intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cây thuốc vị thuốc Đông y - CÂY GAI DẦU

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

130
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

CÂY GAI DẦU Fructus Cannabis Tên khác: Gai mèo, Bồ đà, Cần sa. Tên khoa học: Cannabis sativa L. họ Gai mèo (Cannabinaceae). Mô tả: Cây thảo sống hàng năm cao 1-3m; thân vuông có rãnh dọc, phủ lông mềm, sù sì. Lá thường mọc so le, có cuống, có lá kèm, có phiến chia đều tận gốc thành 5-7 lá chét, hẹp, hình ngọn giáo, nhọn, có răng cưa. Hoa đơn tính khác gốc, các hoa đực xếp thành chùm xim kép ở nách và ở ngọn; các hoa cái xếp thành xim hay xim co ở nách những lá...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cây thuốc vị thuốc Đông y - CÂY GAI DẦU

  1. Cây thuốc vị thuốc Đông y - CÂY GAI DẦU Cây Gai dầu
  2. CÂY GAI DẦU Fructus Cannabis Tên khác: Gai mèo, Bồ đà, Cần sa. Tên khoa học: Cannabis sativa L. họ Gai mèo (Cannabinaceae). Mô tả: Cây thảo sống hàng năm cao 1-3m; thân vuông có rãnh dọc, phủ lông mềm, sù sì. Lá thường mọc so le, có cuống, có lá kèm, có phiến chia đều tận gốc thành 5-7 lá chét, hẹp, hình ngọn giáo, nhọn, có răng cưa. Hoa đơn tính khác gốc, các hoa đực xếp thành chùm xim kép ở nách và ở ngọn; các hoa cái xếp thành xim hay xim co ở nách những lá bắc dạng lá. Quả bé dạng trứng, dẹp, có mũi nhọn ở đầu, không mở nhưng do áp suất mà tách ra hai nửa và bao bởi hoa tồn tại. Hạt không có nội nhũ, chứa nhiều dầu. Hoa tháng 5-6, quả tháng 7 Bộ phận dùng: Hạt (Hoả ma nhân -火麻仁) Phân bố: Cây của Á châu đới ôn được trồng ở nhiều vùng Âu, Phi, Mỹ châu. Ở nước ta cây được trồng nhiều ở vùng rẻo cao miền Bắc. Ðồng bào Mèo thường dùng lấy sợi nên mới có tên là Gai mèo, và có nơi trồng lấy hạt cho dầu.
  3. Thu hái: Thu hái quả vào tháng 8-9, dùng ép dầu và làm thuốc. Ðể làm thuốc, người ta đem hạt sao già để giảm độc ở vỏ, rồi giã giập sắc uống. Thành phần hoá học: Quả chứa 30% dầu khô gồm các glycerid của acid linoleic và linolenic. Nhân hạt chứa trigonellin L (d)-isoleucine betaine, edestinase. - Hoa và lá có chất độc gây nghiện: tetrahydrocannabinol và các chất cùng nhóm. Công năng: Nhuận táo, hoạt trường, thông tiện. Công dụng: Hạt: Nhuận tràng, lợi niệu, tiêu phù thũng, dùng trong trường hợp tiểu tiện bí, đái buốt, đái rắt, cầm nôn mửa. Cũng cần lưu ý là quả cây này dù được sử dụng làm thuốc ăn cho các loài chim nhỏ; dầu khô của nó dùng để sơn; khô dầu của nó giàu về protein, dùng làm thức ăn cho gia súc. Cách dùng, liều dùng: 12-20g hạt nghiền nhỏ, lọc vắt lấy nước, để nấu thành cháo, thêm hành, hạt tiêu và muối, ăn khi đói. Bài thuốc: 1. Chữa chứng táo bón: Nhân hạt Gai dầu và hạt Tía tô lượng bằng nhau, giã nhỏ, cho vào nước ngâm hoặc đun sôi, bỏ bã, lấy nước nấu
  4. cháo ăn. 2. Chữa đi lỵ ra máu không dứt: Nhân hạt Gai dầu nấu với Ðậu xanh ăn. 3. Chữa trong khi có thai, thai bị tổn thương sinh đau bụng. Hạt Gai dầu 30g đập giập sao thơm, sắc uống. 4. Chữa phong độc, xương tuỷ đau nhức: Nhân hạt Gai dầu sao thơm, ngâm rượu uống. ở nước ta, đồng bào miền núi thường dùng Gai dầu để lấy sợi dệt vải và cũng để lấy hạt chế dầu. Kiêng kỵ: Không nên dùng dài hạn cho cả nam lẫn nữ, có thể gây di tinh ở nam Ghi chú: Có hai loài Gai dầu, Gai dầu Trung Quốc Cannabis sativa L. var. chinensis được trồng chủ yếu để lấy sợi dệt vải và hạt làm thuốc, loài này có hàm lượng chất gây nghiện trong hoa và hạt thấp. Gai dầu Ấn độ - Cannabis sativa L. var. indica có hàm lượng chất gây nghiện cao, cấm trồng ở nhiều nước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2