intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cây thuốc vị thuốc Đông y - ĐỊA LIỀN

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

310
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

ĐỊA LIỀN (沙姜) Rhizoma Kaempferiae Tên khác: Sơn nại, Tam nại, Thiền liền, Sa khương, Faux galanga (Pháp), Galanga Resurrectionily Rhizome (Anh). Tên khoa học: Kaempferia galanga L., họ Gừng (Zingiberaceae). Mô tả: Cây: Cây thân thảo sống lâu năm, thân rễ hình trứng, gồm nhiều củ nhỏ. Lá 2 - 3 cái một, mọc xòe ra trên mặt đất, có bẹ, phiến rộng hình bầu dục, thót hẹp lại thành cuống, mép nguyên hơi có lông ở mặt dưới. Hoa trắng pha tím, không cuống mọc ở nách lá. Toàn cây nhất là thân rễ có mùi thơm và vị nồng....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cây thuốc vị thuốc Đông y - ĐỊA LIỀN

  1. Cây thuốc vị thuốc Đông y - ĐỊA LIỀN Cây Địa liền ĐỊA LIỀN (沙姜) Rhizoma Kaempferiae Tên khác: Sơn nại, Tam nại, Thiền liền, Sa khương, Faux galanga (Pháp), Galanga Resurrectionily Rhizome (Anh). Tên khoa học: Kaempferia galanga L., họ Gừng (Zingiberaceae).
  2. Mô tả: Cây: Cây thân thảo sống lâu năm, thân rễ hình trứng, gồm nhiều củ nhỏ. Lá 2 - 3 cái một, mọc xòe ra trên mặt đất, có bẹ, phiến rộng hình bầu dục, thót hẹp lại thành cuống, mép nguyên hơi có lông ở mặt dưới. Hoa trắng pha tím, không cuống mọc ở nách lá. Toàn cây nhất là thân rễ có mùi thơm và vị nồng. Hoa tháng 5 - 7. Dược liệu: Phiến dày 2 - 5 mm, đường kính 0,6 cm trở lên, hơi cong lên. Mặt cắt màu trắng ngà, có khi hơi ngà vàng. Xung quanh là vỏ ngoài màu vàng nâu hoặc màu tro nhạt, nhăn nheo, có khi còn sót lại rễ con hoặc vết tích rễ con. Thể chất giòn dễ bẻ, có bột. Mùi thơm đặc trưng, vị hơi cay. Bộ phận dùng: Dược liệu là thân rễ đã thái lát, làm khô của cây Địa liền (Kaempferia galanga L.) Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng ở một số địa phương nước ta. Thu hái: Thu hái thân rễ vào mùa khô, Đào củ về rửa sạch, thái phiến mỏng, xông lưu huỳnh rồi phơi khô, sao cho dược liệu không bị đen và kém thơm. Do có tinh dầu nên Địa liền để bảo quản, ít bị mốc mọt. Thành phần hoá học: Thân rễ chứa tinh dầu (2,4 – 3,9%), trong có p-
  3. methoxytranscinnamat ethyl, acid p-methoxytranscinnamic, acid transcinnamic, p-methoxystyren, acid p-coumaric, n-pentadecan, ∆3- caren, borneol, camphen. Công năng: Ấm trung tiêu, tán hàn, trừ thấp, trừ uế khí. Công dụng: Ăn uống không tiêu, ngực bụng lạnh đau, tê phù, tê thấp, nhức đầu, đau răng. Dùng ngoài làm thuốc xoa bóp, chữa tê thấp. Cách dùng, liều lượng: - Uống mỗi ngày 4-8g dạng sắc hoặc hoàn tán, thường phối hợp với các vị thuốc khác. - Ngâm cồn xoa bóp cùng các vị thuốc khác. - Còn dùng trong kỹ nghệ cất tinh dầu chế nước hoa. Bài thuốc: - Trị ăn uống không tiêu, đau dạ dày, đau thần kinh Địa liền 2g, Quế
  4. chi 1g. Hai vị tán nhỏ, chia làm 3 lần uống trong ngày, mỗi lần 0,5 hay 1g bột. (Diệp Quyết Tuyền). - Chữa đau bụng, tức ngực do lạnh: Địa liền 6g, Đinh hương 3g, Đương quy 3g, Cam thảo 3g. Tán bột, làm thành thuốc viên, uống với một ít rượu. Kiêng kỵ: Âm hư, thiếu máu hoặc vị có hoả uất không dùng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2