intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cấu trúc của cốt truyện trong tiểu thuyết Hoa súng đen của Michel Bussi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Cấu trúc của cốt truyện trong tiểu thuyết Hoa súng đen của Michel Bussi tập trung kiến giải vấn đề ở hai phương diện: Cốt truyện phân mảnh và một số kỹ thuật tăng hiệu ứng thẩm mỹ trong việc tạo dựng cốt truyện. Từ đó, người viết chỉ rõ những thành công và đóng góp của Bussi trên văn đàn thế giới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cấu trúc của cốt truyện trong tiểu thuyết Hoa súng đen của Michel Bussi

  1. CẤU TRÚC CỦA CỐT TRUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT HOA SÚNG ĐEN CỦA MICHEL BUSSI Phạm Tuấn Anh1 Tóm tắt: Michel Bussi là nhà văn lớn của văn chương đương đại Pháp. Hoa súng đen là tiểu thuyết trinh thám nổi trội của ông, gợi mở nhiều vấn đề cho nghiên cứu, học thuật. Tác phẩm phục dựng một thế giới rạn nứt, vỡ vụn, đầy rẫy sự hỗn loạn và hoài nghi. Cốt truyện là thành tố quan trọng góp phần tạo thành chỉnh thể nghệ thuật của tác phẩm. Bussi thành công trong việc tạo dựng cốt truyện, từ đó kích thích độc giả khám phá, giải mã. Nghiên cứu này tập trung kiến giải vấn đề ở hai phương diện: Cốt truyện phân mảnh và một số kỹ thuật tăng hiệu ứng thẩm mỹ trong việc tạo dựng cốt truyện. Từ đó, người viết chỉ rõ những thành công và đóng góp của Bussi trên văn đàn thế giới. Từ khóa: Cốt truyện, phân mảnh, trinh thám, Hoa súng đen, Michel Bussi. 1. Mở đầu Michel Bussi (sinh năm 1965) là nhà văn lớn của văn chương đương đại nước Pháp. Đến nay, nhiều tác phẩm của Bussi đã được dịch, giới thiệu ở Việt Nam: Hoa súng đen, Xin đừng buông tay, Kho báu bị nguyền rủa, Vết khắc hằn trên cát, Mã 612 – Ai đã giết Hoàng từ bé?...Tác phẩm của Bussi phục dựng thế giới vỡ vụn, đa tầng bậc, gợi mở nhiều vấn đề cho nghiên cứu, học thuật. Hoa súng đen là tiểu thuyết nổi trội trong sáng tác của ông. Đến nay, Bussi vinh dự nhận được một số giải thưởng trao cho tiểu thuyết Hoa súng đen: giải Trinh thám Địa Trung Hải (Festival Villeneuve, 2011), giải Michel Lebrun (2011), giải Gustave Flaubert (Hội nhà văn Normandie, 2011). Đây là tác phẩm cỡ lớn, đan bện nhiều vấn đề liên quan đến nghệ thuật, tình yêu và khát vọng tự do. Bussi khéo léo đan cài, vặn xoắn các sự kiện, tình tiết để tạo nên cốt truyện trinh thám độc đáo, đa dạng và trùng phức, từ đó kích thích độc giả khám phá, tìm tòi và giải mã tác phẩm. Trong khuôn khổ bài viết, người viết không có tham vọng đề cập đến tất cả các yếu tố tạo nên sự thành công của tác phẩm, mà chỉ tập trung luận giải nghệ thuật tạo dựng cốt truyện, tập trung ở các vấn đề sau: cốt truyện phân mảnh và một số kỹ thuật tăng hiệu ứng cho việc tạo dựng cốt truyện. Qua đó, người viết kiến giải, khai thác các thông điệp mà nhà văn gửi gắm, đồng thời chỉ rõ những thành công của Bussi trên văn đàn thế giới. 2. Nội dung 2.1. Về thuật ngữ cốt truyện Cốt truyện là “hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức hành động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch” [4; tr.88]. Sự kiện và tình tiết đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức cốt truyện. 1. ThS., Trường Đại học Cần Thơ 3
  2. CẤU TRÚC CỦA CỐT TRUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT HOA SÚNG ĐEN... Trong bài viết Cốt truyện trong tác phẩm tự sự, Lê Huy Bắc phân loại cốt truyện như sau: Cốt truyện phân đoạn (Episodic plot), cốt truyện liền mạch (Chronological plot), cốt truyện huyền ảo (Supernature plot), cốt truyện ghép mảnh (Fragment plot), cốt truyện siêu văn bản (Hypertext plot), cốt truyện tuyến tính (Linear plot), cốt truyện khung (Frame plot), cốt truyện gấp khúc (Zigzag plot), cốt truyện đơn tuyến (Simple plot), cốt truyện đa tuyến (Complex plot), cốt truyện hành động (Active plot), cốt truyện tâm lí (Psychological plot), cốt truyện dòng ý thức (Stream of consciousness plot) [2]. Cách phân chia này chủ yếu dựa trên các tiêu chí về sự kiện, thời gian, nhân vật. Tất nhiên, cách chia này có tính khát quát một cách tương đối về các kiểu dạng cốt truyện trong tác phẩm tự sự. Việc phân loại bao quát toàn bộ kiểu dạng cốt truyện trong tác phẩm tự sự vốn là bất khả bởi lẽ tùy thuộc vào các tiêu chí/hệ tiêu chí khác nhau mà cách định danh, phân loại cũng có sự thay đổi, hoán vị không ngừng. 2.2. Cốt truyện phân mảnh trong tiểu thuyết Hoa súng đen Trong Đại từ điển tiếng Việt, “mảnh” được chú giải là “phần nhỏ, tách ra từ chỉnh thể” [7;tr.1090], “vỡ” là “rời ra thành nhiều mảnh, tan rã” [7; tr.1830]. Như vậy, có thể hiểu “mảnh vỡ” là những mẩu, miếng, phần nhỏ rời rạc, tách ra từ chỉnh thể, thể hiện sự đứt đoạn, tan rã, không hoàn chỉnh. Mạch trần thuật trong tiểu thuyết Hoa súng đen là sự ghép mảnh các sự kiện một cách ngẫu nhiên, phi logic. Rõ ràng, nghệ thuật kể chuyện phi tuyến trong tác phẩm có hiệu quả rất lớn nhằm tạo hiệu ứng về một thế giới vỡ vụn, đứt gãy cả về không - thời gian, thậm chí đường đời của nhân vật cũng bị đứt đoạn, xáo trộn và phân mảnh. Tiểu thuyết Hoa súng đen là câu chuyện kể về hành trình truy tìm thủ phạm giết người, qua đó đặt ra nhiều vấn đề có tính đối thoại về nghệ thuật, tình yêu và khát vọng tự do. Gắn liền với diễn trình vụ án, Bussi khéo léo đan bện, chồng xếp nhiều lớp sự kiện, tình tiết nhằm tạo nên hiệu ứng về sự vụn vỡ của nhiều mảnh đời trong đời sống xã hội. Tác phẩm có thể chia thành hai mảnh truyện lớn: mảnh truyện kể về hành trình phá án, truy tìm thủ phạm của thanh tra Laurenc Sérénac cùng cộng sự Sylvio Bénavides và mảnh truyện kể về cuộc đời của nhân vật “tôi” (Fanette Morelle – Stéphanie Dupain – tôi). Tác phẩm mở đầu bằng vụ án mạng tại ngôi làng nổi tiếng của Pháp - Giverny. Laurenc Sérénac và Sylvio Bénavides được cử đến để điều tra, truy tìm thủ phạm. Cách ly khu vực có xác chết, Sérénac cho rằng vụ án này khá phức tạp. Hiện trường vụ án cho thấy cả đầu nạn nhân ngập trong nước, có nhiều vết thương hở ở tim, vết chém ở đỉnh đầu. Lục tìm túi áo nạn nhân, Sérénac tìm được tấm bưu thiếp có hình minh họa “Hoa súng” của Monet, mặt sau có ghi “MƯỜI MỘT TUỔI. CHÚC MỪNG SINH NHẬT” [3; tr.23] và ngay dưới những từ này, có dán thêm dải giấy mỏng với dòng chữ “Tôi mộng mơ tôi chấp thuận để người ta định đoạt” [3; tr.23]. Dựa vào giấy tờ tùy thân, Sérénac xác nhận nạn nhân là Jérôme Morval – người đang sinh sống ở làng Giverny. Morval là bác sĩ chuyên khoa về mắt, “đam mê phụ nữ và hội họa” [3; tr.34]. Morval say mê các 4
  3. PHẠM TUẤN ANH tác phẩm hội họa theo trường phái Ấn tượng, mơ ước được sở hữu bức họa của Monet, đặc biệt là bức vẽ “Hoa súng”. Hành trình dõi theo vụ án của Sérénac và Bénavides rối rắm như lạc vào chuỗi mê cung bất tận. Phán đoán ban đầu, họ cho rằng vụ án mạng của Morval liên quan đến những bất đồng trong việc mua bán tranh, sở hữu bức họa có giá trị của Monet hoặc liên quan đến phụ nữ, giả định rằng Morval có mối quan hệ ngoài hôn nhân, có đứa con mười một tuổi và bị trả thù, sát hại. Nhận được năm tấm ảnh nặc danh có liên quan đến Morval, Sérénac và Bénavides cho rằng án mạng liên quan đến người tình của y. Hướng điều tra xoay quanh cô giáo tiểu học Stéphanie Dupain – người có mặt trong bức ảnh thứ năm. Hàng loạt các con số được ghi trên các bức ảnh tạo sức căng cho vụ án, thách thức Sérénac và Bénavides suy luận, giải mã. Dấn sâu vào vụ án, Sérénac và Bénavides mất dần khả năng toàn tri, xác quyết đối với các tình huống, manh mối. Họ nhận ra rằng các manh mối đều manh mún, rời rạc, được ráp nối một cách ngẫu nhiên: “Một sự kết nối giữa các yếu tố không tài nào xảy ra được” [3; tr.67]. Kết cục, vụ án mạng về Morval đành bỏ dở; mãi đến hơn bốn mươi năm sau, lời giải của vụ án mới được hé mở nhờ vào lời thú tội ghi trong bản di chúc mà thủ phạm gửi cho vợ của mình. Song hành cùng mảnh truyện thứ nhất – kể về hành trình tra tìm vụ án, mảnh truyện thứ hai kể về cuộc đời của nhân vật “tôi”. Ngay từ đầu tác phẩm, Bussi khéo léo “đánh lừa” độc giả bằng lời dẫn “ba người phụ nữ sống trong một ngôi làng” [3; tr.9]. Người thứ nhất chính là nhân vật “tôi” – người lớn tuổi nhất, trên tám mươi tuổi; người thứ hai là Stéphanie Dupain – cô giáo tiểu học; người thứ ba là cô bé Fanette Morelle, mười một tuổi. Bussi khéo léo dẫn dụ độc giả lật mở từng trang sách, chiêm nghiệm và tìm ra sự gắn kết giữa ba người. Đến cuối tác phẩm, độc giả vừa cảm thấy tù mù, vừa thích thú mà liên kết, xâu chuỗi lại toàn bộ sự việc bởi lẽ nhận ra ba người vừa nêu thực chất chỉ là một người. Theo đó, sự kiện, tình tiết gắn liền với Fanette Morelle, Stéphanie Dupain là những trải nghiệm tương ứng với các chặng đời trước đó của nhân vật xưng “tôi”. Ở thời điểm hiện tại, nhân vật “tôi”, bà lão đã tám mươi tư tuổi, giãi bày tình tiết liên quan đến Jérôme Morval thông qua hồi ức của mình. Sau khi đọc được bản di chúc của chồng, bà thường truy vấn bản thân: “Đi khai báo toàn bộ sự việc với cảnh sát hay tiếp tục đóng vai con chuột nhắt đen trên những con ngõ nhỏ ở Giverny?” [3; tr.61]. Stéphanie Dupain, nhân vật “tôi” ở thời điểm ba mươi bảy tuổi, là cô giáo tiểu học ở trường Giverny. Stéphanie Dupain đã có chồng, yêu thương học trò hết mực. Bị đồn thổi là người tình của Jérôme Morval, đặc biệt có mặt trong loạt ảnh nặc danh liên quan đến vụ án, cô bị xếp vào diện tình nghi, tiếp cận để điều tra. Stéphanie Dupain và thanh tra Laurenc Sérénac nảy sinh tình cảm bất chính, có ý định cùng nhau bỏ trốn nhưng bất thành, đành “an phận” sống chung với chồng của mình. Fanette Morelle, nhân vật “tôi” ở thời điểm mười một tuổi, có tài năng hội họa, nỗ lực tham gia cuộc thi vẽ tranh quốc tế dành cho thiếu nhi. Fanette Morelle thân thiết với họa sĩ già người Mỹ tên James và cậu bạn học cùng lớp Paul; ngược lại, Fanette Morelle luôn có sự dè chừng, lo sợ đối với Vincent, dù không rõ lý do. Ở tuổi mười một, Fanette Morelle sống trong cảnh không cha, thiếu sự yêu thương, gần gũi của mẹ và lần lượt mất đi hai người mà em yêu thương, James và Paul, dù không rõ 5
  4. CẤU TRÚC CỦA CỐT TRUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT HOA SÚNG ĐEN... nguyên do. Sau này, ở thời điểm nhân vật “tôi” đã tám mươi tư tuổi, sự việc mới hiển lộ rõ ràng rằng tất cả các vụ án mạng có liên quan đến cô bé đều chỉ có một hung thủ duy nhất – Jacques Dupain (biệt danh Vincent): “Kẻ phạm tội do ghen tuông không chỉ dừng ở việc loại bỏ những người tình giả định của vợ, hắn ta thậm chí giết cả những người bạn của một bé gái mười một tuổi mà hắn đem lòng yêu từ lúc đó” [3; tr.374]. Câu chuyện trong Hoa súng đen được cắt mảnh để kể lại, bao gồm hai mảnh sự kiện lớn. Dựa vào kĩ thuật trần thuật cắt mảnh, Bussi hoàn toàn có thể cắt ghép, hoán đổi vị trí các mảnh và thuật lại bằng ngòi bút của mình. Điều này được ví như “trò chơi của ngôn ngữ”, bộc lộ cảm quan về một thế giới vụn vỡ, hỗn mang, phi trật tự. Bussi cố tình phân rã và ráp nối các sự kiện, tình tiết để tạo thành chỉnh thể cốt truyện, từ đó tạo hiệu ứng về một thế giới rạn nứt, đổ vỡ và phi tâm điểm. Rõ ràng Bussi không cố gợi ra một chủ đề tư tưởng nào, mà trái lại, ông muốn độc giả cùng suy ngẫm, luận giải về văn bản - nơi chứa đựng vô số những khả thể của sự diễn dịch. 2.3. Một số kỹ thuật tăng hiệu ứng thẩm mỹ cho việc tạo dựng cốt truyện Trong Hoa súng đen, Bussi dụng công sử dụng nhiều kĩ thuật trần thuật nhằm tăng hiệu ứng tạo dựng cốt truyện đứt gãy, phân mảnh. Tự sự nhiều điểm nhìn và sử dụng thủ pháp liên văn bản là kỹ thuật chủ đạo vừa đóng vai trò chính trong việc hợp thành chỉnh thể nghệ thuật, vừa góp phần gia tăng hiệu ứng mảnh vỡ cho cốt truyện. Bussi khéo léo kết hợp cả điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài khi trần thuật. Thu Thủy (2016), trong Điểm nhìn và ngôn ngữ trong truyện kể, nhận định: “Điểm nhìn là vị trí, xuất phát điểm mà từ đó hiện thực được quan sát và kể lại” [6; tr.38]. Abrahams (2011) cho rằng “Point of View signifies the way a story gets told—the mode (or modes) established by an author by means of which the reader is presented with the characters, dialogue, actions, setting, and events which constitute the nanative in a work of fiction” (Điểm nhìn là những cách thức mà một câu chuyện được kể đến - một hay nhiều phương thức được thiết lập bởi tác giả bằng ý nghĩa mà độc giả được giới thiệu với cá tính, đối thoại, hành động, sự sắp đặt và những sự kiện trần thuật cấu thành trong một tác phẩm hư cấu) [1; 231]. Tham chiếu từ quan điểm của R. Scholes và R. Kellogg về điểm nhìn trần thuật, Cao Kim Lan (2015) đúc kết: “[…] nghệ thuật kể chuyện có ba điểm nhìn: điểm nhìn của nhân vật, điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của người đọc” [5; 138]. Thông thường, điểm nhìn thường được chia làm hai loại chính: điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài. Trong Hoa súng đen, người kể chuyện ở ngôi thứ nhất xưng “tôi” ở vị trí điểm nhìn bên trong thâm nhập vào hiện thực câu chuyện mà thuật lại sự việc. Tuy nhiên, ở một số phần, người kể chuyện lại ở ngôi thứ ba thuật lại sự việc, từ đó tăng thêm tính khách quan, linh hoạt và tự do cho truyện kể. Tác phẩm có cấu trúc chia làm 2 phần - Bức tranh thứ nhất và bức tranh thứ hai. Mỗi phần lại được chia tách thành những phần nhỏ hơn, đánh số riêng lẻ từng phần từ 1 đến 85. Xét trên bề mặt văn bản, phân bố ngôi kể trong tiểu thuyết Hoa súng đen diễn ra như sau: 6
  5. PHẠM TUẤN ANH Bảng 1. Phân bố ngôi kể trong tiểu thuyết Hoa súng đen Các phần được kể Các phần được kể ở Phần Chi tiết các phần ở ngôi thứ nhất ngôi thứ ba 1 BỨC TRANH THỨ NHẤT Những ấn tượng Ngày thứ nhất (13/5/2010) (1), (3) (2) TẬP HỢP Ngày thứ hai (14/5/2010) (5), (6), (8), (9), (10), (4), (7), (11) XƯNG HÔ THÂN MẬT (12) Ngày thứ ba (15 /5/2010) (13) (14), (15), (16) LÝ LẼ Ngày thứ năm (17/5/2010) (17) (18), (19), (20) LỄ TANG Ngày thứ sáu (18/5/2010) (22), (24), (25), (26), (21), (23), (28) HOẢNG HỐT (27), (29) Ngày thứ tám (20/5/2010) (30), (32), (33), (34), (31) ĐỤNG ĐỘ (35) Ngày thứ chín (21/5/2010) (37), (38) (39), (40), (36), (41) TÌNH CẢM (42), (43), (44), (45) Ngày thứ mười (22/5/2010) (47), (48), (49), (51), (46), (50) TRẦM TÍCH (52) Ngày thứ mười một (23/5/2010) (54), (55), (56), (58), (53), (57) KIÊN TRÌ (59), (60), (61) Ngày thứ mười hai (24/5/2010) (62), (64), (67) (63), (65) LẠC LỐI Ngày thứ mười ba (25/5/2010) (69), (70), (71), (72), HỒI KẾT (68), (74), (80) (73), (75), (76), (77), (79) 2 BỨC TRANH THỨ HAI Triển lãm Ngày thứ mười ba (25/5/2010) (81) - TỪ BỎ Ngày đầu tiên (13/5/2010) (82) - DI CHÚC Ngày thứ mười ba (25/5/2010) (83) - TRÊN ĐƯỜNG Ngày thứ mười bốn (26/5/2010) (84), (85) - NHỮNG DẢI RUY BĂNG BẠC 7
  6. CẤU TRÚC CỦA CỐT TRUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT HOA SÚNG ĐEN... Trong Hoa súng đen, người kể ở ngôi thứ nhất xưng “tôi” khéo léo thâm nhập vào hiện thực câu chuyện, một mặt vừa lột tả tâm lí của nhân vật, mặt khác vừa giãi bày, đối thoại với độc giả: “Tôi thấy quý vị đến, điều đó có thể khiến quý vị thấy lạ, hai đám tan trong cùng một nghĩa trang, chỉ cách nhau có khoảng vài chục mét, cùng diễn ra dưới cơn mưa như trút” [3; 82]; “Mỗi sự kiện xảy ra đúng chỗ, đúng thời điểm. Mỗi mảnh ghép của mối dây tội ác chằng chịt này đã được xếp đặt tài tình và tin tôi đi, tôi có thể thề thốt trước nấm mồ chồng tôi, không gì có thể ngăn điều đó lại” [3; 82]. Trong một số chương truyện, người kể chuyện ở ngôi thứ ba đóng vai trò toàn tri trong quá trình thuật lại sự việc, len lỏi thuật lại các sự kiện, tình tiết liên quan đến hành trình điều tra vụ án: “Laurenc Sérénac thận trọng đi trong bóng tối, dựa vào tiếng lạo xạo của bước chân mình trên sỏi” [3; 84]. Nhờ điểm nhìn toàn tri, các cuộc đối thoại giữa thanh tra Laurenc Sérénac cùng cộng sự Sylvio Bénavides diễn ra khá sinh động, tự nhiên: “Sylvio tiếp tục: - Đó chỉ là một cách sắp xếp ý tưởng của tôi. Nó giống như một tật của tôi ở nhà, làm những thứ kiểu nảy, viết ghi chú, tổng hợp các giả thiết, vẽ ký họa […] Theo tôi, đó là ba hướng điều tra khả dĩ: giả thiết đầu tiên, đó là một vụ án mạng vì tình, vậy nó sẽ liên quan đến một trong những cô tình nhân của Morval… Sérénac nháy mắt với anh ta. - Cảm ơn kẻ nặc danh…Tiếp tục đi Sylvio” [3; tr.74-75] Ngôi kể trong tác phẩm có sự hoán vị không ngừng, dẫn đến điểm nhìn trần thuật cũng luân chuyển, thay đổi liên tục. Bussi vận dụng kỹ thuật tự sự nhiều điểm nhìn nhằm tăng tính chân thực, xác quyết của truyện kể, đồng thời khách quan hóa cái nhìn của nhà văn trước hiện thực đời sống. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong tác phẩm được cấu trúc nhờ vào sự ráp mảnh, lắp ghép các sự kiện, tình tiết với lời kể của người trần thuật, bao gồm cả điểm nhìn bên trong và bên ngoài. Ứng với lời kể của người kể chuyện, từng lớp nghĩa của câu chuyện sẽ được hé mở, hiển lộ đòi hỏi độc giả tham gia vào “trò chơi ngôn ngữ” mà giải mã, kiến tạo văn bản. Hệ thống điểm nhìn trong Hoa súng đen vô cùng phong phú, chuyển đổi phức tạp, đan xen vào nhau một cách khéo léo, tinh tế. Tất nhiên, việc giải mã văn bản vốn không dễ dàng bởi lẽ điểm nhìn trong tác phẩm có tính dịch chuyển khá cao dựa trên nguyên tắc phi trung tâm hóa chủ thể trần thuật. Bussi phát huy tính đa trị trong nghệ thuật trần thuật. Ông tinh tế phục dựng bản chất của hiện thực đời sống: hỗn độn, tan rã và phi trung tâm. Ngoài tự sự nhiều điểm nhìn, thủ pháp liên văn bản cũng được Bussi tận dụng triệt để nhằm tạo hiệu ứng đứt gãy, phân mảnh cho cốt truyện. Nửa cuối thế kỷ XX, nhà phân tâm học, phê bình văn học Julia Kristeva đề xuất thuật ngữ “tính liên văn bản” (intertextuality). Kristeva cho rằng mọi văn bản đều được tổ chức như bức khảm những trích dẫn, có sự kết nối, hấp thụ và giao thoa với các văn bản khác hoặc với diễn ngôn văn hóa - xã hội. Trong Hoa súng đen, Bussi khéo léo trích dẫn, lồng ghép các diễn ngôn văn hóa xã hội để tạo nên bức khảm trùng phức, chứa đựng nhiều trầm tích văn hóa. Các địa danh 8
  7. PHẠM TUẤN ANH được đề cập trong tác phẩm như nhà xay bột Chennevières, trường làng Giverny, nhà thờ Sainte – Radegonde, phố Claude – Monet, đường Roy, đảo Tầm Ma, ngôi nhà màu hồng và vườn ao của Monet…đều có thật, được Bussi miêu tả tỉ mỉ, chân thực. Các thông tin về tác phẩm và đời tư của Claude Monet, người sáng lập trường phái Ấn tượng Pháp, cũng được Bussi lồng ghép khá khéo léo, tinh tế. Claude Monet và bức họa “Hoa súng đen” là mắt xích then chốt trong các vụ án xảy ra tại làng Giverny. Năm 1926, Claude Monet qua đời; cùng thời điểm này, nhân vật “tôi” được sinh ra. Một trong các manh mối liên quan đến vụ án mạng Jérôme Morval là dòng chữ ghi trên tấm bưu thiếp: “Tôi mộng mơ tôi chấp thuận để người ta định đoạt” [3; tr.23]. Dòng chữ này vốn được trích dẫn từ bài thơ Nymphée (Nữ thần) của Louis Aragon. Bussi khéo léo chơi chữ ở chỗ từ “nymphée” (nữ thần) có âm đọc gần giống với từ “nymphéas” (hoa súng). Sau khi bị Vincent “cắm thẳng con dao vào ngực” [3; tr.167], người họa sĩ già lang thang James cảm thấy sự sống đang rời bỏ mình: “James bao quát cánh đồng lúa mì đang lay động trước cơn gió một lần cuối. Ai sẽ tìm thấy xác của ông giữa những bông hoa lúa? Bao lâu nữa? Nhiều giờ ư? Hay nhiều ngày? Ảo giác cuối cùng khiến ông tưởng như đang trông thấy xuất hiện một phụ nữ cầm ô, Camille Monet, giữa những ngọn cỏ dại và hoa mỹ nhân” [3; tr.167]. Chi tiết này gợi nhắc đến cảnh vật trong bức tranh “Hoa mỹ nhân” của Monet – tác phẩm hiện đang trưng bày ở bảo tàng Orsay, Pháp. Trong lời đối thoại của Sérénac và Bénavides, phương thức gây án được giả định rằng “Theo bảng xếp hạng thành tích tình trường của bác sĩ nhãn khoa, nếu điều đó xảy ra, ba ông chồng ghen tuông đã kết hợp cùng nhau” [3; tr.167]. Họ cho rằng chồng của những cô gái vì ghen tuông mà cùng nhau giết chết Jérôme Morval. Điều này gợi nhắc đến phương thức, động cơ gây án trong tiểu thuyết Án mạng trên chuyến tàu Tốc hành phương Đông của Agatha Christie. Hành trình phá án của Sérénac và Bénavides như lạc vào chuỗi mê cung bất tận, không hoàn kết và đành bỏ dở gợi nhắc đến tiểu thuyết Thành phố thủy tinh của Paul Ausster bởi lẽ các nhân vật đóng vai trò thám tử/thanh tra đều mất dần khả năng toàn tri, xác quyết trong việc giải mã vụ án, mất phương hướng và không còn dấu vết của lối ra. Thực tế cho thấy, các sự kiện, tình tiết liên quan đến các vụ án mạng trong Hoa súng đen khá đơn giản nếu được trình bày bằng lối kể theo mạch trần thuật tuyến tính. Trong tác phẩm, chỉ có một kẻ giết người với một động cơ và địa điểm duy nhất: “Kẻ giết người đã tấn công hai lần, vào năm 1937 và 1963. Mục đích duy nhất là giữ lại tài sản của hắn, kho báu của hắn: cuộc đời của một người phụ nữ, từ lúc sinh ra đến lúc chết” [3; tr.358]. Điểm độc đáo trong Hoa súng đen của Bussi là ở chỗ ông đã cố tình phân mảnh các sự kiện tình tiết, luân chuyển điểm nhìn và ngôi kể khi trần thuật, tích hợp diễn ngôn văn hóa-xã hội nhằm tạo nên sự phân mảnh của cốt truyện; từ đó dẫn dụ và kích thích độc giả luận bàn, suy ngẫm. 3. Kết luận Hoa súng đen là tiểu thuyết nổi trội trong sáng tác của Michel Bussi, có ý nghĩa cho việc nghiên cứu, học thuật. Cốt truyện phân mảnh là một trong các yếu tố đặc sắc tạo thành chỉnh thể nghệ thuật của tác phẩm. Kỹ thuật tự sự nhiều điểm nhìn và thủ pháp liên văn bản được Michel Bussi tận dụng triệt để nhằm tăng hiệu ứng phân mảnh cho cốt truyện, bộc lộ cảm quan về thế giới hỗn độn, đa chiều kích. 9
  8. CẤU TRÚC CỦA CỐT TRUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT HOA SÚNG ĐEN... Michel Bussi có cái nhìn đa diện về cuộc đời và tái hiện thành công trong sáng tác của mình. Hiện thực được phục dựng trong tác phẩm là hiện thực phân mảnh, trúc trắc, không tròn vẹn. Trong thế giới ấy, con người vẫn tồn tại nhưng bản thể bị phân thành nhiều mảnh vỡ, lạc lõng và cô đơn. Tác phẩm đòi hỏi độc giả phải vận dụng kinh nghiệm thẩm mỹ, năng lực cảm thụ, đọc hiểu để giải mã bởi những thông điệp nghệ thuật, nhân sinh không hiển lộ rõ ràng trên bề mặt văn bản. Bussi gợi mở, kích thích độc giả suy ngẫm về nhiều vấn đề trong đời sống xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] M. H. Abrahams (2011), A Glossary of literature terms, Cengage Learning. [2] Lê Huy Bắc (2008), “Cốt truyện trong tự sự”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 7, 34-44. [3] Michel Bussi (2022), Hoa súng đen (Nguyễn Thị Hồng Hạnh dịch), NXB Hội Nhà văn, TP. Hồ Chí Minh. [4] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2011), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. [5] Cao Kim Lan (2015), “Quan niệm về điểm nhìn nghệ thuật của R. Scholes và R. Kellogg và một số vấn đề khi áp dụng các mô hình lí thuyết phương Tây vào nghiên cứu tác phẩm tự sự” (In trong Tự sự học – Một số vấn đề lí luận và lịch sử, Trần Đình Sử chủ biên), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 134-148. [6] Nguyễn Thị Thu Thủy (2016), Điểm nhìn và ngôn ngữ trong truyện kể, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. [7] Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1998), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa – Thông tin. PLOT STRUCTURE OF THE NOVEL BLACK WATER LILIES BY MICHEL BUSSI PHAM TUAN ANH Can Tho University Abstract: Michel Bussi is a great writer of contemporary French literature. Black Water Lilies is his outstanding detective novel, opening up many issues for research and academia. The work restores a fractured and broken world with full of chaos and doubts. The plot is an important element contributing the overall artistic composition of the work. Bussi succeeds in creating the plot, thereby stimulating readers to explore and decipher. This study focuses on solving the issue in two aspects: the fragmented plot and some techniques to increase aesthetic effects in plot creation. From there, the writer points out Bussi’s successes and contributions in the world literature. Key words: Plot, fragmented, detective, Black Water Lilies, Michel Bussi. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2