intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cây thuốc vị thuốc Đông y - MẠCH NHA

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

182
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên khác: Lúa mạch, Đại mạch, Mâu mạch, Nhu mạch, Nếp mạch. Tên khoa học: Hordeum vulgare L., Hordeum sativum Jess., họ Lúa (Poaceae). Mô tả: Mạch nha hình thoi dài 8 - 12 mm, đường kính 3 - 4 mm, mặt ngoài màu vàng nhạt, trên lưng có mày bao quanh với 5 đường gân và râu dài đã gẫy rụng. Phía bụng được bao trong mày hoa, bóc bỏ vỏ ngoài thấy mặt bụng có một rãnh dọc, phần dưới mọc ra mầm non và rễ con, mầm non dài dạng mũi mác, dài 0,5 cm với vài sợi rễ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cây thuốc vị thuốc Đông y - MẠCH NHA

  1. Cây thuốc vị thuốc Đông y - MẠCH NHA Vị thuốc Mạch nha MẠCH NHA (麥 芽) Fructus Hordet germinatus Tên khác: Lúa mạch, Đại mạch, Mâu mạch, Nhu mạch, Nếp mạch. Tên khoa học: Hordeum vulgare L., Hordeum sativum Jess., họ Lúa (Poaceae). Mô tả:
  2. Mạch nha hình thoi dài 8 - 12 mm, đường kính 3 - 4 mm, mặt ngoài màu vàng nhạt, trên lưng có mày bao quanh với 5 đường gân và râu dài đã gẫy rụng. Phía bụng được bao trong mày hoa, bóc bỏ vỏ ngoài thấy mặt bụng có một rãnh dọc, phần dưới mọc ra mầm non và rễ con, mầm non dài dạng mũi mác, dài 0,5 cm với vài sợi rễ nhỏ cong queo. Chất cứng, mặt bẻ gẫy màu trắng có tinh bột. Không mùi, vị hơi ngọt. Bộ phận dùng: Quả chín của cây Đại mạch làm mọc mầm, sấy ở nhiệt độ dưới 600C (Fructus Hordet germinatus). Phân bố: Hiện nay Việt Nam mới di thực vào trồng và đang được phát triển để làm nguyên liệu chế bia, Mạch nha để làm thuốc, nhưng dược liệu nhập từ Trung Quốc. Chế biến: Lấy hạt đại mạch đã nhặt sạch, ngâm nước cho thấm 6/10 - 7/10. Vớt ra, bỏ vào rá, đậy kín. Mỗi ngày vẩy nước 1 lần, giữ độ ẩm cho đến khi hạt lúa nứt mầm d ài độ 0,5 cm, lấy ra phơi khô gọi là sinh mạch nha. Tác dụng dược lý: + Mạch nha có Amylase và vitamin B nên có tác dụng trợ tiêu hóa. Do Amylase không chịu nóng nên cho vào sắc hoặc sao cháy thì hoạt lực giảm sút. Mạch nha có tác dụng hạ đường huyết. + Độc tố của Mạch nha trong thuốc có hàm lượng với tỷ lệ 0,02 - 0,35%, dùng uống khó hấp thu, cho nên không có ý nghĩa lâm sàng, nhưng lúc làm thức ăn cho gia súc liều lượng lớn cần chú ý. + Hordenin có tác dụng giống giao cảm nhẹ, hơi làm tăng huyết áp, cường tim, ít độc, có tác dụng ức chế sự co bóp ruột.
  3. Thành phần hoá học: Cũng như các loại ngũ cốc khác, tinh bột là thành phần chính, các thành phần khác: protein, lipid, vitamin, chất khoáng. Trong hạt đại mạch nẩy mầm thì giàu các enzym. Dưới tác dụng của enzym, tinh bột chuyển thành dextrin và maltose, saccharose thì chuyển thành đường nghịch đảo, protein chuyển thành pepton, polypeptid thành amino acid. Do đó mạch nha là thức ăn rất dễ tiêu cho người ốm và trẻ em. Trong mầm hạt đại mạch có chứa một lượng nhỏ alcaloid (0,1-0,5%) gồm 2 chất: hordenin và gramin. Hordenin là một dẫn chất phenylethylamin được phân lập năm 1906. Muốn chế hordenin người ta cho tác dụng lên mầm hạt đại mạch dung dịch HCl loãng, sau đó kết tủa alcaloid bằng kiềm. Công năng, Công dụng: Sinh mạch nha: Kiện tỳ, hoà vị, thư can, thông sữa. Chủ trị: Tỳ hư, kém ăn, sữa uất tích. Mạch nha sao: Hành khí, tiêu thực, làm mất sữa. Chủ trị: Thực tích không tiêu, bầu vú đau trướng (phụ nữ cai sữa). Tiêu mạch nha: Tiêu thực hoá trệ, điều trị thực tích không tiêu, thượng vị trướng đau. Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 9 - 15 g. Làm mất sữa: 60 g, dạng thuốc sắc. Thường phối hợp với các loại thuốc khác. Bào chế: Mạch nha sao: Lấy sinh mạch nha sạch, rang nhỏ lửa, sao đến màu vàng nâu, lấy ra để nguội, sẩy sạch bụi tro vụn là được.
  4. Tiêu mạch nha: Lấy mạch nha sạch, cho vào nồi, đun to lửa, sao cho vàng sém, lấy ra để khô, sẩy hết tro bụi. Bài thuốc: 1. Trị viêm gan cấp - mạn tính: Dùng rễ non Mạch nha lên mầm ở nhiệt độ thấp sấy khô tán bột chế thành sirô, mỗi lần uống 10ml, ngày 3 lần, uống sau bữa ăn. Ngoài ra cho uống thêm men hoặc Vitamin B viên, 30 ngày là một liệu trình. Uống liên tục sau khi chức năng gan phục hồi, uống tiếp 1 liệu trình nữa. 2. Trị nhiễm nấm dùng cồn Mạch nha: Mạch nha sống 40g, cho vào cồn 75% - 100ml ngâm 1 tuần. (Mã thục Trân, Tạp chí Trung tây Y kết hợp 1987,4:210). 3. Trị chứng sữa quá nhiều: + Mạch nha sao 60 - 120g sắc nước uống, ngày 1 thang, uống liền 2 - 3 ngày có kết quả tốt cho người sữa nhiều căng tức vú đau hoặc muốn thôi cho con bú. + Sao Mạch nha 120g tán bột, mỗi lần uống 15g, ngày 4 lần với nước sôi nóng. Trị sữa quá nhiều làm vú căng tức đau. 4. Trị rối loạn tiêu hóa, bụng đầy, chán ăn do tỳ vị hư hàn: + Sao Mạch nha, Sinh Sơn tra đều 10g sắc uống. + Bổ tỳ thang: Mạch nha 10g, Đảng sâm, Bạch lin h, Bạch truật đều 10g, Thảo quả 6g, Cam thảo 3g, Can khương 3g, Hậu phác 6g, Trần bì 5g, sắc uống. Trị chứng rối loạn tiêu hóa do tỳ vị hư hàn. Ghi chú: + Nước ta có dùng hạt thóc tẻ mang mầm làm thuốc với tên Cốc nha. Các lương y vẫn
  5. dùng hạt cây Đại mạch không mầm để làm thuốc. + Kiện tỳ dưỡng vị: dùng sống, hành khí tiêu ích sao lên dùng. Kiêng kỵ: Phụ nữ cho con bú không nên dùng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2