intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHÂM CỨU VÀ BÁT PHÁP THÔNG PHÁP

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

146
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông pháp thường dùng để làm cho phong hàn, thấp tà đang ngưng trở, ứ trệ... được lưu thông. b- Chọn Huyệt Theo Thông Pháp Có thể chọn theo 3 nguyên tắc sau: 1) Chọn dùng huyệt khai khiếu, thông đạt khí cơ mạnh. Thường dùng huyệt Tỉnh làm chủ. Thí dụ: để thanh tiết nhiệt độc ở thái dương: sách ‘Ngoại Khoa Lý Lệ’ dùng: Chí Âm, Thông Cốc, Thúc Cốt, Côn Lôn, Ủy Trung (Trong đó, Chí Âm là huyệt Tỉnh của kinh Bàng quang làm chính). Hoặc trị chứng ‘Thi Quyết’, bất tỉnh, sách ‘Giáp Ất...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHÂM CỨU VÀ BÁT PHÁP THÔNG PHÁP

  1. CHÂM CỨU VÀ BÁT PHÁP THÔNG PHÁP a. Đại cương Thông pháp thường dùng để làm cho phong hàn, thấp tà đang ngưng trở, ứ trệ... được lưu thông. b- Chọn Huyệt Theo Thông Pháp Có thể chọn theo 3 nguyên tắc sau: 1) Chọn dùng huyệt khai khiếu, thông đạt khí cơ mạnh. Thường dùng huyệt Tỉnh làm chủ. Thí dụ: để thanh tiết nhiệt độc ở thái dương: sách ‘Ngoại Khoa Lý Lệ’ dùng: Chí Âm, Thông Cốc, Thúc Cốt, Côn Lôn, Ủy Trung (Trong đó, Chí Âm là huyệt Tỉnh của kinh Bàng quang làm chính). Hoặc trị chứng ‘Thi Quyết’, bất tỉnh, sách ‘Giáp Ất Kinh’ dùng huyệt Ẩn Bạch (Tỉnh huyệt của Tỳ) + Đại Đôn (Tỉnh huyệt của Can)... 2) Chọn dùng Du + Mộ huyệt có liên hệ mật thiết với khí cơ của Tạng phủ: Thí dụ: lưng đau, chọn Thận du. Dạ dày đau, chọn Chương Môn.
  2. 3) Chọn huyệt tại chỗ: như mũi nghẹt, chọn Nghinh Hương. Đầu gối đau, chọn Lương Khâu... c- Phối Hợp Huyệt 1* Phối huyệt đồng loại: Thí dụ trị bất tỉnh, thi quyết: chọn d ùng Ẩn Bạch (Tỉnh huyệt của Tỳ) + Đại Đôn (Tỉnh huyệt của Can), đều là 2 Tỉnh huyệt. Hoặc trong điều trị chứng huyết cổ: sách ‘Loại Kinh Đồ Dực’ dùng huyệt Cách du, Tỳ Du, Thận Du, Gian Sử, Phục Lưu, Hành Gian, trong đó phối hợp dùng các bối du huyệt của Can, Tỳ, Thận... Phương pháp này là dùng các huyệt vị cùng loại để tăng cường sức thông đạt khí, vì vậy, đối với 1 số chứng trạng nguy cấp nào đó hoặc chứng bệnh nặng lâu ngày có thể dùng phương pháp này. 2* Phối Huyệt Tại Chỗ với Huyệt Ở Xa: Thí dụ: lưng đau, chọn dùng huyệt Thận Du (tại chỗ) + Ủy Trung và Côn Lôn (ở xa). Phương pháp này làm cho khí huyết lưu thông, thời gian tương đối dài hơn. Tuy nhiên, khi xử dụng trên lâm sàng có thể xử dụng: Nếu bệnh ở kinh lạc, nên theo phương pháp Mậu Thích hoặc Cự Thích: Nếu bệnh ở Tạng phủ, nên chọn huyệt cùng bên để châm.
  3. + Ghi Chú: Thông pháp và Hãn pháp gần giống nhau là cùng đẩy tà khí ra ngoài nhưng Hãn pháp thường dùng trị ngoại tà mới xâm nhập vào cơ thể, chính khí còn mạnh, tác dụng chủ yếu là đuổi tà khí. Còn Thông pháp thì thường là tà khí lưu giữ lại, không vận hành đi cho nên khí cơ lưu thông không đều, kinh lạc lưu thông không thoải mái, trạng thái bình thường của khí cơ và kinh lạc gây ra bệnh lý, vì vậy Thông pháp không chỉ là để trừ tà khí mà còn có khả năng điều hòa khí huyết của kinh lạc, làm cho trạng thái sinh lý trở lại bình thường.
  4. TIÊU PHÁP *Đại cương Tiêu pháp thường dùng trong các trường hợp khí, huyết, đờm, thực thấp đình trệ trong cơ thể, gây nên 1 số biến chứng: Thủy thủng, bỉ mãn, trưng hà, ẩm... Các loại bệnh này thường là do bệnh lâu ngày, tà khí uất kết không tan, chính khí thường bị suy yếu. Vì vậy, dùng phép tả không được mà dùng phép bổ cũng khó, chỉ có thẻ dùng phép Tiêu phải đuổi tà khí ra mà không làm hại đến chính khí. Tiêu pháp là 1 phương pháp công phá chậm, vừa đuổi tà vừa làm cho tiêu. Khi châm thường dùng phép bình bổ bình tả, đồng thời phối hợp thêm Mai Hoa Châm, gõ vào vùng da nơi bị bệnh để tăng khả năng vận hành khí huyết, giúp cho tác dụng của Tiêu pháp được hòa hoãn và liên tục. Vì các khối kết tụ đa số do âm hàn ngưng trệ, do đó, nên sử dụng phép cứu tại chỗ có khối kết giúp bệnh giảm mau hơn. *Chọn Huyệt Theo Tiêu Pháp Trên lâm sàng thường theo các nguyên tắc sau: a-Chọn huyệt trên kinh Dương minh hoặc kinh Thái âm, lấy gốc của hậu thiên để điều hòa kinh lạc, khí huyết. Thí dụ: Trị ngực và bụng đau do
  5. giun, sách ‘Loại Kinh Đồ Dực’ dùng Cự Khuyết, Đại Đô, Thái Bạch (túc Thái âm Tỳ), Túc Tam Lý (túc Dương minh Vị), Thừa Sơn... b-Chọn Du + Mộ huyệt của Tỳ Vị, lấy gôc của hậu thiên để điều hòa khí huyết, tạng phủ. Thí dụ trị bỉ khối do đờm ngưng trệ trong bụng, sách ‘Vệ Sinh Bảo Giám’ dùng huyệt Trung Quản, Chương Môn, Tích Trung. Trong đó, Trung Quản và Chương Môn là Mộ huyệt còn Tích Trung là Bối du huyệt. c-Chọn Huyệt Tại Chỗ: như trị vú sưng, sách ‘Châm Cứu Đại Thành’ dùng huyệt Đản Trung, Du Phủ, Đại Lăng, Ủy Trung, Thiếu Trạch...[ tăng cường tác dụng thông điều khí huyết tại chỗ. Phương pháp này thường dùng trong các bệnh cấp tính.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2