intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cây Gấc Và Kỹ Thuật Trồng Gấc

Chia sẻ: Lotus_7 Lotus_7 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

139
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trồng gấc vào đầu mùa xuân bằng dây cuốn tròn (như trồng sắn dây). Theo kinh nghiệm nếu trồng bằng hạt sẽ không kết quả (gọi là gấc "đực"). Thông tin cơ bản Tên thường gọi: Gấc Tên khác: Mộc miết quả Tên tiếng Anh: Baby Jackfruit, Spiny Bitter Gourd, Sweet Gourd, or Cochinchin Gourd Tên khoa học:Momordica cochinchinensis Tên đồng nghĩa: Muricia cochinchinensis, Muricia mixta Thuộc họ Bầu bí - Cucurbitaceae Mô tả Là một loài thực vật được tìm thấy chủ yếu tại Việt Nam. Quả của nó được sử dụng trong ẩm thực lẫn trong y học. Gấc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cây Gấc Và Kỹ Thuật Trồng Gấc

  1. Cây Gấc Và Kỹ Thuật Trồng Gấc Trồng gấc vào đầu mùa xuân bằng dây cuốn tròn (như trồng sắn dây). Theo kinh nghiệm nếu trồng bằng hạt sẽ không kết quả (gọi là gấc "đực"). Thông tin cơ bản Tên thường gọi: Gấc Tên khác: Mộc miết quả Tên tiếng Anh: Baby Jackfruit, Spiny Bitter Gourd, Sweet Gourd, or Cochinchin Gourd Tên khoa học:Momordica cochinchinensis Tên đồng nghĩa: Muricia cochinchinensis, Muricia mixta Thuộc họ Bầu bí - Cucurbitaceae Mô tả Là một loài thực vật được tìm thấy chủ yếu tại Việt Nam. Quả của nó được sử dụng trong ẩm thực lẫn trong y học. Gấc là loài cây thân thảo dây leo thuộc chi Mướp đắng. Cây gấc leo khỏe, chiều dài có thể mọc đến 15m. Thân dây có tiết diện góc. Lá gấc nhẵn, thùy hình chân vịt phân ra từ 3 đến 5 dẻ, dài 8-18 cm. Gấc là loài đơn tính khác gốc (dioecious). Hoa sắc vàng. Quả hình tròn, sắc xanh, khi chín chuyển
  2. sang màu đỏ cam, đường kính 15-20 cm. Vỏ gấc có gai rậm. Bổ ra mỗi quả thường có sáu múi. Thịt gấc màu đỏ cam. Hạt gấc màu nâu thẫm, hình dẹp, có khía. Gấc trổ hoa mùa hè sang mùa thu, đến mùa đông mới chín. Mỗi năm gấc chỉ thu hoạch được một mùa. Do vụ thu hoạch tương đối ngắn (vào khoảng tháng 12 hay tháng 1), nên gấc ít phổ biến hơn các loại quả khác. Gấc giàu các chất carotenoit và lycopen. Công dụng Tại Việt Nam, thịt gấc được sử dụng chủ yếu để nhuộm màu các loại xôi, gọi là xôi gấc. Vì sắc đỏ nên xôi gấc được chuộng trong những việc khao vọng, đình đám trong các dịp lễ tết hay cưới hỏi. Người ta dùng áo hạt (màng hạt) và hạt của nó đánh với một ít rượu để trộn lẫn với gạo nếp sau đó đem thổi thành xôi, giúp cho món xôi có màu đỏ và thay đổi hương vị. Lá gấc non thái chỉ còn được dùng như một loại gia vị không thể thiếu trong món củ niễng xào rươi, một món ăn đặc biệt ở miền Bắc. Gần đây, quả gấc đã bắt đầu được tiếp thị ra ngoài khu vực châu Á trong dạng nước ép trái cây bổ dưỡng, dầu gấc do nó có chứa hàm lượng tương đối cao các dinh dưỡng thực vật. Ngoài việc sử dụng trong ẩm thực, gấc còn được sử dụng trong y học tại Việt Nam. Màng hạt được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh khô mắt, giúp tăng cường thị lực do nó là nguồn khá tốt để bổ sung vitamin A dưới dạng carotenoit. Tương tự, trong y học cổ truyền Trung Hoa người ta cũng dùng hạt gấc (mộc miết tử) cả trong cơ thể lẫn ngoài da. Phân tích hóa học của
  3. quả gấc cho thấy nó có hàm lượng cao của một số chất dinh dưỡng thực vật, điều này đã gây chú ý cho một số học giả Nhật Bản và phương Tây. Gấc đặc biệt giàu lycopen. Theo tỷ lệ khối lượng, nó chứa nhiều lycopen gấp 70 lần cà chua[1]. Người ta cũng phát hiện thấy nó chứa beta-caroten nhiều gấp 10 lần cà rốt hoặc khoai lang[1]. Ngoài ra, các carotenoit có mặt trong gấc liên kết với các axít béo mạch dài, tạo ra kết quả là nó có tính hoạt hóa sinh học cao hơn. Một nghiên cứu gần đây cho thấy gấc chứa các loại protein có thể ngăn cản sự phát triển của các tế bào ung thư. Kỹ thuật trồng Gấc Cắt 1 đoạn dây "bánh tẻ" khoảng 35cm cuốn tròn, trồng trên phần đất "hoai" được bón lót phân chuồng, phân NPK. Tùy theo không gian (rộng, hẹp) mà trồng số khóm nhiều hay ít. Tôi đã trồng trên không gian của sân phơi và lối cổng đi vào nhà với diện tích 50m2 mà chỉ cần 1 khóm, gấc nở ken dày. Giàn gấc làm bằng tre, nếu có điều kiện dùng cột bê tông và chằng dây sắt cho gấc leo. Gấc ra quả vào tháng 6 âm lịch và chín vào tháng 9, tháng 10 âm lịch. Khi gấc tàn, cắt bỏ dây phía trên gốc chừng 20cm. Năm sau, từ gốc đó gấc trổ mầm tua tủa, chọn để lại từ 2 đến 3 mầm, còn cắt bỏ. Cứ như vậy, gốc này lưu được nhiều năm, gốc càng lâu năm càng sai quả. Người ta còn lấy rễ gấc làm thuốc chữa bệnh đi tiểu ra máu rất kết quả. Với giàn gấc (như trên) hàng năm tôi thu hoạch từ 400 đến 500 quả (ảnh bên là 1 góc giàn gấc ở không gian cổng nhà tôi). Mỗi quả gấc bán (đồng loạt) là 1.000đ. Khách đến mua buôn giá thấp hơn từ 1 đến 200đ/quả. Gấc ít bị sâu bệnh, chăm sóc rất nhàn, tiết kiệm đất, cho thu khá. Vì vậy bà con nông dân
  4. ta (nhất là với người cao tuổi) nên trồng gấc để cải thiện cuộc sống và nâng cao sức khỏe.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2