CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG VÀ TỦY SỐNG (SPINE AND SPINAL CORD TRAUMA) - Phần 2
lượt xem 9
download
MÔ TẢ 3 LOẠI GÃY ĐỐT SỐNG TRỤC ( ODONTOID FRACTURE) - Gãy đốt sống trục loại I (type I odontoid fracture) là gãy của đỉnh của răng (dens). Đỉnh của răng bị nhổ bật ra (avulsion) với các dây chằng bám vào đó. Đây là một gãy ổn định , có thể được điều trị với một cervical collar. - Gãy đốt sống trục loại II (type II odontoid fracture) là gãy qua đáy của răng, ở đây răng bám vào thân của đốt sống trục .Gãy xương này sẽ lành với bất động nếu răng bị xê...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG VÀ TỦY SỐNG (SPINE AND SPINAL CORD TRAUMA) - Phần 2
- CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG VÀ TỦY SỐNG (SPINE AND SPINAL CORD TRAUMA) Phần 2 21/ MÔ TẢ 3 LOẠI GÃY ĐỐT SỐNG TRỤC ( ODONTOID FRACTURE) - Gãy đốt sống trục loại I (type I odontoid fracture) là gãy của đỉnh của răng (dens). Đỉnh của răng bị nhổ bật ra (avulsion) với các dây chằng bám vào đó. Đây là một gãy ổn định , có thể được điều trị với một cervical collar. - Gãy đốt sống trục loại II (type II odontoid fracture) là gãy qua đáy của răng, ở đây răng bám vào thân của đốt sống trục .Gãy xương này sẽ lành với bất động nếu răng bị xê dịch dưới 5 hay 6 mm. Nếu không, hợp nhất (fusion) C1-C2 lại hoặc cố định xương trục bằng vis (odontoid screw fixation) để ổn định gãy xương. - Gãy đốt sống trục loại III (type III odontoid fracture) là gãy xương bao gồm thân của đốt sống C2. Gãy xương này sẽ lành với bất động.
- 22/ MÔ TẢ SỰ KHÁC NHAU GIỮA THƯƠNG TỔN TỦY SỐNG HOÀN TOÀN VÀ KHÔNG HOÀN TOÀN ? - Trong một thương tổn tủy sống hoàn toàn, tủy sống bị thương tổn không hồi phục được, và không có chức năng về vận động, cảm giác hay điện (somatosensory evoked potentials) dưới mức thương tổn. Trong thương tổn không hoàn toàn, vài chức năng được bảo toàn. - Sự phân biệt giữa thương tổn hoàn toàn và không hoàn toàn là điều cốt yếu : tiên lượng đối với những thương tổn hoàn toàn là xấu, trong khi đối với những bệnh nhân với thương tổn không hoàn toàn có thể hy vọng có ít nhất một vài mức độ cải thiện nào đó . 23/ MÔ TẢ CÁC HỘI CHỨNG HAY THƯƠNG TỔN TỦY KHÔNG HOÀN TOÀN 1/ HỘI CHỨNG TỦY TRƯỚC (ANTERIOR CORD SYNDROME) : đưa đến mất chức năng 2/3 trước của tủy sống do thương tổn các bó vỏ-gai (corticospinal) và gai-đồi thị (spinothalamic). Các dấu chứng gồm có mất chức năng vận động tự ý và mất cảm giác đau và nhiệt độ dưới mức thương tổn, với sự bảo tồn các chức năng tư thế (position) và rung (vibration) của cột sau (posterior column). Vấn đề mấu chốt là khả năng hồi
- phục của thương tổn nếu một máu tụ đè ép hay một mảnh đĩa gian đốt sống có thể được lấy đi. Tình trạng này cần phải hội chẩn ngoại thần kinh tức thời. 2/ HỘI CHỨNG TRUNG TÂM TỦY (CENTRAL CORD SYNDROME) là do thương tổn phần trung tâm của tủy sống. Bởi sự phân bố thần kinh của phần gần hơn được định vị ở trung tâm của tủy sống, nên thương tổn nơi này ảnh hưởng lên chi trên nhiều hơn là chi dưới. Chức năng kiểm soát ruột hay bàng quang thường được bảo tồn. Cơ chế gây chấn thương là quá duỗi (hyperextension) cột sống cổ với một khoang tủy sống bị làm hẹp lại do sự biến đổi bẩm sinh, sự thoái hóa khớp, hay các dây chằng bị phì đại. Hội chứng này có thể xảy ra mà không có gãy xương thật sự hay vỡ dây chằng. 3/ HỘI CHỨNG BROWN-SEQUARD là sự cắt đứt một nửa tủy sống (hemisection), thường do chấn thương xuyên (penetrating trauma). Cảm giác đau và nhiệt bên đối diện bị mất, và vắng mặt các chức năng vận động và cột sau (tư thế và rung) ở phía bị thương tổn. 4/ HỘI CHỨNG ĐUÔI NGỰA (CAUDA EQUINA SYNDROME) là một thương tổn các rễ thần kinh (nerve roots) thắt lưng, cùng và cụt, gây nên thương tổn thần kinh ngoại biên (peripheral nerve injury). Có thể có mất
- vận động và cảm giác ở chi dưới, loạn chức năng ruột và bàng quang, và mất cảm giác đau đớn ở đáy chậu (perineum) (saddle anesthesia : mất cảm giác yên ngựa). 24/ THƯƠNG TỔN TỦY SỐNG TRƯỚC (ANTERIOR SPINAL CORD INJURY) LÀ GÌ ? Thương tổn này là một thương tổn tủy sống không hoàn toàn, điển hình xảy ra do chấn thương gấp (flexion injury), gây nên thương tổn tủy sống trước (anterior spinal cord) hay động mạch gai trước (anterior spinal injury). Trong trường hợp này, chức năng vận động và cảm giác đau đớn và nhiệt bị mất, nhưng cảm giác xúc giác nhẹ, cảm giác rung và tư thế (vibration and position senses) được bảo toàn. Tiên lượng hồi phục vận động tồi. 25/ THƯƠNG TỔN TỦY SỐNG TRUNG TÂM LÀ GÌ ? Trong thương tổn tủy sống cổ không hoàn toàn này, loạn năng vận động của tay và cánh tay xấu hơn một cách không tương xứng so với chi dưới. Điều này có lẽ là do thương tổn phần trung tâm của tủy sống, làm thương tổn chất xám và các sinap, với sự bảo tồn tương đối các đường thần
- kinh dài có bao myéline. Những bệnh nhân này thường hồi phục các chức năng, nhưng cử động tay có thể vẫn kém. 26/ THƯƠNG TỔN BROWN-SEQUARD LÀ GÌ ? Một thương tổn Brown-Séquard là một thương tổn tủy sống không hoàn toàn, ở một bên của tủy sống và thường là do một nhát đâm ở lưng hay ở cổ. Những dấu hiệu điển hình của thương tổn nửa tủy (hemicord injury) này là mất vận động và giảm cảm giác xúc giác nhẹ cùng bên, phối hợp với mất cảm giác đau và nhiệt bên đối diện, bắt đầu ở hai hoặc ba mức dưới tổn thương. Điều này là do sự bắt chéo của các sợi thần kinh đau đớn và nhiệt ở một hay hai mức trên chỗ vào của rễ thần kinh. Cảm giác rung và tư thế cùng bên có thể bị mất nếu cột sau bị thương tổn. Tiên lượng của bệnh nhân bị thương tổn Brown-Séquard trong sự hồi phục chức năng vận động phần xa là tốt nhờ một đường vỏ-gai trước (anterior cortico-spinal tract) không b ị bắt chéo. 27/ Ý NGHĨA CỦA SACRAL SPARING VÀ CHOÁNG TỦY SACRAL SPARING : là sự bảo tồn của bất cứ chức năng nào của các rễ thần kinh cùng (sacral roots), như cử động của ngón chân hay cảm
- giác vùng quanh hậu môn. Nếu sacral sparing hiện diện, khả năng hồi phục thần kinh chức năng là tốt. CHOÁNG TỦY (SPINAL SHOCK) : là tình trạng chấn động tủy tạm thời trong đó không có các phản xạ qua trung gian tủy sống, như co thắt hậu môn (anal wink). Choáng tủy cũng có thể đưa đến tim đập chậm và hạ huyết áp. Mức độ thương tổn tủy sống, và tiên lượng, không thể xác định được cho đến khi những phản xạ này trở lại. 28/ CHOÁNG TỦY LÀ GÌ (SPINAL SHOCK) ? Choáng tủy là một tình trạng được nhận thấy nơi những bệnh nhân có những thương tổn tủy sống quan trọng. Trong vòng 24 giờ đầu, một bệnh nhân với tổn thương tủy sống thể hiện một sự thiếu hoàn toàn các phản xạ gân sâu và các phản xạ hậu môn. Tình trạng này thường biến mất trong vòng 1 ngày. Trong trường hợp điển hình, những phản xạ đầu tiên trở lại là các phản xạ hành-hang (bulbocavernous reflexe) và phản xạ nháy hậu môn (anal wink reflex). 29/ CHOÁNG DO THẦN KINH ( NEUROGENIC SHOCK ) LÀ GÌ ?
- Choáng do thần kinh là tên để chỉ giảm huyết áp sâu, do thương tổn quan trọng tủy sống cổ hay phần trên của tủy sống ngực, đưa đến mất chức năng giao cảm. 30/ NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU NƠI BỆNH NHÂN BỊ CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG ? - Các nguyên tắc chung của hồi sức chấn thương phải được thực hiện nếu cần thiết. Những vấn đề đặc biệt liên quan đến cột sống cổ gồm có ngăn ngừa sự làm nặng thêm thương tổn, do bất động không thích đáng và xử lý cẩn trọng bệnh nhân. Một thương tổn ở mức cao của cột sống cổ có thể đ ưa đến nhiều tổn hại hơn cho bệnh nhân. Bất cứ bệnh nhân nào với một thương tổn trên C5 có lẽ nên đặt ống nội khí quản bởi vì các rễ thần kinh hoành (phrenic nerve roots) (chi phối cơ hoành) xuất phát từ C3 đến C5. Tình trạng hô hấp phải được theo dõi cẩn thận. Cần làm giảm sức ép trong dạ dày và bàng quang vào giai đoạn sớm của điều trị các bệnh nhân này. Nên tránh cho quá nhiều dịch. Sự thiếu cảm giác đau đớn dưới mức tủy sống bị thương tổn có thể che dấu những thương tổn khác. - Sự ảnh hưởng lên sự thông khí phổi tùy thuộc vào mức thương tổn tủy (niveau lésionnel) : một thương tổn tủy trên C4, nơi phát xuất của các dây thần kinh hoành (nerfs phréniques), gây nên bại liệt cơ hoành và một sự
- phụ thuộc thông khí hoàn toàn (une complète dépendance ventilatoire). Trong những thương tổn tủy vùng cổ ở phần thấp C4-C7 và vùng ngực ở phần cao, hoạt động cơ hoành được bảo tồn cho phép một sự tự trị thông khí (une autonomie ventilatoire).Tuy nhiên s ự tự trị này là mong manh vì lẽ bộ phận chỉ huy các cơ liên sườn và cơ bụng bị thương tổn. Các bệnh nhân này dễ bị xẹp phổi (atélectasies) và ứ tiết phế quản (encombrement bronchique), do thương tổn các cơ thở ra chính (làm cho động tác ho có hiệu quả).Trong những thương tổn tủy vùng ngực ở phần thấp và vùng thắt lưng, những vấn đề thông khí chỉ là thứ yếu. - Tắc ruột do liệt ruột (iléus paralytique) có thể kéo dài từ 3 đến 10 ngày và cần thiết đặt một ống thông dạ dày, đặc biệt là để ngừa sự giãn dạ dày cấp tính. - Cần đặt ống thông đường tiểu do thiếu tính tự trị của bàng quang (són đái/ bí tiểu). 31/ SCIWORA LÀ GÌ ? Thương tổn tủy sống không có bất thường quang tuyến (SCIWORA : spinal cord without radiologic abnormalities). Hội chứng trung tâm tủy (central cord syndrome) có thể hiện diện theo cách này, mặc dầu thuật ngữ
- này thường được sử dụng nhất đối với chấn thương cột sống cổ trẻ em. Các trẻ em dễ bị SCIWORA hơn bởi vì các cấu trúc cổ có tính đàn hồi hơn. 32/ ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA HIỆN NÀY ĐỐI VỚI THƯƠNG TỔN TỦY SỐNG ? Hiện nay người ta khuyên tiêm truyền 30mg/kg methylprednisolone trong 1 giờ, rồi 5,4mg/kg/giờ trong 23 giờ tiếp theo sau đó. Hạ huyết áp toàn thân và tim đập chậm có thể được điều trị trước hết bằng truyền dịch, sau đó thêm vào dopamine hay dobutamine. Atropine được cho trong trường hợp tim đập chậm có triệu chứng. 33/ TÁC DỤNG CỦA STEROIDS TRONG THƯƠNG TỔN TỦY SỐNG CẤP TÍNH ? Công trình nghiên c ứu NASCIS đầu tiên (National Acute Spinal Cord Injury Study) được thiết lập năm 1975 để đánh giá điều trị dược lý trong những giờ đầu sau thương tổn tủy sống. NASCIS 2 được hoàn tất năm 1993 và theo sau là NASCIS 3 hoàn tất năm 1998. Cochrane Database Review, xem lại các trị liệu dược lý trong các thương tổn tủy sống, được viết bởi tác giả lãnh đạo trong các công trình NASCIS. Sự duyệt xét lại tất cả các công trình nghiên cứu về trị liệu dược lý trong thương tổn tủy sống cấp tính này
- kết luận rằng methylprednisolone succinate là phép trị liệu duy nhất được chứng tỏ là cải thiện tiên lượng thần kinh. Liều lượng là tiêm trực tiếp khởi đầu 30 mg/kg bằng đường tĩnh mạch trong 15 phút, rồi 45 phút sau đó tiêm truyền tĩnh mạch liên tục 5,4 mg/kg/giờ trong 24 giờ. Điều trị này nên được thực hiện trong vòng 3 giờ sau khi bị thương tổn. Nếu điều trị được bắt đầu 3 đến 8 giờ sau chấn thương, bệnh nhân nên được duy trì tiêm truyền trong 48 giờ. Phép trị liệu này đang còn gây tranh cãi bởi vì đã có những câu hỏi được nêu lên về phân tích thống kê của NASCIS và thiếu sự chấp thuận của Cơ quan quản trị thuốc và dược phẩm đối với phép trị liệu đang còn trong thực nghiệm này.Về mặt pháp y, việc mong muốn quá mạnh đối với bất cứ cải thiện nào đã làm cho phép trị liệu này thành tiêu chuẩn điều trị thực tế (de facto) cho đến khi có những trị liệu khác được cho là thích hợp hơn. Những phép trị liệu khác sắp có gồm có ganglioside Gm1, các chất đối kháng thụ thể opiate, các chất đối kháng kênh calcium, các chất đối kháng thụ thể glutamate, và các chất tương cận hormone tiết thyroid. 34/ NHỮNG NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO CHUNG ĐỐI VỚI PHẪU THUẬT CỘT SỐNG SAU CHẤN THƯƠNG ? Những bệnh nhân với thương tổn tủy sống không hoàn toàn và với bằng cớ có vật lạ (xương, đĩa gian đốt sống, vật lạ) trong ống sống (spinal
- canal) nên được làm giảm ép (decompressed) và ổn định (stabilized). Bất cứ bệnh nhân nào với bằng cớ thương tổn rễ thần kinh (nerve root injury) do thoát vị đĩa (disc herniation) hay những lực đè ép khác, nên được làm giảm ép. Tất các các bệnh nhân với thương tổn cột sống không ổn định (unstable spinal injury) cần ổn định bằng phẫu thuật (surgical stabilization) hay bất động trong một halo vest. 35/ CÓ PHẢI BỆNH NHÂN VỚI THƯƠNG TỔN TỦY SỐNG PHẢI PHẪU THUẬT CẤP CỨU ? Vâng. Những bệnh nhân với dấu hiệu xấu đi lúc thăm khám thần kinh có thể phải phẫu thuật giảm ép tủy sống cấp cứu (urgent spinal cord decompression). Các dấu hiệu thần kinh xấu đi có thể là do đĩa gian đốt sống bị thoát vị, xuất huyết ngoài màng cứng, hay phù nề tủy sống trong một ông tủy bị hẹp lại, gây nên đè ép tủy và làm các triệu chứng xấu đi. Các bệnh nhân cũng phải chịu phẫu thuật nhằm làm ổn định một cột sống không ổn định để cho phép bệnh nhân di động và phục hồi 36/ TIÊN LƯỢNG CỦA NHỮNG BỆNH NHÂN VỚI THƯƠNG TỔN TỦY SỐNG ?
- Với thương tổn hoàn toàn (không có chức năng vận động hay cảm giác dưới thương tổn), khả năng phục hồi xấu : chỉ 2% các bệnh nhân phục hồi sự đi lại. Tiên lượng rõ rệt tốt hơn đối với các bệnh nhân với thương tổn không hoàn toàn : 75% có s ự hồi phục đáng kể. Điều trị thích đáng các thương tổn xương giúp ngăn ngừa sự đau đớn và sự trở nặng của các triệu chứng thần kinh về sau. 37/ CÁC THẦY THUỐC PHẢI LÀM GÌ ĐỂ NGĂN NGỪA CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG ? Bởi vì tai nạn xe cộ là nguyên nhân dẫn đầu của chấn thương cột sống, chúng ta có thể tác động để làm giảm những vấn đề như lái xe dưới tác dụng của rượu hay chất ma túy và khuyến khích sử dụng dây an toàn (các nạn nhân bị bắn đi lúc bị tai nạn có nguy cơ thương tổn cột sống). Các thương tổn do nhảy lao đầu xuống (diving injury) có thể làm giảm bớt bằng cách giáo dục và huấn luyện công chúng một cách thích đáng. Bởi vì bạo lực do súng cầm tay gia tăng, các thầy thuốc cần lên tiếng về vấn đề này. BS NGUYỄN VĂN THỊNH
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Chụp cắt lớp vi tính trong chấn thương cột sống
45 p | 792 | 243
-
Đề cương Phẫu thuật thần kinh: Chấn thương cột sống tủy sống và u tủy
16 p | 524 | 188
-
Phương pháp chẩn đoán bệnh cột sống, tủy sống (Kỳ 1)
5 p | 286 | 59
-
Cấp cứu người bị chấn thương cột sống
4 p | 286 | 52
-
MRI tổn thương cột sống
12 p | 206 | 44
-
Phương pháp chẩn đoán bệnh cột sống, tủy sống (Kỳ 2)
6 p | 191 | 39
-
Cấp cứu bệnh nhân chấn thương cột sống tại hiện trường (Phần 6)
5 p | 175 | 37
-
Bài giảng Chấn thương cột sống-tủy sống - ThS. BS. Chu Tấn Sĩ
27 p | 161 | 32
-
CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG VÀ TỦY SỐNG
19 p | 242 | 21
-
CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG VÀ TỦY SỐNG (SPINE AND SPINAL CORD TRAUMA) - Phần 1
13 p | 127 | 17
-
Phương pháp chẩn đoán bệnh lý cột sống-tuỷ sống
19 p | 129 | 17
-
U cột sống
5 p | 146 | 13
-
Chẩn đoán CT Cột sống
18 p | 94 | 13
-
Cách sơ cứu chấn thương cột sống
5 p | 170 | 12
-
Phương pháp chẩn đoán bệnh cột sống, tủy sống
19 p | 104 | 8
-
Những khó khăn trong chẩn đoán và điều trị cột sống
6 p | 83 | 6
-
Phương pháp chẩn đoán bệnh cột sống, tủy sống – Phần 1
10 p | 80 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn