intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật bao trái một số giống cây ăn trái

Chia sẻ: Tran Anh Phuong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

243
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để nâng cao chất lượng cây ăn quả, trong vài năm gần đây, một số nhà vườn ở Tiền Giang đã áp dụng phương pháp bao trái bằng túi nilon, giấy bao ximăng cho một số loại trái cây như: mận, ổi, xoài, nhãn... việc bao trái đã tránh được tình trạng ruồi đục trái và các loại sâu bệnh gây hại khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật bao trái một số giống cây ăn trái

  1. Kỹ thuật bao trái một số giống cây ăn trái Để nâng cao chất lượng cây ăn quả, trong vài năm gần đây, một số nhà vườn ở Tiền Giang đã áp dụng phương pháp bao trái bằng túi nilon, giấy bao ximăng cho một số loại trái cây như: mận, ổi, xoài, nhãn... việc bao trái đã tránh được tình trạng ruồi đục trái và các loại sâu bệnh gây hại khác. Đồng thời, còn giúp cho trái cây có trọng lượng trái to, giữ được vỏ trái láng, bóng đẹp, hạn chế phun thuốc để giảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và taọ ra sản phẩm an toàn, bán được giá cao là những yếu tố hấp dẫn nhà vườn. Sau đây là kỹ thuật bao trái một số giống cây ăn trái: Bao trái mận: sử dụng các túi nilon trắng bao quanh trái mận. Cách làm này đã hạn chế được sự tấn công của các loại ruồi, các chùm mận được bảo vệ an toàn. Kết quả, đến vụ thu hoạch, 90% tổng lượng trái đạt chất lượng tốt, không bị hư hỏng. Kỹ thuật bao trái: khi hoa mận nở khoảng 3-4 ngày, phun xịt thuốc trừ sâu, thuốc trị mấm một lần đều trên toàn thân cây, tán cây. Đến 5-7 ngày sau khi hoa rụng râu, tượng trái, thì dùng túi nylon đã cắt đáy bao trùm chùm trái theo hướng thẳng xuống và dùng dây thun buộc giữ chặt túi. Túi nylon trống đáy vừa giữ được sự thông thoáng, vừa có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa các loại côn trùng, sâu và ruồi đục trái bảo vệ trái đến khi thu hoạch. Chi phí đầu tư bao nylon và công bao trái ít hơn nhiều so với chi phí phun xịt thuốc trừ sâu. Hơn nữa, túi nylon còn có thể tái sử dụng cho các mùa vụ tiếp theo. Bao trái ổi: với cây ổi, các nhà khoa học khu vực ĐBSCL cũng đã tiến hành một số thí nghiệm. Kết quả cho thấy, những lô trái được bao bằng túi nylon mặc dù không phải phun thuốc trừ sâu, nhưng số trái bị hại ít hơn 2,5 - 4 lần so với lô không bao trái nhưng sử dụng thuốc trừ sâu bình thường. Năng
  2. suất ở lô có bao trái cũng tăng gấp 3-4 lần. Những trái được bao ít bị sâu bệnh xâm nhập gây hại nên vỏ trái sáng và bóng, bán được giá cao hơn. Cách thực hiện: dùng bao nylon có kích thước 15 x 20 cm, lấy cây nhang đang cháy đục mỗi bao 10-15 lỗ nhỏ (nên xếp bao lại thành một lớp dày để chỉ cần đục một lần sẽ được nhiều bao). Chờ khi ổi đậu trái được 15-20 ngày (trái lớn cỡ ngón tay cái), tiến hành phun xịt một đợt thuốc trừ sâu, chờ 3-5 ngày sau thì bao trái, bằng cách cho trái vào trong bao rồi lấy dây buộc túm miệng bao lại. Đục một số lỗ ở phía dưới sát đáy bao, để nước không bị đọng trong bao mỗi khi có mưa hoặc tưới nước. Bao trái xoài: bao trái xoài là vấn đề cần thiết trong hệ thống sản xuất trái cây thương phẩm. Bao trái ngăn cản sự tổn thương vật lý giữa các trái với nhau và tác động trực tiếp của môi trường. Trái thường được bao lại từ 55 – 60 ngày sau khi đậu trái, hoặc bao trái sau thời điểm rụng trái. Trong mùa mưa, có thể sử dụng cách bao trái 2 lớp là nylon đục màu trắng bên ngoài kết hợp giấy báo bên trong ở giai đoạn 26 ngày sau khi hoa nở. Trái xoài được bao có vỏ ngoài sáng đẹp, không vết trầy xước, có thể coi đây là một phần của công nghệ sản xuất trái cây sạch vì hạn chế được một số nấm bệnh, giảm lượng thuốc trừ sâu. Cách bao trái: có thể bao trái bằng cách trèo lên từng cây; làm giàn giáo bằng tre giữa các cây hoặc dùng sào dài có hệ thống ròng rọc đứng dưới đất để bao trái. Thời gian: khi trái xoài to bằng quả bóng bàn (đường kính quả 2cm) cần tiến hành bao trái ngay. Dùng túi nilon màu trắng thủng hai đầu kích kỡ: 10-15cm x 20-30cm để bao trái có trọng lượng 200-300g. Túi nilon trắng có kích kỡ 15-20cm x 50-60cm thủng hai đầu để bao trái xoài có trọng lượng 0,5-1,5kg. Lồng vào trái xoài theo chiều từ dưới lên, lấy dây vải mềm buộc miệng túi đầu trên vào cuống trái. Đầu dưới túi bao để hở tự nhiên, có tác dụng thoát nước khi gặp mưa và hơi nước do trái thoát ra, tản nhiệt khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao trong mùa hè. Nếu buộc kín hai đầu thì trái sẽ bị thối do trái hô hấp toả nhiệt nóng và độ ẩm trong túi cao do nước mưa lọt vào. Bao trái bưởi: trái bưởi cũng cần phải bao sớm. Khi trái bưởi to bằng quả trứng (đường kính 2,2-2,5cm) dùng túi nilon có đường kính 20-40cm, dài 30-
  3. 60cm, thủng hai đầu để bao trái có trọng lượng khi chín 0,7- 4kg. Cách bao như đối với trái xoài.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2