intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cây thuốc vị thuốc Đông y – XẠ ĐEN & THẠCH CAO

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

141
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

THẠCH CAO (石膏) Gypsum Fibrosum Tên khác: Đại thạch cao, Băng thạch. Tên khoa học: Gypsum Fibrosum Mô tả: Thạch cao là 1 khối tập hợp của các sợi theo chiều dài, hình phiến hoặc các miếng không đều, màu trắng, trắng xám hoặc vàng nhạt, đôi khi trong suốt. Thể nặng, chất xốp, mặt cắt dọc có sợi óng ánh. Thạch cao màu trắng, bóng, mảnh to, xốp, mặt ngoài như sợi tơ, không lẫn tạp chất là tốt. Không mùi, vị nhạt. Bộ phận dùng : Vị thuốc là chất khoáng có thành phần chủ yếu là Calci sunfat ngậm 2 phân tử...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cây thuốc vị thuốc Đông y – XẠ ĐEN & THẠCH CAO

  1. Cây thuốc vị thuốc Đông y – XẠ ĐEN & THẠCH CAO THẠCH CAO Vị thuốc Thạch cao THẠCH CAO (石膏) Gypsum Fibrosum Tên khác: Đại thạch cao, Băng thạch. Tên khoa học: Gypsum Fibrosum Mô tả: Thạch cao là 1 khối tập hợp của các sợi theo chiều dài, hình phiến hoặc các miếng
  2. không đều, màu trắng, trắng xám hoặc vàng nhạt, đôi khi trong suốt. Thể nặng, chất xốp, mặt cắt dọc có sợi óng ánh. Thạch cao màu trắng, bóng, mảnh to, xốp, mặt ngoài như sợi tơ, không lẫn tạp chất là tốt. Không mùi, vị nhạt. Bộ phận dùng : Vị thuốc là chất khoáng có thành phần chủ yếu là Calci sunfat ngậm 2 phân tử nước. Phân bố: Những mỏ khoáng này có ở nhiều địa phương nước ta. Chế biến: Lấy thạch cao, rửa sạch, phơi khô, đập ra thành miếng nhỏ, loại bỏ các đá tạp, sau nghiền thành bột thô, gọi là sinh thạch cao. Thành phần hoá học: Chủ yếu là CaSO4. 2H2O, có lẫn ít đất sét, cát, hợp chất sunfua, đôi khi có lẫn ít sắt, magiê. Tác dụng: Sinh thạch cao: Thanh nhiệt tả hoả, trừ phiền chỉ khát. Đoạn thạch cao: Thu thấp, sinh cơ, liễm sang, chỉ huyết. Công dụng: - Sinh thạch cao: Thực nhiệt ở phần khí của phế vị (sốt cao, mồ hôi nhiều khát nhiều, mạch hồng đại), nhiệt độc thịnh ở kinh mạch (sốt cao phát ban), giai đoạn sau của bệnh ôn (còn sốt nhẹ, tâm phiền, miệng khô, hơi đỏ), viêm lợi. - Đoạn thạch cao: Dùng ngoài điều trị vết loét không thu miệng, ngứa do thấp chẩn, bỏng nước, bỏng lửa, ngoại thương chảy máu. - Thạch cao khan nước (CaSO4. 1/2H2O) để làm bột bó, đắp khuôn bó bột.
  3. Cách dùng, liều lượng: Ngày 12 - 40g (thuốc sắc), 2 - 4g (thuốc bột). Bào chế : Đoạn thạch cao: Lấy sinh thạch cao sạch, đập thành khối nhỏ, bỏ vào lò lửa không khói, nung đến khi tơi bở, lấy ra, để nguội, đập vụn. Kiêng kỵ: Chứng hư hàn không dùng. Chú ý: Không được uống bột thạch cao đã rang vì uống vào sẽ hút nước nở ra, rắn lại và gây tắc ruột.
  4. XẠ ĐEN Cây Xạ đen XẠ ĐEN Tên khác: Bách giải, Xạ đen cuống, Xạ cái, cây Dót, Su bao hou ke shu (Trung Quốc).
  5. Tên khoa học: Ehretia asperula Zoll. & Mor., họ Vòi voi (Boraginaceae). Mô tả: Cây bụi trườn, dài 3 - 5m hoặc hơn, cành non có lông mịn, sau nhẵn, màu nâu xám. Lá đơn, mọc so le, phiến lá nguyên, dai, không khía răng cưa, hình bầu dục, kích thước 3 - 12 x 2 - 6 cm, chóp lá tù hay có mũi nhọn, gốc tròn, có 4 - 6 đôi gân bên, hai mặt lá nhẵn, hay mặt dưới có lông dọc theo gân lá. Cuống lá dài 6 - 15mm. Cụm hoa là một xim ở đầu cành nhỏ, dài 4 - 5cm, đường kính 4 - 6cm, có lông mịn. Lá bắc hình dải đến hình ngọn giáo, dài 3 - 10mm, tồn tại. Hoa nhỏ, có cuống dài 1,5 - 3mm. Đài hoa màu nâu, cao 1,5 - 2,5mm, 5 thuỳ, có lông mịn. Tràng màu trắng, phần dưới dính liền thành hình phễu, dài 3,5 - 4mm, họng rộng 5mm, 5 thuỳ hình trứng hay tam giác, dài 2 - 2,5mm. Nhị 5, chỉ nhị dài 3,5 - 4mm, đính cách gốc tràng khoảng 1mm. Bao phấn hình mũi tên, dài khoảng 1mm. Bầu gần hình cầu. Vòi nhuỵ dài 3 - 4mm, xẻ nhánh dài khoảng 1mm. Quả hạch, khi chín màu đỏ hay màu cam, đường kính 3 - 4mm, có 4 hạch, mỗi hạch chứa một hạt. Bộ phận dùng: Thân, cành. Phân bố: Cây mọc ở vùng núi, nơi sáng và ẩm, rải rác dọc ven đường, ven rừng, dựa hàng rào, bờ bụi, gặp ở các tỉnh Hoà Bình (huyện Tân Lạc, Lạc Sơn. Đà Bắc, Mai Châu và vùng thị xã Hoà Bình), Hà Nam, Ninh Bình, Gia Lai, Quảng Ninh, Thừa Thiên - Huế. Thành phần hóa học: Flavonoid, các polyphenol, tanin, acid amin, đường khử, cyanoglycosid, triterpenoid. Công dụng: Dùng trong phạm vi nhân dân chữa ung nhọt, lở loét, chữa các trường hợp gầy mòn, rối loạn tiêu hóa, giúp ăn ngon, mát huyết, thông kinh lợi niệu.
  6. Chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, viêm gan, trị mất ngủ, vàng da, chữa chứng vô sinh. Có thời gian Xạ đen được dùng như một cây thuốc chữa ung thư. Cách dùng, liều lượng: Ngày 15-20g dạng nước sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác. Bài thuốc: 1. Thông kinh, lợi niệu, giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, chữa ung nhọt: Xạ đen 15g, Kim ngân hoa 12g, các vị thuốc thái nhỏ, phơi khô, sao vàng hãm uống mỗi ngày một thang. 2. Thuốc tăng cường khả năng miễn dịch, giảm mệt mỏi căng thẳng, giảm đau, hỗ trợ điều trị ung thư, tiểu đường: Xạ đen, Nấm linh chi, Giảo cổ lam mỗi thứ 15g, sắc uống hàng ngày. 3. Hỗ trợ điều trị ung thư bằng hóa chất, tia xạ: Xạ đen 30g, Cỏ lưỡi rắn 20g, Cam thảo dây 6g, hãm uống như trà hàng ngày. Chú ý: Trước đây một số tài liệu xác định tên khoa học của Xạ đen là (Celastrus hindsii Benth), họ Dây gối (Celastraceae). Cây này còn gọi là cây Cùm cụm răng, Dây gối Ấn Độ hoặc Dây gối bắc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2