Chăm sóc trẻ sơ sinh và nhũ nhi
lượt xem 17
download
Trẻ em là một cơ thể đang lớn lên và phát triển. Quá trình lớn và phát triển của trẻ cũng tuân theo quy luật chung của sự tiến hóa sinh vật đi từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chăm sóc trẻ sơ sinh và nhũ nhi
- Chăm sóc trẻ sơ sinh và nhũ nhi Trẻ em là một cơ thể đang lớn lên và phát triển. Quá trình lớn và phát triển của trẻ cũng tuân theo quy luật chung của sự tiến hóa sinh vật đi từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp. Từ lúc thụ thai đến tuổi trưởng thành trẻ trải qua 2 hiện tượng đó là sự tăng trưởng, đây là hiện tượng phát triển về số lượng và kích thước của các tế bào; và sau đó là sự trưởng thành của các tế bào và mô với sự hoàn chỉnh dần về cấu trúc và chức năng của các cơ quan. Quá trình lớn lên và phát triển này không phải là một quá trình tuần tiến mà có những bước nhẩy vọt, có sự khác biệt về chất chứ không đơn thuần về số lượng. Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ vì vậy mỗi lứa tuổi có một đặc điểm sinh học riêng chi phối sự phát triển bình
- thường cũng như quá trình bệnh lý của trẻ. Hiểu rõ các đặc điểm sinh học và bệnh lý từng thời kỳ phát triển của trẻ sẽ giúp các ông bố bà mẹ có những biện pháp chăm sóc trẻ tốt hơn. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) trẻ em được tính từ 0-18 tuổi và được chia thành các giai đoạn: Sơ sinh: từ lúc sinh đến 1 tháng; Trẻ bú mẹ: 1 - 23 tháng; Trẻ tiền học đường: 2 - 5 tuổi; Trẻ nhi đồng: 6 - 12 tuổi và Trẻ vị thành niên: 13 - 18 tuổi. Phần 1 bài viết này đề cập đến lứa tuổi 0 – 23 tháng tuổi, có vị trí rất quan trọng trong suốt quá trình phát triển cuộc đời của mỗi con người. Một đứa trẻ trước khi ra đời sẽ phải trải qua khoảng 280 - 290 ngày trong bụng mẹ, được tính từ lúc thụ thai cho đến khi sinh. Thời gian này được chia thành 2 thời kỳ: Thời kỳ phôi: 3 tháng đầu của thai kỳ dành cho sự hình thành và biệt hóa bộ phận. Đây là thời kỳ noãn thụ tinh được biệt hoá nhanh chóng thành một cơ thể. Trong thời kỳ này, nếu mẹ bị nhiễm các chất độc (thuốc hay hoá chất) hoặc bị nhiễm virus như nhiễm TORCH (toxoplasmo, rubella, cytomegalovirus, herpes simplex) thì trẻ sinh ra dễ bị dị tật. Bệnh lý trong giai đoạn này thường là sự rối loạn về hình thành và phát triển của thai nhi như những dị tật do “gene”, bất thường về nhiễm sắc thể. Những người mẹ lớn tuổi sinh con dễ bị những dị hình về nhiễm sắc thể như hội chứng Down... Ở thời kỳ này các bà mẹ cần bắt đầu chăm sóc cho bản thân và thai nhi, nên chọn một địa chỉ uy tín để chăm sóc thai, vì việc theo dõi, quản lý thai nghén rất quan trọng đối với sức khỏe và chăm sóc trẻ sau này. Thời kỳ thai: Tính từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 9. Trong thời kỳ này, thai nhi tiếp tục lớn lên một cách nhanh chóng. Trong giai đoạn này sự dinh dưỡng của thai nhi được cung cấp từ người mẹ qua rau thai. Nếu người mẹ không đủ dinh dưỡng hay tăng cân kém trong giai đoạn này, trẻ dễ có cân nặng thấp lúc sinh hoặc tỉ lệ tử vong cao. Việc chăm sóc người mẹ trong thời kỳ mang thai chính là chăm sóc trẻ trong giai đoạn trước khi sinh. Trong suốt thai kỳ người mẹ cần tăng được 8-12kg. Các bà mẹ
- cần chú ý theo đúng lịch khám thai định kỳ, làm các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm hình thái và theo dõi chẩn đoán dị tật trước sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ, thận trọng khi dùng thuốc và tránh tiếp xúc với các yếu tố độc hại, có chế độ lao động hợp lý và tinh thần thoải mái, chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đảm bảo 2.400 – 2.500 calo/ngày Chấm dứt thời kì trong bụng mẹ, trẻ bước sang giai đoạn sau sinh được tính từ lúc sinh (cắt rốn) cho đến 28 ngày, hay còn gọi làthời kỳ sơ sinh; và từ 1 đến 23 tháng tuổi, được gọi là thời kì nhũ nhi. Thời kì sơ sinh: Chăm sóc trẻ sơ sinh đóng vai trò rất quan trọng vì đây là giai đoạn chuyển tiếp từ đời sống trong buồng tử cung người mẹ ra ngoài tử cung (từ môi trường nước sang môi trường không khí, nhiệt độ môi trường ổn định sang nhiệt độ dao động...) buộc trẻ phải có sự thay đổi chức năng của một số cơ quan để thích nghi với cuộc sống mới như hoạt động của bộ máy hô hấp, bộ máy tuần hoàn. Ngay sau khi ra đời, đứa bé bắt đầu thở bằng phổi và vòng tuần hoàn chính thức thay cho tuần hoàn rau thai. Trẻ bú mẹ và bộ máy tiêu hoá cũng bắt đầu làm việc. Bộ não bé còn non nớt nên trẻ ngủ liên miên do vỏ não trong trạng thái ức chế. Đặc biệt cần quan tâm khi chăm sóc trẻ sơ sinh là chức năng các bộ phận và hệ thống của trẻ chưa hoàn thiện, do đó các bệnh lý thường gặp ở lứa tuổi này gồm: Glucose máu trẻ sơ sinh thấp nên cần cho trẻ bú sớm sau khi sinh. Hệ thống miễn dịch còn non yếu nên trẻ dễ bị nhiễm trùng. Tuy vậy nhờ có kháng thể từ mẹ chuyển sang nên trẻ ít bị các bệnh như sởi, bạch hầu...
- Ngoài một số bệnh của giai đoạn trước khi sinh như các dị tật bẩm sinh, các bệnh rối loạn chuyển hóa, đẻ non, còn gặp các bệnh có liên quan đến quá trình đẻ như ngạt, sang chấn sản khoa. Chính vì thế, việc chăm sóc trẻ sơ sinh tốt, nhất là trong giai đoạn trước sinh rất quan trọng, để hạn chế việc đẻ khó, nhiễm trùng, nhằm hạ thấp tử vong sơ sinh. Sau khi sinh, trẻ cần được cho bú mẹ đầy đủ, giữ ấm và vô khuẩn tốt. Trẻ bước sang thời kì nhũ nhi được tính từ 1 tháng đến 23 tháng tuổi. Trong thời kỳ này trẻ lớn rất nhanh, thức ăn tốt nhất là sữa mẹ. Trẻ cần 120 - 130 calo/kg cơ thể/ngày. Các đặc điểm sinh lý của trẻ: Chức năng các bộ phận phát triển nhanh nhưng vẫn chưa hoàn thiện, đặc biệt là chức năng tiêu hóa; tình trạng miễn dịch thụ động giảm nhanh trong khi khả năng tạo miễn dịch chủ động của trẻ còn chưa hoàn thiện. Hệ thống thần kinh cũng bắt đầu phát triển, trẻ bắt đầu nhận ra các đồ vật, khuôn mặt. Đã hình thành hệ thống tín hiệu thứ nhất là các phản xạ có điều kiện và đến cuối năm đầu trẻ bắt đầu hình thành hệ thống tín hiệu thứ hai (Trẻ bắt đầu biết nói) Các bệnh thường gặp: Các bệnh về dinh dưỡng, tiêu hóa như tiêu chảy cấp, thiếu máu, còi xương, suy dinh dưỡng, nhất là trẻ không bú mẹ. Ở trẻ được nuôi bằng sữa mẹ, các rối loạn dạ dày – ruột ít gặp và nhẹ hơn. Trung tâm điều nhiệt và da của trẻ cũng chưa phát triển đầy đủ, do đó trẻ dễ bị hạ thân nhiệt hoặc dễ bị sốt cao co giật. Trong 6 tháng đầu trẻ ít bị các bệnh nhiễm trùng cấp như sởi, bạch hầu... do kháng thể từ mẹ (IgG) truyền sang qua rau thai còn tồn tại ở cơ thể trẻ. Càng về sau, miễn dịch từ mẹ truyền sang giảm dần, trong lúc đó hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn còn non yếu nên trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, viêm màng não mủ. Chăm sóc trẻ trong giai đoạn này cần chú ý: Đảm bảo dinh dưỡng: trẻ được bú mẹ đầy đủ, ăn sam đủ và đúng thời điểm
- Đảm bảo cho trẻ được tiêm phòng đầy đủ đúng thời gian và đúng kỹ thuật Vệ sinh thân thể cho trẻ và chú ý giúp trẻ phát triển tinh thần vận động Chăm sóc trẻ, đặc biệt chăm sóc trẻ sơ sinh khỏe mạnh, phát triển toàn diện là cả một nghệ thuật và khoa học. Hiểu được quá trình hình thành của trẻ, sự phát triển sinh học cũng như những bệnh lý mà trẻ có thể gặp phải trong những năm tháng đầu đời là hết sức quan trọng. Điều này giúp cho các ông bố bà mẹ chủ động chăm sóc, nuôi dưỡng con mình một cách tốt hơn. Trẻ em thực sự là tương lai và hạnh phúc của chúng ta, hãy đành trọn tình yêu thương cho bé!
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các kỹ năng cần thiết khi chăm sóc trẻ sơ sinh
13 p | 750 | 248
-
Chăm sóc trẻ sơ sinh: Truyền thống hay hiện đại?
5 p | 360 | 133
-
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị thiếu tháng
5 p | 591 | 91
-
Chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng
15 p | 313 | 51
-
7 cách chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất
11 p | 292 | 40
-
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào những ngày lạnh
10 p | 200 | 32
-
5 mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh cho người lần đầu làm mẹ
5 p | 162 | 23
-
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ em sau khi tiêm chủng
10 p | 142 | 11
-
Đánh giá kết quả và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng bằng phương pháp Kangaroo tại Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang
13 p | 66 | 5
-
Đánh giá kết quả và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng bằng phương pháp Kangaroo tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Châu Đốc
9 p | 15 | 5
-
Những sai lầm tai hại khi chăm sóc trẻ sơ sinh
6 p | 92 | 3
-
Hiệu quả công tác chăm sóc trẻ sơ sinh sử dụng surfactant tại phòng sơ sinh khoa nhi - Bệnh viện Trung ương Huế
6 p | 61 | 3
-
Kết quả chăm sóc trẻ đẻ non bằng phương pháp Kangaroo tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2023
6 p | 16 | 3
-
Khả năng cung ứng dịch vụ chăm sóc trẻ sơ sinh tại Trung tâm y tế huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, năm 2019
4 p | 2 | 2
-
Kiến thức của các bà mẹ về các chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh, các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện trung ương Thái Nguyên năm 2019
6 p | 50 | 2
-
Khảo sát tình trạng thiếu máu và các yếu tố liên quan truyền máu ở trẻ sơ sinh non tháng tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố
9 p | 2 | 2
-
Khảo sát và thực hành giáo dục sức khỏe về một số kỹ năng cơ bản chăm sóc trẻ sơ sinh của bà mẹ tại khoa Sơ sinh Bệnh viện đa khoa Đức Giang năm 2020
8 p | 12 | 1
-
12 đánh giá hiệu quả chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp tại khoa nhi sơ sinh Bệnh viện Trung ương Huế
6 p | 85 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn