Chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết ở nhà
lượt xem 18
download
Trẻ mắc bệnh này nếu được theo dõi, điều trị ngoại trú liên tục trong 2-3 năm thì có thể chữa khỏi. Còn nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng, trẻ có thể bị thiểu năng trí tuệ, rối loạn hành vi tác phong.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết ở nhà
- CHĂM SÓC TRẺ SỐT XUẤT HUYẾT TẠI GIA ĐÌNH Nguồn: vietgioitinh.net Qua bài viết về sốt xuất huyết (SXH) trên số báo trước, chắc bạn đọc đã rõ cách phát hiện sớm căn bệnh này để đưa trẻ chữa trị kịp thời. Bệnh SXH thường bắt đầu bằng chứng sốt với 3 đặc điểm: Sốt đột ngột, sốt cao, sốt liên tục. Còn triệu chứng xuất huyết, thường xảy ra sau khi bắt đầu sốt một vài ngày thì rất đa dạng: có trẻ chảy máu cam (chảy máu mũi), có trẻ chảy máu dưới da, có trẻ nôn ói ra máu, có trẻ tiêu ra máu v.v... Nhưng cũng có trẻ, tuy mang bệnh SXH nhưng lại hoàn toàn không có triệu chứng xuất huyết. Tuy nhiên, dù có hoặc không triệu chứng xuất huyết, thì bệnh vẫn có thể dẫn tới một biến chứng vô cùng nguy hiểm mà các thầy thuốc đều luôn cảnh giác đó là sốc (Shock). VẬY SỐC LÀ GÌ? Theo định nghĩa y khoa, sốc là một hội chứng (nghĩa là nhiều triệu chứng hội tụ lại), hội chứng này bao gồm 3 tình trạng suy giảm của cơ thể: 1. Giảm tri giác. 2. Giảm nhiệt độ. 3. Giảm huyết áp. Giảm tri giác là người bệnh không còn lanh lợi, tỉnh táo mà trở nên lừ đừ, có khi mê sảng. Giảm nhiệt độ là thân thể người bệnh (nhất là các đầu chi không còn ấm như bình thường; Nắm bàn tay, bàn chân người bệnh sẽ thấy lạnh. Giảm huyết áp là áp lực máu trong động mạch hạ xuống thấp hơn bình thường, có nghĩa là máu chảy rất yếu. Để đo áp lực của máu, các nhân viên y tế thường dùng một dụng cụ gọi là huyết áp kế. Trong gia đình, bạn cũng có thể sơ bộ biết được huyết áp bằng cách bắt mạch ở cổ tay người bệnh: Nếu người bệnh bị sốc, sẽ thấy mạch đập rất yếu; và nếu là sốc nặng, bạn sẽ không còn thấy được mạch. Nếu hội đủ 3 tình trạng suy giảm kể trên, sẽ dẫn đến sốc. Đó là biến chứng nguy kịch nhất của bệnh SXH. Đa số các trẻ SXH tử vong là trong tình trạng sốc nặng, không phục hồi được nữa. Căn cứ vào các triệu chứng và biến chứng kể trên, ngành y đã phân chia bệnh SXH ra làm 4 cấp từ nhẹ tới nặng: - SXH cấp 1: Người bệnh chỉ có sốt, chưa có triệu chứng xuất huyết. - SXH cấp 2: Người bệnh sốt, chưa có triệu chứng xuất huyết. - SXH cấp 3: Người bệnh bắt đầu có dấu hiệu sốc.
- - SXH cấp 4: Người bệnh đã bị sốc nặng. Trong 4 cấp nói trên, dĩ nhiên cấp 3 và cấp 4 nặng hơn. Khi bạn đưa một trẻ nghi bị SXH đi khám bệnh, thầy thuốc sẽ xem xét và có thể cho làm một số xét nghiệm. Và nếu trẻ đã được chẩn đoán là SXH, thì sẽ xem trẻ bị SXH cấp nào để xử trí: Nếu là SXH cấp 1: Trẻ sẽ được điều trị tại nhà theo đơn, có hẹn ngày tái khám. Nếu là SXH cấp 2: Tùy trường hợp, có thể điều trị tại nhà có theo dõi chặt chẽ, hoặc nhập viện nếu xét thấy cần thiết. Nếu là SXH cấp 3 hoặc cấp 4: Nhất thiết phải nhập viện ngay. Ngoài ra, có một số trẻ mới nghi là SXH thì cũng được cho đơn về chữa trị và theo dõi tại nhà, có hẹn ngày tái khám. Đối với các trẻ đã nhập viện, mọi vấn đề chăm sóc sẽ do nhân viên y tế đảm nhiệm. Tuy nhiên, số trẻ SXH chữa trị và theo dõi tại nhà bao giờ cũng chiếm đa số, thông thường vào khoảng 70% tổng số trẻ SXH. Do đó, việc chăm sóc các trẻ này luôn luôn là một vấn đề quan trọng, rất cần sự quan tâm của người thân. Sau khi đã được khám bệnh, nếu đưa trẻ về nhà chăm sóc, bạn phải thực hiện chu đáo các vấn đề sau đây: 1. Cho trẻ nằm nghỉ tuyệt đối. 2. Cho trẻ uống nước đầy đủ, ăn các chất dễ tiêu. 3. Thực hiện đúng đơn thuốc của bác sĩ. 4. Theo dõi chặt chẽ sự tiến triển của bệnh. Nằm nghỉ là điều đầu tiên phải thực hiện. Trẻ cần nằm nghỉ trong một phòng thoáng mát. Tuyệt đối không ra mưa, ra nắng, không đi đâu vì nhiều trẻ tuy sốt những vẫn có vẻ khỏe mạnh. Cho trẻ uống nước đầy đủ là điều rất cần thiết. Các thầy thuốc thường khuyên gia đình cho trẻ SXH được uống nhiều nước, vì bệnh SXH thường làm máu bị cô đặc lại (y khoa gọi là sự cô máu). Hiện tượng này làm cho máu rất khó lưu thông, và đó chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra biến chứng sốc. Vì vậy, cho trẻ uống nhiều nước nhằm mục đích làm máu đỡ bị cô đặc, dễ lưu thông hơn, từ đó có thể tránh được biến chứng sốc. Có thể cho trẻ uống Oresol (chất thường dùng để bù nước trong bệnh tiêu chảy), hoặc cho trẻ uống nước cam, nước chanh..., nước khoáng hay nước lọc đun sôi. Cho trẻ uống nước đầy đủ nhưng từ từ, thong thả, vì nếu trẻ uống quá nhanh, quá nhiều cùng một lúc, có thể sẽ gây nôn ói, đầy bụng. Việc ăn của trẻ cũng cần được quan tâm: nên cho trẻ ăn các chất dễ tiêu như cháo, súp và dĩ nhiên không bao giờ được ăn no quá.
- DÙNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH SXH Việc dùng thuốc theo đơn của bác sĩ cần được thực hiện thật đúng. Trong bệnh SXH, các bác sĩ thường cho trẻ dùng thuốc hạ sốt Paracetamol, loại thuốc này còn có nhiều tên khác nhau như Acemol, Cetamol, Efferalgan, Panadol v.v... (nhưng dưới các tên nói trên, bao giờ cũng có chữ Paracetamol). Bạn hãy cho trẻ dùng đúng paracetamol, đừng bao giờ cho trẻ dùng các thuốc nhóm Aspirine, như aspegic, Aspro... vì các loại thuốc Aspisrine có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và gây một số tai biến khác (Đã xảy ra trường hợp thương tâm do người nhà không hiểu biết, tự ý cho trẻ dùng Aspirine và dẫn đến tử vong). Trường hợp trẻ sốt cao, có thể áp dụng thêm phương pháp “lau mát”, xin nhắc lại 3 động tác cơ bản: 1. Dùng 1 khăn lông rấp nước mát đắp lên đầu, lên trán trẻ. 2. Dùng 1 khăn lông khác, rấp nước ấm lau mình mẩy, tay chân. 3. Nếu sờ 2 bàn chân trẻ thấy lạnh: dùng 1 chai nước ấm ủ giữa 2 bàn chân, phủ lên 1 khăn lông khô. Điều quan trọng là bạn chớ bao giờ tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh nếu không có ý kiến của thầy thuốc. Vì tất cả các loại kháng sinh hiện nay đều không có tác dụng gì với bệnh SXH, ngược lại chỉ làm trẻ mệt thêm. Việc cuối cùng là cần theo dõi bệnh của trẻ thật chu đáo. Chú ý phát hiện các triệu chứng xuất huyết cũng là điều cần quan tâm, nhưng chưa đủ. Vì như trên đã nói, nhiều trẻ SXH tuy không có triệu chứng xuất huyết nhưng vẫn bị sốc, mà sốc mới là biến chứng nguy kịch nhất của bệnh. Vậy thì, có cách nào biết được các dấu hiệu báo trước là sốc sắp xảy ra? Có, các triệu chứng này được gọi là triệu chứng tiền sốc, bao gồm: 1. Trẻ đang tỉnh táo, bỗng trở nên lừ đừ, có khi vật vã. 2. Trẻ có những cơn đau bụng dữ dội mà trước đây không có hoặc chỉ có rất ít. 3. Tay, chân lạnh. 4. Da trẻ đổi màu, trở nên bầm bầm, môi xám lại. 5. Trẻ tiểu ít hẳn hoặc không tiểu chút nào, nhưng rất khát. Bạn hãy lưu ý phát hiện các triệu chứng tiền sốc nói trên, nhất là từ ngày thứ 3 của bệnh (tính từ ngày bắt đầu sốt), vì biến chứng sốc thường xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7. Nếu bạn nhận thấy một hoặc vài triệu chứng tiền sốc kể trên, thì dù chưa đến ngày tái khám hoặc bận công việc gì, cũng phải cấp tốc đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được cứu chữa kịp thời.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sốt dengue và sốt xuất huyết dengue
5 p | 218 | 24
-
Cách chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết
3 p | 192 | 16
-
Phát hiện và chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà
3 p | 100 | 12
-
Chăm Sóc Trẻ Bị Sốt Xuất Huyết Tại Nhà
4 p | 154 | 11
-
Nhận biết và điều trị sốt xuất huyết cho trẻ em
5 p | 89 | 8
-
Phát hiện sớm và xử lý đúng khi trẻ bị sốt xuất huyết
6 p | 103 | 7
-
Cách xử trí sốt co giật ở trẻ em
4 p | 146 | 6
-
Bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết:Khi người lớn nghĩ khác bác sĩ
6 p | 116 | 6
-
Đề phòng sốt xuất huyết nặng ở trẻ
7 p | 76 | 5
-
Chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết
9 p | 122 | 5
-
Chăm sóc khi trẻ lên sởi
5 p | 112 | 4
-
Nhiều trẻ đi cấp cứu do được... hạ sốt
2 p | 91 | 4
-
Cách chăm sóc trẻ bị sốt
4 p | 75 | 3
-
Sốt xuất huyết tái sốc muộn
3 p | 79 | 3
-
Trẻ dễ sốc vì sốt xuất huyết
5 p | 104 | 3
-
Dấu hiệu của sốt virut ở trẻ em.
3 p | 127 | 2
-
Xử trí khi trẻ bị sốt co giật
7 p | 120 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn