intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cây thuốc vị thuốc Đông y - GIẢO CỔ LAM

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

255
lượt xem
42
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

GIẢO CỔ LAM (絞股藍) Herba Gynostemmae pedatae Tên khác: Cam Trà vạn, Thất diệp đởm, cây trường sinh, cây cỏ Thần kỳ, Sâm phương nam, Ngũ diệp sâm. Tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum (Thunb). Makino họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Mô tả: Cây thảo có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Cây đực và cây cái riêng biệt. Lá kép hình chân vịt. Cụm hoa hình chuỳ mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, các cánh hoa rời nhau xoè hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhuỵ. Quả khô hình cầu, đường kính 5 - 9...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cây thuốc vị thuốc Đông y - GIẢO CỔ LAM

  1. Cây thuốc vị thuốc Đông y - GIẢO CỔ LAM Cây Giảo cổ lam GIẢO CỔ LAM (絞股藍) Herba Gynostemmae pedatae Tên khác: Cam Trà vạn, Thất diệp đởm, cây trường sinh, cây cỏ Thần kỳ, Sâm phương nam, Ngũ diệp sâm. Tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum (Thunb). Makino họ Bầu bí
  2. (Cucurbitaceae). Mô tả: Cây thảo có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Cây đực và cây cái riêng biệt. Lá kép hình chân vịt. Cụm hoa hình chuỳ mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, các cánh hoa rời nhau xoè hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhuỵ. Quả khô hình cầu, đường kính 5 - 9 mm, khi chín màu đen. Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất phơi sấy khô của cây Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum) Phân bố: Cây mọc ở độ cao 200 - 2.000 m, trong các rừng thưa và ẩm ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Triều Tiên và một số nước châu Á khác. Ở Việt Nam đã được trồng ở Sa Pa và Hòa Bình. Thành phần hóa học: - Chứa hơn 100 loại saponin cấu trúc triterpen kiểu dammaran, trong đó có nhiều loại giống với Nhân sâm và Tam thất (vì vậy có tên Ngũ diệp sâm) - Có chứa nhiều Flavonoid, chất có tác dụng sinh học cao và chống lão hoá mạnh. - Chứa nhiều acid amin tan trong nước, nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng như Zn, Fe, Se. Tác dụng dược lý: + Tác dụng giảm mỡ máu (triglycerid và cholesterol): GCL ức chế tăng cholesterol 71% theo phương pháp ngoại sinh và 82,08% theo phương pháp nội sinh
  3. + Tác dụng tăng lực (nghiệm pháp chuột bơi): GCL làm tăng lực 214,2% + Tác dụng bảo vệ tế bào gan: đã chứng minh GCL bảo vệ tế bào gan mạnh tr¬uớc sự tấn công của các chất gây độc (CCL4) và làm tăng tiết mật. + Tác dụng tăng đáp ứng miễn dịch: GCL làm tăng đáp ứng miễn dịch tế bào khi chiếu xạ hoặc gây độc tế bào bằng hoá chất Cyclophosphamid. + Tác dụng hạ đuờng máu: GCL có tác dụng hạ đường huyết trên chuột nhắt trắng. Trên chuột đái tháo đường di truyền, liều uống 500 mg/ kg làm hạ đường huyết 22%, liều 1000mg/ kg làm hạ tối đa tới 36%. Trong nghiệm pháp dung nạp glucose ở chuột nhắt trắng, liều uống 1000 mg/ kg đã ức chế sự tăng đường huyết tới 55% (sau 30 phút) và 63% (sau 60 phút) so với nhóm chứng. GCL gây hạ đường huyết yếu trên chuột bình thường nhưng lại có tác dụng khá mạnh trên chuột có đường huyết cao. Như vậy, ngoài cơ chế làm tăng tiết insulin, GCL có thể còn làm tăng nhậy cảm của mô đích với insulin. + Phòng ung thư: Tỷ lệ ức chế khối u từ 20 - 80%, phòng ngừa u hoá tế bào bình thường. + Chống suy thoái tế bào: cho dịch chiết GCL vào môi tru¬ờng nuôi cấy tế bào da ng¬uời, số lần tái sinh tăng từ 20 lên 27 lần, kéo dài tuổi thọ tế bào 22,7% Tác dụng lâm sàng (thử trên người): - Tác dụng giảm cân: Sau hai tháng dùng GCL chỉ số BMI giảm từ 25,04 xuống còn 23,12 với P
  4. tạng do tăng cường chuyển hoá mỡ nhưng lại làm tăng trọng lượng cơ bắp nên chỉ giảm cân tốt ở những người béo. - Tác dụng tăng lực: GCL làm tăng lực co cơ tới 11,112kg, cao hơn hẳn Quercetin (1,8) và Phylamin (1,7). Tác dụng này phù hợp với mục đích dùng GCL cho các vận động viên thi đấu để nâng cao thành tích ở Nhật Bản và Trung Quốc (còn được gọi là doping thiên nhiên) - Tác dụng trên huyết áp: sau hai tháng điều trị bằng GCL, huyết áp trung b ình của các bệnh nhân giảm từ 113, 765 xuống còn 97, 868. - Tác dụng giảm mỡ máu: Giảo cổ lam làm hạ mỡ trong máu tới 20%, đặc biệt làm giảm LDL (Cholesterol xấu) 22% - Tác dụng bảo vệ gan: 100 bệnh nhân bị viêm gan B dùng GCL trong hai tháng đã cải thiện rõ rệt tình trạng bệnh - Các triệu chứng cơ năng khác: Đau đầu, thiếu máu não, đau tức ngực, choáng ngất, mệt mỏi đều đu¬ợc cải thiện rất tốt. Về ăn, ngủ, đại tiểu tiện đều có cải thiện tốt lên (bệnh nhân dễ ngủ hơn, ngủ sâu giấc, ăn ngon miệng, hạn chế số lần đi tiểu trong đêm, hết táo bón). Công dụng: - Làm hạ mỡ máu, nhất là giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, chống huyết khối và bình ổn huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch, não. - Chống lão hoá, giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp tăng lực mạnh, tăng khả năng làm việc.
  5. - Tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của khối u. - Giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc, tăng cường máu lên não, ngăn ngừa chứng lú lẫn ở người già. - Tăng cường chức năng giải độc của gan. Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 4-10g dạng thuốc sắc hoặc hãm với nước uống thay chè. Ghi chú: - Người ta còn dùng cây Cổ yếm lá bóng (Gynostemma laxum Wall.) với cùng công dụng. - Giảo cổ lam cũng hay bị nhầm lẫn với cây Dây quai bị - Tetrastigma strumarium Gagnep., thuộc họ Nho - Vitaceae
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1