intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tại sao trẻ em ăn cắp & Phụ huynh nên làm gì?

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

80
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn muốn tránh cho trẻ điều này, phải làm gì?" Phụ huynh nên quan tâm khi trẻ lấy đồ vật của người khác mà không thuộc quyền sở hữu của bạn hoặc trẻ. Sự quan tâm này của cha mẹ và sự lo lắng về những lý do tại sao con cái mình lấy đồ vật của người khác khi không có sự đồng ý, thường khiến bố mẹ băn khoăn: liệu con mình có bị thiếu thốn đồ vật gì trong cuộc sống mà mình không đáp ứng đủ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tại sao trẻ em ăn cắp & Phụ huynh nên làm gì?

  1. Tại sao trẻ em ăn cắp & Phụ huynh nên làm gì? Bạn muốn tránh cho trẻ điều này, phải làm gì?" Phụ huynh nên quan tâm khi trẻ lấy đồ vật của người khác mà không thuộc quyền sở hữu của bạn hoặc trẻ. Sự quan tâm này của cha mẹ và sự lo lắng về những lý do tại sao con cái mình lấy đồ vật của người khác khi không có sự đồng ý, thường khiến bố mẹ băn khoăn: liệu con mình có bị thiếu thốn đồ vật gì trong cuộc sống mà mình không đáp ứng đủ cho trẻ? Trước hết, chuyện trẻ cầm và cố giữ lấy những đồ vật thu hút chúng, những đồ vật chúng quan tâm, thích thú là điều khá bình thường. Điều này không đánh đồng với chuyện ăn cắp, cho đến khi chúng đủ đến tuổi nhận thức hành vi đó (thường 3-5 tuổi), hiểu rằng lấy đồ vật thuộc về quyền sở hữu của một người khác, là sai trái. Bố mẹ nên bắt đầu dạy con từ tuổi rất sớm (3-5 tuổi) về "Quyền sở hữu đồ vật của người khác", hoặc giá trị của quyền sở hữu tài sản. Nói những điều đơn giản như: "Đồ vật này không phải của con đâu!", hoặc "Con cần phải hỏi mượn nếu muốn cầm đồ vật đó.", là những từ phù hợp với trẻ, để trẻ dễ dàng hiểu được. Khi một đứa trẻ tới độ tuổi mà chúng phân biệt được đúng, sai, nhưng vẫn tiến hành hành vi ăn cắp, cần phải được quan tâm điều chỉnh đúng đắn và kịp thời của bố mẹ. Nếu ăn cắp thường xuyên xảy ra ở độ tuổi lớn hơn, hoặc tuổi vị thành niên, có thể bởi vì trong cuộc sống của trẻ đang có một số điều trở nên tồi tệ đi, và trẻ cần sự giúp đỡ của phụ huynh để giải quyết được những vấn đề đó. Trẻ em có thể ăn cắp bởi vì: 1. Trẻ muốn gây ấn tượng với bạn bè - đặc biệt nếu trẻ bị gạt ra ngoài. Chúng có thể ăn trộm để đưa cho những trẻ khác, đổi lại hay mua lại tình bạn. 2. Trẻ không có tiền và tiêu tiền của trẻ khác. 3. Trẻ muốn làm cái gì mà bạn chúng nói chúng phải làm - ví dụ nhóm của
  2. trẻ đe dọa trẻ phải ăn cắp. 4. Trẻ cảm thấy không vui, không được yêu mến, không được an toàn, hay thiếu tự tin. 5. Trẻ cần sự quan tâm - ăn trộm thường đem lại rất nhiều sự quan tâm - bởi vì trẻ cảm nhận dường như mình không nhận được sự quan tâm công bằng của cha mẹ, thầy cô... 6. Có thể vì chúng tức giận, hay quay lưng với người khác. 7. Trẻ có thể ở trong môi trường thiếu hiểu biết, không nhận thức được rằng ăn trộm là một hành vi sai trái. Trộm cắp: 12 điều phụ huynh có thể làm 1. Không phản ứng tức thời nếu bạn thấy trẻ ăn trộm. Hãy để bạn có thời gian suy nghĩ kỹ về điều đó trước, từ đó bạn có thể nói chuyện với trẻ một cách điềm tĩnh. 2. Cố gắng tìm ra nguyên nhân và phân tích kỹ. 3. Dạy và thể hiện những điều bạn muốn trẻ học, ví dụ như: tại sao tôn trọng quyền sở hữu của người khác lại là quan trọng. 4. Chắc chắn rằng bé không thấy bạn làm những việc tương tự giống như: trốn tránh trả tiền vé tàu xe, phí đi đường, "cầm nhầm" một gói kẹo trong cửa hàng mà quên ghi hóa đơn thanh toán... 5. Trẻ em học hỏi rất nhiều từ những gì bạn làm hơn là từ những gì bạn nói. 6. Cung cấp cho trẻ và những trẻ vị thành niên cơ hội để học sự có trách nhiệm với tiền bạc, như: Đưa trẻ một khoản tiền trong ví và cho trẻ tập quản lý chi tiêu. 7. Hỗ trợ trẻ học cách giải quyết nếu rơi vào trường hợp không kìm được lòng ham muốn lấy một đồ vật nào đó, trả lại những gì chúng lấy mà không quá xấu hổ, bẽ mặt. 8. Dạy bé cách giải quyết những vấn đề nếu trẻ cần phải có sự giúp đỡ về vấn đề nào đó.
  3. 9. Nếu bạn cắt giảm tiền tiêu vặt của bé như một hình phạt, hãy chắc chắn rằng trẻ vẫn có tiền để đủ chi tiêu những thứ thiết yếu. 10. Giúp trẻ có cơ hội sửa chữa. 11. Dạy trẻ tại sao tôn trọng người khác là quan trọng, và thể hiện sự tôn trọng với chính trẻ. 12. Không buộc tội trẻ như những kẻ ăn cắp, hoặc tranh cãi vấn đề này với những người lớn khác ở trước mặt trẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2