intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cha mẹ nên làm gì khi mâu thuẫn với con?

Chia sẻ: Hong Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

136
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thời kỳ mới lớn, trẻ hay có sự thay đổi về tâm sinh lý dẫn đến nhiều hành vi thất thường trong ứng xử. Từ đó, cũng dễ xảy ra mâu thuẫn, xung đột nhỏ rất dễ giải quyết nhưng cũng có những mâu thuẫn trở nên sâu sắc vì phụ huynh, người thân ứng xử không hợp lý. Vậy cha mẹ phải làm thế nào để dung hòa với con cái trong độ tuổi nhạy cảm này? Xin chị cho biết về những nguyên nhân khiến xung đột giữa cha mẹ và con cái trở nên khó xử lý? Giữa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cha mẹ nên làm gì khi mâu thuẫn với con?

  1. Cha mẹ nên làm gì khi mâu thuẫn với con? Thời kỳ mới lớn, trẻ hay có sự thay đổi về tâm sinh lý dẫn đến nhiều hành vi thất thường trong ứng xử. Từ đó, cũng dễ xảy ra mâu thuẫn, xung đột nhỏ rất dễ giải quyết nhưng cũng có những mâu thuẫn trở nên sâu sắc vì phụ huynh, người thân ứng xử không hợp lý. Vậy cha mẹ phải làm thế nào để dung hòa với con cái trong độ tuổi nhạy cảm này? Xin chị cho biết về những nguyên nhân khiến xung đột giữa cha mẹ và con cái trở nên khó xử lý? Giữa cha mẹ và con cái, nhất là khi con trong độ tuổi mới lớn thường xảy ra những mâu thuẫn về quan niệm sống, chế độ sinh hoạt, thái độ hành vi và cả cách ứng xử. Thông thường, cha mẹ có những thói quen sai lầm trong việc giải quyết mâu thuẫn khi: cố gắng giải quyết ngay lập tức cho ra ngô, ra khoai; có khuynh hướng giành phần thắng về phía mình theo kiểu lý luận “trứng mà đòi khôn hơn vịt”; không lắng nghe và cũng chẳng cần giải thích mà cứ quyết tất cả, triệt tiêu những cố gắng
  2. chia sẻ của con mình…Tất cả những biện pháp trên chỉ khiến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái thêm căng thẳng, xung đột có nguy cơ kéo dài. Nếu thế thì cha mẹ phải làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn ổn thỏa? Để giải quyết mâu thuẫn với con, các bậc cha mẹ không nên quá vội vàng và “mạnh bạo”. Con cái tự “cấm cung”, không trò chuyện, không tiếp xúc, cho thấy sự phòng thủ của chúng rất lớn, nhất thiết cha mẹ phải để mọi việc tạm lắng một thời gian. Không nên quan tâm quá nhanh theo kiểu chuộc lỗi hay làm lành quá mức. Cha mẹ nên tâm tình trực tiếp hoặc gián tiếp để cả hai phía cùng hiểu nhau. Lẽ đương nhiên, chính các bậc cha mẹ phải nói lời xin lỗi nếu cảm thấy mình có lỗi. Đừng làm gia tăng mâu thuẫn theo kiểu tỏ ra cha mẹ luôn luôn đúng. Khi mâu thuẫn xảy ra với con cái, chính cha mẹ phải luôn chứng tỏ rằng mình là người bản lĩnh thực sự. Trầm tĩnh để nhận thức sự việc, lắng nghe để có thể tìm ra những phương thức hợp lý nhằm giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, cần kiên nhẫn để có thể gỡ rối, dung hòa sự khác biệt nhằm làm giảm căng thẳng. Tôn trọng là yêu cầu tối quan trọng, để tránh làm thương tổn lẫn nhau khi xảy ra mâu thuẫn.
  3. Một số phụ huynh quyết định phạt con bằng hình phạt, liệu có nên hay không? Thực ra, việc phạt con bằng hình phạt cũng còn tùy từng độ tuổi. Nếu trẻ còn nhỏ và chưa có khả năng nhận thức, lắng nghe phân tích của cha mẹ thì sự đe nẹt bằng một hình phạt cụ thể một cách bình tĩnh, nghiêm khắc kèm theo giải thích ví dụ như: “Con không nghe lời thì mẹ sẽ đánh đòn hoặc nhốt vào phòng” sẽ giúp trẻ biết rằng khi làm như thế là sai và sẽ bị ba mẹ phạt.
  4. Tuy nhiên, khi trẻ đã biết nhận thức, nhất là trong độ tuổi dạy thì, việc phạt bằng roi vọt là hoàn toàn không nên. Hành động này thể hiện sự bất lực, thất bại của cha mẹ trong việc dạy dỗ con. Vì đầy chỉ là cách nhanh nhất để cha mẹ giải tỏa cảm xúc tức giận của mình chứ không mang lại hiệu quả tốt trong việc giúp trẻ nhận thức là mình sai. Đánh trẻ chỉ khiến trẻ nảy sinh suy nghĩ: Ba mẹ không thương nên mới đánh mình. Hoặc xa hơn, trong tương lai, trẻ có xu hướng giải quyết vấn đề bằng bạo lực. Hình thành nên tính hung bạo ở trẻ. (Theo cẩm nang mua sắm)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2