intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHĂM SÓC TÂM LÍ TRẺ UNG THƯ GIAI ĐOẠN CUỐI

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

122
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chăm sóc trẻ UT giai đoạn cuối là một việc làm khó khăn và phức tạp vì trẻ em không phải người lớn, sự phát triển tâm lí của trẻ phụ thuộc lứa tuổi, môi trường sống, học tập… Tuỳ theo đối tượng cụ thể phải có biện pháp săn sóc phù hợp. Bao gồm các khía cạnh: Chăm sóc trẻ UT giai đoạn cuối là một việc làm khó khăn và phức tạp vì trẻ em không phải người lớn, sự phát triển tâm lí của trẻ phụ thuộc lứa tuổi, môi trường sống, học tập… Tuỳ theo đối...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHĂM SÓC TÂM LÍ TRẺ UNG THƯ GIAI ĐOẠN CUỐI

  1. CHĂM SÓC TÂM LÍ TRẺ UNG THƯ GIAI ĐOẠN CUỐI Chăm sóc trẻ UT giai đoạn cuối là một việc làm khó khăn và phức tạp vì trẻ em không phải người lớn, sự phát triển tâm lí của trẻ phụ thuộc lứa tuổi,
  2. môi trường sống, học tập… Tuỳ theo đối tượng cụ thể phải có biện pháp săn sóc phù hợp. Bao gồm các khía cạnh: Chăm sóc trẻ UT giai đoạn cuối là một việc làm khó khăn và phức tạp vì trẻ em không phải người lớn, sự phát triển tâm lí của trẻ phụ thuộc lứa tuổi, môi trường sống, học tập… Tuỳ theo đối tượng cụ thể phải có biện pháp săn sóc phù hợp. Bao gồm các khía cạnh: Tạo môi trường sống trong thời gian sống ngắn ngủi còn lại phù hợp với nhu cầu, mong muốn, tình cảm của trẻ. Nơi điều trị không nhất thiết phải tại bệnh viện mà là nơi trẻ yêu thích với điều kiện chăm sóc phù hợp, với phương tiện học tập, chơi phù hợp với mong muốn của trẻ. Tạo môi trường tâm lí tốt với trẻ, nhất là trong mối quan hệ với người thân thiết xung quanh như gia đình, bạn bè, thày cô giáo . Tình cảm của trẻ phải được duy trì và đáp ứng tối đa có thể được. Quan tâm đến suy nghĩ của trẻ: Những đứa trẻ UT giai đoạn cuối suy nghĩ và cảm nhận gì về cái chết, đó là vấn đề quan tâm của các nhà tâm lí học để chăm sóc trẻ một cách hợp lí. Sự phát triển trí tuệ của trẻ bao gồm: tri giác, nhận thức, t ư duy, lí luận được các nhà tâm lí học chia làm 3 giai đoạn.
  3. Trẻ từ khi sinh ra đến khi 2 tuổi: giai đoạn trẻ cảm nhận bằng các giác quan về môi trường bên ngoài, cảm nhận được các hành vi của mình và trí tuệ bắt đầu phát triển. Trẻ từ 2 tuổi đến khi 12 tuổi: giai đoạn chuẩn bị và có các hành động cụ thể, bao gồm 2 giai đoạn nhỏ. Trẻ từ 2 đến 7 tuổi nhận thức được sự khác nhau giữa thế giới bên trong và bên ngoài, có suy nghĩ nhưng tư duy không logic. Trẻ từ 7 đến 12 tuổi trẻ được học tập và tiếp nhận nhiều nguồn thông tin khác nhau, suy nghĩ logic hơn và cảm nhận được cái chết Trẻ lớn hơn tư duy khá đầy đủ, có tình cảm và nhận thức tương đối rõ ràng, có tham vọng và mong muốn của mình với thế giới bên ngoài. Tất cả trẻ em đều phải qua các giai đoạn trên, tuy nhiên tùy theo trẻ các giai đoạn có thể phát triển sớm hơn. Maria Nagy nghiên cứu trên 378 trẻ và nhận xét có 3 giai đoạn tuổi khái niệm khác nhau về cái chết: Từ 3 đến 5 tuổi: Chết là nhất thời và có thể đảo ngược được và chết không khác biệt hoàn toàn với cuộc sống. Từ 5 đến 9 tuổi: Chết là sự nhân cách hoá và tưởng tượng ra của từng người.
  4. Từ 9 tuổi trở lên: Chết dường như là chấm dứt hoạt động thể xác, nó phổ biến cho mọi người và chắc chắn xảy ra. Xuất phát từ sự nhận thức và sự phát triển tâm lí của trẻ mà có những chăm sóc phù hợp để trẻ không phải lo lắng, suy nghĩ về những vấn đề trên. Sự giải thích về bệnh tật phù hợp với hiểu biết và lứa tuổi của trẻ là rất quan trọng. Hỗ trợ, giúp đỡ, động viên gia đình nhất là cha mẹ, những người gần gũi nhất là hành động gián tiếp giúp đỡ trẻ. Gia đình thông hiểu bệnh tật, quá trình tiến triển tất yếu của bệnh, những việc cần phải làm, những tác động cần thiết lên trẻ là rất hữu ích trong điều trị và chăm sóc trẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2