intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cây thuốc vị thuốc Đông y – LÁ LỐT

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

114
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên khác: Lá lốp, Tất bát, Lotlot (Anh). Tên khoa học: Piper lolot C. DC, họ Hồ tiêu (Piperaceae). Mô tả: Cây thảo sống lâu, cao 30-40cm hay hơn, mọc bò, mọc thẳng khi còn non, khi lớn có thân dài không thể mọc thẳng mà trườn trên mặt đất. Thân phồng lên ở các mấu, mặt ngoài có nhiều đường rãnh dọc. Lá đơn, có mùi thơm đặc sắc, nguyên, mọc so le, hình tim, mặt lá láng bóng, có năm gân chính phân ra từ cuống lá; cuống lá có bẹ. Cụm hoa dạng bông đơn mọc ở nách...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cây thuốc vị thuốc Đông y – LÁ LỐT

  1. Cây thuốc vị thuốc Đông y – LÁ LỐT Cây Lá lốt
  2. LÁ LỐT Herba Piperis lolot Tên khác: Lá lốp, Tất bát, Lotlot (Anh). Tên khoa học: Piper lolot C. DC, họ Hồ tiêu (Piperaceae). Mô tả: Cây thảo sống lâu, cao 30-40cm hay hơn, mọc bò, mọc thẳng khi còn non, khi lớn có thân dài không thể mọc thẳng mà trườn trên mặt đất. Thân phồng lên ở các mấu, mặt ngoài có nhiều đường rãnh dọc. Lá đơn, có mùi thơm đặc sắc, nguyên, mọc so le, hình tim, mặt lá láng bóng, có năm gân chính phân ra từ cuống lá; cuống lá có bẹ. Cụm hoa dạng bông đơn mọc ở nách lá. Quả mọng chứa một hạt. Phân bố: Cây được trồng ở vườn để làm thuốc, làm rau. Thu hái: Thu hoạch quanh năm, lúc trời khô ráo, cắt lấy cây, loại bỏ gốc rễ, đất, đem phơi hay sấy ở 40-50oC đến khô. Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất (Herba Piperis lolot), rễ. Thành phần hoá học: Tinh dầu, alcaloid, flavonoid. Tinh dầu lá có 35 thành phần trong đó 25 thành phần đã được nhận dạng, thành phần chủ yếu là β-caryophylen. Tinh dầu rễ có thành phần chính là bornyl acetat (Nguyễn Xuân Dũng và cs. 1996).
  3. Công năng: Ôn trung tán hàn, hạ khí chỉ thống. Công dụng: Phong hàn thấp, chân tay lạnh, tê bại. Rối loạn tiêu hoá, nôn mửa, đầy hơi, đau bụng ỉa chảy, thận và bàng quang lạnh. Chữa đau xương, thấp khớp, đau răng, đau đầu, chảy nước mũi hôi. Cách dùng, liều lượng: Ngày 8 - 12g thân, lá khô, dạng thuốc sắc. 50 - 100g tươi sắc đặc ngậm chữa đau răng, phối hợp trong nồi lá xông chữa cảm. Bài thuốc: 1. Tê thấp đau lưng, đau gấp ngang lưng, sưng đầu gối, bàn chân tê buốt: Lá lốt và Ngải cứu, liều lượng bằng nhau, giã nát, chế thêm giấm, chưng nóng đắp, chờm. Ðể uống, dùng 8-12g dây rễ lá lốt, phối hợp với Dây đau xương, rễ Cỏ xước, củ Cốt khí, mỗi vị 8g sắc uống. 2. Chữa bệnh phụ khoa (các viêm nhiễm ở vùng âm đạo, ngứa, ra khí hư): Lá lốt 50g, nghệ 40g, phèn chua 20g, đổ nước ngập lên mặt thuốc 2 đốt ngón tay, đun sôi, bớt lửa giữ cho sôi lăn tăn 10-15 phút, chắt lấy 1 bát, gạn lấy nước trong dùng rửa âm đạo. Phần còn lại tiếp tục đun sôi dùng để xông hơi vào âm đạo, có thể xông nhiều lần. 3. Chữa đổ mồ hôi nhiều ở tay chân: Dùng 30g lá lốt tươi cho vào 1 lít nước nấu sôi, cho thêm ít muối, để nguội dần dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối.
  4. 4. Chữa lỵ: Lấy 1 nắm nhỏ lá lốt, sắc với 300ml nước, dùng uống. 5. Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay: Đồng bào Mường có kinh nghiệm lấy 1 nắm thật to lá lốt, rửa sạch, giã nát, vắt lấy 1 bát nước đặc, uống làm một lần. Còn bã cho vào nồi đun với 3 bát nước, đun sôi vài lần rồi vớt bã để riêng. Khi nước âm ấm thì dùng rửa sạch tổ đỉa. Lau khô rồi lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1-2 lần, liên tục trong 5-7 ngày là khỏi. 6. Giải độc say nấm, rắn cắn. Lá lốt tươi giã nát, phối hợp với lá Khế, lá Ðậu ván trắng mỗi vị 50g, thêm nước, lọc nước cốt uống. Kiêng kỵ: Vị nhiệt táo bón không nên dùng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2