intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cây thuốc vị thuốc Đông y – BẢY LÁ MỘT HOA & BÌNH VÔI

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

234
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

BẢY LÁ MỘT HOA (七叶一枝花) Rhizoma Paridis Chinensis Tên khác: Thất diệp nhất chi hoa, Tảo hưu. Tên khoa học: Paris polyphilla Sm. và một số loài khác thuộc chi Paris, họ Hành (Liliaceae). Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, cao 30-100cm, thường có 5-8 lá ở 2/3 trên. Lá có phiến hình trái xoan ngược dài 7-17 cm, rộng 2,5-5cm hay hơn, gốc tròn, chóp có mũi; cuống lá 5-6cm. Hoa mọc đơn độc ở ngọn thân trên một trục cao 70-80 cm. Lá đài màu xanh nom như lá; cánh hoa dạng sợi dài bằng đài, màu vàng. Quả mọng,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cây thuốc vị thuốc Đông y – BẢY LÁ MỘT HOA & BÌNH VÔI

  1. Cây thuốc vị thuốc Đông y – BẢY LÁ MỘT HOA & BÌNH VÔI BẢY LÁ MỘT HOA Cây Bẩy lá một hoa
  2. Dược liệu Bẩy lá một hoa BẢY LÁ MỘT HOA (七叶一枝花) Rhizoma Paridis Chinensis Tên khác: Thất diệp nhất chi hoa, Tảo hưu. Tên khoa học: Paris polyphilla Sm. và một số loài khác thuộc chi Paris, họ Hành (Liliaceae). Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, cao 30-100cm, thường có 5-8 lá ở 2/3 trên. Lá có phiến hình trái xoan ngược dài 7-17 cm, rộng 2,5-5cm hay hơn, gốc tròn, chóp có mũi; cuống lá 5-6cm. Hoa mọc đơn độc ở ngọn thân trên
  3. một trục cao 70-80 cm. Lá đài màu xanh nom như lá; cánh hoa dạng sợi dài bằng đài, màu vàng. Quả mọng, cao 3cm, hạt to màu vàng. Ra hoa tháng 3-7, quả tháng 8-12. Bộ phận dùng: Thân rễ. Phân bố: Cây mọc hoang ở những vực khe ẩm tối, gần suối ở độ cao trên 600m. Gặp nhiều ở Lào Cai (Sapa), Ninh Bình (Cúc Phương), Bắc Thái (Ðại Từ), Lạng Sơn, Hoà Bình, Hà Bắc. Cũng mọc nhiều ở Trung Quốc với nhiều thứ khác nhau Thu hái: rễ quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu đông,rửa sạch phơi khô. Thành phần hoá học: Saponin (diosgenin, pennogenin). Công năng: thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng viêm. Công dụng: Chữa sốt, rắn độc cắn, ho lâu ngày, hen suyễn. Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 4-12g dưới dạng thuốc sắc, dùng ngoài (giã đắp lên nơi sưng đau) không kể liều lượng. Ghi chú: Cây có độc, khi dùng phải thận trọng.
  4. BÌNH VÔI
  5. BÌNH VÔI Tuber Stephaniae glabrae Tên khác: Ngải tượng Tên khoa học: Stephania glabra (Roxb.) Miers) hoặc một số loài Bình vôi khác có chứa L-tetrahydropalmatin, họ Tiết dê (Menispermaceae). Mô tả: Phần gốc thân phát triển thành củ to, có củ rất to, hình dáng thay đổi tuỳ theo nơi củ phát triển. Vỏ ngoài màu nâu đen, khi cạo vỏ ngoài có màu trắng xám. Hoặc đã thái thành miếng to, nhỏ không đều, có màu trắng xám, vị đắng. Bộ phận dùng: Phần gốc thân phình thành củ của cây Bình vôi (Stephania glabra (Roxb.) Miers) hoặc một số loài Bình vôi khác có chứa L- tetrahydropalmatin, họ Tiết dê (Menispermaceae). Phân bố: Cây mọc hoang tại nhiều vùng rừng núi nước ta và một số nước khác, thường gặp trên các núi đá vôi. Thu hái: Có thể thu hái quanh năm, đào lấy củ, rửa sạch, cạo bỏ vỏ đen, thái mỏng, phơi hay sấy khô. Thành phần hóa học: nhiều alcaloid (1%), trong đó quan trọng nhất là L- tetrahydropalmatin và roemerin Công năng: An thần, tuyên phế Công dụng: - Y học cổ truyền: Làm thuốc trấn kinh, an thần, chữa mất ngủ, sốt nóng, nhức đầu, khó thở, chữa đau dạ dày.
  6. - Y học hiện đại: Dùng toàn cây, cao hoặc alcaloid bào chế thành dạng thuốc thích hợp để làm thuốc an thần. Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 3-6g bột củ hoặc 10-15ml rượu thuốc 10%. Ghi chú: Alcaloid của Bình vôi có trong các chế phẩm Rotunda, Stilux-60...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1