intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cấu trúc thuế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo "Cấu trúc thuế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế" đề cập đến cấu trúc thuế của một số quốc gia trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và một số khuyến nghị cho trường hợp Việt Nam để đảm bảo nguồn thu ngân sách trong xu hướng phải cắt giảm thuế quan khi hội nhập. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cấu trúc thuế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế

  1. CẤU TRÚC THUẾ VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ Trần Xuân Hằng*­­, Nguyễn Thị Kim Chi** 1 TÓM TẮT: Có thể thấy Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Các Hiệp định thương mại đã phần nào đóng góp vào việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, đi cùng với những cơ hội đó là những thách thức ảnh hưởng đến nhiều mặt của nền kinh tế. Những Hiệp định mà Việt Nam tham gia đa phần đều quy định những cam kết về xóa bỏ hàng rào thuế quan, đồng nghĩa với việc nguồn thu thuế từ hoạt động xuất nhập khẩu sẽ giảm đi. Chính vì vậy, vấn đề đang được các nhà hoạch định chính sách quan tâm hiện nay là những khoản giảm nguồn thu thuế từ hoạt động xuất nhập khẩu có thể được lấy lại từ hệ thống thuế nội địa mà vẫn duy trì lợi ích từ tự do hóa thương mại hay không? Hay nói khác hơn cấu trúc thuế sẽ thay đổi thế nào khi tiến hành tự do hóa thương mại? Bài báo đề cập đến cấu trúc thuế của một số quốc gia trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và một số khuyến nghị cho trường hợp Việt Nam để đảm bảo nguồn thu ngân sách trong xu hướng phải cắt giảm thuế quan khi hội nhập. Từ khóa: cấu trúc thuế; nguồn thu thuế; hội nhập kinh tế Abstract.It can be seen that a steady growth in Vietnam’s deeper integration with the world economy has promoted Vietnam’s prestige and competitiveness. International trade agreements have contributed to Vietnam economy development especially foreign investments and export turnover and import turnover taking a significant jump.Besides the opportunities sometimes become challenges if there are no appropriate macroeconomic policies and necessary reforms.Under trade agreements, Viet Nam has to accept some commitments such as removing trade barriers, liberalize to the maximum investment activities and services (especially economic zone). These commitments bring negative effects about government budgets especially about source taxation of income from import and export activities. Thus, Government policymakers have taken a serious consideration about the improvement of the source taxation income from import and export activities which should be replaced by the domestic tax system.However, the applying the replacement, does it still remains the benefit from free trade conditions? In other words, how does the tax structure change when liberalizing trade? So, This article discusses the tax structure of some countries in the process of international economic integration and some recommendations for the case of Vietnam to ensure source taxation of income with the trend of import and export tax reduction rate in international integration. 1. CẤU TRÚC THUẾ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Cấu trúc thuế ở từng nước được phản ánh qua tỷ lệ thu thuế trên GDP, tỷ trọng doanh thu các sắc thuế, và xu hướng phát triển của từng loại thuế. Do đó, cấu trúc thuế vốn rất khác nhau giữa các nước. Tuy nhiên, trong nền kinh tế toàn cầu và sự ảnh hưởng mạnh mẽ của hội nhập kinh tế quốc tế cấu trúc thuế các nước cũng có một số điểm chung nhất định. * Trường ĐH Tài Chính Marketing, 2/4 Trần Xuân Soạn,P.Tân Thuận Tây Thành phô HCM, +84000000000 Tác giả nhận phản hồi: Trần Xuân Hằng. Tel.: +84 0915695848. E-mail address: xuanhangufm@gmail.com ** Trường ĐH Tài Chính Marketing, 2/4 Trần Xuân Soạn,P.Tân Thuận Tây Thành phô HCM, +84000000000
  2. 850 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION Tỷ lệ thuế trên GDP có xu hướng chung là những nước nhỏ và thu nhập thấp thì tỷ lệ này thấp và ngược lại. Tỷ lệ này phụ thuộc vào mức thu nhập bình quân đầu người, điều kiện và vị trí địa lý, mô hình tổ chức bộ máy hành chính, nhu cầu sử dụng dịch vụ công và khả năng thu thuế. Ví dụ các nước có nguồn tài nguyên giàu có như Vênêzuêla, Azebaizan thì tỷ lệ này khá cao so với các nước khác. Hoặc các nước có mô hình chính quyền tập trung như Thụy Điển và Đan Mạch, tỷ lệ này cao hơn các nước có mô hình liên bang như Mỹ và Thụy Sĩ. Ở một chừng mực nào đó, các nước dường như bị ảnh hưởng bởi hành vi của các nước láng giềng. Mặc dù sự giống nhau này cũng có thể phản ánh nhiều nhân tố khác như kinh tế, văn hóa, lịch sử... Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế có một ảnh hưởng nhất định đến các nước vì nó khiến các nước phải đi đến một cấu trúc thuế tương đương. Ví dụ: tỷ lệ thuế trên GDP ở Châu Âu mà đặc biệt là Bắc Âu thường cao hơn so 4 với những vùng khác trong khi tỷ lệ này ở lại thấp hơn ở Châu Á. Trong khi đó, tỷ lệ thuế trên GDP ở các nước châu Phi lại đa dạng hơn so với các châu lục khác. Tỷ trọng doanh thu các sắc thuế cũng khác nhau giữa các nước. Tỷ trọng này giống như tỷ lệ thuế trên GDP, phụ thuộc vào nhiều nhân tố như cấu trúc thuế ở các nước láng giềng, cấu trúc kinh tế của quốc gia đó và lịch sử của đất nước...Ngoài ra, các nước khác nhau có thể quan tâm đến những tính chất khác nhau của hệ thống thuế như tính công bằng, hiệu quả kinh tế, chi phí thu thuế. Tỷ trọng nguồn thu từ các sắc thuế cũng phụ thuộc vào vị trí địa lý và thu nhập bình quân đầu người. Những quốc đảo nhỏ như Bahamas và Saint Vincent có nguồn thu chủ yếu từ hoạt động thương mại quốc tế. Còn những nước có thu nhập bình quân đầu người cao, thuế trực thu chiếm tỷ trọng lớn mà đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân. Các nước đang phát triển chú trọng vào thuế tiêu dùng nhiều hơn là các nước phát triển. Khi mức thu nhập quốc dân tăng, tỷ trọng nguồn thu thuế từ hoạt động xuất nhập khẩu có xu hướng giảm. Nói chung, thuế trực thu đòi hỏi quản lý thuế hiện đại nên phù hợp ở các nước phát triển. Ở các nước có GDP bình quân đầu người cao, thuế gián thu phổ biến là thuế giá trị gia tăng. Ở các nước có thu nhập quốc dân thấp, thuế gián thu chủ yếu dựa vào thuế tiêu thụ đặc biệt đánh trên sản xuất thuốc lá, rượu bia và xăng dầu. Những năm gần đây, cấu trúc thuế có những thay đổi đáng kể. Thay đổi dễ nhận thấy là sự tăng lên về tỷ trọng nguồn thu từ thuế tiêu dùng. Một lý do cho sự gia tăng này là do thuế giá trị gia tăng trở nên phổ biến ở các nước. Tỷ trọng nguồn thu từ thuế trực thu cũng tăng lên, đặc biệt là từ thuế đánh vào thu nhập và tài sản cá nhân. Tỷ trọng nguồn thu từ thuế đánh vào thương mại quốc tế có xu hướng giảm. Bảng 1. Xu hướng nguồn thu thuế của các nhóm nước trên thế giới Nhóm nước Nguồn thu thuế (%GDP) 1990 - 2000 Hiện nay Nhóm nước có thu nhập cao 26% - 27% ~ 20% Nhóm nước có thu nhập TB cao 21% 18 - 20% Nhóm nước có thu nhập TB thấp 16% ~15% Nhóm nước có thu nhập thấp 14% Nguồn: World Development Indicators Nhìn chung, xu hướng nguồn thu có xu hướng hội tụ của các quốc gia có cùng mức phát triển hoặc có những đặc điểm phát triển kinh tế tương đồng. Do vậy, việc xem xét xu hướng về các nguồn thu thuế của Việt Nam như thế nào so với các nền kinh tế tương đồng là hết sức cần thiết. Trên thực tế, cơ cấu thu thuế cũng sẽ thay đổi theo xu hướng chung trên thế giới và rõ ràng nhất là xu hướng của các nước trong khu vực Đông Nam Á vì những nước này có điều kiện tự nhiên khá tương đồng
  3. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 851 với Việt Nam và đều tham gia vào những Hiệp định, tổ chức thương mại mà Việt Nam đang là thành viên. Chẳng hạn, khi phân tích cơ cấu thu thuế của 4 nước trong khu vực là Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam, ta thấy rằng các nước nằm trong các nhóm có thu nhập khác nhau nên cơ cấu thu thuế cũng khác nhau. Với Singapore nằm trong nhóm nước có thu nhập cao, có mức độ mở cửa nền kinh tế sâu thì nguồn đóng góp từ thuế trực thu cao hơn thuế gián thu. Tương tự, Malaysia nằm trong nhóm nước có thu nhập trung bình cao, chiếm ¾ trong tổng nguồn thu là thuế trực thu. Việt Nam, Thái Lan và Indonesia nằm trong nhóm nước có thu nhập trung bình thấp là các nước đang phát triển, nguồn thu thuế gián thu vẫn cao hơn thuế trực thu. 2. CẤU TRÚC THUẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ CẢI CÁCH Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế, hệ thống chính sách thuế Việt Nam đã liên tục được cải cách, đổi mới. Nội hàm của từng chính sách thuế trong hệ thống thuế đã được hoàn thiện theo hướng mở rộng đối tượng chịu thuế, thu gọn số lượng, từng bước giảm dần mức thuế suất và đơn giản phương thức tính thuế, phù hợp với xu hướng cải cách thuế trên thế giới. Đồng thời, mọi hình thức phân biệt về thuế theo thành phần kinh tế đã được xóa bỏ. Những thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu thuế. Cụ thể như sau: (1) Quy mô thu ngân sách nhà nước (NSNN) có sự thay đổi qua từng giai đoạn, sau một thời gian dài liên tục mở rộng, thì từ năm 2011 đến nay đã bắt đầu xu hướng giảm. Tỷ lệ động viên NSNN bình quân đã tăng từ 24,2% GDP giai đoạn 2001 - 2005 lên 26,3% GDP giai đoạn 2006 - 2010. Tuy nhiên, trong 5 năm gần đây, quy mô thu NSNN của Việt Nam đang giảm dần, bình quân giai đoạn 2011 - 2015 ước chỉ đạt 22,7% GDP. Sự giảm dần về quy mô thu NSNN những năm gần đây do nhiều nguyên nhân, trong đó các nguyên nhân chủ yếu là: (i) Tăng trưởng kinh tế thấp hơn dự báo; (ii) Chủ trương giảm mức động viên để thúc đẩy sản xuất trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế khó khăn; (iii) ự sụt giảm số thu từ dầu thô do giá dầu giảm; S (iv) Tỷ trọng thu từ thuế nhập khẩu giảm do cắt giảm hàng rào thuế quan; (v) Nguồn thu từ đất đai tăng chậm. Hình 1. Diễn biến quy mô thu NSNN Đơn vị: % GDP danh nghĩa Nguồn: Tính toán từ số liệu công khai ngân sách của Bộ Tài chính
  4. 852 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION (2) Cơ cấu thu NSNN đã dịch chuyển theo hướng với sự tăng dần về tỷ trọng của các loại thuế ổn định, gắn với sản xuất, tiêu dùng trong nước như thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thu nhập cá nhân (TNCN), giá trị gia tăng (GTGT) và tiêu thụ đặc biệt (TTĐB). Tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu NSNN (trừ dầu) đã tăng từ 50,8% năm 2001 lên 64,4% năm 2010 và đến năm 2015 ước bằng khoảng 74,1%4. Tốc độ tăng thu từ thuế TNDN, thuế TNCN, thuế GTGT và thuế TTĐB cơ bản luôn cao hơn so với tốc độ tăng của tổng thu NSNN từ thuế, phí, lệ phí. Cụ thể, so với năm 2001, quy mô thu NSNN năm 2015 từ thuế TNDN (không kể dầu thô) ước tăng 10,1 lần, từ thuế TNCN tăng 27,03 lần, từ thuế GTGT (từ hàng trong nước) tăng13,23 lần và thuế TTĐB (hàng trong nước) tăng 10,01 lần, trong khi tốc độ tăng thu NSNN từ thuế, phí và lệ phí ước chỉ ở mức 8,74 lần. (3) Trong hệ thống thuế Việt Nam hiện nay, các sắc thuế tiêu dùng đóng vai trò rất quan trọng và có xu hướng ngày càng tăng. Diễn biến này cũng phù hợp với xu hướng trên thế giới những năm gần đây khi nhiều quốc gia đã liên tục đưa ra các biện pháp nhằm tăng cường vai trò của thuế tiêu dùng, giảm dần mức động viên từ thuế thu nhập để tăng cường tính hấp dẫn của môi trường đầu tư. Riêng tỷ trọng tổng thu từ thuế GTGT (bao gồm cả hàng trong nước và hàng nhập khẩu, trừ phần hoàn thuế) trong tổng thu NSNN đã tăng từ 18,6% năm 2001 lên khoảng 28,6% năm 2015. Trong khi đó, tỷ lệ động viên từ thuế TNDN và thuế TNCN tuy có tăng từ mức 16,4% năm 2001 ước lên 22,3% năm 2015 nhưng từ năm 2011 đến nay thay đổi rất ít (năm 2011, tỷ lệ này đã là 21,7%). Vai trò của thuế thu nhập trong thu NSNN của Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục giảm khi mức thuế suất thuế TNDN phổ thông giảm theo lộ trình từ 22% xuống 20% từ ngày 01/01/2016. Hình 2. Tỷ trọng thuế tiêu dùng và thuế thu nhập trong cơ cấu thu NSNN (% tổng thu NSNN) Nguồn: Tính toán từ số liệu công khai ngân sách của Bộ Tài chính (4) Sự phụ thuộc vào các khoản thu từ dầu thô và từ đất đã có xu hướng giảm đáng kể, đặc biệt là trong 5 năm gần đây. Tỷ trọng thu NSNN từ dầu thô trong tổng thu NSNN sau khi tăng từ 25,3% năm 2001 lên 29,2% năm 2005 (bình quân giai đoạn 2001 - 2005 là 25,2%) đã giảm dần, bình quân giai đoạn 2006 - 2010 khoảng 20% và giai đoạn 2011 - 2015 ước còn khoảng 13,5%, riêng năm 2015 ước chỉ còn khoảng 6,6% tổng thu NSNN. Việc giảm dần tỷ trọng thu NSNN từ dầu thô những năm gần đây xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu sau: (i) Giá dầu thô giảm mạnh; (ii) Một phần dầu thô khai thác đã được sử dụng cho ngành hóa dầu trong nước; (iii) Các nguồn thu khác từ thuế, phí, lệ phí đã có sự mở rộng đáng kể. Thu từ giao quyền sử dụng đất và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước sau một số năm tăng nhanh đã xuất
  5. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 853 hiện xu hướng giảm. Tỷ trọng của hai khoản này trong tổng thu NSNN sau khi tăng từ 2,72% năm 2001 lên 9,5% năm 2007 đã có xu hướng giảm dần từ năm 2008 và đến năm 2014 chỉ còn khoảng 5,21%. Tuy nhiên, nhờ sự phục hồi của thị trường nhà đất cũng như chính sách khai thác quỹ đất của một số địa phương, tỷ lệ này bắt đầu có xu hướng tăng trở lại, năm 2015 đạt khoảng 6,24%, nhưng vẫn thấp hơn mức bình quân của giai đoạn 2006 - 2010. (5) Vai trò của thu từ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong cơ cấu thu NSNN của Việt Nam trong hơn 15 năm qua cũng đã giảm mạnh. Nếu như năm 2001, thu từ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chiếm đến 15,5% tổng thu NSNN thì gần đây, tỷ lệ này đã giảm xuống còn khoảng 8%. Sự giảm dần của số thu từ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thời gian qua đã được bù đắp bởi các nguồn từ thuế TNDN, thuế GTGT. Đặc biệt, số thu thuế GTGT hàng nhập khẩu (cân đối) liên tục tăng nhanh, từ chỗ chỉ chiếm 5,17% tổng thu NSNN năm 2001 đã tăng lên ước khoảng 8,68% năm 2015. Với quy mô thu ngân sách từ thuế nhập khẩu như hiện nay, dự báo tác động đến thu NSNN của việc cắt giảm thuế quan những năm tới sẽ không ở mức độ quá lớn như giai đoạn vừa qua. Bên cạnh các kết quả tích cực, diễn biến cơ cấu, quy mô thu NSNN ở Việt Nam giai đoạn vừa qua cũng đang cho thấy một số vấn đề đáng lưu ý. Cụ thể là: (1) Rủi ro lớn nhất đối với Việt Nam hiện nay là xử lý có kết quả yêu cầu cơ cấu lại chính sách thu NSNN và việc đáp ứng nhu cầu chi NSNN. Sự giảm dần về quy mô thu NSNN đã và đang đặt ra những thách thức trong việc duy trì các cân đối ngân sách quan trọng, nhất là yêu cầu giảm bội chi NSNN để giảm áp lực gia tăng của nợ công, đảm bảo an ninh, an toàn nền tài chính công. Do nhu cầu đầu tư lớn, nhất là cho cơ sở hạ tầng, hệ thống chính sách đảm bảo an sinh xã hội có phạm vi bao phủ rộng, dự báo nhu cầu chi NSNN sẽ tiếp tục ở mức cao trong thời gian tới. Dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 đã đặt ra yêu cầu cơ cấu lại thu NSNN, duy trì tỷ lệ động viên NSNN từ thuế, phí trong khoảng 20 - 21% GDP và giảm dần mức bội chi NSNN xuống dưới 4,9% GDP vào năm 2020. Để thực hiện được các mục tiêu trên, đòi hỏi phải kịp thời có các nguồn thu khác thay thế, hoặc là phải cắt giảm quy mô, cơ cấu lại chi NSNN. Tuy nhiên, việc giảm chi NSNN là điều rất khó khăn đối với mọi quốc gia và Việt Nam không phải là ngoại lệ, nhất là khi thực hiện cắt giảm chi thường xuyên. (2) Rủi ro thứ hai là việc tuân thủ “nguyên tắc vàng” trong cân đối ngân sách của Việt Nam đang gặp nhiều thách thức. Nguyên nhân của tình trạng này là trong thời gian qua, quy mô các khoản thu thường xuyên từ thuế, phí đã không có sự mở rộng tương xứng với sự mở rộng về quy mô chi thường xuyên. Hệ lụy là thặng dư ngân sách thường xuyên đang có xu hướng giảm. Nếu như bình quân giai đoạn 2006 - 2010, Việt Nam đạt được tỷ lệ thặng dư ngân sách thường xuyên (không bao gồm chi trả lãi tiền vay) ở mức 7,32% GDP thì đến giai đoạn 2011 - 2015, tỷ lệ này giảm xuống ước còn 2,81% GDP, một trong những nguyên nhân chủ yếu là do chi thường xuyên liên tục tăng mạnh, từ mức 14,9% GDP năm 2001 lên 17,5% GDP năm 2010 và đến năm 2015 ước khoảng 17,7% GDP. Các quốc gia rơi vào tình trạng thâm hụt ngân sách thường xuyên sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ bất ổn về tài khóa cao, do ngân sách rơi vào trạng thái không có tích lũy. Tuy nhiên, để đảm bảo việc tuân thủ “quy tắc vàng” đúng thực chất, cần làm rõ phạm vi thu thường xuyên và thu không thường xuyên, nếu không thì việc tuân thủ nguyên tắc này trong nhiều trường hợp chỉ mang tính hình thức. Theo thông lệ quốc tế, thu thường xuyên là tổng thu từ thuế, phí, không bao gồm các khoản thu mang tính chất “một lần” và các khoản thu “không tái tạo”. Thu từ dầu thô có thể được xem là khoản thu “không tái tạo” và thực tế khi loại trừ khoản thu này ra khỏi nhóm thu từ thuế, phí thì trong những năm qua, cán cân ngân sách thường xuyên của Việt Nam đã rơi vào trạng thái thâm hụt. Đây là vấn đề cần phải đặc biệt lưu ý khi đánh giá về tính bền vững của cán cân ngân sách
  6. 854 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION (3) Rủi ro thứ ba là cơ cấu thu NSNN của Việt Nam vẫn còn có sự mất cân đối so với yêu cầu của một cơ cấu thu bền vững. Thu NSNN từ thuế đang dựa vào các sắc thuế như thuế GTGT và thuế TNDN, trong khi thu từ thuế TNCN, đặc biệt là thuế tài sản (thuế nhà, đất), còn khá khiêm tốn so với tiềm năng. Đến nay, thu từ thuế GTGT, thuế TNDN cũng đã tiệm cận ngưỡng cao so với nhiều nước nên dự báo khả năng để có thể tiếp tục tăng thêm những năm tới cũng sẽ rất hạn chế. Ngoài ra, thu từ thuế thu nhập của Việt Nam chủ yếu là từ thuế TNCN - tuy có tăng kể từ khi Luật Thuế TNCN 2007 có hiệu lực thi hành nhưng vẫn thấp và đang có xu hướng giảm những năm gần đây. Thu ngân sách từ đất chủ yếu là khoản thu từ giao quyền sử dụng đất. Đây là khoản thu có tính chất một lần, tính bền vững không cao do nguồn cung là hữu hạn. Trong khi đó, quy mô thu từ các khoản thu thường xuyên còn rất thấp. Năm 2015, thu NSNN từ thuế sử dụng đất (chủ yếu là đất phi nông nghiệp) chỉ chiếm khoảng 0,15% tổng thu NSNN, trong khi thu từ giao quyền sử dụng đất chiếm đến 6,15% tổng thu NSNN. 3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ CẤU TRÚC THUẾ VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP 3.1. Về tỷ lệ động viên thuế từ GDP Tỷ lệ động viên từ GDP vào thuế thể hiện hiệu quả của hệ thống thuế quốc gia, tuy vậy, cũng thể hiện gánh nặng thuế, tạo sức ép cho các chủ thể kinh tế. So sánh tỷ lệ động viên từ thuế vào NSNN của Việt Nam và một số quốc gia khác có thể thấy, tỷ lệ thu thuế trên tổng GDP của Việt Nam thấp hơn các nước phát triển khá nhiều. Cụ thể, năm 2010, thu thuế/GDP của Nhật Bản ở mức 28%, Anh 35%, Pháp 43%, Mỹ 24%. Con số này tính trung bình cho các nước Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD) là 34% năm 2010. Tuy vậy, nếu so với các nước đang phát triển cũng như các nước trong khu vực mức thu thuế trong tổng GDP của Việt Nam cao hơn. Năm 2010, tỷ lệ thu thuế trên tổng GDP của Singapore và Thái Lan lần lượt là 13% và 15%, thấp hơn mức động viên 24% của Việt Nam. Mức thu ngân sách quá cao sẽ làm giảm tiết kiệm, đầu tư và làm nản lòng các doanh nghiệp. Mức thu ngân sách quá thấp lại ảnh hưởng tới mức chi ngân sách, cũng làm giảm mức đầu tư công, kéo theo đầu tư khu vực tư nhân cũng giảm. Ở Việt Nam, căn cứ vào tính ổn định của tỷ lệ động viên thuế so với tăng trưởng GDP trong khoảng 1 thập kỷ gần đây, căn cứ vào mức ảnh hưởng của thuế với nền kinh tế, căn cứ vào mục tiêu chi tiêu ngân sách cũng như so sánh tỷ lệ động viên với các nước đều cho thấy có sự tương đồng. Như vậy, Việt Nam không nhất thiết phải tìm cách giảm tỷ lệ động viên thuế từ GDP nhưng cũng khó có thể tăng thêm nữa tỷ lệ này. Điều này sẽ tạo thêm áp lực cho chính phủ khi các thực hiện mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội quốc gia. 3.2. Về tỷ trọng các sắc thuế trong nguồn thu Trong những năm qua, tỷ trọng giữa thuế trực thu và thuế gián thu của Việt Nam trong tổng thu thuế chưa thể hiện sự chuyển biến. Tuy vậy, với chính sách nâng mức thu nhập tính thuế của thuế TNCN vừa qua cùng chính sách giảm dần thuế suất thuế TNDN xuống 20% tới năm 2016, Việt Nam đang thể hiện xu hướng giảm dần thuế trực thu. Hai sắc thuế này hiện chiếm tới hơn 40% tổng thu thuế của Việt Nam. Để đảm bảo nguồn thu ngân sách, Việt Nam phải tăng thuế suất và/hoặc mở rộng đối tượng chịu thuế của các loại thuế gián thu. Trong các sắc thuế gián thu, thuế xuất nhập khẩu khó có thể tăng do các cam kết tự do hóa thương mại mà Việt Nam đã ký kết với quốc tế. Thuế tài nguyên phụ thuộc vào nguồn tài nguyên khai thác về cơ bản cũng bị giới hạn. Như vậy, không gian điều chỉnh chỉ còn thuế GTGT và thuế tiêu thụ đặc biệt. Việt Nam cần cân nhắc thực hiện một số biện pháp cải cách để gia tăng vai trò của chính sách thuế GTGT, đảm bảo sắc thuế này tiếp tục là sắc thuế chủ đạo trong hệ thống thuế của Việt Nam. Trong ngắn hạn, Việt Nam nên thu hẹp dần danh mục nhóm hàng chịu thuế suất 5% cũng như danh mục nhóm hàng không thuộc diện chịu thuế GTGT và giữ nguyên mức thuế suất GTGT phổ thông ở mức 10% như hiện hành.
  7. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 855 Trong trung và dài hạn, nghiên cứu để điều chỉnh tăng mức thuế suất thuế GTGT phổ thông. Thời gian tới, khi Việt Nam đã bước vào giai đoạn phải thực hiện cắt giảm hàng rào thuế quan ở mức độ cao, có thể cân nhắc điều chỉnh tăng thuế suất phổ thông thuế GTGT theo một lộ trình phù hợp so với mức hiện hành để có thêm nguồn lực cho NSNN. Thực tế, mức thuế suất thuế GTGT ở Việt Nam hiện nay khá thấp so với nhiều nước trong khu vực. Việc điều chỉnh tăng mức thuế suất thuế GTGT sẽ có một số ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu dùng trong nước, song kinh nghiệm của các nước cho thấy, ảnh hưởng này chủ yếu diễn ra trong ngắn hạn, nhất là khi mức độ điều chỉnh không quá lớn và được thực hiện theo lộ trình công khai. Về thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), so với nhiều nước trong khu vực châu Á, mức độ động viên NSNN từ thuế TTĐB của Việt Nam vẫn có phần thấp hơn. Do đó, vẫn còn dư địa để tăng thu từ sắc thuế này nếu như Việt Nam thực hiện mở rộng diện hàng hóa, dịch vụ chịu thuế phù hợp với sự dịch chuyển về đặc tính tiêu dùng trong xã hội cũng như định hướng của Nhà nước. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Thuế TTĐB có hiệu lực từ ngày 01/7/2016 đã điều chỉnh tăng mức thuế suất đối với một số mặt hàng như rượu, bia và thuốc lá, song kể cả sau khi điều chỉnh thì gánh nặng thuế trong các mặt hàng này của Việt Nam vẫn còn thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực. Thời gian tới, Việt Nam cần nghiên cứu để thực hiện thay đổi phương thức đánh thuế, chuyển sang thu thuế kết hợp giữa mức thu tuyệt đối và mức thu theo tỷ lệ phần trăm đối với các nhóm hàng hóa này, thậm chí áp dụng phương pháp lũy tiến. Đây cũng là phương thức được nhiều nước áp dụng, góp phần tích cực trong việc hạn chế gian lận về kê khai giá, nhất là đối với những mặt hàng có mức thuế suất cao như rượu, bia, thuốc lá. Tăng cường vai trò của thuế nhà, đất (một số nước gọi là thuế bất động sản) và nghiên cứu áp dụng các khoản thu mới từ đất đai (điều tiết địa tô chênh lệch) cũng là vấn đề cần chú ý. Trong trung và dài hạn, nghiên cứu xem xét tăng mức điều tiết (tăng thuế suất, mở rộng đối tượng chịu thuế); thực hiện thu thuế đối với nhà ở như nhiều nước trên thế giới đang áp dụng. Cụ thể, Việt Nam cần nghiên cứu áp dụng thuế bất động sản thay cho thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp hiện hành nhằm thể chế hóa định hướng đã được xác định trong Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2013 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XI là: “... Nghiên cứu ban hành thuế bất động sản (đối tượng chịu thuế phải bao gồm cả đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất)...”. Trung Quốc tuy có mức độ phát triển hơn nhưng có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, hiện nay hàng năm Trung Quốc đã động viên được khoảng 0,55% GDP từ thuế bất động sản mỗi năm, gấp gần 20 lần số thu từ thuế sử dụng đất phi nông nghiệp của Việt Nam. Năm 2014, thu từ thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ở Việt Nam ước chỉ tương đương khoảng 0,04% GDP. Phần lớn các khoản thu từ đất đai ở Việt Nam là khoản thu một lần (thu từ giao quyền sử dụng đất). Theo đó, dư địa để tăng cường mức độ đông viên từ sắc thuế này là có nếu như xây dựng được một chính sách thu phù hợp. Ngoài ra, cần nghiên cứu để có chính sách nhằm điều tiết một phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại. Đây cũng là phương thức được một số nước trên thế giới (Columbia, Brazil, Anh...) thực hiện để huy động thêm nguồn lực cho chính quyền địa phương trong việc đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng. Hiện nay, ở Việt Nam, Nhà nước bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, giá trị bất động sản tăng nhưng vẫn chưa có được một cơ chế phù hợp nhằm điều tiết được một phần giá trị tăng thêm này vào NSNN để có thêm nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng ở những khu vực còn kém phát triển. Điều chỉnh chính sách thuế đối với các loại thuế khác như : thuế tài nguyên trong điều kiện nguồn thu từ thuế xuất khẩu đối với tài nguyên sẽ được thu hẹp và cắt giảm theo các cam kết hội nhập quốc tế. Thời gian tới, Việt Nam sẽ phải xóa bỏ thuế xuất khẩu đối với một số tài nguyên, khoáng sản khi tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Thương mại Việt Nam - EU. Tiếp tục hoàn thiện và đổi mới cơ chế điều tiết nguồn lợi nhuận có được từ các khoản thu liên quan đến hoạt động đầu tư vốn của Nhà nước; có chính sách phù hợp để huy động nguồn tiền thu được từ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước để đầu tư cho một số công trình hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội quan trọng, qua đó giảm áp lực vay nợ của ngân sách. Tuy nhiên, cần có cơ chế sử dụng phù hợp nguồn thu do cổ phần hóa mang lại, hạn chế tuyệt đối việc sử dụng các nguồn thu từ bán tài sản để hình thành các chính sách chi thường xuyên.
  8. 856 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 3.3. Về cải cách quản lý thuế Thương mại tự do là xu thế chủ đạo của hội nhập kinh tế quốc tế, không chỉ gỡ bỏ hàng rào thuế quan, khi hội nhập trên các sân chơi lớn như WTO, các nước còn phải thực hiện các nguyên tắc, các quy định cơ bản của các tổ chức này. Vì vậy, chính sách thuế và chính sách quản lý thuế phải bổ sung, chỉnh sửa. Một hệ thống thuế phức tạp sẽ dẫn đến chi phí tuân thủ thuế cao, tình trạng gian lận, trốn thuế lớn và hệ lụy có thể làm cho quy mô thu ngân sách không có được sự ổn định. Việc hoàn thiện hệ thống quản lý thu thuế, tăng hiệu quả của thu thuế, đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế luôn là biện pháp tăng thu thuế hiệu quả ở bất cứ quốc gia nào trong đó có Việt Nam. Do đó, tiếp tục đơn giản hóa, cải thiện quy trình quản lý thuế theo các định hướng đề ra gần đây trên cơ sở cải cách đồng bộ cả thể chế chính sách, quy trình, công tác tổ chức thực hiện. Đảm bảo tính đơn giản cũng là một yêu cầu rất quan trọng để có được một hệ thống thuế hiệu quả. 3.4. Quản lý chặt chẽ hơn đối với hiện tượng trốn và tránh thuế quốc tế Trong điều kiện mở cửa kinh tế, tự do hóa thương mại và đầu tư, nếu không có quy định pháp lý về cách tính giá trong giao dịch giữa các bên liên kết, các bên có chung lợi ích kinh tế thì giá chuyển nhượng sẽ là công cụ hữu hiệu để các công ty đa quốc gia trốn thuế và tránh thuế một cách hợp pháp. Vì vậy, giá chuyển nhượng luôn là mối quan tâm của các cơ quan thuế và các công ty đa quốc gia vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc phân chia thu nhập và lợi tức khi xác định nghĩa vụ thuế thu nhập ở từng quốc gia. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới bao gồm Ca-na-đa, Mê-hi-cô, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Úc, Mỹ và Nhật Bản đã thông qua pháp luật về chuyển giá mới, hoặc sửa đổi và làm mạnh thêm luật pháp về chuyển giá đang tồn tại. Hầu hết các nước có nền kinh tế mới nổi như Trung quốc, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Thái lan, Slô-ve-ni-a, Bra-xin... từ năm 2000 đã bắt tay vào việc ban hành các chế độ chính sách và tăng cường quản lý về giá chuyển nhượng nhằm ngăn chặn thực trạng có tới 70-75% doanh nghiệp đầu tư nước ngoài kê khai bị lỗ mà nguyên nhân chính là gian lận về thuế thu nhập doanh nghiệp qua giá chuyển nhượng (mặc dù doanh thu và thị phần vẫn ngày càng được mở rộng). Nguyên tắc phổ biến nhất được các tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan thuế áp dụng để ngăn chặn tình trạng lợi dụng “giá chuyển nhượng” và bảo vệ cơ sở tính thuế (nguồn thu) là nguyên tắc “giá thị trường” (market price) hay “nguyên tắc giao dịch độc lập” (arm’s length principle). Hai khuynh hướng dẫn đầu về giá chuyển nhượng là OECD và Mỹ. Do đó, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chuyển lợi nhuận, chuyển giá của các tập đoàn đa quốc gia, và chính phủ cần có nhiều biện pháp quản lý để hạn chế tình trạng chuyển giá thông qua việc áp dụng các quy định về vốn mỏng, các quy định liên quan đến các giao dịch liên kết, quản lý các giao dịch thương mại điện tử… KẾT LUẬN Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế, hệ thống chính sách thuế Việt Nam đã được cải cách trên nhiều phương diện. Việt Nam đã hình thành được một hệ thống chính sách thuế thống nhất, bình đẳng, phù hợp với đặc điểm của một quốc gia đang trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên, Việt Nam cần phải đặc biệt lưu ý khi xây dựng một cấu trúc thuế phù hợp khi mức độ động viên NSNN ở Việt Nam đang có xu hướng giảm và dự báo sẽ tiếp tục giảm nếu không có những sự điều chỉnh về chính sách thu. Cơ cấu thu NSNN tuy đã được cải thiện, song vẫn còn những vấn đề cần phải tiếp tục được nghiên cứu để điều chỉnh, hướng đến một cơ cấu thu bền bững hơn. Trong bối cảnh nguồn thu từ tài nguyên, đất đai đang có xu hướng giảm, hệ thống chính sách thuế cần được cơ cấu lại, phát huy được vai trò của các sắc thuế mà hiện tại không gian thu đang có. Đồng thời, phải đảm bảo tính hợp lý trong cơ cấu ba loại thuế cơ bản (thuế đánh vào thu nhập, thuế tiêu dùng đánh vào hàng hóa, dịch vụ và thuế thu từ tài sản (thuế nhà, đất...)./.
  9. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 857 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Castro, G. Á., & Camarillo, D. B. R. (2014). Determinants of tax revenue in OECD countries over the period 2001–2011. Contaduría y Administración, 59(3), 35-59. [2] Christian Bellak* and Markus Leibrecht (2009). Do low corporate income tax rates attract FDI? – Evidence from Central- and East European countries. Applied Economics, 2009, 41, 2691–2703. [3] Thomas Baunsgaard and Michael Keen (2010). Tax Revenue and (or?) Trade Liberalization. [4] ThS. Trương Bá Tuấn, Quy mô và cơ cấu thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam: Những vấn đề đặt ra đối với yêu cầu đảm bảo bền vững. Viện Chiến lược và Chính sách tài chính - Bộ Tài chính. [5] Website: www.adb.org, www.mof.gov.vn, www.kpmg.com, www.oecd. org, www.rd.go.th, www.singstat.gov.sg.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1