intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chậm phát triển tâm thần : Hậu quả và biện pháp khắc phục

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

89
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chậm phát triển tâm thần (CPTTT) không phải là một đơn thể bệnh mà là một nhóm trạng thái bệnh lý khác nhau về nguyên nhân, bệnh sinh nhưng có chung một bệnh cảnh lâm sàng đó là sự trì trệ về phát triển tâm thần có tính chất bẩm sinh hoặc mắc phải chủ yếu trong 3 năm đầu đời khi hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh về cấu trúc. CPTTT có nhiều mức độ từ nhẹ đến rất nặng. Ở những thể nặng chẩn đoán dễ dàng vì bệnh cảnh lâm sàng khá rõ nhưng can thiệp điều...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chậm phát triển tâm thần : Hậu quả và biện pháp khắc phục

  1. Chậm phát triển tâm thần : Hậu quả và biện pháp khắc phục Chậm phát triển tâm thần (CPTTT) không phải là một đơn thể bệnh mà là một nhóm trạng thái bệnh lý khác nhau về nguyên nhân, bệnh sinh nhưng có chung một bệnh cảnh lâm sàng đó là sự trì trệ về phát triển tâm thần có tính chất bẩm sinh hoặc mắc phải chủ yếu trong 3 năm đầu đời khi hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh về cấu trúc. CPTTT có nhiều mức độ từ nhẹ đến rất nặng. Ở những thể nặng chẩn đoán dễ dàng vì bệnh cảnh lâm sàng khá rõ nhưng can thiệp điều trị lại rất ít kết quả. Trẻ CPTTT thể nặng và thể vừa đều có những biểu hiện kém về mặt tư duy, cảm xúc, hành vi tác phong hoặc có những dị dạng cơ thể ở nhiều bộ phận. Rất may theo số liệu điều tra nghiên cứu của nhiều tác giả thì CPTTT thể nặng chỉ chiếm 5%. Còn chẩn đoán CPTTT thể nhẹ thì khó vì bệnh cảnh lâm sàng nhiều khi không rõ ràng nên khó phân biệt nó với giới hạn bình thường nhưng nó lại chiếm tới hơn 80%. Ở mức độ nhẹ này việc can thiệp bằng giáo dục, huấn luyện có thể giúp trẻ phát triển trí tuệ tốt hơn, hòa nhập tốt hơn vào môi trường xã hội. Vì chẩn đoán khó nên nhiều trường hợp bị bỏ sót, trẻ không được chăm sóc giáo dục thích hợp ngay từ sớm, nếu kéo dài mới tìm cách khắc phục thì hiệu quả rất kém. Chính vì vậy, trong bài viết này chúng tôi đi sâu tìm hiểu về bệnh chậm phát triển tâm thần thể nhẹ để có thể phục hồi sớm cho trẻ. Biểu hiện của bệnh Về mặt tư duy: Nhiều trường hợp khó phân biệt với mức bình thường. Ngôn ngữ khá phát triển, hiểu người khác nói và tự diễn đạt các suy nghĩ của mình. Có thể hình thành ngôn ngữ viết. Có khả năng tính toán, học tập nhưng kém hơn so với bạn cùng tuổi. Có thể học hết cấp tiểu học
  2. nhưng kết quả học tập thường kém hoặc rất kém, tư duy theo nếp cũ, thiếu sáng kiến, khả năng phân tích tổng hợp kém. Về cảm xúc: Cảm xúc cấp cao có phát triển, thiếu tự lập, bám vào bố mẹ dù đã lớn, không đủ năng lực để giải quyết những mối xung động tình cảm trong nội tâm, đôi khi có những cơn bùng nổ về cảm xúc. Về hành vi tác phong: Có thể làm tốt những nghề không phức tạp và thích nghi được với môi trường xã hội nhưng kém hiệu quả so với người khác. Nếu giáo dục và huấn luyện tốt có thể khắc phục được. Còn một số trường hợp trẻ dễ có những hành vi mang tính thiếu suy nghĩ, dễ bị ám thị dẫn đến những hành vi phạm pháp. Trẻ được quan tâm chăm sóc sẽ phát triển tốt hơn. Ðánh giá mức độ bệnh Điểm mấu chốt để đánh giá là: - Điểm Test trí tuệ IQ (Intelligent quotient). - Cách thức cá nhân đó thực hành chức năng hàng ngày. Thương số trí tuệ IQ là chỉ số thông minh, thường liên quan đến sự thành công trong học tập, công việc và trong xã hội.
  3. Một trẻ bình thường có thương số trí tuệ là 100 Tuổi tâm thần x 100 IQ = Tuổi đời Khoảng điểm IQ từ 40 - 55 có nghĩa là trẻ rất kém phát triển; từ 55-60: Chậm phát triển; từ 70 - 85: Kém thông minh; từ 85 - 115: Trí tuệ bình thường; từ 115 - 130: Thông minh; từ 130 - 145: Trí thông minh cao (có tài); từ 145 - 160: Thiên tài. Phương pháp tính chỉ số IQ chỉ chính xác cho trẻ em vì sự phát triển trí tuệ không phải liên tục cho tới tuổi lớn. Theo tác giả Piager và một số tác giả khác thì sự phát triển trí tuệ được thực hiện 1/3 vào lúc 6 tuổi, 1/2 vào lúc 8 tuổi, 3/4 vào lúc 12 tuổi và đạt mức tối đa như của người lớn vào khoảng 17 – 20 tuổi. Như vậy là vào khoảng 20 tuổi trở đi thì không thể tính được tuổi tâm thần và việc tính thương số trí tuệ IQ theo tuổi tâm thần không còn giá trị để phân biệt nữa. Cách thức cá nhân đó thực hành chức năng hàng ngày: Tùy theo tuổi trẻ có những biểu hiện phù hợp như trẻ dưới một tuổi, những thực hành chức năng như thời gian ngủ, nhu cầu ăn, các vận động lẫy – bò – ngồi – đứng chững – đi hoặc trẻ đã biết bập bẹ từ đơn như mẹ, bà… có theo quy luật thông thường không? Với trẻ lớn hơn, cần quan sát kỹ năng thích nghi với cuộc sống hàng ngày như giao tiếp với xung quanh, tự chăm sóc bản thân như tự mặc quần áo, đi tất, tự xúc cơm ăn, quan sát cả sinh hoạt trong gia đình, giải trí, học tập… Một số trẻ bị CPTTT nhẹ thì chỉ biểu hiện rõ khi đi học như chậm tiếp thu bài, người lớn cho là trẻ lười, ham chơi không chịu học, lì lợm nên dùng roi vọt để dạy nhưng kết quả càng tệ hơn mới cho con đi khám. Nếu được can thiệp sớm những trẻ này lớn lên vẫn có thể sống tự lập trong cộng đồng và chỉ số IQ lúc này không còn ở giới hạn CPTTT nữa. Nguyên nhân đưa đến CPTTT
  4. Di truyền và bẩm sinh: Như các bệnh dị dạng nhiễm sắc thể, rối loạn men chuyển hóa, các rối loạn nội tiết, dị hình sọ não. Trong số các bệnh dị dạng nhiễm sắc thể người ta thường nói đến bệnh Down. Bệnh này được tác giả Langdon Down tìm ra năm 1866, người bệnh có 3 nhiễm sắc thể 21 (bình thường chỉ có 2). Người bị hội chứng này có chỉ số IQ thấp, mặt tròn to, mắt bé, mồm luôn để hở, người thấp bé… Đa số tác giả nhấn mạnh yếu tố tuổi cao của bà mẹ liên quan trực tiếp đến bệnh này. Tuổi của mẹ dưới 29 tuổi, xác suất sinh con bị hội chứng Down là 1/3000; từ 30 – 34 tuổi là 1/600; từ 35 – 39 tuổi là 1/280; từ 40 – 44 tuổi là 1/70; và từ 45 – 49 là 1/40. Vấn đề trong thai kỳ: Mẹ dùng rượu, ma túy, một số thuốc gây dị dạng thai, thai bị suy dinh dưỡng, mẹ bị một số bệnh như Rubella, giang mai, HIV… và ảnh hưởng tia X khi có thai. Vấn đề lúc sinh: Các sang chấn sản khoa gây chấn thương não của trẻ sơ sinh, trẻ sinh non, nhẹ cân… Vấn đề sau sinh: Trẻ bị các bệnh nhiễm khuẩn như sởi, ho gà, viêm não, tiêu chảy, tả, thương hàn. Trẻ bị ngộ độc các kim loại nặng như chì, thủy ngân. Một nghiên cứu ở Brasil trong 10 năm (1989-1998) người ta thấy trẻ bị tiêu chảy, tả, thương hàn nhiều lần trong 2 năm đầu đời thì sẽ mất 10 điểm IQ và mất 12 tháng học tập tới lúc 9 tuổi so với nhóm chứng (vì sau 6-8 năm khả năng nhận thức giảm mới rõ rệt). Vấn đề môi trường: Trong các thập kỷ gần đây các tác giả còn nhấn mạnh đến vấn đề dinh dưỡng và nhất là vai trò của các tác động văn hóa xã hội như là một trong những nguyên nhân của CPTTT. Đây chính là vai trò của yếu tố môi trường trong quá trình phát triển trí tuệ. Sự nghèo nàn và kém văn hóa dẫn đến thiếu dinh dưỡng, thiếu chăm sóc y khoa, thiếu những kích thích phát triển trí tuệ trong môi trường sống không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Ðiều trị
  5. Trừ một vài loại bệnh gây CPTTT có thể điều trị tốt nếu phát hiện sớm, còn đa số các loại CPTTT khác, nhất là thể nặng rất khó chữa khỏi. Do vậy việc phòng bệnh có vai trò đặc biệt. Đối với CPTTT mức độ vừa và nhẹ, việc dạy, huấn luyện và giúp đỡ trẻ là rất quan trọng để trẻ có thể hòa nhập với cuộc sống gia đình, xã hội, tự lập trong cuộc sống sau này. Hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em phát triển, trẻ CPTTT sẽ được chăm sóc chu đáo với nhiều hình thức học tập và huấn luyện phù hợp với tuổi. Sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ sở y tế, trường học và gia đình nhằm đưa đến cho trẻ sự chăm sóc tối ưu trong nhiều lĩnh vực đã đạt kết quả tốt. Ở đây sự đóng góp của cha mẹ trẻ vào việc giáo dục, huấn luyện là cực kỳ quan trọng. Nếu con chẳng may bị CPTTT các ông bố bà mẹ phải biết dành nhiều thời gian gần gũi giúp đỡ con không thể phó mặc cho nhà trường hay người giúp việc được. Cách phòng ngừa Để phòng ngừa bệnh CPTTT cần: 1. Tầm soát ngay sau sinh những dầu hiệu bất thường, khác với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ để đưa đến cơ sở y tế khám. 2. Tiêm chủng đầy đủ theo lịch. Người mẹ cần tiêm phòng Rubella trước khi có thai. 3. Xử lý môi trường trong sạch, lấy các chất kim loại nặng như chì, thủy ngân ra khỏi môi trường sống để giảm tổn thương não của trẻ. 4. Đội mũ bảo hiểm để giảm chấn thương sọ não. 5. Điều trị AZT cho mẹ nhiễm HIV trong thai kỳ. Bổ sung axit folic cho mẹ để giảm nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2