TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 21, 2004<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CÂY ĂN QUẢ Ở VƯỜN NHÀ MIỀN NÚI HUYỆN A LƯỚI,<br />
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ HIỆN TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG<br />
<br />
Nguyễn Khoa Lân, Bùi Trung <br />
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế<br />
<br />
<br />
Phát triển kinh tế xã hội miền núi luôn là mối quan tâm của Đảng và Nhà <br />
nước. Điều đó được thể hiện với những chương trình, dự án tập trung cho công cuộc <br />
xoá đói giảm nghèo. Với đặc trưng của vùng giao thoa giữa nhiệt đới và á nhiệt đới, <br />
A Lưới có khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình năm 20oC 220C, mùa <br />
lạnh kéo dài 04 tháng, không có mùa nóng, ít chịu ảnh hưởng của bão và có lượng <br />
mưa rất phong phú nên quỹ gen cây trồng nói chung và cây lâu năm nói riêng tương <br />
đối phong phú. <br />
Hiện nay, việc trồng cây ăn quả đang phát triển ở A Lưới, bước đầu mang lại <br />
hiệu quả kinh tế và có tác dụng thiết thực phục vụ cho nhu cầu nhiều mặt của <br />
người dân địa phương. Tuy nhiên, cần phải cải tạo và quy hoạch các vườn cây ăn <br />
quả ở địa phương nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, sản xuất bền vững theo hướng <br />
hàng hoá ổn định, và bảo vệ tốt môi trường. Bài viết này giới thiệu một số kết quả <br />
nghiên cứu về sự đa dạng của các loài cây ăn quả ở vườn nhà huyện miền núi A <br />
Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
I. THÀNH PHẦN LOÀI CÂY ĂN QUẢ<br />
<br />
Qua nghiên cứu chúng tôi đã thống kê và định danh được 39 loài thuộc 30 chi <br />
trong 22 họ của ngành Hạt Kín (Magnoliophyta). Xem bảng 1.<br />
II. ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI CÂY ĂN QUẢ<br />
<br />
Qua bảng danh lục thành phần loài cây ăn quả ở vườn nhà huyện A Lưới, tỉnh <br />
Thừa Thiên Huế, cho thấy:<br />
1. Cây ăn quả tập trung ở ngành Hạt Kín và hiện diện trong 02 lớp Ngọc Lan <br />
(Magnoliopsida) và lớp Hành (Liliopsida). <br />
<br />
37<br />
2. Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida) có số lượng và tỉ lệ % về taxon bậc họ, chi, <br />
loài lớn hơn nhiều so với lớp Hành (Liliopsida).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
38<br />
3. Ngoài những cây ăn quả địa phương như Chanh ( Citrus limonia Osb.), Đu <br />
đủ (Carica papaya L.), Mít (Artocarpus heterophyllus Lamk.), Ổi (Psidium guajava <br />
L.)... còn có một số cây ăn quả miền Bắc cũng thường gặp ở vườn nhà A Lưới như <br />
Mận (Prunus salicina Lindl. var. salicina.), Nhót (Elaeagnus conferta Roxb.), Táo <br />
(Zizyphus mauritiana Lamk.), Vải (Litchi sinensis Radlk.), Nhãn (Dimocarpus longan <br />
Lour.)... hay các cây ăn quả miền Nam như Chôm chôm ( Nephelium lappaceum L.), <br />
Hồng xiêm (Manilkara achras (Mill.) Fosb.), Mãng cầu xiêm (Annona muricata L.), <br />
Thanh long (Hylocereus undatus (Haw.) Britt. & Rose.), Sầu riêng (Durio zibethinus <br />
Murr.), Vú sữa (Chrysophyllum cainito L.)... Điều đó cho thấy các điều kiện tự nhiên <br />
môi trường ở A Lưới khá thích hợp với các loài cây ăn quả ở địa phương, góp phần <br />
tạo nên tập đoàn cây ăn quả ở vườn nhà nơi đây khá đa dạng và phong phú.<br />
4. Các loài cây ăn quả đặc sản ở địa phương còn ít phổ biến mà đa phần là các <br />
cây di thực do phần lớn giống cây trồng được cung cấp từ Phòng Nông nghiệp <br />
huyện, Trung tâm thực nghiệm và phát triển cây ăn quả thành phố Huế, của các <br />
chương trình, dự án (như Chương trình 135, Dự án canh tác trên đất dốc) và từ các <br />
địa phương khác trong cả nước. Đây cũng là cơ sở cho sự đa dạng về thành phần loài <br />
cây ăn quả ở vườn nhà A Lưới.<br />
5. Các họ thực vật có số lượng loài nhiều nhất là họ Cam Quýt (Rutaceae) với <br />
07 loài (chiếm tỉ lệ 17,94% tổng số loài), họ Hồng xiêm (Sapotaceae), họ Sim <br />
(Myrtaceae) và họ Nhãn (Sapindaceae) với 03 loài (chiếm tỉ lệ 7,69% tổng số loài). <br />
Qua nghiên cứu cho thấy nhiều loài cây ăn quả có giá trị ở Huế cũng được phát triển <br />
ở A Lưới thể hiện tính đa dạng của cây ăn quả ở vườn nhà A Lưới. <br />
6. Một số dự án cải tạo vườn tạp ở một số xã trong huyện đã thu hút một số <br />
gia đình đầu tư trồng các loài cây ăn quả như Hồng, Nhãn, Vải thiều. Tính đến năm <br />
2002, quy mô dự án được mở rộng thêm ở 06 xã. Chủ trương của huyện là trong <br />
những năm tiếp theo sẽ tiếp tục triển khai tại 21 xã và thị trấn. Chính vì vậy, các loài <br />
cây ăn quả nơi đây được phát triển và phân bố rộng rãi trên địa bàn huyện.<br />
Ngoài Bưởi, Cam, Chanh, Chuối, Chuối già lùn, Dứa, Dừa, Đào, Đu đủ, Mãng <br />
cầu xiêm, Mít, Ổi, Quýt, Trứng gà, Xoài thường gặp ở các vườn nhà thì Chôm chôm, <br />
Hồng xiêm, Mận, Thanh long, Vú sữa cũng là những cây trồng khá phổ biến. Riêng <br />
Bồ quân, Bưởi thanh trà, Cóc, Dâu da, Khế, Sầu riêng, Táo cũng chỉ gặp ở một số xã <br />
và thị trấn.<br />
Một số loài cây ăn quả phân bố đặc trưng cho từng vùng như Bòn bon (xã A <br />
Đớt), Bồ quân (Thị Trấn và xã Hồng Bắc), Bơ (Thị Trấn), Bưởi Thanh trà (Thị Trấn, <br />
xã A Ngo và A Đớt), Cóc (xã Bắc Sơn, Hồng Trung và Hồng Bắc), Dâu tiên (xã A <br />
<br />
<br />
39<br />
Ngo), Mãng cầu ta, Nhót (Thị Trấn), Pom (xã Hồng Trung), Sầu riêng (Thị Trấn và xã <br />
A Ngo), Táo (Thị Trấn và xã Hồng Trung).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
40<br />
III. HIỆN TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG<br />
Trong những năm trở lại đây, cây ăn quả ở A Lưới đã được quan tâm phát triển. <br />
Một số loài cây ăn quả cho kết quả tốt và ổn định như Chuối, Dứa, Hồng, Hồng <br />
xiêm, Nhãn... Nhìn chung, vườn nhà ở đây chỉ mới chuyên canh một vài loài cây ăn <br />
quả, còn hầu hết là trồng xen với các loài khác khá đa dạng. Mô hình vườn đa dạng <br />
sinh học tạo sự ổn định cân bằng sinh thái và làm tăng hiệu quả kinh tế vườn. <br />
Cây ăn quả vườn nhà A Lưới có thể phân chia tương đối thành các nhóm sau:<br />
* Nhóm cây nhiệt đới điển hình: Chôm chôm, Xoài.<br />
* Nhóm cây pha á nhiệt đới: Cây có múi, Chuối, Hồng xiêm, Táo.<br />
* Nhóm cây có xu hướng á nhiệt đới: Hồng, Mận, Nhãn, Vải. <br />
Tuy nhiên, hiện trạng cây ăn quả ở A Lưới còn có những hạn chế: <br />
Đa số nông dân còn hạn chế về trình độ tiếp thu khoa học kỹ thuật, phần lớn <br />
trồng theo lối quảng canh, bảo vệ thực vật chưa được chú trọng dẫn đến năng suất <br />
và phẩm chất không cao, giá trị kinh tế thấp.<br />
Về thị trường tiêu thụ, ngoài Chuối và Dứa là hai sản phẩm chính, thì số <br />
lượng và chủng loại hàng hoá cây ăn quả còn nghèo nàn, chưa có hiệu quả kinh tế <br />
cao vì đa số tư thương mua sản phẩm của nông dân tại chỗ.<br />
Tóm lại, các kết quả nghiên cứu cho thấy vườn nhà A Lưới khá đa dạng và <br />
phong phú về thành phần loài cây ăn quả. Ngoài những loài cây ăn quả của địa <br />
phương, còn có những loài du nhập từ miền Bắc và từ miền Nam tạo nên tập đoàn <br />
cây ăn quả phong phú ở địa phương. Hiện nay, bước đầu đã có một số điển hình <br />
trồng tốt các loài cây ăn quả. Đó là tiền đề cho sự phát triển cây ăn quả ở A Lưới <br />
trong tương lai để trở thành một ngành sản xuất hàng hóa. Trong bối cảnh kinh tếxã <br />
hội của huyện có nhiều chuyển biến, việc cải tạo vườn tạp là cơ sở cho việc quy <br />
hoạch, xây dựng và phát triển vườn sinh thái bền vững, trong đó trồng cây ăn quả có <br />
ý nghĩa lớn để nâng cao đời sống của người dân và phục vụ phát triển kinh tếxã hội <br />
của địa phương. <br />
Từ kết quả nghiên cứu hiện trạng các vườn cây ăn quả huyện A Lưới, tỉnh <br />
Thừa Thiên Huế, chúng tôi đề nghị:<br />
Với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi của A Lưới, cần củng cố và <br />
mở rộng diện tích trồng các cây ăn quả đặc sản truyền thống như Chuối, Dứa,… <br />
đồng thời quy hoạch và phát triển mạnh các loài có hiệu quả kinh tế cao như cây có <br />
múi, Hồng, Hồng xiêm, Nhãn, Vải...<br />
Tăng cường sự đầu tư của các ban ngành chức năng cũng như của các chương <br />
trình, dự án về các lĩnh vực cung cấp giống, phân bón, kỹ thuật và vật tư nông <br />
nghiệp để quy hoạch và phát triển bền vững các vườn cây ăn quả ở huyện A Lưới.<br />
41<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Nguyễn Thị Ngọc Ẩn. Thực vật có công dụng hữu ích trên các vườn miền <br />
Nam Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh. (1996)<br />
2. Võ Văn Chi, Trần Hợp. Cây cỏ có ích ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Thành phố <br />
Hồ Chí Minh (1999)<br />
3. Phạm Hoàng Hộ. Cây cỏ Việt Nam quyển I, II, III, nxb Trẻ (1999)<br />
4. Nguyễn Khoa Lân. Cây trái ở Huế nhìn theo hướng du lịch, Tập san xuân <br />
Thừa Thiên Huế (1994)<br />
5. Nguyễn Khoa Lân, Trịnh Đông Thư. Nghiên cứu về thành phần loài cây ăn <br />
quả ở Huế và vùng phụ cận, Thông báo khoa học số 3 (36) (2000)<br />
6. Đỗ Tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam , nxb Y học, Hà Nội <br />
(2001)<br />
7. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn A Lưới. Dự án xây dựng, cải tạo <br />
vườn tạp ở huyện A Lưới 2001 2005 (2001) <br />
8. Lê Thị Thêm. Cải tạo vườn tạp, giải pháp xoá đói, giảm nghèo ở A Lưới, Báo <br />
Thừa Thiên Huế, số 2505 (2002)<br />
<br />
<br />
THE PRESENT CONDITION AND PROSPECT PROMISE <br />
OF THE FRUIT TREES IN HOUSE GARDEN <br />
OF A LUOI MOUNTAINOUS DISTRICT<br />
<br />
Nguyen Khoa Lan, Bui Trung<br />
College of Pedagogy, Hue University<br />
<br />
SUMMARY<br />
<br />
The result of the researches have showed that A Luoi housegardens have the diversity <br />
of species of fruittrees with the favourable weather and climate as well as the concern of the <br />
local government as showed in some programs. Therefore, in the recent years, fruit trees <br />
have been developed strongly, especially persimmon, sapodilla, longan, litchi and the first it <br />
brings high economic effect for everyone. As A Luoi is is located in the mountains, it has <br />
many limits in the preservation of plants, the conditions to accept the science and technology... <br />
The problem here is that we need to have a scheme, the way to construct and develop <br />
sustainable ecological gardens, have to pay attention to the fruit trees which bring for high <br />
economic effect. In order to serve for the development of A Luoi economy and society.<br />
<br />
42<br />
Bảng 1: Danh lục thành phỗn loài cây ăn quả ở vườn nhà A Lưới<br />
<br />
Stt Tên khoa học Tên Việt Nam Phân bố Công dụng<br />
1. Annonaceae Họ Mãng cầu (Họ Na [2])<br />
1 Annona muricata L. [3] Mãng cầu xiêm [3] I,...,VII Cây ăn quả, cây thuốc (CT)<br />
2 Annona squamosa L. [3] Mãng cầu ta, Na [3] III Cây ăn quả,CT <br />
2. Lauraceae Họ Quế, (Họ Long não [2, 6])<br />
3 Persea americana Mill. [3] Cây bơ [3] III Cây ăn quả <br />
3. Cactaceae Họ Long cốt, (Họ Xương rồng <br />
[2])<br />
4 Hylocereus undatus (Haw.) Britt. & Rose. [3] Thanh long [3] I,II,III, IV,V,VII Cây ăn quả, Cây thuốc [3,6] <br />
4. Ebenaceae Họ Hồng (Họ Thị)<br />
5 Diospyros kaki L.f. [3] Hồng, Thị [3] I,...,VII Cây ăn quả,CT<br />
5. Sapotaceae Họ Xabôchê, Họ Hồng xiêm [2]<br />
6 Chrysophyllum cainito L. [3] Vú sữa [3] I,...,VII Cây ăn quả,CT<br />
7 Manilkara achras (Mill.) Fosb.[3] Xabôchê, Hồngxiêm I,...,VII Cây ăn quả,CT<br />
8 Pouteria zapota (Jacq.) Moore & Stearn. [3] Trứng gà [3] I,II,III,IV V,VI,VII Cây ăn quả [1,3]<br />
6. Flacourtiaceae Họ Hồng quân, (Họ Bồ quân 2)<br />
9 Flacourtia rukkam Zoll. & More. Hồng quân, Muồn quân III,V Cây ăn quả [3]<br />
7. Caricaceae (Papayaceae [6]) Họ Đu đủ<br />
10 Carica papaya L. [3] Đu đủ [3] I,...,VII Cây ăn quả, CT<br />
8. Bombacaceae Họ Gòn ta (Họ Gạo)<br />
11 Durio zibethinus Murr. [3] Sầu riêng [3] III, IV Cây ăn quẩ,CT<br />
37<br />
9. Moraceae Họ Dâu tằm<br />
<br />
<br />
12 Artocarpus heterophyllus Lamk. [3] Mít [3] I,II,III,IV,V,VI,VII Cây ăn quả [1,3], Cây thuốc <br />
10. Euphorbiaceae Họ Thầu dầu<br />
13 Baccaurea ramiflora Lour. [3] Dâu tiên IV Cây ăn quả<br />
14 Baccaurea sapida Muell.Arg [3] Dâu da II,III,IV Cây ăn quả<br />
11. Rosaceae Họ Hoa hồng [2]<br />
15 Malus pumila Mill. [3] Pom [3] II Cây ăn quả [3]<br />
16 Prunus salicina Lindl. var .salicina. [3] Cây mận II,III,IV,V,VII Cây ăn quả<br />
12. Myrtaceae Họ Sim<br />
17 Psidium guajava L. [9] Ổi [9] I,...,VII Cây ăn quả,CT<br />
18 Psidium littorale Raddi. [3] Ổi sẻ [3] III Cây ăn quả [3] <br />
19 Syzygium semarangense (Bl.) Merr.& Perry. [3] Mận, Roi [3], Đào I,II,III,IV, V,VI,VII Cây ăn quả [1], Cây thuốc [1,3]<br />
13. Sapindaceae Họ Nhãn (Họ Bồ hòn)<br />
20 Dimocarpus longan Lour. [3] Nhãn [3] I,...,VII Cây ăn quả, CT<br />
21 Litchi sinensis Radlk. [3] Vải [3] I,...,VII Cây ăn quả,CT<br />
22 Nephelium lappaceum L. [3] Chôm chôm [3] II,...,VII Cây ăn quả,CT<br />
14. Rutaceae Họ Cam Quýt<br />
23 Citrofortunella microcarpa (Bunge) Wijnands. [3] Hạnh, Tắc [3], Quất [9] III Cây ăn quả, cây cảnh,CT <br />
24 Citrus aurantium L. [3] Cam động đình [3] I,...,VII Cây ăn quả,CT<br />
25 Citrus grandis Osbeck. [6] Bưởi [6] I,...,VII CAQ, CT,CCN<br />
26 Citrus grandis (L.)Osb.var. grandis. [3] Bưởi thanh trà III,IV,VII Cây ăn quả <br />
<br />
38<br />
27 Citrus limonia Osb. [3] Chanh [6] I,...,VII Cây ăn quả,CT<br />
28 Citrus reticulata Blco. [3] Quýt [3] I,...,VII Cây ăn quả,CT<br />
29 Citrus sinensis (L.) Osb. [3] Cam [3] I, ... VII Cây ăn quả,CT <br />
15. Meliaceae Họ Xoan<br />
<br />
<br />
30 Lansium domesticum Hiern. var. langsat Jack. [3] Bòn bon [3] VII Cây ăn quả [1]<br />
16. Anacardiaceae Họ Xoà,Họ Đào lộn hột<br />
31 Mangifera indica L. [3] Xoài [3] I,...,VII Cây ăn quả,CT<br />
32 Spondias cythera Sonn. [3] Cóc [3] I,II,V Cây ăn quả, CT<br />
17. Oxalidaceae Họ Me đất<br />
33 Averrhoa carambola L. [3] Khế [3] I,III,IV Cây ăn quả, CT<br />
18. Rhamnaceae Họ Táo<br />
34 Zizyphus mauritiana Lamk. [3] Táo [3 ] II,III Cây ăn quả,CT<br />
19. Elaeagnaceae Họ Nhót<br />
35 Elaeagnus conferta Roxb. [3] Cây nhót [6] III Cây ăn quả,CT<br />
20. Bromeliaceae Họ Khóm (Họ Dứa )<br />
36 Ananas comosus (L.) Merr. [3] Thơm [3], Dứa [1] I,...,VII Cây ăn quả,CT<br />
21. Musaceae Họ Chuối<br />
37 Musa nana Lour. [3] Chuối già lùn [3] I,...,VII Cây ăn quả [3]<br />
38 Musa paradisiaca L. [3] Chuối [3] I,...,VII Cây ăn quả,CT<br />
22. Arecaceae (Palmae) Họ Dừa, (Họ Cau)<br />
39 Cocos nucifera L. [3] Dừa [3] I...,VII CAQ,CT,CCN <br />
<br />
39<br />
Chú thích: I: Xã Bắc Sơn II: Xã Hồng Trung III: Thị Trấn IV: Xã A Ngo<br />
V: Xã Hồng Bắc VI: Xã Hồng Thượng VII: Xã A Đớt<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
40<br />