intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số biện pháp phòng bệnh góp phần phát triển chăn nuôi bền vững

Chia sẻ: Nguyen UYEN | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

138
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong những năm gần đây, phong trào phát triển chăn nuôi Thanh Hóa đã có những bước tiến cả về quy mô và chất lượng, nhiều trang trại, gia trại đã được phát triển. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp toàn tỉnh đã có hơn 1.000 trang trại và gia trại. Các trang trại và gia trại đã góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp cũng như tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người lao động. Tuy nhiên, để đảm bảo sự phát triển bền vững và đem lại hiệu quả kinh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số biện pháp phòng bệnh góp phần phát triển chăn nuôi bền vững

  1. Một số biện pháp phòng bệnh góp phần phát triển chăn nuôi bền vững
  2. Trong những năm gần đây, phong trào phát triển chăn nuôi Thanh Hóa đã có những bước tiến cả về quy mô và chất lượng, nhiều trang trại, gia trại đã được phát triển. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp toàn tỉnh đã có hơn 1.000 trang trại và gia trại. Các trang trại và gia trại đã góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp cũng như tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người lao động. Tuy nhiên, để đảm bảo sự phát triển bền vững và đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi, một số trang trại còn gặp không ít khó khăn như bệnh dịch, khả năng tăng trọng, đầu ra sản phẩm... Để phát triển chăn nuôi một cách bền vững và hiệu quả kinh tế, các trang trại và gia trại cần thực hiện nghiêm túc về an toàn sinh học trong chăn nuôi đó là: A. Quản lý vật nuôi khi xuất nhập. Bệnh truyền nhiễm thường lan truyền trực tiếp từ con vật mang mầm bệnh sang con vật khoẻ mạnh, vì vậy cần ngăn ngừa dịch bệnh xâm nhập vào trại như: 1. Quản lý đàn vật nuôi. Trang trại nên áp dụng các nguyên tắc sau: khi nhập vật nuôi cần biết rõ nguồn gốc, lý lịch, cơ sở xuất giống có uy tín và không có dịch bệnh. - Không cho vật nuôi tiếp xúc với động vật bên ngoài.
  3. - Không sử dụng đực bên ngoài trại vào trại để phối giống. - Không nuôi lẫn nhiều giống và vật nuôi có nhiều độ tuổi khác nhau trong cùng chuồng, dãy. - Thực hiện nguyên tắc cùng nhập cùng xuất..., không nuôi gối đầu, luân chuyển. 2. Nuôi cách lý vật nuôi mới nhập (nuôi tân đáo) Khi gia súc mới mua về cần phải có khu chuồng tách biệt để nuôi tân đáo. Mục đích nhằm theo dõi kiểm tra dịch bệnh, tiêm phòng bổ xung nếu thấy cần thiết. Không cho vật nuôi cũ và mới tiếp xúc nhau, chất thải cũng phải được để riêng biệt để tránh lây lan bệnh tật (nếu có). B. Hạn chế các vật chủ mang bệnh trong khu chuồng trại. Các loại mầm bệnh dịch như vi khuẩn, vi rút, nấm... có thể được mang theo từ người và các loại động vât khác vào trang trại, gặp điều kiện thuận lợi thì dịch bệnh sẽ phát triển. Vì vậy cần thực hiện một số biện pháp sau: 1. Kiểm soát các loài gậm nhấm (chuột), chó mèo. Cần phải định kỳ tiêu diệt các loài gặm nhấm như chuột đồng, chuột nhà. Đây là vật mang truyền bệnh Lepto (vàng da vang thịt). Các chuồng nuôi phải thiết kế tránh
  4. sự xâm nhập của các loài gặm nhấm, kho chứa thức ăn và bể chứa nước cần để cách xa chuồng nuôi. Chó và mèo nuôi trong trại cần phải được tiêm phòng, khi có dịch xảy ra cần phải kiểm soát di chuyển của chúng. 2. Kiểm soát người. Người có thể mang mầm bệnh trên giầy, quần áo vì vậy cần: - Kiểm soát khách thăm quan. Khi khách đến tham quan cần phải thay quần áo, thay giầy dép trước khi vào các chuồng nuôi. Không nên khuyến khích khách vào thăm những nơi sản xuất giống và hạn chế tối đa khách mới thăm các trang trại nuôi khác đến thăm trại mình. - Đối với công nhân làm trong trại cần phải nghiêm túc thực hiện quần áo, bảo hộ lao động trong trang trại, hạn chế tối đa công nhân nuôi từ khu vực này sang khu vực khác. Động viên công nhân trong trang trại không nên nuôi thêm vật nuôi trong nhà mình. Nghiêm cấm nhân viên thú y của trang trại hành nghề thú y bên ngoài. Nghiêm cấm mang các loại thực phẩm tươi sống vào khu vực trang trại để nấu ăn. - Trong trang trại không được nuôi, nhốt chung các loại gia súc gia cầm với nhau. Vì giống vật nuôi này là vật chủ trung gian truyền bệnh cho giống vật khác.
  5. 3. Kiểm soát thức ăn, nước uống cho vật nuôi Hiện nay thức ăn công nghiệp của một số hãng vì lợi ích trước mắt đã cho nhiều chất kích thích tăng trọng, kháng sinh đã bị cấm cho vào thức ăn gia súc, điều đó làm cho vi khuẩn, vi rút nhờn thuốc gây khó khăn cho việc điều trị. Đặc biệt một số chất tồn dư trong thực phẩm ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng, đồng thời làm giảm sức mua và đầu ra của chính các trang trại cũng gặp khó khăn. Vì vậy các trang trại nên mua thức ăn của những hãng có uy tín, chất lượng cao. Thức ăn khi mua về trang trại cần phải bảo quản đúng quy cách, tránh gây thối mốc. Đối với nước uống, nước dùng để vệ sinh phải đảm bảo về chất lượng. Tránh sử dụng trực tiếp nước dưới ao, hồ trong khu chuồng trại để tắm rửa, vệ sinh chuồng trại cho gia súc. C. Vệ sinh môi trường Trong các trang trại nếu không đảm bảo vệ sinh môi trường thì không chỉ ảnh hưởng đến con người mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của vật nuôi. Vì vậy khi xây dựng các trang trại cần lưu ý hệ thống cống rãnh phải thông thoát, có hệ thống bể bioga để xử lý phân, hệ thống bể chứa chất thải.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2