tư tưởng. Sự lãnh đạo của đ là đk cốt yếu bảo đảm thắng lợ của cm. + về p2 cm: Phải tập hợp, tổ chức đông đảo quần chúng đtranh tiến lên lật đổ gc thống trị giành quyền. + Về đkqt: CMVN là 1 bộ phận của cmtg, phải thực hiện đkqt, đk với gcvs với các dtộc bị áp bức, nhất là vs Pháp. - Khác nhau: Ngoài những điểm đúng đắn trên, giữa lcct và clĩnh đầu tiên của đ còn có những điểm khác. Tựu trung là những hạn chết của lcct- 10 + Chưa vạch rõ dc mâu thuẫn chủ yếu của 1 xh thuộc địa, đó là mâu thuẫn dtộc. + không nêu cao được vđề dtộc và giai cấp dtộc lên hàng đầu, phù hợp với đk nước thuộc địa: Đề cao quá sức vđề gc và gphóng gc. + Đánh giá các gc khác ngoài công nông còn chưa đc chính xác, thậm chí còn phủ nhận vai trò cm của gc TTS, phủ nhận mặt tích cực của gcTSDTộc. Kô đề ra đc 1 chiến lược liên minh dtộc và gc rộng rãi. + Chưa thấy dc sự phân hóa trong gc đ/chủ pk nên kô đề ra dc chính sách lôi kéo, tập hợp những cá nhân và bộ phận có thể đc và c/sách cô lập kẻ thù - Ng/nhân và những hạn chế: Những hạn chết của lcct 10 thể hiện rõ sự nhận thức giáo điều, máy móc và sự hạn chế chung của phtrào cộng sản qtế lúc đó. Đó cũng là điểm khác giữa luận cương và cương lĩnh đầu tiên. - Những điểm phát triênt hơn của lcct – lcđt: 3 ưu điểm + Trong phương hướng cm: Đã xác định 1 cách rõ ràng cmvn phải bắt đầu từ đầu, cách thức tiến hành ntn, kết thúc khi nào? Kđ 1 cách rõ rằng: sau khi làm cmts dân quyền và thổ địa cm thành công sẽ tiến lên cnxh, bỏ qua giai đoạn pt CNTB. + Trong p2 cm: Đã xđ rằng để tiến hành cm phải sd bạo lực cm, con đg giành chính quyền là khởi nghĩa vũ trang. Đồng thời còn nêu ra cách thức và những điều kiện để tiến hành khởi nghĩa ntn. + Trong xđ vai trò lãnh đạo của đcs: Ngoài việc nhấn mạnh vtrò quan trọng của đcs đối với sự thắng lợi của cmvn. LCCT còn đưa ra các tiêu chí để xđ Đ vững mạnh. 3
- Câu 10. Chủ trương của ĐCS Đông Dương trong thời kỳ 1936-1939. Thời kỳ này tình hình thế giới có nhiều biến động sâu sắc. Từ những năm 33-34 chế độ phát xít đã hình thành trên thế giới và đến thời gian này đâng chuẩn bị chiến tranh để phân chia thế giới. Nguy cơ phát xít đang tới gần. Mâu thuẫn giữ phát xít Đức, ý, Nhật và Anh, Pháp, Mỹ trở nên gay gắt, Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc và Liên Xô ngày càng trở nên sâu sắc. Nước Pháp lúc này mặt trận nhân dân chống phát xít được thành lập do ĐCS Pháp làm nòng cốt đã giành thắng lợi trong cuộc tuyển cử tháng 4-1936 nên có những thay đổi mới. Một bộ phận trong chính phủ Pháp đi theo chủ nghĩa phát xít, một bộ phận khác (ĐCS và Đảng dân chủ) tương đối tiến bộ muốn cải cách dân chủ cho nhân dân trong nước và thuộc địa. Đây là cơ hội rất thuận lợi cho cách mạng nước ta. Quân Pháp ở Đông Dương lúc này chia làm 2 lực lượng: một lực lượng theo phát xít còn một lực lượng đi theo cải cách dân chủ. Trong nước phong trào C/M đã được khôi phục đánh dấu bằng đại hội I (1935). Do đó Đảng đã nêu ra chủ trương đấu tranh thời kỳ này. Chủ trương của Đảng vẫn khẳng định mục tiêu chiến lược là chống đế quốc và chống phong kiến, giành độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho dân cày, song mục tiêu trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh, đòi tự dan dân chủ cơm áo và hoà bình. Hội nghị của Đảng họp tại Thượng Hải (7/1936) đã quyết định lập mặt trận thống nhất nhân dân phản đế, bao gồm các giai cấp, các đảng phái, dân tộc, đoàn thể chính trị, xã hội và tôn giáo khác nhau, với nòng cốt là liên minh công nông ... Hội nghị còn nêu khẩu hiệu ủng hộ mặt trận nhân dân Pháp để phối hợp với ĐCS và nhân dân lao động Pháp, chống phát xít và phản động thuộc địa, đồng thời nêu khẩu hiệu ủng hộ chính phủ LêongBlum nhằm đòi thực hiện các yêu cầu dân chủ cho nhân dân Đông Dương. Ngoài ra hội nghị còn chủ trương chuyển hình thức tổ chức bí mật, không hợp pháp sang hình thức tổ chức công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp nhằm tập hợp quần chúng rộng rãi, giáo dục và lãnh đạo để đấu tranh. Để giữ vững sự lãnh đạo đối với các hình thức tổ chức và đấu tranh công khai, hợp pháp. Đảng cần phải củng cố tổ chức bí mật của Đảng. Nhờ những chủ trương đúng đắn của Đảng giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữ mục tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể trước mắt của cách mạng, các mối quan hệ giữa liên minh công nông và mặt trận đoàn kết dân tộc rộng rãi, giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, giữa phong trào cách mạng Đông Dương và phong trào cách mạng ở Pháp và trên thế giới đã đề ra các hình thức tổ chức và đấu tranh linh hoạt t/hợp nhằm hướng dẫn quần chúng đấu tranh giành quyền lợi hàng ngày, chuẩn bị cho những cuộc đấu tranh cao hơn vì độc lập tự do. Nghị quyết Đại hội Đảng về chính trị và tư tưởng, thể hiện bản lĩnh tinh thần độc lập, sáng tạo của Đảng, mở ra một cao trào cách mạng mới trong cả nước. Câu 11. NN, ý nghĩa của cao trào mặt trận dân chủ Đông Dương trong thời kỳ 1936-1939. + Nguyên nhân: - Vào những năm 1936 trên thế giới chủ nghĩa phát xít ra đời và phong trào đấu tranh chống phát xít trên thế giới phát triển mạnh. - Đại hội quốc tế cộng sản VII được triệu tập ở Matxcova tháng 1/1935 đã đưa ra sự chuyển hướng chiến lược cách mạng nhằm vào mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu trước mắt. - ở Pháp thì mặt trận nhân dân chống phát xít được thành lập do ĐCS Pháp làm nòng cốt đã giành thắng lợi trong cuộc tuyển cử tháng 4/1936 thành lập ra chính phủ phái tả. - ở Đông Dương trong thời gian này do chính sách tăng cường bóc lột, áp bức của thực dân Pháp và do khủng hoảng kinh tế, cuộc sống của các giai cấp, tầng lớp nhân nhân, kể cả tư sản dân tộc địa chủ vừa và nhỏ vô cùng khó khăn. Do đó nguyện vọng bức thiết của nhân dân là đòi được quyền sống, quyền tự do, dân chủ, cơm áo hoà bình. Trước tình hình đó để đáp ứng nguyện vọng của tầng lớp nhân dân, căn cứ vào tình hình lực lượng so sánh giữa cách mạng và phản cách mạng. Tháng 7/1936 Ban lãnh đạo của Đảng họp tại Thượng Hải đã hợp kịp thời chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, định ra đường lối, phương pháp tổ chức và đấu tranh trong thời kỳ mới. Nhờ đó cao trào cách mạng 36-39 đã được mở ra rầm rộ trong cả nước và đã đạt được những kết quả hết sức to lớn. ý nghĩa: - Cao trào dân chủ 36-39 là một cuộc vận động quần chúng một cuộc đấu tranh chính trị của Đảng ta lớn nhất dưới thời Pháp thuộc từ trước đến nay. - Thắng lợi của nó khẳng định đường lối chủ trương cách cách mạng của đảng ta là đúng đắn. - Để lại cho Đảng nhiều bài học kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ kẻ thù chiến lược lâu dài và kẻ thù chủ yếu trước mắt, xác định được lâu dài với những nhiệm vụ trước mắt, giải quyết được đúng mối quan hệ mật thiết giữa mặt trận đấu tranh với hình thức tổ chức đấu tranh. Nó tôi luyện, rèn luyện Đảng ta đặc biệt là đội ngũ cán bộ đảng viên. Qua đây có thể khẳng định nó như là một cuộc tổng diễn tập lần 2 cho giải phóng dân tộc và cách mạng tháng 8 thành công. Câu 12: Chủ trương điều chỉnh chiến lược thời kỳ 1939 - 1945. Vào thời kỳ này, chiến tranh thế giới thứ II đã bùng nổ, Nhật đã nhảy vào Đông Dương. Do vậy dân ta một cổ hai tròng. Nhật - Pháp và tay sai tăng cường bóc lột nhân dân ta. Làm cho mâu thuẫn chủ yếu tăng lên gay gắt. Đó là mâu thuẫn giữa dân tộc VN với Nhật + Pháp và tay sai. Điều đó đặt ra cho dân tộc ta phải đánh đổ đế quốc, phát xít Nhật, Pháp giải phóng dân tộc. Từ các đặc điểm đó, Đảng ta đưa ra các chủ trương trong các Nghị quyết NQ TW 6 tháng 11 năm 1939, nghị quyết Trung ương 7 tháng 11/1940, NQ Trung ương 8 tháng 5/1941. Lúc này Đảng ta xác định cách mạng Đông Dương lúc này là cách mạng giải phóng dân tộc. Điều này là do Đảng căn cứ vào tình hình thế giới và trong nước thấy có những cơ sở và điều kiện thuận lợi để giải phóng dân tộc. Đảng đặt nhiệm vụ đánh đế quốc giải phóng lên hàng đầu, đánh phong kiến thực hiện từng bước. Điều này là do Đảng phân tích đặc điểm tình hình VN lúc bấy giờ thấy được kẻ thù chủ yếu của dân tộc ta là đế quốc, phát xít Nhật và Pháp còn phong kiến chỉ là tay sai, tính chất thuộc địa bao trùm. +Đảng ta thấy khi chiến tranh thế giới nổ ra nó đã cách mạng hoá giai cấp công nhân và làm suy yếu kẻ thù tạo điều kiện cho nhân dân các nước thuộc địa đứng lên dành chính quyền. + Đảng ta vẫn kiên định nhiệm vụ đánh đế quốc, phong kiến nhưng không nhất loạt ngang nhau mà là đánh đế quốc giải phóng dân tộc đặt lên trước. +Đảng giải quyết mối quan hệ giữa quyền lợi dân tộc, quyền lợi giai cấp, quyền lợi dân tộc đặt lên trước quyền lợi giai cấp. + Đảng đã lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ địch để ta tập trung lực lượng đánh đế quốc. + Đây là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và Nghị quyết của Quốc tế cộng sản. Đảng đặt khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ của toàn đảng, toàn dân, chuyển hình thức đấu tranh bí mật , không hợp pháp sang đấu tranh công khai, nửa công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp nhằm làm cho Đảng mở rộng quan hệ với quần chúng, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang dành chính quyền. - Đảng giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ cách mạng ở Đông Dương, tôn trọng quyền tự nguyện, tự quyết, trên cơ sở đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Lúc này ĐCS Đông Dương chủ trương tách ra ở 3 mặt trận 3 nước Đông Dương, nhằm mục đích huy động sức mạnh của mỗi dân tộc và sự đoàn kết của các dân tộc. 4
- - ở VN thành lập mặt trận Việt Minh, khi dành độc lập thì xây dựng đất nước VN theo chế độ dân chủ Cộng hoà. - Ngoài ra Đảng còn chú trọng đến vấn đề xây dựng Đảng phù hợp với tình hình thực tiễn. Câu 13: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm1945? Từ ngày 13-8 đến ngày 15-8, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân trào .Hôi nghị nhận định điều kiện khởi nghĩa đã chín muồi ,Đảng chủ trương lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân Đồng Minh kéo vào Đông Dương .Hội nghị cử ra Uỷ ban khơĩ nghĩa toàn quốc do đồng chí Trường Chinh phụ trách ,đề ra đường lối đối nội và đối ngoại trong tình hình mới và kiện toàn BCH Trung ương .Đêm 13-8-1945 ,Uỷ Ban khởi nghĩa toàn quốc ra lệnh tổng khởi nghĩa Ngày 16-8-1945 Tại Tân Trào ,Đại hội quốc dân họp ,tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng và 10 chính sách của Việt Minh ,Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam tức Chính phủ lâm thời do HCM làm chủ tịch Ngay sau Đại hội ,Chủ tịch HCM đã gửi thư kêu gọi đồng bào và chíên sĩ cả nước đúng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta Dưới sự lãnh đạo của Đảng ,hơn 20 triệu nhân dân ta đã nhất tề vùng dậy giành chính quyền .Từ ngày 14-8 các đơn vị giải phóng quân đã liên tiếp hạ nhiều đồn Nhật thuộc các tỉnh Cao Bằng ,,Bắc Cạn ,Thái Nguyên ,Tuyên Quang ,Yên Bái Ngày 17-8 ,dân nhân Hà Nội ,dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh ,đã biến cuộc mít tinh của chính quyền bù nhìn ở Nhà hát lớn thành cuộc mít tinh và diễu hành của nhân dân ta ,chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền . Đêm 17-8 ,Xứ uỷ Bắc kì cùng với thành uỷ Hà Nội quyết định tổng khởi nghĩa ở Hà Nội vào ngày 19-8-1945 Sáng 19-8 ,hàng chục vạn quần chúng nội và ngoại thành Hà Nội tiến về quảng trường Nhà hát thành phố dự cuộc mít tinh do Việt Minh tổ chức ,hô vang các khẩu hiệu như : “đả đảo chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim ,”Việt Nam hoàn toàn độc lập “…… Sau cuộc mít tinh ,quần chúng biểu tình vũ trang ,tiến về các ngả đường đánh chiếm các cơ quan của chính phủ bù nhìn là Phủ Khâm sai ,Toà thị chính ,Trại lính bảo an ,Sở cảnh sát ..Cuộc khởi nghĩa của quần chúng đã buộc ngụy quyền đầu hàng và buộc quân Nhật phải để cho nhân dân ta quyền làm chủ toàn bộ thành phố Thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa ngày 19-8 ở Hà Nội làm cho chính quỳên tay sai Nhật các nơi bị tê liệt ,cổ vũ và thúc đẩy mạnh mẽ các tỉnh và thành phố khác nổi dậy giành chính quyền Ngày 23-8 Xứ uỷ Trung kỳ và tỉnh uỷ Thừa thiên lãnh đạo150000 nhân dân thành phố Huế và các huyện ở Thừa Thiên nổi dậy chiếm các công sở của ngụy quền triều đình Huế ,buộc vua Bảu Đại phải thoái vị ,chế độ quân chủ ở Việt Nam bị xoá bỏ Ngày 25-8 ,Đảng bộ Miền Nam lãnh đạo hơn 1000000 nhân dân thành phố Sài Gòn và các tỉnh chung quanh biểu tình tuần hành thị uy ,hô vang các khẩu :”Đả đảo bù nhìn Nguyễn Văn Sâm “:”Việt Nam hoàn toàn độc lập “;”Tất cả chính quỳên về tay Vịêt Minh ‘:”ĐCS Đ D muôn năm “ ở Côn Đảo,Đảng bộ nhà tù lãnh đạo 10000 chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nổi dậy giành quỳên làm chủ trên đảo . Cuộc tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 đã thành công trên cả nước trong vòng nửa tháng Ngày 2-9-1945 trong cuộc mít tinh lớn của gần 1000000 người tại vườn hoa Ba Đình (HN)Chủ tịch HCM thay mặt chính phủ lâm thời đọc bản tuyên ngôn độc lập ,tuyên bố với nhân dân ta và thế giới sự ra đời của nước VN dân chủ cộng hoà .Kể từ đó ,ngày 2-9 trở thành ngaỳ Quốc khánh của nước ta . Câu 14: Phân tích nguyên nhân, ý nghĩa thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 a)Nguyên nhân thắng lợi: *Nguyên nhân khách quan: Cách mạng tháng Tám nổ ra trong một hoàn cảnh khách quan rất thuận lợi: Do chiến thắng vĩ đại của Hồng Quân Liên Xô và lực lượng đồng minh trong đại chiến thế giới lần thứ hai đã nghiền nát hầu hết lực lượng của phát xít trên thế giới và đang trong giai đoạn truy quét nốt tàn quân của lực lượng phát xít; quân Nhật ở Đông Dương đã mất hết tinh thần chiến đấu, chính phủ Trần Trọng Kim rệu rã tạo điều kiện cho ĐCS VN chớp thời cơ phát động toàn dân nổi dậy giành thắng lợi nhanh chóng ít đổ máu. *Nguyên nhân chủ quan (nguyên nhân quyết định): Thắng lợi của CMT8 bắt nguồn từ đường lối chính trị đúng đắn của Đảng ta và sự chỉ đạo tài tình của Đảng. Đồng thời thắng lợi này cũng là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin được vận dụng sáng tạo vào VN và thắng lợi của tư tưởng độc lập dân tộc của chủ tịch Hồ Chí Minh. Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện cơ bản nhất, quyết định thắng lợi của cách mạng tháng Tám. Cách mạng Tháng Tám là kết quả và đỉnh cao của 15 năm đáu tranh của toàn dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, mà trực tiếp là phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945. Trong quá trình đó Đảng đã xây dựng được một lực lượng chính trị hùng hậu; từng bước xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng và đùm bọc, có chỗ đứng vững chắc trong căn cứ địa cách mạng, giữ vai trò nòng cốt, xung kích, hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Trong 15 năm đấu tranh cực kỳ gian khổ và anh dũng biết bao đảng viên cộng sản và quần chúng cách mạng đã hy sinh oanh liệt. Sự hy sinh của họ đã được Chủ Tịch Hồ Chí Minh ca ngợi: “...Các đồng chí ấy đã tin tưởng sâu sắc, chắc chắn vào lực lượng vĩ đại và tương lại vẻ vang của giai cấp và của dân tộc. Các đồng chí ấy đã vui vẻ hy sịnh hết thảy, hy sinh”. b) ý nghĩa: CMT8 là một trong những trang sử vẻ vang chói lọi nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta; là một bước ngoặt vĩ đại của cách mạng VN, nó đã đập tan ách thống trị của thực dân Pháp gần 100 năm, lật đổ chế độ phong kiến nghìn năm đưa dân tộc ta bước vào kỷ nguyên mới: kỷ nguyên của độc lập tự do do nhân dân lao động làm chủ. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân dân ta từ người nô lệ đã trở thành chủ nhân của đất nước, Đảng ta từ hoạt động không hợp pháp đã trở thành đảng lãnh đạo chính quyền trong cả nước. CMT8 đã sáng tạo ra những kinh nghiệm lịch sử quý báu đóng góp vào kho tàng lý luận CM dân tộc dân chủ ở nước thuộc địa nửa phong kiến, tạo nên thế và lực mới để dân tộc ta bước vào 2 cuộc kháng chiến sau này. Thắng lợi của CMT8 đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Cách mạng tháng tám là thắng lợi của tư tưởng độc lập tự do của Hồ Chí Minh và đường lối giải phóng dân tộc đúng đắn.Thắng lợi của CMT8 chứng tỏ rằng: trong thời đại ngày nay một cuộc CMDTDC ở nước thuộc đại do toàn dân nổi dậy dưới sự lãnh đạo của một Đảng MácXít có đường lối đúng đắn thì có thể giành thắng lợi trước bất kỳ kẻ thù nào.Cuộc cách mạng đó quan hệ mật thiết với cách mạng vô sản ở “chính quốc”, nhưng không lệ thuộc vào cách mạng vô sản ở “chính quốc”. Câu 16 : Chủ trương giữ vững củng cố chính quyền cách mạng? A/ Tình hình thế giới và tình hình trong nước: Sau chiến tranh thế giới II tình hình thế giới và trong nước vừa có những thuận lợi và khó khăn cho nước ta: - Thuận lợi: 5
- + 3 trào lưu cách mạng phát triển rất mạnh đó là : trào lưu XHCN mà Liên Xô là trụ cột của cách mạng XHCN; phong trào giải phóng dân tộc được sự giúp đỡ của Liên Xô các nước thuộc địa, phụ thuộcvùng lên giành độc lập và phong trào bảo vệ hoà bình đòi dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân. + CNĐQ đứng đầu là Mĩ suy yếu về kinh tế, chính trị, quân sự thuộc địa bị thu hẹp, nội bộ thì mâu thuẫn. Mĩ rất lúng túng nên phải đứng ra giàn xếp. Đứng trước thuận lợi đó tinh thần cách mạng của nhân dân Đông Dương trong đó có VN hăng hái hơn, mở ra khả năng cho các nước có thể tranh thủ sự giúp đỡ ủng hộ của quốc tế. + Trong nước ta đã có Đ hợp pháp cầm quyền. Nhân dân từ thân phận nô lệ được giải thoát, tinh thần cách mạng dâng cao, chính quyền từ TW đến cơ sở được ủng hộ và bảo vệ. - Khó khăn: + Nước ta có vị trí địa lí rất thuận lợi, giàu tài nguyên nên các nước ĐQ ngòm ngó muốn xâm chiếm. + Nạn đói khủng khiếp đã làm 2 triệu người chết đói, hạn hán xảy ra chưa từng thấy ở 6 tỉnh phía Bắc, 50% ruộng đất bị bỏ hoang. + Tài chính khó khăn chỉ có 1.2 triệu tiền Việt. + 90 % dân số mù chữ, nghiện hút, trộm cắp, mê tín dị đoan… tràn khắp nước. + Theo hội nghị Pốt x đam Tưởng đưa 20 vạn quân vào với danh nghĩa giải giáp quân Nhật, miền Nam do quân Anh vào giải giáp quân Nhật mà núp sau Anh là Pháp nên đã trắng trợn đánh chiếm Nam Bộ. + Trong nước ta phải chống lại các tổ chức phản động Việt cách, Việt Quốc… trên đất nước ta chưa bao giờ lại có nhiều kẻ thù đến thế. B/ Chủ trương của Đảng: - Độc lập – nô lệ : ta phải chọn con đường nào. Trong hai con đường đó nếu chọn con đường độc lập thì rất khó khăn nhưng nếu chọn con đường nô lệ thì là chết. Ngày 3/9/1945 Hồ Chí Minh triệu tập họp và đưa ra : + Phát động tăng gia sản xuất để chống đói. + Mở rộng phong trào chống nạ mù chữ. + Sớm tổ chức Tổng tuyển cử. + Mở rộng phong trào cầm – kiệm –liêm – chính. + Bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đỏ. + Tự do tín ngưỡng lương – giáo đoàn kết. Ngày 25/11/1945 Trung ương Đ ra chỉ thị Kháng chiến kiến quốc gồm 3 ý lớn: - Cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cách mạng dân tộc giải phóng . Xác định được vấn đề này sẽ không bị mơ hồ tưởng rằng CMDTDC đã hoàn thành do đó tâp hợp được toàn bộ tầng lớp nhân dân và tập trung được kẻ thù chính yếu nhất từ đó xác định đúng phương pháp cách mạng - Kẻ thù chính của cách mạng lúc này là thực dân Pháp xâm lược. Vì sao Đ ta khẳng định Pháp là kẻ thù chính của cách mạng: Vì Pháp có quyền lợi về kinh tế, cơ sở xã hội ở Đông Dương và VN thiết lập từ năm 1858. Có âm mưu xâm lược VN và Đông Dương và thực tế nó đã xâm lược. + Mĩ muốn giành quyền lợi Đông Dương và VN với Pháp và Anh song do Mĩ phải giàn xếp nội bộ ĐQ, tập trung giải quyết vấn đề Liên Xô nên chưa thể vào Đông Dương lúc này mà phải để Pháp vào Đông Dương để nôi kéo được Pháp, Anh nhằm bao vây Liên Xô và cài thế sau này hất đổ Anh, Pháp giành lấy Đông Dương. + Anh : lúc này cách mạng ở Đông Dương rất mạnh nếu Anh vào ĐD thì mâu thuẫn với P và M do đó A để P núp bóng mình vào ĐD. + T. G. Thạch muốn vào lật đổ chính quyền non trẻ ở VN và cộng sản ở VN với chính sách “diệt cộng cầm Hồ” nhưng vấp phải sự đoàn kết xung quanh chính phủ HCM của nhân dân VN nên quay sang hoà hảo với VN đưa ra một loạt các yêu sách đòi cải tổ chính phủ, phải thay đổi nội các- những người cầm quyền không phải là đảng viên. Song Tưởng cũng gặp phải khó khăn khi phải đối phó với cuộc cách mạng trong nước. Do đó Tưởng cũng không phải kẻ thù chính của cách mạng VN. Như vậy chỉ có Pháp là kẻ thù chính vì cả M, A và Tưởng phải nhường chiếm Đông Dương cho Pháp. Ta sẽ lợi dụng mâu thuẫn giữa chúng và phân hoá chúng để cô lập chúng. Tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù . Thể hiện quan điểm kiên quyết chống lại những quan điểm của Tờ rô kít - Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của nhân dân cả nước và củng cố chính quyền chống thực dân Pháp, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân. Trước mắt làm tốt 4 nhiệm vụ này để hoàn thành cuộc cách mạng DTDC nhân dân nhưng giành chính quyền là quan trọng nhất vì có chính quyền là có tất cả, mất chính quyền là mất tất cả. Như Bác đã nói: việc giành chính quyền càng dễ bao nhiêu thì việc giữ chính quyền càng khó bấy nhiêu. Câu 17: Chủ trương của Đ trong việc giữ vững chính quyền trong giai đoạn 1945 – 1946 1. Để giữ vững được chính quyền trong giai đoạn này §¶ng ta đã có 5 chủ trương sau: • Chăm lo cải thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân : - Đây là vấn đề cấp bách để nhân dân thoát khỏi chết đói tạo ra thực lực để tham gia xây dựng chính quyền. - Các đợt thi đua tăng gia sản xuất, trồng cây ngắn ngày để có lương thực. - Bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý khác . Tịch thu ruộng đất của ĐQ và Việt gian chia cho dân nghèo. - Tiết kiệm lương thực, ngày 28/9 Bác ra lời kêu gọi nhân dân cả nước nhường cơm sẻ áo cho nhau lá rách ít đùm lá rách nhiều. Sau đó một thời gian ta đã xoá được nạn đói. -Phát động phong trào xoá nạn mù chữ . Một năm sau đã có 1.2 triệu người được xoá nạ mù chữ. Đây là chủ trương đúng đắn đã tập hợp được đông đảo quần chúng, họ tin yêu vào chế độ mới, tin vào mặt trận VN do đó có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ chính quyền. • Ra sức củng cố chính quyền cách mạng triệt để đập tan chính quyền cũ của địch: Mác nói phải đập tan chính quyền cũ của địch mà không thể chuyển giao từ giai cấp này sang giai cấp khác. Chính quyền nào thì có giai cấp đó không có một chính quyền mà đa giai cấp. - Từ ngày 2/9/1945 đến 31/12/1946 Bác đã ký 181 sắc lệnh chủ yếu là dẹp hết các tổ chức phản động từ trung ương đến cơ sở nhằm củng cố chính quyền mới. - Ngày 20/9/1945 Uỷ ban dự thảo hiến pháp do HCM chủ trì được lập ra. - Ngày 6/1/1946 Tổng tuyển cử quốc hội khoá I được tổ chức. - Cuối năm 1946 có 8 vạn quân thường trực mang tên “ Quân đội quốc gia VN”. • Đẩy mạnh kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ: 6
- - Quân Pháp được Anh yểm trợ đã trắng trợn đánh chiếm Sài Gòn. Trước tình hình đó Đ kiên quyết đẩy mạnh kháng chiến ở Nam Bộ( NB), chia nửa NB nhằm giảm bớt gánh nặng cho NB và tạo điều kiện cho miền Bắc giữ chính quyền. Đ và Bác Hồ kêu gọi nhân dân cả nước ủng hộ nhân dân miền Nam,hàng vạn thanh niên lên đường “Nam tiến”, hầu hết các tỉnh thành lập các chi đội mà mỗi chi đội xấp xỉ một trung đoàn (gần 3000 quân). - Ngày 26/9/1945 Bác có thư gửi đồng bào NB. Tháng 12/1946 Bác tặng cho NB danh hiệu “ Thành đồng tổ quốc” khẳng định ta nhất định thắng lợi vì cuộc đấu tranh của ta là chính đáng. - Ngày 22/5/1946 chuyển vệ quốc quân thành quân đội quốc gia VN và Đ đã chỉ đạo xây dựng trường võ bị Trần Quốc Tuấn nhằm bổ sung cán bộ cốt cán trong quân đội. • Thực hiện sách lược hoà hoãn có nguyên tắc của Đ: - Các nước ĐQ có bản chất chung là xâm lược và chống phá cách mạng ở các nước khác nhưng giữa chúng cũng có những mâu thuẫn đó là mâu thuẫn về lợi ích . Đ chủ trương kiên nhẫn khôn khéo mềm dẻo lợi dụng mâu thuẫn của chúng để phân hoá chúng tránh cùng một lúc đương đầu với nhiều kẻ thù. - Với khẩu hiệu Hoa – Pháp thân thiện ta đã phải nhân nhượng cho Tưởng 2 vấn đề : cho 70 ghế trong quốc hội và ngày 11/11/45 ta tuyên bố giải tán Đ nhưng thực chất là rút vào hoạt động bí mật. Nhằm tập trung chống thực dân Pháp ở miền Nam.Nhờ đó ta đã làm thất bại âm mưu khiêu khích của Tưởng, vô hiệu hoá hoạt động chống phá của bọn tay sai, đẩy lùi từng bước và làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng, đảm bảo cho nhân dân ta tập trung lực lượng kháng chiến chống thực dân Pháp ở miền Nam. Vì thế chính quyền nhân dân không những được giữ vững mà còn được củng cố về mọi mặt. - Ngày 6/3 hiệp định Việt - Pháp được kí – Pháp công nhận VN là một quốc gia tự do có nghị viện, chính phủ, quân đội và tài chính riêng nằm trong liên bang Đông Dương và Khối liên hiệp Pháp. Ta đồng ý cho 15.000 quân Pháp ra miền Bắc thay thế quân Tưởng nhưng sau 5 năm phải rút về nước. Hiệp định này nhằm đuổi Tưởng về nước. • Tận dụng thời gian hoà hoãn chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến toàn quốc: Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 chưa giáo mực thì thực dân Pháp đã bội ước, nguy cơ cuộc chiến sắp diễn ra nhưng lúc này Đ và lực lượng ta chưa đủ mạnh nên phải tập trung kéo dài thời gian hoà hoãn để chuẩn bị lực lượng. - Từ tháng 7/1946 đến 9/1946 Bác đi thăm Pháp theo lời mời của chính phủ Pháp. Trong thời gian ở đây Bác đã tiếp xúc với các đảng phái chính trị, các tổ chức quần chúng ở Pháp và đại diện nhiều tổ chức quốc tế. Người đã nói rõ lập trường hoà bình hữu nghị và nguyện vọng độc lập tự do của Chính phủ và nhân dân Việt Nam. - Ngày 14/9/1946 Chủ tịch HCM đã ký tạm ước với Pháp để kéo dài thời gian hoà hoãn. Tận dụng thời gian hoà hoãn Bác viết “Công việc khẩn cấp bây giờ” xác định : ta nhất định thắng vì lực lượng định có hạn vì dân ta quyết tâm chiến đấu. 2.ý nghĩa : Thời gian hoà hoãn của ta không dài nhưng ta đã biết lợi dụng mâu thuẫn của kẻ thù trong vòng 16 tháng ta đã củng cố và giữ vững được chính quyền đã chuẩn bị được mọi mặt lâu dài cho cuộc kháng chiến. - Chứng tỏ chủ trương biện pháp của Đ và Chủ tịch HCM rất sáng suốt và linh hoạt. - Tạo mọi điều kiện thuận lợi để cả nước bước vào cuộc kháng chiến. - Thực tế cách mạng đã cho ta bài học và những kinh nghiệm quý. Là một dân tộc nhỏ dưới sự lãnh đạo của Đ với đường lối và phương pháp đúng đắn thì chẳng những giành được mà còn giữ được chính quyền trong vòng vây của địch. Qua đó cho ta những kinh nghiệmvề chỉ đạo chiến lược sách lược phân hoá kẻ thù. Tổ chức phát huy sức lực vừa tận dụng thời gian hoà hoãn vừa chuẩn bị sẵn sàng đối phó với thời gian chiến tranh. 3.Tại sao ta lại hoà hoãn được với Tưởng và với Pháp: • Ta hoà hoãn được với Tưởng: - Trong thời gian này nội quốc Tưởng thua rất đau. - 20 vạn quân Tưởng là của 4 quân đoàn tập hợp lại là một đạo quân ô hợp. - Bị nhân dân cô lập Tưởng phải đề phòng hai khả năng : nếu làm căng với ta ta sẽ liên minh với nhân dân Trung Quốc Tưởng sẽ không có đường chạy. Ta thì đang hạn hán chết đói chưa SX được lúa gạo ta phải nén lòng hoà hoãn với Tưởng cho Tưởng một số quyền lợi. Vì thế mà phá tan được âm mưu phá tan Việt Minh, “ Diệt cộng cầm Hồ”, đồng thời có thời gian để đối phó với quân Pháp ở miền Nam và sử dụng được quân Tưởng làm hàng rào ngăn không cho quân Pháp ra Bắc. • Vì sao và làm thế nào ta hoà hoãn được với Pháp: - Đầu năm 1946 Pháp gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế và chính trị. Pháp phải đứng được trên lợi ích về kinh tế ở Đông Dương, lôi kéo sự ủng hộ của Mĩ nhằm lấy lại vị trí về kinh tế, chính trị đã mất, phải ra được miền Bắc và thay thế toàn bộ quân Anh. - Với nhận định : trước sau Trùng Khánh sẽ bằng lòng cho Đông Dương trở về tay Pháp miễn là Pháp nhượng bộ cho quân Tưởng một số quyền lợi. Ngày 28/2/46 hiệp ước Hoa – Pháp được ký kết. Theo đó Pháp sẽ đem quân ra Bắc thay thế quân Tưởng đổi lại Pháp phải cho Tưởng toàn bộ tô giới ở Trung Quốc và toàn bộ đường sắt ở Vân Nam, khi Pháp ra Bắc thì phải cho Tưởng buôn bán tự do ở cảng Hải Phòng không phải nộp thuế Câu 18: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp. Với dã tâm từ trước, sau khi Pháp ra Bắc thay Tưởng đã thực hiện chính sách việc đã rồi, tăng cường khiêu khích và lấn chiếm một cách ngày càng trắng trợn. Đến cuối năm 1946(18/12/1946), Pháp đã gửi tối hậu thư cho chính phủ ta đòi tước vũ khí của tự vệ Hà Nội, đòi kiểm soát trật tự an ninh của thủ đô thậm chí đòi Hồ Chí Minh phải từ chức...Hành động của thực dân Pháp đặt Đảng và chính phủ ta trước một tình thế không thể nhân nhượng thêm với chúng được nữa, vì tiếp tục nhân nhượng sẽ dẫn tới thảm họa mất nước, nhân dân sẽ trở lại cuộc đời nô lệ. Đảng ta đứng trước hai khả năng: +Khoanh tay cúi đầu quay lại thời kỳ nô lệ. +Chấp nhận chiến tranh với thực dân Pháp trong điều kiện mọi mặt còn non yếu. Ngày 19/12/1946 Trung Ương Đảng đã phát động cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp lần thứ hai. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên chống thực dân Pháp. Ba sự kiện quan trọng trong sự kiện này đó là: +Mệnh lệnh toàn quốc kháng chiến của Trung Ương Đảng +Lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh. 7
- +Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của đồng chí Trường Chinh.(Đây là văn kiện thể hiện rõ đường lối của Đảng ta). *Đường lối: - Mục đích: Đường lối xác định mục đích của kháng chiến: Đảng ta xác định mục đích cuộc kháng chiến là tiếp tục cuộc cách mạng giải phóng dtộc đánh đổ thực dân Pháp xâm lược giành độc lập dân tộc và thống nhất. Tuy chúng ta đã làm cuộc cách mạng giải phóng dân tộc nhưng thực tế ta chưa có độc lập thống nhất hoàn toàn, đất nước ta tiếp tục bị xâm lược. Chỉ có đất nước ta được độc lập, nhân dân ta được hưởng quyền tự do thì mới có điều kiện tập trung xây dựng đất nước. Nội dung của đường lối: Kháng chiến toàn dân, kháng chiến toàn diện, đánh lâu dài dựa vào sức mình là chính. Kháng chiến toàn dân: nội dung của nó là động viên toàn dân, huy động lực lượng của cả nước tham gia đánh giặc. Căn cứ: Thứ nhất là từ luận điểm: CM là sự nghiệp của quần chúng của CN Mác-Lênin. Thứ hai là từ truyền thống của dân tộc được Đảng ta phát triển trong điều kiện lịch sử mới. Thứ ba, từ tính chất chính nghĩa của cuộc chiến tranh. Cuộc chiến tranh mà ta tiến hành là chiến tranh bảo vệ tổ quốc nên có thể huy động tất cả các lực lượng cho cuộc chiến tranh đó. Tạo sức mạnh to lớn để chiến thắng kẻ thù, sức mạnh cả về tinh thần, vật chất và ý chí của toàn dân. Kháng chiến toàn dân là một nội dung cơ bản nhất trong đường lối kháng chiến chống Pháp và đồng thời nó cũng là một nội dung cơ bản trong quan điểm về chiến tranh nhân dân của Đảng ta sau này, là cơ sở để ta tạo nên sức mạnh to lớn cho cuộc kháng chiến. Kháng chiến toàn diện: tức là kháng chiến trên tất cả các lĩnh vực quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Mỗi một lĩnh vực mang một nội dung khác nhau, nhưng tất cả cuối cùng đều nhằm một mục đích phục vụ cho lĩnh vực quân sự để nó vượt hơn kẻ thù và đi đến thắng lợi. Căn cứ: +Muốn đánh thắng một kẻ thù mạnh thì ta phải phát động cuộc kháng chiến toàn diện tạo nên sức mạng tổng hợp của mọi yếu tố. +Chiến tranh là cuộc đọ sức quyết liệt của cả 2 phía và nó chỉ tuân theo một quy luật nghiêm khắc và không hề có ngoại lệ đó là mạnh được yếu thua. Đánh lâu dài dựa vào sức mình là chính: Chúng ta là một nước nhỏ tiềm lực về mọi mặt còn yếu phải chống lại một kẻ thù mạnh trong điều kiện đất nước còn bị bao vây. Từng bước làm chuyển hóa lực lượng ngày càng có lợi cho ta và bất lợi cho kẻ thù dẫn đến ta mạnh lên, địch ngày càng yếu đi cuối cùng chúng phải đi đến thất bại. Đây là một quy luật quan trong của một nước nhỏ chống lại một kẻ thù mạnh. Câu 21: nguyên nhân, ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. a) Nguyên nhân thắng lợi: - Sự lãnh đạo của Đảng với lãnh tụ Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối Cách mạng đúng đắn có nghệ thuật chỉ đạo khoa học đã động viên và tổ chức nhân dân đoàn kết đấu tranh đánh bại mọi âm mưu thủ đoạn của kẻ thù xâm lược. - Có sự đoàn kết chiến đấu của toàn dân tập trung trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi-Mặt trận Liên Việt-được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công nông và trí thức vững chắc. - Lực lượng vũ trang 3 thứ quân được xây dựng và phát triển nhanh chóng ngày càng vững mạnh, trở thành lực lượng nòng cốt cho toàn dân đánh giặc đã làm thất bại các chiến lược và hành động chiến tranh của thực dân Pháp. - Có chính quyền dân chủ dân nhân, của dân do dân và vì dân được giữ vững, củng cố và lớn mạnh, làm công cụ bạo lực sắc bén tổ chức kháng chiến thắng lợi và xây dựng chế độ mới. - Có sự liên minh chiến đầu keo sơn giữa ba dân tộc VN, Lào và Campuchia cùng chống một kẻ thù chung; có sự đồng tình, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa và các dân tộc yêu chuộng hoà bình trên thế giới, kể cả nhân dân Pháp tiến bộ. b) ý nghĩa thắng lợi: - Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử đã khẳng định sức mạnh vĩ đại của dân tộc ta. Chúng ta đã bảo vệ và phát triển thành quả của cách mạng Tháng Tám, giải phóng một nửa đất nước. Lần đầu tiên trong lịch sử gần 100 năm thì miền Bắc sạch bóng quân xâm lược. -Lần đầu tiên trong lịch sử một dân tộc nhỏ yếu đánh thắng một tên đế quốc hùng mạnh. Đó cũng là thắng lợi của các nước hoà bình độc lập dân chủ và CNXH trên thế giới. - Thắng lợi này chứng minh một chân lý: Trong thời đại ngày nay một dân tộc nhỏ yếu biết đoàn kết đấu tranh dưới sự chỉ đạo của một chính Đảng Mác-Lênin thì có đầy đủ khả năng để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. -Bằng chiến thắng đó đã đưa cách mạng nước ta chuyển sang một giai đoạn mới giai đoạn xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc tạo lập chế độ mới và tiếp tục hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Câu 23 : Đường lối CMVN sau 1954 Hoàn cảnh lịch sử : *Tình hình sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi có nhiều thay đổi: Miền Bắc về cơ bản hoàn thành cuộc cách mạng DTDC và đang quá độ lên XHCN, tuy nhiên tình hình KT,CT vô cùng khó khăn. Nhiệm vụ trước mắt là đấu tranh đòi hiệp thương thống nhất đất nước. Miền Bắc gặp khó khẵn cả về KT và XH, miền Nam: Mĩ nhảy vào hất cẳng Pháp và chiếm đóng miền Nam, do vậy nhân dân MN phải tiếp tục cuộc cách mạng DTDC. Nước ta tạm thời chia làm hai miền với hai chế độ XH khác nhau. *Tình hình TG -Từ giữa những năm 30 trở đi: CNXH và các lực lượng cách mạng trên TG phát triển nhanh và trở nên vững mạnh. CNĐQ bị suy yếu. Đảng ta khái quát có 3 dòng thác CM: CMXHCN, phong trào đòi độc lập dân tộc, phong trào đấu tranh của GCCN + NDLĐ rất mạnh. TG bước vào thời kì hoà hoãn, các nước lớn hoà hoãn với nhau nhằm tạo lập vị thế CM mới của chúng. *PT cộng sản QT (các ĐCS của các nước XHCN cũng như các nước khác) đang có sự bất đồng giữa các ĐCS, đặc biệt LX và TQ. Do khác nhau về chiến lược và sách lược, phương trâm *Quá trình hình thành đường lối Đường lối của Đảng ta được hình thành và pt thep từng bước, trong đại hội lần III của Đảng (9/1960) được khẳng định Nội Dung của đường lối CMVN *Đường lối chung: Tiến hành đồng thời 2 chiến lược CM: CMXHCN ở miền Bắc và CMDTDC ở 8
- miền Nam. Hai chiến lược này có nội dung khác nhau nhưng quan hệ chặt trẽ với nhau nhằm vào một mục tiêu chung đó là giải phóng MN thống nhất đất nước. Căn cứ đề ra đường lối: -Đảng xuất phát cơ bản là từ tình hình thực tế của đất nước, nước ta sau 1945 bị chia làm hai miền: MB đã độc lập tiến lên CNXH, MN tiếp tục CMDTDCND. -Tiến hành đồng thời 2 chiến lược CM là thể hiện sự vận dụng trung thành & sáng tạo của Đảng ta so với cương lĩnh 1930 -Thể hiện sự vận dụng sáng tạo luận điểm CM không ngừng của LeNin thể hiện ở chỗ: Lênin cho rằng trong thời kì ngày nay cuộc CMDTDC do Đảng lãnh đạo sau khi hoàn thành có thể tiến thẳng lên CNXH nhưng với sự giúp đỡ của CMTG. *Vị trí và mối quan hệ Vị trí: CMXHCN MB giữ vai trò quyết định nhất đối với toàn bộ quá trình phát triển của CMVN và đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng MN thống nhất đất nước. Tại sao: XD CNXH ở MB nâng cao đời sống của nhân dân MB, tạo ra những cơ sở vật chất cho CNXH. XD CNXH để chi viện lớn cho CM MN. - Tạo tiền đề cho công cuộc XD CNXH trên cả nước sau này. - CM MN giữ vai trò quyết định trực tiếp tới sự nghiệp giải phóng MN thống nhất đất nước, vì MN đang chịu sự thống trị của CNĐQ và tay sai. Con đường duy nhất là đoàn kết đấu tranh chống lại đế quốc và tay sai để giành lại độc lập dưới sự chỉ đạo của Đảng. Mối quan hệ: 2 chiến lược ở 2 miền nhưng tiến hành trên một đất nước do một Đảng lãnh đạo duy nhất giải quyết mâu thuẫn chung và mục tiêu chung nên có quan hệ khăng khít với nhau. Đường lối CM XHCN MB Đảng ta xác định là với tư tưởng cơ bản: tiến nhanh, tiến mạnh và tiến vững chắc lên CNXH -Sử dụng chính quền dan chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản thực hịên cải tạo XHCN đối với các thành phần kinh tế phi XHCN phát triển kinh tế quốc doanh thực hiện CNH XHCN bằng ưu tiên phát triển CN nặng đồng thời phát triển nông nghiệp và CN nhẹ đẩy mạnh CMXHCN về tư tưởng, văn hoá và KHKT. Mục tiêu: XD MB có CN hiện đại, NN pt, văn hoá và KHKT tiên tiến. Chủ quan nóng vội, do tình hình đất nước ta còn khó khăn. Đường lối CM DTDCND ở MN Kẻ thù của CMVN là đế quốc và tay sai Nhiệm vụ của CMMN được xây dựng gồm nhiệm vụ cơ bản lâu dài là giải phóng MN khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến thực hiện độc lập dân tộc và người dân cày có ruộng hoàn thành cuộc CMDTDCND tiến tới XD nước VN hoà bình độc lập thống nhất đất nước dân chủ và giàu mạnh. Nhiệm vụ trước mắt là đấu tranh chống đế quốc Mĩ sâm lược và tay sai của chúng thành lập một chính quyền liên hiệp dân tộc dân chủ, tiến tới hoàn thành cuộc CMDTDCND. Phương pháp CM: xác định là bằng con đường CM bạo lực dự kiến phương hướng phát triển bạo lực có thể theo hai khả năng sau: -Tiến tới khởi nghĩa vũ trang để giành chính quền. -Thực hịên bằng con đường đấu trang vũ trang lâu dài. Lực lượng CM: lập một mặt trận thống nhất rộng rãi để đoàn kết mọi lực lượng chống đế quốc và tay sai. Phải tập chung XD Đảng bộ MN vững mạnh với phương châm bí mật, nhỏ gọn trọng chất lượng hơn số lượng. Câu 25 Quyết tâm chống Mỹ cứu nước thể hiện trong nghị quyết TW 11(3/1965) và 12(12/1965). Hoàn cảnh: Sau khi chiến lược chiến tranh đặc biệt thất bại Mỹ chuyển sang chiến tranh cục bộ đưa quân Mỹ và chư hầu ồ ạt tiến quân vào miền Nam VN kết hợp với quân đội tay sai cùng với vũ trang Mỹ âm mưu tiêu diệt phong trào cách mạng, bình định miền Nam, đánh phá miền Bắc mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương. Trước tình hình đó Đảng ta xác định quyết tâm đánh Mỹ thể hiện qua nội dung nghị quyết TW 11 và 12: Nội dung nghị quyết: Xác định quyêt tâm chiến lược: kiên quyết đánh thắng đề quốc Mỹ xâm lược ,bảo vệ MB giải phóng MN tiến tới hoà bình thống nhất đất nước. Căn cứ: Đảng ta phân tích khoa học tình hình TG và trong nước, về tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch để chỉ ra quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ. Mỹ: Khẳng định đế quốc Mỹ là một kẻ thù mạnh hơn ta về tiềm lực kinh tế và quốc phòng. Mỹ thực hiện chiến tranh cục bộ ở miền Nam thể hiện sự mâu thuẫn giữa mục tiêu chính trị và biện pháp quân sự (xuất hiện mâu thuẫn giữa chính quyền Ngụy quyền với Mỹ). Cuộc chiến tranh Mỹ phát động là chiến tranh (xâm lược) phi nghĩa nên không thể huy động tối đa sức mạnh của mình, bị nhân dân TG và nhân dân trong nước phê phán.Mặt khác quân đội Mỹ không quen với địa hình địa vật ở VN. Tham vọng rất lớn nên phải dải lực lượng ra khắp nơi trên thế giới trong thời gian dài khiến tinh thần chiến đấu của quân Mỹ giảm sút. Mỹ vào MN ở trong thế thua: chiến tranh đơn phương và chiến tranh đặc biệt thất bại, nên khó làm xoay chuyển tình thế.Bác Hồ từng nói “thế” trong chiến tranh là rất quan trọng (hình ảnh cái cân) chính vì thể mà cho dù Mỹ đổ thêm quân vào miền Nam VN nhưng thể trận cũng không thay đổi được là mấy. Ta: Trước mắt yếu hơn địch về kinh tế và quân sự nhưng: Do ta tiến hành cuộc chiến tranh chính nghĩa nên cho phép huy động tối da tiềm lực của đất nước và tranh thủ được sự viện trợ to lớn của quốc tế. Đường lối chiến tranh đúng đắn và nghệ thuật chiến tranh tài tình nó là yếu tố quan trọng để dần dần chuyển hóa tương quan so sánh lực lượng trên mặt trận miền Nam. Được cả dân tộc hưởng ứng đồng tình, do vậy tạo nên sức mạnh to lớn của cuộc chiến tranh nhân dân là nguyên nhân quan trọng từng bước xoay chuyển tình thế trên chiến trường. Kết luận: Từ các căn cứ trên Đảng ta nhận định xét trên phạm vi chiến trường miền Nam thì tương quan lực lượng giữa ta và Mỹ về căn bản là không thay đổi, ta có thể đánh Mỹ và thắng Mỹ. Đảng ta khẳng định ta kiên quyết đánh Mỹ trong bất kỳ hoàn cảnh nào thậm chí kiềm chế và thắng Mỹ ngay trên chiến trường Miền Nam, quyết không để chiến tranh lan rộng. Đảng ta đã thể hiện tính cách mạng và khoa học trong nghị 9
- quyết (thực tế đã chứng minh điều đó : Tổng tiến công tết Mởu thân buộc Mỹ phải mở mặt trận đàm phán để tiến tới kết thúc chiến tranh ở Miền Nam) Diễn biến: Thực hịên chủ chương của TW Đảng ta phải thực hiện các cuộc chiến tranh thăm dò: trận Núi Thành, Vạn Tường, Plây Me, ta đã tiêu diệt được lực lượng Mỹ đầu tiên, ta có khả năng đánh thắng Mỹ, giấy lên phong trào đấu tranh tìm Mỹ mà đánh. Mùa khô: 1965 - 1966 và 1966 - 1967 sử dụng lực lượng lớn để tấn công ta nhưng đều bị lực lượng của ta tiêu diệt, bẻ gãy. Mỹ mở trận càn lớn XêĐaPhôn, GianXơnXiTi để đánh vào đầu não của ta nhưng đều thất bại. 1967: Ta mở mặt trận đấu tranh ngoại giao, phụ thuộc vào thành công của quân sự, chính trị trên chiến trường, nó làm sáng tỏ hơn tính chất chính nghĩa của cuộc chiến tranh của dân tộc ta. Cuối 1967: Ta giành được những thắng lợi to lớn trong tất cả các lĩnh vực. Nghị quyết TW 1967: Mở đòn tổng tiến công và nổi dậy vào tết Mậu Thân 1968 nhằm giáng 1 đòn quyết định buộc Mỹ phải dừng chiến tranh. 1 tết 1968: quân dânh MN đồng loạt tấn công trên tất cả các vị trí quan trọng của địch. Trận này đã giành thắng lợi to lớn về quân sự. Những chiến thắng của quân và dân MB đã đánh bại chiến lược chiến tranh phá hoại của Mỹ. Ta bắn rơi khoảng 3000 máy bay Mỹ, bắt hàng trăm phi công -> chúng thất bại Chiền trường Lào + Campuchia cũng buộc Mỹ thất bại -> Mỹ thất bại trong chiến tranh cục bộ. 1969: Đàm phán lại cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Hạn chế sai lầm của ta: Sau đợt tiến công thứ nhất ( 6 tháng) : khá thành công -Đợt 2 ta đánh giá tình hình chưa đúng, đánh giá thấp Mỹ. -Do Đảng chưa kịp tổng kết đợt 1 để rút ra kinh nghiệm đợt 2, do thắng lợi nên ta tiếp tục tấn công tạo khe hở cho kẻ thù phản công khiến ta bị tổn thất khá nặng nề. Câu 25: Quyết tâm chống Mỹ cứu nước thể hiện trong nghị quyết TU 11 (3/1965) và nghị quyết TU 12 (12/1965)? (xem them) Trả lời : Nghị quyết TU11 (3/1965) và nghị quyêt TU 12 ( 12/1965) thể hiện quyết tâm chống Mỹ cứu nước của Đảng .Trên cơ sở phân tích âm mưu và hành động mới của đế quốc Mỹ đối với cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã khẳng định mọi sự cố gắng của đế quốc Mỹ ,dù có đổ thêm quân vào cũng không thể đảo ngược được tình thế cách mạng miền Nam .Mỹ đang ở thế thua ,bị động về chiến lược và bị cô lập về chính trị đối với cả thế giới và trong nước .Trong lúc đó cách mạng miền Nam đang trên đà chiến thắng ,ở thế chủ động tíên công .Lại được sự ủng hộ nhiệt tình , to lớn của các nước XHCN và nhân dân yêu chuộng hoà bình ,tiến bộ trên thế giới .Quyết tâm đó thể hiện : Tiếp tục sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện có chiến tranh ,đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của không quân ,hải quân Mỹ ,phát huy vai tro của hậu phương lớn đối với tiền tuyến miền Nam ,làm tròn nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng hai nước Lào, Campuchia . Hội nghị hạ quyết tâm chiến lược :động viên lực lượng cả nước ,kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quỗc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào .Phương châm chiến lược chung vẫn là đánh lâu dài ,dựa vào sức mình là chính ..Hội nghị cũng dự báo một khả năng khác :trên cơ sở quán triệt và vận dụng phương châm đánh lâu dài ,cần phải cố gắng tập trung cao độ ,tâp trung lực lượng của cả hai miền để tranh thủ thời cơ ,giành thắng lợi quyết định trong một thời gian tương đối ngắn trên chiến trường miền Nam .Hội nghị cũng nhấn mạnh việc tăng cường công tác tư tưởng và tổ chức của Đảng . Nghị quyết Hội nghị 11 va 12 của BCH TƯ Đảng ( khóa III) có tầm quan trọng trong việc đánh bại chíên lược “ chiến tranh cục bộ “ của Mỹ . Câu 28: Nguyên nhân, ý nghĩa thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước. * Nguyên nhân thắng lợi: - Là kết quả của quá trình đấu tranh hy sinh gian khổ của quân và dân ta mà công đầu là quân và dân MN anh hùng. - Thắng lợi của MB XHCN luôn xứng đáng là chỗ dựa tin cậy là nơi chi viện mọi mặt cho thắng lợi CMVN. - Tình đoàn kết đặc biệt 3 nước Đông Dương và sự đồng tình ủng hộ quốc tế to lớn là một nguyên nhân quan trọng của CM nước ta. - Sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta với đường lối đúng và sự chỉ đạo chiến tranh khoa học là nguyên nhân quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến . * ý nghĩa: - Quét sạch bọn xâm lược, chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn 100 năm của CN thực dân. Toàn quốc ta đã hoàn toàn độc lập thống nhất hoàn thành cuộc CM DTDCND mở đường quá độ lên CNXH. - Đây là 1 chiến thắng vĩ đại đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược qui mô lớn nhất và ác liệt nhất của CNĐQ từ sau đại chiến thứ 2. Mở đầu cho sự sụp đổ không thể chánh khỏi của CN thực dân mới góp phần tăng cường lực lượng XHCN thúc đẩy phong trào đấu tranh dành độc lập dân tộc, dân chủ và hoà bình TG. Đánh giá chung Đại hội 4(12 - 1976). Thắng lợi này mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc như một trong những trang chói lọi nhất , một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa Anh hùng CM và trí tuệ con người, đi vào lịch sử TG như một chíên công vĩ đại của thế kỉ 20, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc. Câu 30.hai nhiệm vụ chiến lược do ĐH5 xác định X/d thành công CNXH Sẵn sang chiến đấu bảo vệ TQ XHCN • Cơ sở khoa học để Đảng ta xác định vị trí chiến lược: Xuât phát từ thực trạng tình hình nước ta lúc bấy giờ thực trạng đó là các thế lực ĐQ đứng đầu là ĐQ Mỹ cấu kết với bọn phản động quốc tế chống phá cách mạng , sau 1975 ĐQ Mỹ thực hiện bao vây cấm vận VN cho đến lúc này (1982) ĐQ Mỹ vẫn tiếp tục caams vận VN đồng thời tiến hành chiến lược diễn biễn hoà bình rất thâm độc chống phá c/m VN toàn diện về các mặt .Còn bọn phản động Tổ Quốc sau khi súi dục bọn Khơme đỏ tấn công ta ở biên giới phía nam và trực tiếp huy động 60 vạn quân tấn công ta ở phía bắc. Sau đó chúng còn thực hiện kiểu chiến tranh phá hoại về nhiều mặt tiếp tục gây xung đột với ta ở cả trên bộ trên biển -> gây cho chung ta rất nhiều khó khăn.Văn kiện ĐH Đảng 5 chỉ rõ:’Đất nước ta đang ở trong tình thế vừa có hoà bình vừa phảI đương đầu với kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt of bọn bành chướng Trung Quốc cấu kết với ĐQ Mỹ đồng thời phảI sẵn sàng đối phó với 1 cuộc ctr xâm lược trên quy mô lớn ‘ + X/d đI đôI với bảo vệ là quy luật chung of c/m XHCN.CMXHCN là cuộc c/m sâu sắc và triệt để nó ko giống bất kỳ cuộc c/m nào trước đó ,chỉ thay thế chế độ bóc lột này bằng chế độ bóc lột khác ,nó thay đổi hẳn nền tảng XH ,nó xoá bỏ tận gốc chế độ bóc lột người .Một cuộc c/ m như thế chắc chắn sẽ gặp phảI sự chống trả quyêt liệt của các lực lượng thù địch trong nước cũng như trên phạm vi quốc tế.Từ kinh nghiệm thực tiễn của c/m TG và trong nước cho thấy c/m T10 Nga 1971 vừa mới thành công lập tức phảI chống trả với 14 nước ĐQ bên ngoài và bọn phản động trong nc phối hợp tấn công đòi bóp chết chính quyền Xô Viết non trẻ. 10
- Tiếp đó từ kinh nghiệm thực tiễn of c/m Tiệp Khắc (1956), Balan(1957) và trực tiếp là C/m VN sau T8/1945. Nước VNDCCH vừa mới ra đời đã phảI đối phó với hàng loạt kẻ thù bên trong và bên ngoài hòng bóp chết chính quyền c/m non trẻ. + Từ ls tồn tại và pt mấy ngàn năm of dân tộc dã đúc kết dựng nước phảI gắn liền với giữ nước dảtở thành truyền thống quý báu của dân tộc VN . VN vốn là quốc gia lắm khoáng sản giàu tài nguyên có vị trí địa lý rất quan trọng trong khu vực ĐNA vì vậy VN luôn là đối tượng nhòm ngó xâm lược của các thế lực ngoại bang trong khu vực cũng như trên toàn TG vì vậy thế hệ người VN trước đây vừa x/d đất nước vùa phảI bảo vệ đất nước và nó trở thành truyền thống mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc • Vị trí các nhiệm vụ Văn kiện ĐH Đảng 5 chỉ rõ : Trong khi o 1phút nơI lỏng n/vụ củng cố quốc phòng ,bảo vệ TQ Đảng và nd ta phảI đặt lên hàng đầu n/vụ x/d CNXH’. + X/d CNXH là nhiệm hành đầu vì :đất nước ta có hoà bình độc lập và thống nhất n/vụ hàng đầu là phảI x/d đất nước diều này ko chỉ đúng với VN mà đúng với mọi quốc gia dân tộc trở thành quy luật chung của tất cả các nước, đặc biệt là nước ta vừa phải trảI qua cuộc chiến tranh liên tiếp và kéo dài ,hậu quả để lại rất nặng nề .nên việc cần thiết lúc này là phảI khắc phục hậu quả ctr nhanh chóng ổn định tình hình kt xhvà cảI thiện đời sống vật chất ,tinh thần của nd sau 1 thời gian dài dốc sức cho tiền tuyến đánh giặc vì thế x/d CNXH còn là nhu cầu bức thiết of nd. Mặt#:có x/d thành công CNXH mới có đk tôt hơn để củng cố an ninh quốc phòng + Bảo vệ TQ là n/v thương xuyên o 1 phút nơI lỏng vì xuất phát từ thực trạng đất nước :CNĐQ cấu kết với bọn phản động quốc tế chống phá ta toàn diện trên các mặt, luôn đe doạ ta phát động ctr xâm lược trên quy mô lớn vì vậy mà Đảng và nd phảI thường xuyên cảnh giác củng cố an ninh quốc phòng đối phó có hiệu quả với những âm mưu và hành động của các thế lực thù địch bên trong và bên ngoài tạo ra môI trường chính trị ổn định để nd yên tâm x/d CNXH + Mối quan hệ giữa 2 n/v chiến lược 2 n/vụ chiến lược trên thuộc chiến lược c/m XHCN, mỗi n/vụ có vị trí vai trò # nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau ,tác động qua lại nhau,hỗ trợ ,thúc đẩy nhau but ko có nghĩa là đặt ngang hàng nhau ma fphảI có sự sắp xếp quan tâm cho chúng đồng thời cũng ko được xem nhẹ , hạ thấp hay bỏ qua bất kỳ n/vụ nào. câu 31: đường lối đổi mới? vì sao phải đổi mới, phương hướng đổi mới? nội dung đổi mới? vì sao phải thực hiện sự nghiệp đổi mới? TL: a)căn cư đổi mới đất nước. -Xuất phát từ thực trạng của đất nước sau 10 năm xây dung và bảo vệ(75-86). Chúng ta bên cạnh thành tự bước đầu đạt được thì đât nước ta đang trong thời kỳ khó khăn; kinh tế phát triển chem, đời sống nhân dân vô cùng cực khó khăn, long tin giảm sút, kẻ thù chông phá quyết liệt, thực chất ta đang rơI vào cuộc khung hoảng kinh tế XH gay gắt. Để tháo gỡ khó khăn ta chỉ có đổi mới đất nước là yêu cầu bước thiết và có ý nghĩa sống còn. -Đổi mới là xu thế tất yếu của lịch sử (là vấn đề mang tính khách quan mang tính quy luật thì mọi đất nước phảI đI theo xu thế đó) Thấp kỷ 70 thê kỷ 20 nhân loài đã chứng kiến một cuộc đổi thay của nên kinh tế thế giới. Lý do là các nước lớn (đặc biệt là các nước đế quốc và TB phát triển) đã có những bước điều chỉnh chiến lược quan trọng, do họ phát động của chiến tranh lạnh không đem lại hiệu quả kinh tế gì mà lại tốt kém nên phải điẻu chỉnh chiến lược.Ưu tiên phát triển kinh tế trong nước mình, khảng định vi thế của đất nước đó trong trường quốc tế. Từ đó những thành tựu khoa học ra đời làm tăng trưởng kinh tế diện mạo thế giới thay đổi. Các nước HXCN cơ chế cũ kìm hãm nên kinh tế không phát triển được, khủng hoảng gay gắt. Cuối 78 TQ thực hiện cảI cách còn các nước khác đến giữa 80. -Đổi mới là bàn chất của CN Mac +Nói đến học thuyết CN Mác luôn phảI đổi mơI liên tục, đây là học thuyết mở luôn luôn vận động và phát triển cùng với sự phat triển của lịch sử. +Trước đây trong cơ chế cũ chúng ta không nhận thức đầy đủ học thuyết này. +NGày này vận dung học thuyết này là hoàn toàn sáng tạo. b.Nội dung đổi mới: ĐH VI khảng định đổi mới ở VN là đổi mới toàn diện nhưng trước hết là đổi mới tư duy rổi đổi mới tổ chức, công tác cán bộ, phương thức hoạt độngvà công tác của Đ. Trong đổi mới tư duy thi đổi mới tư duy kinh tế là trọng tâm. +Lý do trước hết đổi mới tư duy. -Lí luận và tư duy lí luận giữ vai trò rất quan trọng làm nền tảng cho việc hoạch định đườg lối chiến lược sách lược của nước ta. Là bộ phận dân đường cho phong trào đấu tranh của quần chúng trươc hết phảI đổi mới tư duy. - Sai lầm trước đây của Đ CS là do nhiều nguyên nhân tạo nên nhưng trước hết và chủ yếu là sự lạc hậu về nhận thức lí luận. +Tại sao đổi mới tư duy là trọng tâm. +Kinh tế là nền tảng của một XH, quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Nói kinh té là nền tàng nhưng không tuyệt đối hoá kinh tế +Trong mấy trục năm xây dung đât nước nên kinh tế nước ta dã đạt được một số thành tựu. Kinh tế nước ta khi đổi mới hết sức khó khăn nên ngày nay đôI mới kinh tế để kinh tế phát triền thì ta mới có khả năng đổi mới trên các lĩnh vực khắc # 1 cách hiệu quả. c.Phương hướng đổi mới tư duy. Phương hướng chung của đổi mới là nhằm thúc đầy sản xuất phát triển và tạo ra đời sống vật chất và tinh thần ngày cang cao theo hướng XHCN. Đổi mới không phảI là mục đích mà là phương tiện để ta đạt tới mục đích xây dung thành công CNXH Phương hướng cụ thê: -Có nhưng quan niệm trước đây đúng nay vấn đúng nhưng do tình hình đã thay đổi phát triển nên ta phảI bôt sung để nó hoang thiệt hơn.VD trong đối ngoại: trước đổi mới chủ yếu ta quan hệ với các XHCN chủ yếu là về mặt nhà nước, ngoại giao còn kinh thì rất it. Ngày nay chúng ta quan hệ với tất cả các nước không phân biệt chế độ XH với nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền và các bên cùng có lợi. Chuyển mạnh sang hình thức kinh tế đối ngoại . -Có những quan điểm trươc đây đúng nay vẫn đúng nhưng do chúng ta nhận thức sai dẫn đến làm sai vì vậy ta phảI nhận thức lại cho đúng. Ví dụ quan niệm về cảI tạo XHCN đối với cac thành phần kinh tế . Trước đổi mới do cơ chế cũ kim hãm thì cảI tạo các thành kinh tế đồng nghĩa với xoa bỏ thành phàn kin tế đó tiến chỉ còn thành phần quốc doanh và tập thể dẫn đến đất nước không phát triển được. Trong ngay nay: Hiểu cảI tạo thành phần kinh tế là sử dụng nó. Cho phep các thành phân kinh tế tham gia vào quá trình sản xuất.(cá thể tiêu chủ, tư bản tư nhân ) để tong bước cảI tạo nó sử dụng nó cao hơn cứ như thế cho đến khi đưa chúng vào guồng máy của CNXH.ĐH 7 thành phần kinh tê , ĐH 8-5, DH co 6 -Có những quan niệm trước này đúng nay không đúng nữa nên phảI thày đổi.Quan niệm về chế độ phân phối. Sản phẩn là 1 bộ phận hợp thành một chế độ XH. Trước đây chúng ta lấy chê đong phân phối bình quân là chủ yếu.Nay:nếu phân phôI theo kiêu này thi triệt tiêu động lực cá nhân và khuyến khich kẻ lười nhác, nên ngay nay lấy phân phổi theo lao động là chủ yếu. Phân phói theo chất lượng hiệu quản làm việc 11
- *những nguyên tắc chỉ đạo công cuộc đổi mới: - vì sao phải nêu ra nguyên tắc chỉ đạo công cuộc đổi mới + Lý luận : sau 2 năm thực hiện công cuộc đổi mới ta đã giải phóng được sức SX, dân chủ được phát triển, chiến lược bảo vệ tổ quốc được điều chỉnh hợp lí .QHSX được mở rộng nhưng đất nước vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội: nhiều người nảy sinh tư tưởng bi quan hoài nghi con đường đi lên CNXH. - Tình hình thế giới và các nước XHCN có nhiều biến động và biến động rất phức tạp, sự tan rã của các nước XHCN bắt đầu hình thành CNXH Liên Xô tan dã, ở TQ nền dân chủ không đi liền với chủ trương, tự do hoá dân chủ đã bị người dân TQ lợi dụng để đòi hỏi những quyền lợi và cuộc sống đầy đủ sung túc. - Nội dung của nguyên tắc: + Đổi mới ko phải là thay đổi mục tiêu XHCN mà là cho mục tiêu ấy được thực hiện tốt hơn = quan niệm đúng đắn, hình thức, biện pháp và bước đi thích hợp. + Đổi mới không phải là xa rời CN mac lenin mà là vận dụng sáng tạo học thuyết mac lênin và khắc phục những quan niệm không đúng về học thuyết đó. + Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị phải nhằm tăng cường chứ không phải làm suy yếu sức mạnh của chuyên chính vô sản. + Xây dựng nền dân chủ XHCN vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp XD CNXH song dân chủ phải có lãnh đạo , lãnh đạo phải dựa trên cơ sở dân chủ, dân chủ với nhân dân nhưng phải chuyên chính với kẻ thù. + Kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế XHCN , kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Kết luận: coi 5 nguyên tắc trên là sự thống nhất tư tưởng hành động, là những kinh nghiệm những bàI học được rút ra tư thực tiễn để chỉ đạo công cuộc đổi mới. Câu 32 : kiên định mục tiêu con đường XHCN? Kiên định con đường CNXH là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn của đảng ta: 1. Vì sao lại xác định như vậy: - Tiến lên CNXH là phù hợp với quy luật vận động và phát triển của XH loài người . Chủ nghĩa mac- lênin chỉ rõ “sự vận động của các hình thái KTXH bắt nguồn từ các sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất” (con người ở công xã nguyên thuỷ, xã hội loài người đã phát triển qua 5 hình thái kinh tế) - Sự phát triển lên CNXH là phù hợp với xu thế chung của thời đại . Người ta nhận thấy cứ 10% giàu là 90% người nghèo làm cho 10% người giàu càng giàu thêm , 10% ấy không chỉ bóc lột trên lưng người khác mà còn bóc lột trên lưng dân tộc khác , bản chất của XH tư bản là bản chất bóc lột . CNXH đã chứng minh rằng sự phân biệt ấy là không đáng kể do vậy xu hướng đi lên CNXH là tất yếu. - CNXH vẫn đại diện cho tiến bộ nhân loại mặc dù hơn 70 năm qua CNXH đã phải trải qua rất nhiều khó khăn. Trong lúc các nước CNXH đang gặp khủng hoảng và các thế lực thù địch bao vây, phá hoại thì ta đã nhận thấy: ta lựa chọn CNXH trong khi có hệ thống XHCN hay kể cả khi hệ thống CNXH sụp đổ ta vẫn lựa chọn. Điều này chứng tỏ lập trường của ta ngay khi CNXH gặp khủng hoảng ta vẫn kiên định đi theo CNXH. Vì thế mà ta giải phóng được dân tộc ta đi lên CNXH và được XH, ngay cương lĩnh chính trị đầu tiên, ngay từ đầu cho tới khi thành công trong cách mạng đến khi thành công trong việc giải phóng dân tộc .Có miền bắc XHCN mới tạo ra của cải vật chất để chi viện cho miền nam giải phóng hoàn toàn thống nhất đất nước. Miền nam cũng nhìn miền bắc XHCN để có nỗ lực, niềm tin, sức mạnh đi lên CNXH. Hơn nữa thế kỷ qua chúng ta chống chủ nghĩa đế quốc hay thực chất chúng ta chống CNTB nói chung. Điều này đưa đến quyết định lựa chọn duy nhất đúng của lịch sử. - Thực tế của lịch sử dân tộc không có tính tất yếu nào để chúng ta xây dựng CNTB. Mặc dù sau năm 75 ta có nhiều sai lầm nhưng Đ ta đã nhận ra và kiên định đi theo con đường CNXH đã chọn . Thực tế sự lựa chọn lên CNXH là sự lựa chọn duy nhất đúng. Câu 33: Kinh tế hàng hoá nhiều thành phần? Trong đại hội VII (Năm 91) đang ta đã quyết định: Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Đây là chủ trương lớn phán ánh nhất quán của Đảng ta. Được coi là tính chất cơ bản của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ, chi phối mọi hoạt động của đất nước. + Cơ sở để hình thành luận điểm này: - Xuất phát từ đổi mới tư duy, Đảng ta không phủ nhận sạch trơn CNTB như trước mà quan niệm rằng: Kinh tế hàng hoá là sản phẩm chung của con người. Vì vậy chúng ta phải biết kế thừa và phát triền các sản phẩm ấy trong điều kiện của nước ta . - In mấy năm đổi mới phát triển kinh hàng hoá ở VN là phù hợp, nên kích thích được nền kinh tế tăng trưởng đất nước. Vì vậy chúng ta tiếp tục xây dượng theo kinh tế hàng hoá. + Thực chất nền kinh tế hang hoá của nước ta là: -Thưa nhận sự tồn tại của sản xuất hàng hoá, thưa nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế - Nên kinh tế ấy được tự do sản xuất trong khuân khổ luật pháp cho phép. Nhà nước đóng vai trò điều tiết hướng dẫn, giúp đỡ, để nền kinh tế đi đúng hướng mục tiêu đặt ra( vai trò quản lý của nhà nước). Nhà nước làm đòn bẩy, thúc đẩy kinh tế phát triển. + Phân định các thành phần kinh tế: -Nếu trước đổi mới( thời kỳ bao cấp) các thành phần kinh tế được phân định trên cơ chế dựa trên sở hữu tư liệu sản xuất: Nếu tư liệu này này nằm trong nhà nước gọi là thành phần kinh tế quốc doanh. Năm trong tạp thế – Kinh tế hợp tác xã, nằm trong tư nhân thi gọi kinh tế các thể. - Trong ĐH VII xác định: một thành phân kinh tế có thế nhiều hình thức sở hữu, một thành phần có thể có nhiều công nghệ khác nhau. Nếu bộ phận nào chiếm chi phối cơ sở thì phân định nó thuộc thành phần đó. + Nội dung phát triển các thành phần kinh tế: - Kinh tế quốc dân được củng cố và phát triển trong mọi lĩnh vực then chốt. Nắm các doanh nghiệp trọng yếu, đảm nhiệm các hoạt động mà các thành phần kinh tế khác không thể hoặc không muốn đầu tư (như giao thông, lương thực..). Vươn lên nắm chủ đạo làm đòn bẩy thúc đẩy các thành phần khác phát triển nhanh. Kinh tế quốc dân bao giờ cũng là nền tảng cơ sở cho các thành phần kinh tế khác thì mới có thể dảm bảo được sự phát triển theo định hướng đá đề ra( định hướng XHCN). - Kinh tế hợp tác: Chủ yếu hợp tác xã trên nhiều lĩnh vực. Đổi mới phương thức hoạt động có hiệu quả và có tổ chức của kinh tế hợp tác. Phát triển rộng rãi mở rộng các ngành nghề với quy mô khác nhau và tốc độ khác nhau. Nhà nước giúp đỡ vốn và hướng dẫn phát triển trên nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi và dân chủ để phát huy được sức mạnh tập thể và sức mạnh cá nhân. + Kinh tế cá nhân và tiểu chủ: Được nhà nước khuyến khích phất triền trong các ngành nghề ở cả nông thôn và thành thị. Nhà nước giúp đỡ vốn, công nghệ thông tin đưa dần vào làm ăn tập thể nhưng trên tinh thân tự nguyện. + Kinh tê tư bàn tư nhân: Được sản xuất kinh doanh trong mọi ngành nghề có lợi cho nền kinh tế được luật pháp cho phép. Các doanh nghịêp có vốn đầu tư nước ngoài phảI được tổ chức , quản lý chặt chẽ của nhà nước. 12
- +Kinh tế gia đình: không phảI là một thành phần kinh tế như vẫn được chú trọng phát triển. +Trong ĐH VIII có bổ sung thêm thành phần kinh tê tư bản nhà nước: là sự liên kết giữa nhà nước và các ông chủ tư bản trong và ngoai nước nhằm mục định tranh thủ nguồn vốn lớn và khả năng quản lý rất giỏi, có công nghệ hiện đại và có quan hệ quốc tế. +Trong ĐH IX bổ sung thêm thành phân kinh tế có vố đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Kêt luật: Các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu không tồn tại độc lập mà cò quan hệ bỏ sung tác động đến nhau, để cho thanh phân kinh tế đa dạng phong phú. Các thành phần kinh tế đó sản xuất kinh doanh độc lập, đồng thời hợp tác cạnh tranh tích cực trong cuồng máy kinh tế thống nhất. Trong cạnh tranh thì có cạnh tranh tích cực và canh tranh tiêu cực. Canh tranh tích cực thi sẽ thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển vì vậy cần phat huy. Còn cạnh tranh không lành mạnh thì cần hạn chệ. Nhà nước quan tâm bình đăng không gò ép, không tức đoạt tài sản dưới mọi hình thức. Vậy nên KTĐTP thể hiện đa dạng thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ. Cho phép sử dụng nhiều thành phần kinh tế nhiều loại hình sở hữu với trình độ công nghệ quy mô sản xuất khác nhau. Vừa liên kêt tác động bổ sung cho nhau nhăm khai thác các nguồn lực của nhà nước tranh thủ nguồn lực bên ngoài và để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Để đền khi kêt thúc thời kỳ quá độ ở VN thì nó hình thành một nền kinh tế công nghiệp ở Viêt Nam câu 33: (xem them) Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước. vì sao phải phá triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ? Xuất phát từ lí luận của CN mác lênin : “đặc chưng của thời kì quá độ là còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế”. “Trong thời kì quá độ và cộng sản phải biết cách làm giàu của tư bản” nhưng phải cạnh tranh lành mạnh. Từ sự tồn tại kinh tế nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu đan xen trong thời kì quá độ. Ta phải tạo ra các quan hệ sản xuất tương ứng với nó cho nó tồn tại và phát triển (do đó phải tồn tại nhiều hình thức kinh tế đan xen nhau). Các quan hệ khác nhau để phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất khác nhau của các thành phần kinh tế. Phát triển nhiều thành phần kinh tế để tạo ra môi trường thuận lợi cho các lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, các thành phần kinh tế tự giải phóng mình, tự tạo cho mình chỗ đứng. Từ thực tế trước đại hội VI Đ chưa nhận thức đúng quy luật này, chưa nhận rõ đặc trưng của thời kì quá độ là còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế . Nên ta đã đốt cháy giai đoạn , xoá hết các thành phần kinh tế, và đưa ra khẩu hiệu tiến nhanh tiến tới CNXH , chỉ để lại 2 thành phần kinh tế làm cho đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn: quan hệ sản xuất không phù hợp với lực lượng sản xuất vốn có của nó dẫn đến tự nó kìm hãm , bó hẹp lại ko phát huy đc sức mạnh và trí tụe của lực lượng SX . Làm cho S X hàng hoá không có năng suất dẫn đến thua lỗ, sản phẩm khan hiếm không đủ để dùng. - Trong khi đó tư sản trong Miền Nam đưa hàng hoá tràn ngập thị trường trước khi ta đánh tư sản , nhưng khi đánh xong thì thị trường xơ xác, không có mặt hàng mua bán. Các nước XHCN trước đây họ cũng để tồn tại nhiều thành phần kinh tế Xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là đúng với lí luận và thực tiễn. Vì sao phải địng hướng XHCN- ? - Các thành phần kinh tế cũng chính là các kiểu tổ chức kinh tế , các kiểu QHSX nó gắn liền với hình thức sở hữu khác nhau , nhiều QHSX khác nhau có nhiều hình thức dối lập nhau nhưng nó lại còn tồn tại trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất . Nó thống nhất ở một mức nhất định, chung nhau về lợi ích nhưng không cùng nhau về bản chất. Tương ứng với sự không đồng nhất về bản chất ấy là nhiều quy luật kinh tế tác động khác nhauvà chừng nào còn thành phần kinh tế tư nhân thì vẫn còn quan hệ người bóc lột người. - Quy luật chạy theo lợi nhuận là đối lập với lợi ích cơ bản của nhân dân lao động, còn tồn tại kinh tế hàng hoá là còn cạnh tranh, còn phân hoá thu nhập và còn cơ sở để phát triển TBCN. - Quy luật cạnh tranh dẫn đến nguy cơ của sự phát triển CNTB . Do đó phải định hướng XHCN đặc biệt là các thành phần phi công hữu. Nhà nước định hướng bằng luật : “phát triển tự do nhưng tự do trong khuôn khổ” . câu 35 : thời cơ và thách thức của cách mạng việt nam? - Thời cơ : thời cơ lớn tạo ra là do xu thế tích cực của thế giới nhưng trước hết là do thành tựu của 10 năm đổi mới của ta tạo ra. Thành tựu của 10 năm đổi mới chúng ta đã và đang tạo ra thế và lực mới cho sự phát triển mới, tạo ra nhiều tiền đề cho CNH- HĐH. Quan hệ giữa nước ta với các nước trên thế giới mở rộng hơn bao giờ hết. Khả năng giữ vững đường lối tự chủ và hội nhập với cộng đồng thế giới tăng thêm. - Thách thức : là bốn nguy cơ lớn: các nguy cơ ấy đều nguy hiểm, không thể xem nhẹ một nguy cơ nào: - Chúng ta càng ngay càng tụt hậu xa hơn về kinh tế so với khu vực và thế giới. - Diễn biến hào bình. - Sự chệch hướng XHCN. - Quan liêu tham nhũng. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn là thách thức to lớn và gay gắt. Do điểm xuất phát của ta quá thấp , lại phải đi lên trong môi trường cạnh tranh quyết liệt. Có những thế lực vẫn tiếp tục mưu toan thực hiện diễn biến hoà bình, thường xuyên dùng chiêu bài “dân chủ “, “ nhân quyền” hòng can thiệp vào nội bộ nước ta. Tình hình khu vực châu á - Thái Bình Dương và biển Đông còn diễn biến phức tạp. Chệch hướng XHCN và quan liêu , tham nhũng vẫn đang thực sự là những nguy cơ lớn. Tệ quan liêu, tham nhũng và suy thoái về phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ Đ viên làm cho bộ máy Đ và nhà nước suy yếu, lòng tin của nhân dân đối với Đ, đối với chế độ bị xói mòn. Các chủ trương và chính sách của Đ và nhà nước bị thi hành sai lệch dẫn tới chệch hướng ; đó là mảnh đất thuận lợi cho diễn biến hoà bình. Thuận lợi và khó khăn , thời cơ và nguy cơ đan xên nhau . chúng ta phải chủ động nắm thời cơ , vươn lên phát triể nhanh và vững chắc , tạo ra thế và lực mới ; đồng thời luôn luôn tỉnh táo , kiên quyết đẩy lùi và khắc phục các nguy cơ mới nảy sinh , bảo đảm phát triển đúng hướng. Tinh thần chỉ đạo của đảng ( quan điểm của đảng) - Ta chủ đạo nắm thời cơ để vươn lên phát triển nhanh vững chắc tạo thế và lực, đồng thời luôn luôn tỉnh táo khắc phục những nguy cơ, kể cả những nguy cơ mới phát sinh. - Nắm thời cơ tận dụng những thuận lợi do hoàn cảnh khách quan , chủ quan mang lại , song cũng cần phải đề phòng những nhân tố làm mất thời cơ : yếu kém trong quản lý, làm thất thoát lãng phí tài sản XHCN. Trên cơ sở đánh giá tình hình chung của khu vực và trên thế giới mà đảng đưa ra những mục tiêu mới. 13
- Câu 36 :Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. *Nội dung của công nghiêp hoá hiện đại hoá - Mục tiêu đến năm 2000: Là giai đoạn rất quan trọng của thời kỳ đổi mới , đẩy mạnh công nhiệp hoá- hiện đại hoá đât nước. Nhiệm vụ của thời kỳ này là tập chung lực lượng tranh thủ thời cơ vượt qua thử thách đẩy mạnh công cuộc đổi mới 1 cach toàn diện đồng bộ phấn đấu đạt và vượt mục tiêu đề ra đến năm 2000, tạo tiền đề vứng chắc cho bước phát triển mạnh mẽ hơn và đầu thế kỷ sau. -Đến năm 2020: Xây dượng nước ta thành nước công nhiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất có dân giầu nước mạnh xã hội công băng văn minh.Nước công nghiệp VN là một nước mà công nghiệp là phổ biến trong tất cả các nghành và trong mọi lĩnh vực của đời sống.Chỉ số của nước công nghiệp là CN và dịch vụ phảI chiếm đa số trong mọi lính vực lao động xã hội cúng như đóng gop cho thu nhập quốc dân. * Quan điểm chỉ đạo thực hiện CNH-HDH của Đảng: - Giữ vựng độc lập tự chủ đI đôI với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hoá đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại, dựa vào nguồn lực trong nước là chủ yếu tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài, xây dựng nền kinh tế mở và hội nhập khu vực và thế giới. Hướng mạnh và xuất khẩu và dần thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm có hiệu quả. - CNH-HDH là sự nghiệp của toàn Đảng toàn dân của mọi thành phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo. - Lấy việc phát huy con người là chủ đạo làm cơ sở cho sự phát triển nhanh và bền vững. Động viên toàn dân cần kiệm dây dựng đất nước không ngừng tăng tích luỹ cho đâu tư phát triển. Tăng trưởng kinh tế phảI gắn với cảI thiện đời sông nhân dân, phát triển văn hoá giáo dục thực hiện tiến bộ và công bằng và xã hội bảo vệ môI trường. -Khoa học công nghệ là động lực của công nghiệp hoá kết hợp công nghệ truyền thống và hiện đại tranh thủ đI nhanh vào hiện đại ở nhưng khâu quyết định. -Lấy hiệu qủa kinh tế xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xây dung phương án phát triển lực chọn phương án đầu tư vào công nghệ, đầu tư chiều sâu để khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có trong phát triển mới ưu tiên qui mô vưa và nhỏ. Công nghệ hiện đại tạo nhiều việc làm, thu hồi vốn nhanh. Xây dung một số công trình có qui mô cần thiết và hịêu quả. Tập chung thich đáng các nguồn lực cho các lĩnh vực, các địa bàn trọng điểm đồng thời quan tâm đáp ứng nhu cầu thiêt yếu của mọi vùng.Nhà nước có chính sách hộ trợ các vùng khó khăn tạo điều kiện cho các vùng phát triển. - Kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh. * Vì sao phải CNH - Không có CNH thì không có cơ sở vật chất của CNXH. Cơ sở của CNXH là : đại hội VIII khẳng định cơ sở để ta chuyển sang thời kỳ mới CNH-HĐH có những cơ sở sau: + Xuất phát từ kết quả 10 năm đổi mới với những tiên đề đã được tạo ra đồng thời dựa trên sự phân tích cục diện tình hình thế giới ngày nay có những biến động, với những thắng lợi to lớn nhưng cũng đan xen nhiều khó khăn phức tạp mới: ta đã đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinhtế trên nhiều mặt làm cho đời sống nhân dân khá hơn, KHCN phát triển … + Xu thế chung của thế giới ngày nay là hoà bình hợp tác phát triển, cách mạng KHKT ngày càng phát triển cao do đó chúng ta không thể đứng ngoài xu thế này nên ta phải CNH- HĐH .Tiền đề vật chất và sự ổn định nhiều mặt: quốc phòng an ninh chính trị … cho phép ta đẩy mạnh CNH- HĐH. Tuy nhiên ta chưa có đủ tiền đề nhưng trong quá trình đẩy mạnh CNH- HĐH sẽ tạo ra tiền đề, sẽ hoàn chỉnh dần các tiền đề. Đó là biện chứng của sự phát triển (tác động qua lại lẫn nhau). Vì vậy không thể cho đủ tiền đề để đẩy mạnh CNH – HDH + Hoàn thành CNH- HĐH mới là hoàn thành tiên đề V/C cơ sở kỹ thuật , chứ chưa hoàn thành thời kỳ quá độ, chưa thể nói là nước phát triển được. Trở thành 1 nước CN chưa có nghĩa là hoàn thành CNH- HĐH. Cơ bản hoàn thành CNH –HĐH chưa hoàn thành nhiệm vụ của thời kỳ quá độ. Kết thúc thời kì quá độ có nhiều vấn đề khác: QHSX, trình độ phát triển của lực lượng SX, QHSX phải phù hợp với CNH- HĐH, mà CNH-HĐH chỉ là một công cụ cho kiến trúc thượng tầng . Khi hoàn thành thời kì quá độ, hoàn chỉnh về tư tưởng con người – con người có CNXH phải trải qua một bước rất dài mới tiến lên được CNCS. câu37 :nội dung chủ yếu được bổ sung và phát triển trong văn kiện đại hội 9 -mục tiêu của cm, lý tưởng của đảng -về thời kỳ quả độ lên CNXH -mô hình kinh tế tổng quát -chế độ sở hữu và các thành phần kinh tế -đấu tranh giai cấp và động lực phát triển đất nước - nến tảng tư tưởng của đảng -xây dựng nền kinh tế độc lập tự quản và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế PHÂN TíCH: mục tiêu của cách mạng , lý tưởng của đảng Khẳng định con đường mà đảng và ND đã chọn và quan tâm XD là con dường XHCN. XHCN trên nền tảng của cn mac lenin và tư tưởng HCM Khẳng định điều này là rất cần thiết nhất là trong tình hình hiện nay TG co diễn biến phức tạp , trong nước cũng đứng trc những nguy cơ và thách thức mới . Mục tiêu cao cả thiêng liêng bất di bất dịch của nhân dân ta là Xd mọt nước VN độc lập dân tộc thống nhất đi lên CNXH. đi lên CNXH là 1 tất yếu khách quan theo đúng quy luất tiến hoá của lịch sử , chỉ co CNXH, CNCS mới giải pháng được các dân tộc bị áp bức và giai cấp Cn trên toàn thế giới . Đặc điểm của cước ta XD CNXHtừ điểm xuất phát rất thấp chưa có trong lịch sử do đó nhũng sai lầm khuyết điểm là khó tránh khỏi cần phải thừa nhận đề tìm cách khắc phục và sửa chữa nó . không vì khuyết điểm sai lầm ma phủ định CNXH. Không xa rời mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH. CNXH mà nhân dân ta đã XD là 1 XH do nhân dân lao động làm chủ , có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại , chế độ công hữu về tư liệu sản xuất có nền văn hoá tiến bộ đậm đà bản sắc dân tộc , con người được giải phóng . Trong giai đoạn hiện nay mục tiêu phấn đấu của ND ta là XD 1 nước VN dân giàu nước mạnh xh công bằng dân chủ văn minh Câu 38: Chiến lược phát triẻn kinh tế do ĐH IX xác định. +Chiến lược phát triển kinh- xã hội 10 năm 2001-2010 nhằm đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân. Tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một mước công nghiệp theo hướng hiện đại; nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kêt cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế 14
- thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thanh về cơ bản. Vị thế nước ta trên trường quốc tế nâng cao. Đến năm 2010 ,tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng it nhất gấp đôi so với năm 2000; chuỷên dịch mạnh kinh tế và cơ câu lao động, giảm ty lệ lao động nông nghiệp xuống còn 50%. +Kê hoạch phát triền kinh tế-XH 5 năm 2001-2005 là bước rất quan trọng trong chiến lược 10 năm 2001-2010 nhằm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, ổn định và cải thiện và đời sông nhân dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Năng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nên kinh tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại. Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người. Tạo nhiều việc làm ; cơ bản xoa đói giảm nghèo; đẩy lui tệ nạn xã hội; tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội; hình thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Giữ vững ổn đinh chính trị và trật tự àn toàn xã hội, bảo vệ vứng chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lánh thổ và an ninh quốc gia. Tốc độ tăng trưởng GDP binh quan 5 năm 2001-2005 là 7,5%/năm. +Chủ trương chính sách của Đảng ta: Phát triển kinh tế, CNH-HĐH là nhiệm vụ trung tâm; Phát triẻn kinh tế nhiều thành phần gồm kinh tế nhà nước;kinh tế tập thể; kinh tế các thể; tiều chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bàn nhà nước; kinh tế tư bàn có vốn đầu tư nước ngoài. Tiếp tục tạo lập dồng bộ các yếu tố thị trường; đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý kinh tê nhà nước. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Câu 39. ND chủ yếu of chiếnlược pt –kt do ĐH IX x/đ Một là: Cơ cấu kt :đây là cốt lõi of CL kt là nhân tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả of KTQD. Có nội dung sau: - Đẩy nhanh CNH nong nghiệp & nông thôn. Sở dĩ phảI đặt vấn đề CNH-HĐH nông nghiệp & nông thôn lên hàng đầu vì ở nước ta hiện nay nông nghiệp chiếm 1 bộ phận lớn tin nền kh,sx nhỏ chiếm 1 bọ phậnlớn in nông nghiệp. Vì nông nghiệp là nguồn cung cấplương thực ,thực phẩm ,nguyên liệu đồng thừi là nguồn xaats khẩu quan trọng, nông thôn là thị trường to lớn nhất hiện nay cho nên phảI cảI tạo & pt nông nghiệp thì mới có cơ sở để pt các nghành nghề khác .Từ đố ĐH 9 đề ra các biện pháp sau: + Đẩy mạnh hiện đaih hoá ,cơ giới hoá, điện khí hoá đồng thời ứng dụng mạnh mẽ những tiến bộ khoa học nhất là công nghệ sinh học theo hình thành nền nông nghiệp hàng hoá phf hợp với nhu cầu thị trường & sinh tháI từng vùng + Chú trọng tạo & sd cây trồng vật nuôI có năng suất chất lượng cao phf hợp với từng vùng đầu tư thâm canh các vùng cây công nghiệp, chè ,cafê ,hạt tiêu… hình thành những vùng rau quả gắn với bảo quản chế biến + Nâng cao hiệu quả sd quỹ đất ,nguồn nước ,nguồn nước,b/vệ pt tài nguyên rừng + pt nâng cao chất lượng chăn nuôI gia súc ,gia cầm Phát huy lợi thế về thuỷ sản tạo thành 2 nền kt mũi nhọn=>phấn đấu đến 2010, tổng sản lượng lương thực NN đạt 40 tr tấn tỷ trọng GDP đạt 16-17% - pt công nghiệp : +pt nhanh những nghành công nghiệp có khả năng phát huy lưọi thế & cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường in nước và đẩy mạnh xuất khẩu trước hết là những nghành sd nhiều lao động:may ,ặc,da dầy,chế biến ,thuỷ sản + đI nhanh vào 1 ssố nghành công nghệ cao: CNTT,ĐTVT,TĐH….. + x/d 1 số cơ sở công nghiệm nặng quan trọng ,sx TLSX để trang bị cho các nghành kt &quốc phòng + Chú trọng pt các doang nghiệp vừa và nhỏ với nghành nghề đa dạng tăng tỷ lệ nội địa hoá in CN gia công,lắp ráp,phấn đấu đến 2010 ,Công nghiệp x/d chiếm 41%GDP,sd 23-24% lao động, giá trị xuất khẩu chiếm 70-75% tổng kim nghạc + pt & nâng cao chất lượng các nghành dịch vụ & thương mại phấn đấu đên 2010 chiếm 42-43 % lao động + X/d đồng bộ $ từng bước HĐH hệ thống hạ tầng như giao thông điện lực thông tin, thuy lợi, cấp thoát nước Hai là:Cơ cấu vùng kinh tế - Khu vực đô thị pt cà phân bố hợp lý mạng lưới đô thị trên các vùng với một số it TP lớn, nhiều thành phố vừa và đô thị nhỏ ,chú trọng pt đô thị miền núi ,HĐH các thành phố lớn thúc đẩy QT đô thị hoá nông thôn ko tập trung quá nhiều c/sở nông nghiệp & dân cư ở đô thị lớn khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông & ô nhiễm môI trường… - KV nông thôn:pt NN sinh tháI đa dạng trên nền cây láu chăn nuôI rau quả thuỷ sản, ứng dụng KHCN in sx chế biến, bảo quản, tiêu thụ sp,pt các làng nghề mạng lưới dịch vụ - KV trung du miền núi : pt cây CN dài ngày ,chăn nuôI gia súc gia cầm & công nghiệp chế biến ,b/vệ và pt KTXH ở các vùng sâu vùng xa - KV biển & hảI đảo: phát huy thế mạnh đặc thù of hơn 1 tr km vuông thềm lục địa, đẩy mạnh nuôI trồng ,khai thác chế biến hảI sản,khai thác chế biến dầu khí, pt CN đóng tàu & vận tảI biển Ba là: Cơ cấu các tp kt (ĐH ĐAng 8 nói có 5 tp; ĐH 9 nói có 6 tp) _ KT nhà nước: gồm các doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng nhà nước ,các quỹ dự trữ quốc gia, quỹ bảo hiểm nhà nước & các tài sản thuộc sỏ hữu nhà nước.KT nhà nước dựa trên chế độ công hữu về TLSX.KT nhà nước giữ vai trò chủ đạo of nền kt quốc dân là nhân tố mở đường cho sự pt kt là lực lượng vật chất để nhà nước định hướng điều tiết vĩ mô nên kt - KT tập thể: nòng cốt là các HTX ,là hình thức liên kết tự nguyện rộng rãI of người lao động, ko giới hạn quy mô ,khu vực, địa bàn .Nhà nwocs giúp kt tập thể đào tạo cán bộ ứng dụng KH CN, cung cấp thông tin ,mở rộng thị trường KT cá thể tiểu chủ: dựa trên sở hữu tư nhân về TLSX hđ những nghành ngề pháp luật ko cấm - KH tư bản tư nhân: dưa trên sở hữu tư nhân TBCN ,sd lao động làm thuê, được sx kinh doanh ở những nghành nghề PL o cấm - KT tư bản nhà nước : pt dưới hình thức liên doanh liên kết giữa kt nhà nước với kt TB tư nhân in nước và ngoài nước ,mang lại lợi ích cho các bên - KT có vốn đầu tư nước ngoài: Được tạo đk để pt thuận lợi hướng vào xuất khẩu, x/d kết cấu hạ tầng gắn với thu hút cong nghệ hiện đại tạo thêm nhiều việc làm ->các thành phần kh cùng tồn tại in một nên KTQD vừa hợp tác, vừa cạnh tranh để pt được đối xử bình đẳng trước PL. C©u40: §ưêng lèi ptr ktÕ do §H9 x®: Đường lối KT của Đ: đẩy mạnh CNH-HĐH,xd nền KT độc lập,tự chủ, đưa nước ta trở thành 1 nước CN. Ưu tiên PT LLSX đồng thời xd QLSX,phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ ngoại lực bên ngoài và chủ động hội nhập KT quốc tế để PT nhanh,hiệu quả ,bền vững,tăng trưởng KT đi liền với PT văn hoá,từng bước cải thiện cuộc sống vật chất tinh thần của ND,thực hiện tiến bộ và công bằng XH,bảo vệ cải thiện MT kết hợp PT KT-XH với tăng cường QP-AN. - Xuất phát từ tình thực tiễn ngày nay: Đẩy mạnh CNH-HĐH từ ĐH 8 - Xuất fát từ lý luận: + định hướng: PT QHSX-LLSX + Phát huy nội lực và ngoại lực 15
- + tăng trưởng KT-PT văn hoá + KTXH và QPAN MUC LUC C©u40: §ưêng lèi ptr ktÕ do §H9 x®: ………tr31 Câu 39. ND chủ yếu of chiếnlược pt –kt do ĐH IX x/đ………tr30 Câu 38: Chiến lược phát triẻn kinh tế do ĐH IX xác định……tr29 câu37 :nội dung chủ yếu được bổ sung và phát triển trong văn kiện DH 9……tr28 Câu 36 :Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. ……tr27 câu 35 : thời cơ và thách thức của cách mạng việt nam? ……tr26 Câu 33: Kinh tế hàng hoá nhiều thành phần? ……tr24 Câu 32 : kiên định mục tiêu con đường XHCN? ……tr24 câu 31: đường lối đổi mới? vì sao phải đổi mới, phương hướng đổi mới? nội dung đổi mới? vì sao phải thực hiện sự nghiệp đổi mới? …… tr22 Câu 30.hai nhiệm vụ chiến lược do ĐH5 xác định ……tr21 Câu 28: Nguyên nhân, ý nghĩa thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước. ……tr20 Câu 25: Quyết tâm chống Mỹ cứu nước thể hiện trong nghị quyết TU 11 (3/1965) và nghị quyết TU 12 (12/1965)? (xem them) ……tr20 Câu 25 Quyết tâm chống Mỹ cứu nước thể hiện trong nghị quyết TW 11(3/1965) và 12(12/1965). ……tr18 Câu 23 : Đường lối CMVN sau 1954……tr17 Câu 21: nguyên nhân, ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. ……tr16 Câu 18: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp. ……tr15 Câu 17: Chủ trương của Đ trong việc giữ vững chính quyền trong giai đoạn 1945 – 1946……tr12 Câu 16 : Chủ trương giữ vững củng cố chính quyền cách mạng? ……tr11 Câu 14: Phân tích nguyên nhân, ý nghĩa thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945……tr10 Câu 13: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm1945? ……tr9 Câu 12: Chủ trương điều chỉnh chiến lược thời kỳ 1939 - 1945. ……tr8 Câu 11. NN, ý nghĩa của cao trào mặt trận dân chủ Đông Dương trong thời kỳ 1936-1939. ……tr8 Câu 10. Chủ trương của ĐCS Đông Dương trong thời kỳ 1936-1939. ……tr7 Câu 9: SS giữa cương lĩnh vắn tắt – luận cương t10. ……tr6 Câu 8: So sánh luận cương chính trị và chính cương vắn tắt của Đ. Nêu ưu đIểm và hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế ? ……tr5 Câu 7: Nội dung của Luận cương chính trị tháng 10-1930……tr5 Câu 6: Nội dung của cương lĩnh đầu tiên, cơ sở lý luận và thực tiễn của nó. Phương hướng tiến lên của CMVN. ……tr3 Câu 5: ý nghĩa ĐCSVN ra đời ……tr3 Câu 4. Quy luật ra đời của ĐCS VN……tr2 Câu 3: Vai trò của NAQ đối với sự ra đời của ĐCSVN……tr1 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ÔN TẬP LỊCH SỬ ĐẢNG
14 p | 1482 | 674
-
HƯỚNG DẪN ÔN THI MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG
94 p | 805 | 417
-
10 Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử Đảng
13 p | 212 | 416
-
Hướng dẫn ôn tập lịch sử Đảng
7 p | 931 | 404
-
Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử Đảng
5 p | 826 | 307
-
Các câu hỏi trắc nghiệm lịch sử Đảng
31 p | 740 | 255
-
Đề cương ôn tập: Lịch sử văn minh thế giới (145 câu hỏi)
130 p | 1223 | 203
-
Đề thi kiểm tra lịch sử đảng 1
4 p | 555 | 187
-
Câu hỏi ôn tập về Lịch sử Đảng
13 p | 132 | 179
-
Ôn tập lịch sử Đảng
13 p | 303 | 132
-
Đề thi kiểm tra lịch sử đảng 2
3 p | 406 | 129
-
tài liệu ôn tập lịch sử Đảng
13 p | 270 | 88
-
Đề cương ôn tập: Lịch sử văn minh thế giới
29 p | 851 | 84
-
Hướng dẫn học tập lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
221 p | 319 | 45
-
Câu hỏi ôn tập lý thuyết lịch sử Đảng
78 p | 243 | 44
-
Ôn thi Lịch Sử Đảng
13 p | 212 | 40
-
Đề Cương ôn tập môn Lịch sử Đảng Cộng Sản
7 p | 310 | 32
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn