intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cây thuốc vị thuốc Đông y - ĐỊA HOÀNG

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

222
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

ĐỊA HOÀNG (地 黃) Radix Rehmanniaeglutinosae Tên khác: Đại sinh địa, Can địa hoàng. Tên khoa học: Rehmania glutinosa (Gaerth) Libosh., họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae). Mô tả: Cây: Cây thảo sống nhiều năm cao 20-30cm, toàn cây có lông mềm và lông tiết màu tro trắng. Rễ mầm lên thành củ. Lá mọc vòng ở gốc; phiến lá hình bầu dục, gốc thuôn, đầu tròn, dài 3-15cm, rộng 1,5-6cm, mép khía răng tròn không đều; gân lá hình mạng lưới nổi rất rõ ở mặt dưới làm cho lá như bị rộp, chia lá thành những múi nhỏ. Hoa mọc thành chùm trên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cây thuốc vị thuốc Đông y - ĐỊA HOÀNG

  1. Cây thuốc vị thuốc Đông y - ĐỊA HOÀNG Cây Địa hoàng ĐỊA HOÀNG (地 黃) Radix Rehmanniaeglutinosae Tên khác: Đại sinh địa, Can địa hoàng. Tên khoa học: Rehmania glutinosa (Gaerth) Libosh., họ Hoa mõm chó
  2. (Scrophulariaceae). Mô tả: Cây: Cây thảo sống nhiều năm cao 20-30cm, toàn cây có lông mềm và lông tiết màu tro trắng. Rễ mầm lên thành củ. Lá mọc vòng ở gốc; phiến lá hình bầu dục, gốc thuôn, đầu tròn, dài 3-15cm, rộng 1,5-6cm, mép khía răng tròn không đều; gân lá hình mạng lưới nổi rất rõ ở mặt dưới làm cho lá như bị rộp, chia lá thành những múi nhỏ. Hoa mọc thành chùm trên một cuống chung dài ở đầu cành. Đài và tràng đều hình chuông, tràng hơi cong dài 3-4cm, mặt ngoài tím đẫm, mặt trong hơi vàng với những đốm tím 4 nhị, nhị trường. Quả hình trứng, chứa nhiều hạt nhỏ. Hoa tháng 4-6, quả tháng 7-8. Dược liệu: Tiên địa hoàng (Địa hoàng tươi): Hình thoi, hoặc dải dài 8 - 24 cm, đường kính 2 - 9 cm. Vỏ ngoài mỏng, mặt ngoài màu vàng đỏ nhạt, có vết nhăn dài, cong, có vết của mầm, có lỗ vỏ dài nằm ngang, có các vết sẹo không đều. Chất thịt, dễ bẻ, trong vỏ rải rác có các chấm dầu màu trắng vàng hoặc đỏ cam, phần gỗ màu trắng vàng với các dãy mạch xếp theo kiểu xuyên tâm. Mùi nhẹ, vị hơi ngọt đắng. Sinh địa hoàng (Địa hoàng khô): Củ khô hình dạng không đều hoặc hình thuôn, khoảng giữa phình to, hai đầu hơi nhỏ, dài 6 - 12 cm, đường kính 3 - 6 cm. Loại củ nhỏ hình dải hơi dẹt cong queo, hoặc soắn, mặt ngoài màu nâu đen hoặc xám nâu, nhăn nheo nhiều, có các đường vân lượn cong nằm ngang không đều. Thể nặng, chất tương đối mềm, dai, khó bẻ gẫy. Mặt bẻ màu nâu đen hoặc đen bóng, dính, không mùi, vị hơi ngọt. Bộ phận dùng: Rễ củ phơi hay sấy khô của cây Địa hoàng (Rehmania glutinosa (Gaerth) Libosh.), họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae) gọi là Sinh địa, sau khi
  3. chế biến theo một số quy trình nhất định gọi là Thục địa. Phân bố: Loài cây của Trung Quốc. Từ năm 1958 nhập trồng ở nước ta, hiện nay được phát triển trồng ở nhiều nơi từ Bắc đến Nam. Thu hái: Thu hoạch vào mùa thu hoặc mùa xuân, đào lấy rễ, loại bỏ thân, lá, rễ con, rửa sạch, dùng tươi là Tiên địa hoàng. Tùy theo cách chế biến, ta có Sinh địa hoàng và Thục địa hoàng. Tác dụng dược lý: + Tác dụng kháng viêm: Nước sắc Địa hoàng có tác dụng kháng viêm. Đối với chuột cống thực nghiệm gây viêm bằng Formalin vùng chân đùi, thuốc làm giảm viêm rõ (Trung Dược Học). + Tác dụng đối với đường huyết: Địa hoàng làm hạ đường huyết. Có báo cáo cho rằng Địa hoàng làm tăng cao đường huyết nơi chuột cống hoặc không ảnh hưởng đến đường huyết bình thường nơi thỏ (Trung Dược Học). + Nước sắc Địa hoàng có tác dụng cường tim, hạ áp, cầm máu, bảo vệ gan, lợi tiểu, chống chất phóng xạ, chống nấm (Trung Dược Học). + Đối với hệ miễn dịch: Nước sắc Địa hoàng có tác dụng ức chế miễn dịch kiểu Corticoid nhưng không làm ức chế hoặc teo vỏ tuyến thượng thận. Thực nghiệm cho thấy Sinh địa, Thục địa đều có thể làm giảm tác dụng ức chế chức năng vỏ tuyến thượng thận của Corticoid (Trung Dược Học). Thành phần hoá học: Iridoid glycosid, acid amin, caroten.
  4. Công năng: Tiên địa hoàng: Thanh nhiệt, sinh tân, lương huyết, chỉ huyết. Sinh địa hoàng: Thanh nhiệt, lương huyết, dưỡng âm, sinh tân dịch. Thục địa: Dưỡng âm, bổ huyết, làm đen râu tóc. Công dụng: Tiên địa hoàng chữa nhiệt phong thương âm, lưỡi đỏ, bứt rứt khát nước, phát ban, phát chẩn, thổ ra huyết, nục huyết, họng sưng đau. Sinh địa dùng chữa ho ra máu, đổ máu cam, băng huyết, lậu huyết, tiểu ra máu, tiểu đường, tâm thần không yên, mất ngủ. Thục địa làm thuốc bổ huyết, điều kinh, chữa thận suy, chóng mặt, ù tai, râu tóc bạc sớm. Cách dùng, liều lượng: Ngày 12 - 40g, dạng thuốc sắc. Địa hoàng là thành phần có trong các bài thuốc Bát vị, Lục vị, Thập toàn đại bổ, Hoàn hà xa đại tạo... Bào chế: Thục địa Lấy 10kg Sinh địa, rửa sạch, để cho ráo nước. Lấy 5 lít nước, cho vào 300g bột Sa nhân, nấu cho cạn còn 4,5 lít. Lấy nước Sa nhân tẩm củ Sinh địa rồi xếp vào thùng men hoặc khạp, nấu trực tiếp với nước Sa nhân còn lại. Có thể thêm 100g Gừng tươi gĩa nhỏ và nước sôi cho đủ ngập hết các củ, nấu trong 2 ngày đêm cho chín, nước cạn đến đâu thấm nước sôi vào cho đủ mức nước cũ, nấu cho kỹ. Nếu nấu
  5. không đúng kỹ thuật, sau này có nấu lại củ cũng không mềm được. Khi nấu phải đảo luôn, lần cuối cùng thì để cho cạn, còn ½ mức nước cũ. Vớt củ Sinh địa ra, phơi cho ráo nước, lấy nước nấu, cứ 1 lít nước thêm ½ lít rượu, tẩm bóp rồi đồ 3 giờ, đem phơi. Làm 9 lần tẩm, đồ, phơi là tốt nhất. Bài thuốc: Từ Thục địa + Chữa suy nhược thần kinh, tiêu chảy mãn tính ở người cao tuổi: Thục địa (16g); sơn thù, hoài sơn (mỗi vị 12g); trạch tả, đan bì, phục linh, phụ tử chế (mỗi vị 8g); nhục quế (4g). Tất cả sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. + Chữa hen phế quản: Thục địa (16g); kỷ tử, phụ tử chế (mỗi vị 12g); sơn thù, hoài sơn, phục linh (mỗi vị 8g); cam thảo, nhục quế (mỗi vị 6g). Sắc uống trong ngày. + Chữa tăng huyết áp: Thục địa (16g), hoài sơn (12g); sơn thù, trạch tả, đan bì, phục linh, đương quy, bạch thược (mỗi vị 8g). Sắc uống ngày 1 thang. + Chữa chứng âm hư, tinh huyết suy kém, mỏi mệt…: Thục địa (150g); táo nhục, hoài sơn (mỗi vị 95g); trạch tả, khiếm thực (mỗi vị 70g); thạch hộc (60g); tỳ giải (50g). Thục địa chưng giã nát, cho vào mật ong, cô đặc. Các vị kia tán nhỏ. Tất cả làm thành viên, mỗi lần uống 16g, ngày 2 lần. + Chữa viêm tai giữa mãn tính: Thục địa, quy bản (mỗi vị 16g); hoàng bá, tri mẫu (mỗi vị 12g). Sắc uống ngày 1 thang hoặc làm viên uống mỗi ngày 18g chia 3 lần (uống dài ngày). + Chữa viêm quanh răng (lục vị hoàn gia giảm): Thục địa, hoài sơn, ngọc trúc, thăng ma, bạch thược, kỷ tử (mỗi vị 12g); sơn thù, tri mẫu, hoàng bá, trạch tả, đan
  6. bì, phục linh (mỗi vị 8g). Sắc uống trong ngày. + Chữa bế kinh, vô kinh: Thục địa, đẳng sâm (mỗi vị 16g); bạch thược (12g); xuyên khung, đương quy, hoàng kỳ (mỗi vị 8g). Sắc uống trong ngày. Hoặc thục địa, cỏ nhọ nồi (mỗi vị 16g); kỷ tử, hà thủ ô, sa sâm, long nhãn, ích mẫu (mỗi vị 12g). Sắc uống.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2