intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Insulin có gây hạ huyết áp?

Chia sẻ: Trung Hieu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

59
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tôi phải dùng insulin, trung bình 30 - 40 đơn vị quốc tế/ngày. Tôi lại bị tăng huyết áp, khoảng 170/90mmHg. Từ ngày dùng insulin thấy huyết áp hạ dần lại thấp hơn bình thường, có khi chỉ còn trên 100/60mmHg. Tôi không dùng thuốc huyết áp nữa. Xin hỏi có phải dùng insulin mà làm hạ huyết áp không? Lê Văn Triển (Phường Hàng Bột, Hà Nội) Tại sao vậy? Insulin là một thuốc nội tiết tố chế tạo bằng kỹ thuật ADN tái tổ hợp (insulin người) hoặc insulin động vật,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Insulin có gây hạ huyết áp?

  1. Insulin có gây hạ huyết áp? Tôi phải dùng insulin, trung bình 30 - 40 đơn vị quốc tế/ngày. Tôi lại bị tăng huyết áp, khoảng 170/90mmHg. Từ ngày dùng insulin thấy huyết áp hạ dần lại thấp hơn bình thường, có khi chỉ còn trên 100/60mmHg. Tôi không dùng thuốc huyết áp nữa. Xin hỏi có phải dùng insulin mà làm hạ huyết áp không? Lê Văn Triển (Phường Hàng Bột, Hà Nội) Trong y văn dược vẫn chưa thấy có tài liệu nào nói insulin gây hạ huyết áp. Tuy nhiên, các chế phẩm insulin trong đơn hướng dẫn dùng thuốc đều có ghi: chống chỉ định với những người mẫn cảm với thuốc và thành phần của thuốc. Thuốc có thể (trong trường hợp dị ứng) gây hạ huyết áp.
  2. Tại sao vậy? Insulin là một thuốc nội tiết tố chế tạo bằng kỹ thuật ADN tái tổ hợp (insulin người) hoặc insulin động vật, được tinh
  3. chế cao độ. Như vậy kỹ thuật chế tạo insulin - một sản phẩm sinh học đòi hỏi rất nghiêm ngặt. Chất lượng thuốc từ đó gắn liền với các hãng dược phẩm nổi tiếng hay không. Mặt khác, để bào chế được dịch treo để tiêm người ta phải dùng nhiều chất phụ gia khác nhau như kẽm, chlorid, glycerol, metacresol, phenol, disodium, phosphat, chất điều chỉnh pH, protamin sulfat, methylparahydroxy benzoat... Thuốc có các đơn vị khác nhau: 40đvqt/ml, 100đvqt/ml. Từ đó tính ra liều dùng. Tất nhiên với loại đvqt thấp phải dùng lượng thuốc lớn. Ví dụ: một người phải dùng 20đvqt x2 lần/ngày (40đvqt) sẽ phải dùng 1ml/ngày. Nhưng với loại 100đvqt thì phải dùng 0,4ml/ngày. Lượng dùng nhiều chắc chắn sẽ phải chịu một lượng phụ gia lớn. Có thể các chất phụ gia này cũng có thể là tác nhân gây nên dị ứng, hạ huyết áp. Một số người tiêm insulin, trung bình 30 - 40đvqt/ngày loại 40đvqt/ml có một số trường hợp bị tụt huyết áp, có khi chỉ còn 100/60mmHg. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, mệt mỏi, có thể bị ngất xỉu. Giải quyết bằng cách nào?
  4. - Nếu trước đây có tăng huyết áp mà bây giờ bị tụt huyết áp khi dùng insulin cần ngừng việc sử dụng thuốc hạ huyết áp. - Báo cho thầy thuốc biết để có hướng điều trị phù hợp. - Nên chuyển sang dùng loại insulin có đvqt cao: 100đvqt/ml và theo dõi (sẽ giảm được lượng phụ gia đưa vào cơ thể). Người đái tháo đường phụ thuộc insulin nhưng lại bị mẫn cảm với thuốc cũng là việc nan giải, kể cả việc ngoài tầm tay như việc nhập thuốc của hãng nào, có tiếng đảm bảo chất lượng, không ham rẻ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2