intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chậm nói có phải là tự kỷ?

Chia sẻ: Lovely Baby | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

94
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Khi ý thức về bệnh tự kỷ ở trẻ ngày càng trở nên rõ ràng, số lượng trẻ bị đưa vào viện và các phòng khám cũng trở nên nhiều hơn khiến các bà mẹ thực sự không an tâm khi con mình có những biểu hiện lạ. Các trường hợp cụ thể như chậm nói, kém giao tiếp, hay sợ sệt cũng khiến các mẹ lo rằng con mình bị tự kỷ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chậm nói có phải là tự kỷ?

  1. Chậm nói có phải là tự kỷ? - Khi ý thức về bệnh tự kỷ ở trẻ ngày càng trở nên rõ ràng, số lượng trẻ bị đưa vào viện và các phòng khám cũng trở nên nhiều hơn khiến các bà mẹ thực sự không an tâm khi con mình có những biểu hiện lạ. Các trường hợp cụ thể như chậm nói, kém giao tiếp, hay sợ sệt cũng khiến các mẹ lo rằng con mình bị tự kỷ. Tuy nhiên những biểu hiện đó có phải là triệu chứng của bệnh tự kỷ hay không? Phải nói là tại một số bệnh viện và phòng khám, nhiều bác sĩ đã tự gán ghép các triệu chứng và biểu hiện trên là căn bệnh tự kỷ. Thực tế không hẳn là như vậy. Trẻ bị tự kỷ là những trẻ bị yếu kém và rối loạn về quan hệ tiếp xúc, ngôn ngữ và hành vi. Khi nói chuyện hoặc giao tiếp với người khác, trẻ có biểu hiện kém về khả năng bày tỏ, chia sẻ cảm xúc, không biết
  2. cách diễn đạt ngôn ngữ hoặc nói những điều không liên quan đến hoặc không phù hợp với bối cảnh. Ngoài ra trẻ cũng có những biểu hiện không bình thường về hành vi như ngồi một mình, có thói quen kỳ lạ, khác người, tất cả điều đó cho thấy trẻ đã bị tự kỷ. Trẻ chậm nói không phải biểu hiện của tự kỷ. Trẻ bị tự kỷ thường kém tập trung, không thích ở cùng và chơi chung với bạn bè, mắt không tinh nhanh, khi giao tiếp luôn nhìn theo hướng khác. Các giác quan dường như không nhạy bén hoặc thỉnh thoảng nhạy bén quá mức. Trẻ không phát huy được khả năng sáng tạo trong cách chơi, cách học, thiếu khả năng suy xét, thụ động… Nếu trẻ có những biểu hiện như vậy thường xuyên trong vòng 6 tháng trở lên thì rất có thể trẻ đã bị tự kỷ. Nhiều mẹ cho rằng con chậm nói, không thích giao tiếp hoặc hay sợ
  3. khi gặp người lạ thì con đã mắc bệnh tự kỷ là hoàn toàn không đúng. Những biểu hiện đó đơn thuần chỉ là do trẻ hay ngại, hay xấu hổ trước những thứ gì mới xung quanh nên trẻ ít có cơ hội được thực hành nói chuyện và khi gặp người lạ trẻ cũng sợ hoặc ngại. Các mẹ không nên quá lo lắng về tình trạng của con mình, cho trẻ ra ngoài vui chơi nhiều hơn, chỉ cho trẻ cách chơi và làm quen với bạn bè, với trò chơi thú vị. Nói chuyện với trẻ để trẻ có cơ hội thực hành. Mở rộng các mối quan hệ cho bé, thường xuyên cho bé tiếp xúc với mọi thành viên trong gia đình, hàng xóm để bé có cơ hội học hỏi việc giao tiếp được tốt hơn. Theo dõi thường xuyên những hành vi bất thường của trẻ để xác định chính xác xem trẻ có bị tự kỷ hay không. Nếu trong vòng 3 tháng liên tiếp sau khi đã thay đổi cách giáo dục với con mà trẻ vẫn tiếp tục có những biểu hiện kỳ lạ thì hãy cho trẻ đi khám bác sĩ để tìm ra cách điều trị tốt nhất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2