intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cây thuốc vị thuốc Đông y - HỒNG HOA

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

246
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

HỒNG HOA (红花) Flos Carthami Tên khác: Hồng lam hoa, Hồng lam hoa, Đỗ hồng hoa, Mạt trích hoa, Hồng hoa thái, Tạng hồng hoa, Kết hồng hoa, Sinh hoa, Tán hồng hoa, Hồng lan hoa, Trích hoa, Thạch sinh hoa, Đơn hoa, Tiền bình hồng hoa, Tây tạng hồng hoa, Lạp hồng hoa, Nguyên hồng hoa, Hoàng lan hoa, Dương hồng hoa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cây thuốc vị thuốc Đông y - HỒNG HOA

  1. Cây thuốc vị thuốc Đông y - HỒNG HOA Vị thuốc Hồng hoa HỒNG HOA (红花) Flos Carthami Tên khác: Hồng lam hoa, Hồng lam hoa, Đỗ hồng hoa, Mạt trích hoa, Hồng hoa
  2. thái, Tạng hồng hoa, Kết hồng hoa, Sinh hoa, Tán hồng hoa, Hồng lan hoa, Trích hoa, Thạch sinh hoa, Đơn hoa, Tiền bình hồng hoa, Tây tạng hồng hoa, Lạp hồng hoa, Nguyên hồng hoa, Hoàng lan hoa, Dương hồng hoa. Nguồn gốc: Hoa đã phơi hoặc sấy khô của cây Hồng hoa (Carthamus tinctorius L.), họ Cúc (Asteraceae). Mô tả: Cây: Cây nhỏ, sống hàng năm, cao 0,6 - 1m hay hơn. Thân đứng, nhẵn, có vạch dọc, phân cành ở ngọn. Lá mọc so le, gần như không cuống, gốc tròn ôm lấy thân. Phiến hình bầu dục hay hình trứng dài 4-9cm, rộng 1-3cm, chóp nhọn sắc, mép có răng cưa nhọn không đều, mặt lá nhẵn, màu xanh lục sẫm, gân chính giữa lồi cao. Cụm hoa đầu ở ngọn thân; bao chung gồm nhiều vòng lá bắc có hình dạng và kích thước khác nhau, có gai ở mép hay ở chóp, hoa nhỏ, màu đỏ cam, đẹp, đính trên đế hoa dẹt. Quả bế, hình trứng, có 4 vạch lồi. Mùa hoa tháng 5-7; quả tháng 7-9. Dược liệu: Hoa dài 1-2 cm, mặt ngoài màu vàng đỏ hay đỏ. Tràng hoa hình ống thon, phía trên xẻ làm 5 cánh hẹp, dài 0,5-0,8 cm, 5 nhị. Bao phấn dính liền thành ống, màu vàng, núm nhụy hình trụ, hơi phân đôi, nhô ra khỏi cánh hoa. Chất mềm, mùi hơi thơm, vị hơi đắng. Bộ phận dùng: Hoa đã phơi hoặc sấy khô (Flos Carthami). Phân bố: Dược liệu nhập từ Trung Quốc. Thu hái: Thu hoạch vào mùa hạ, hái lấy hoa đang nở và cánh hoa chuyển từ vàng sang đỏ, để nơi râm mát, thoáng gió hoặc phơi nắng nhẹ cho khô dần.
  3. Thành phần hoá học: Trong hoa có flavonoid và sắc tố màu đỏ là carthamin (0,3- 0,6%) không tan trong nước và một số sắc tố màu vàng tan trong nước. Còn có isocarthamin sẽ chuyển dần thành carthami, luteolin 7-glucosid và 3 - rhamnoglucosid của kaempferol. Hạt chứa 20-30% dầu, 12-15% protein. Dầu này giàu về các glycerid của các acid béo không tr ung hoà, có hàm lượng đến 90%. Công năng: Phá huyết, thông kinh, tán ứ, chỉ thống. Công dụng: + Kinh nguyệt bế tắc, hành kinh đau bụng, máu hôi không ra, hòn cục, bĩ khối, sưng đau do sang chấn, mụn nhọt sưng đau. + Dùng làm thuốc nhuộm thực phẩm. Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 3 - 8g. Dạng thuốc sắc hay ngâm rượu. Bài thuốc: 1. Chữa sau khi đẻ máu xấu không ra, đau bụng, bị ngất mê man, phụ nữ kinh bế lâu ngày, huyết tích thành hòn: Hồng hoa, Tô mộc (gỗ vang), Nghệ đen đều 8g, sắc rồi chế thêm một chén rượu vào uống (Lê Trần Đức). 2. Trục thai chết trong bụng ra: Hồng hoa đun với rượu mà uống; hoặc dùng Hồng hoa, rễ Gấc, gỗ Vang, Cỏ nụ áo, vỏ cây Vông đồng, lá Đào, Cỏ xước, sắc rồi chế thêm đồng tiện vào mà uống (Tài nguyên cây thuốc Việt Nam). 3. Tan máu ứ, thông kinh: Hồng hoa 1-8g, sắc hoặc ngâm rượu uống (Tài nguyên cây thuốc Việt Nam).
  4. 4. Phòng và chống bệnh ban sởi: Hạt Hồng hoa 3-5 hạt nhai nuốt, chiêu nước (Tài nguyên cây thuốc Việt Nam). 5. Chữa đơn sưng chạy chỗ này sang chỗ khác: Mầm cây Hồng hoa giã vắt lấy nước cốt uống, bã thì đắp. (Lê Trần Đức) Chú ý: Phụ nữ có thai và đang hành kinh không dùng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2