intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chăm sóc rốn trẻ sau khi rời nhà hộ sinh

Chia sẻ: Chieckhan Gioam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

99
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi cháu bé mới sinh, toàn thể gia đình đều tập trung chăm sóc bé để giúp đỡ bà mẹ sau cơn "vượt cạn" một mình. Việc theo dõi và chăm sóc em bé sau sanh nếu là bà mẹ sinh con đầu lòng thì thấy rất vất vả, nhiều bỡ ngỡ và thiếu kinh nghiệm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chăm sóc rốn trẻ sau khi rời nhà hộ sinh

  1. Chăm sóc rốn trẻ sau khi rời nhà hộ sinh Khi cháu bé mới sinh, toàn thể gia đình đều tập trung chăm sóc bé để giúp đỡ bà mẹ sau cơn "vượt cạn" một mình. Việc theo dõi và chăm sóc em bé sau sanh nếu là bà mẹ sinh con đầu lòng thì thấy rất vất vả, nhiều bỡ ngỡ và thiếu kinh nghiệm. Vì vậy, chúng tôi sẽ lần lượt đưa ra những điều cần thiết về cách chăm sóc trẻ sơ sinh để hỗ trợ cho các bà mẹ trẻ vì chúng tôi thấy vẫn còn xảy ra những điều đáng tiếc khi thăm khám em bé tại phòng khám trẻ. Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh:
  2. Theo chúng tôi nghĩ, những vấn đề này bà mẹ có thể tự theo dõi, chăm sóc và phòng tránh được nếu quan tâm chú ý học hỏi ngay từ trước khi sanh và những ngày đầu sau sanh. Chăm sóc cuống rốn em bé là một trong những vấn đề cần chú ý trước tiên khi đưa bé về nhà. Bào thai khi còn nằm trong bụng mẹ thời gian 9 tháng, sống được là nhờ hoàn toàn vào người mẹ, có thể coi như một vật ký sinh. Bào thai được nuôi dưỡng và nhận các chất bổ dưỡng (kể cả oxygen) từ bánh nhau qua cuống rốn, theo đường tĩnh mạch rốn vào cơ thể trẻ. Cuống rốn bao bọc ba mạch máu rốn (2 động mạch và 1 tĩnh mạch). Quanh mạch máu có một chất đệm nhờn, trắng gọi là thạch Whanton, vùng này được nuôi dưỡng do sự thẩm thấu qua thành của các mạch máu rốn.
  3. Khi cắt rốn người ta phải cắt bằng dụng cụ vô trùng, phải sát trùng kỹ mặt cắt rốn bằng cồn iốt 3%, vì từ mặt cắt này, vi trùng có thể dễ xâm nhập vào rốn, vào mạch máu và gây nhiễm trùng toàn thân cho trẻ. Đoạn rốn đã được kẹp lại bằng kẹp nhựa, hàng ngày lau cồn (alcool) 70o hoặc 90o sẽ teo khô lại và tự rụng chỗ tiếp giáp với da bụng trẻ; trên vùng thạch Whanton xuất hiện tổ chức hạt và sẽ tạo thành da bao phủ rốn. Vì vậy nhiễm khuẩn rốn và uốn ván rốn có thể xảy ra do cắt rốn không vô trùng, do chăm sóc rốn hàng ngày không bảo đảm sạch sẽ cũng như khi rốn chưa lên da thành sẹo. Cách chăm sóc rốn hàng ngày Thông thường người mẹ cần thay băng và làm vệ sinh rốn ít nhất ngày 1 lần. Khi cuống rốn còn tươi, có thể dùng cồn pha iốt, nhưng khi cuống rốn đã khô lại thì chỉ nên dùng cồn 70o hoặc 90o mà thôi.
  4. Sau khi lau rửa rốn, đặt miếng gạc mỏng và miếng băng vô trùng hoặc để hở rốn nếu điều kiện vệ sinh bảo đảm tốt, rốn sẽ chóng rụng vì không bị ẩm ướt. Trong vòng từ 7 đến 12 ngày rốn khô sẽ rụng tự nhiên, chỗ rốn mới rụng sẽ mọc tổ chức hạt, lên da và thành sẹo. Ở trẻ non tháng dây rốn chậm rụng hơn có thể tới trên 2 tuần lễ. Dụng cụ săn sóc rốn gồm: gạc mỏng vô trùng; cồn 70o hay 90o; băng rốn sạch, mỏng; bông gòn vô trùng. Cách làm:  Rửa sạch tay với xà bông rồi sát trùng lại bằng cồn 90o.  Gỡ miếng gạc cũ ra thật nhẹ nhàng, cẩn thận.  Dùng gòn thấm cồn lau sạch rốn, một miếng lau từ chân rốn lên cuống rốn, một miếng lau vùng chân rốn và quanh da.  Thay gạc mỏng hoặc để hở rốn.
  5.  Dùng băng rốn thật mỏng quấn lại. Nếu phát hiện rốn có triệu chứng bất thường nên mang bé đi khám chuyên khoa ngay. Các trường hợp bất thường: 1. Trẻ rời nhà bảo sinh hoặc bệnh viện nhưng rốn chậm rụng, mở ra thấy có mùi hôi, quanh chân rốn có thể nổi mẩn, ẩm ướt, rỉ máu, cần thay băng ngày 2 lần, lau bằng cồn 90o, không nên băng kín, để hở cho thoáng và giữ vệ sinh thật sạch sẽ cho bé, tránh tiểu ướt rốn. 2. Nếu có hiện tượng loét quanh rốn thì tránh lau cồn mà chỉ chậm bằng oxy già hoặc dùng nước muối sinh lý ? Rửa sạch thấm khô và nên cho bé đi khám chuyên khoa. 3. Nếu thấy quanh rốn nổi mẩn, da quanh vùng rốn tấy đỏ có thể do chà sát nhiều alcool 90o vào vùng da quanh rốn, hoặc do nhiễm trùng từ mạch máu rốn lan tỏa gây viêm tấy quanh rốn. 4. Nếu rốn đã rụng nhưng có u hạt rốn, đó là một mầm sùi ở giữa rốn, to hoặc nhỏ, từ mầm này nước
  6. vàng hoặc trắng đục rỉ ra thường xuyên làm trẻ bứt rứt, khó chịu, nếu không chăm sóc cẩn thận có thể gây loét quanh rốn và rất dễ nhiễm trùng. Các nhà chuyên môn sẽ dùng dung dịch Nitrat bạc 5% (NO3Ag) hoặc hình thỏi chấm rất gọn vào u hạt một vài lần hoặc đốt điện cho khô. Chăm sóc này phải được thực hiện trong các phòng khám trẻ tại bệnh viện hoặc tại nhà bảo sanh. Một số điểm sơ sót khi chăm sóc rốn trẻ 1. Có một số chị em khi đón bé về nhà không chú ý đến rốn con, sợ con đau không dám mở miếng gạc, đã để tới 2-3 ngày không thay băng rốn, hoặc dùng dụng cụ không sạch để chăm sóc rốn bé. 2. Có trường hợp để băng rốn ngấm nước tiểu, hoặc rắc những thứ thuốc không biết rõ nguồn gốc, hoặc bôi thuốc đỏ khắp vùng rốn nếu phát hiện viêm tấy nhiễm trùng. 3. Dùng cồn pha iốt 3% hoặc Betachine lau da quanh rốn làm phỏng da, làm trẻ đau rát.
  7. 4. Một hiện tượng rất nguy hiểm còn xảy ra cho trẻ là một số ít chị em sau sanh nằm than, hoặc hơ than bên cạnh các cháu bé làm cho da trẻ bị phỏng, viêm da kể cả quanh vùng rốn. Một vài trường hợp cá biệt thấy rốn trẻ còn ướt hoặc rỉ nước đã rắc hồ tiêu, thoa dầu ??? hoặc tự động rắc 1 số thuốc mà không hỏi ý kiến chuyên môn làm cho tình trạng nhiễm trùng càng nặng thêm rất khó xử trí. Chúng tôi mong rằng các chị, sau khi sinh, đưa trẻ về nhà nên chú ý nắm vững những điều hướng dẫn của bệnh viện hoặc nhà bảo sanh về cách chăm sóc và nuôi dưỡng các cháu. Tuy có khó khăn, bỡ ngỡ, lúng túng buổi ban đầu, đòi hỏi người mẹ phải hết sức cẩn thận tỉ mỉ, song chị em chúng ta sẽ hết sức phấn khởi khi thấy con mình an toàn, tăng cân đều đặn và ít mắc bệnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2