intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chấn thương SAI KHỚP VAI

Chia sẻ: Vu Duc Duy Duy | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:16

88
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguyên nhân, cơ chế. Chấn thương trực tiếp vào mặt sau vai (ít gặp). Chấn thương gián tiếp: do ngã chống tay hoặc chống khuỷu trong tư thế cánh tay dạng, đưa ra sau và xoay ngoài. Giải phẫu bệnh Sai khớp làm rách dây chằng bao khớp phía trước dưới. Cơ dưới vai, cơ nhị đầu có thể bị rách hoặc bị đứt. Dây chằng và các cơ ở phía sau chắc nên không bị tổn thương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chấn thương SAI KHỚP VAI

  1. SAI KHỚP VAI
  2. ĐẠI CƯƠNG - Dịch tễ: - Giải phẫu: - Chia làm 3 loại: sai khớp vai mới, sai khớp vai cũ và sai khớp vai tái diễn.
  3. SAI KHỚP VAI MỚI Căn cứ vào vị trí chỏm xương bị bật ra nằm ở vị trí nào so với ổ chảo mà chia ra các thể: - Sai khớp vai ra trước vào trong: hay gặp nhất - Sai khớp vai ra sau: ít gặp vì có xương bả vai án ngữ.
  4. SAI KHỚP VAI MỚI 1. Sai khớp vai thể trước, trong và dưới mỏm quạ 1.1. Nguyên nhân, cơ chế - Chấn thương trực tiếp vào mặt sau vai (ít gặp). - Chấn thương gián tiếp: do ngã chống tay hoặc chống khuỷu trong tư thế cánh tay dạng, đưa ra sau và xoay ngoài 1.2. Giải phẫu bệnh Sai khớp làm rách dây chằng bao khớp phía trước dưới. Cơ dưới vai, cơ nhị đầu có thể bị rách hoặc bị đứt. Có thể bong gờ sụn, gãy mấu động lớn. Dây chằng và các cơ ở phía sau chắc nên không bị tổn thương.
  5. SAI KHỚP VAI MỚI 1.3. Triệu chứng - Nhìn thẳng thấy: + Dấu hiệu gù vai hay mỏm vai vuông. + Dấu hiệu nhát rìu ở phía ngoài nơi bám tận của cơ delta. + Cánh tay dạng và xoay ngoài. - Nhìn nghiêng thấy: + Chỏm xương cánh tay gồ ra trước, đường kính trước sau vai dài ra. - Sờ thấy ổ khớp rỗng, chỏm xương lồi tròn ở rãnh delta - ngực.
  6. SAI KHỚP VAI MỚI - Dấu hiệu lò so. - Thăm khám thêm để phát hiện sự chèn ép mạch máu, thần kinh. - Chụp Xquang 2 tư thế thẳng, nghiêng để xác định rõ thể sai khớp và phát hiện tổn thương xương phối hợp.
  7. SAI KHỚP VAI MỚI 2.2. Các thể lâm sàng khác 2.2.1. Sai khớp vai ngoài mỏm quạ Đây là thể sai khớp không hoàn toàn. Dễ nắn, tiên lượng tốt
  8. SAI KHỚP VAI MỚI 2.2.2. Sai khớp vai trong mỏm quạ Đây là loại sai khớp hoàn toàn, thường gặp sau lực chấn thương mạnh.
  9. SAI KHỚP VAI MỚI 2.2.3. Sai khớp vai dưới xương đòn Loại này tiên lượng nặng. 2.2.4. Sai khớp kiểu dựng thẳng ( hiếm gặp ) Chỏm xương cánh tay tụt xuống dưới hõm nách, cánh tay giơ lên cao.
  10. SAI KHỚP VAI MỚI 2.3. Biến chứng và di chứng Biến chứng: + Tổn thương thần kinh. + Tổn thương mạch máu + Tổn thương xương phối hợp Di chứng: + Viêm quanh khớp vai. + Hạn chế vận động khớp vai.
  11. SAI KHỚP VAI MỚI 2.4. Điều trị 2.4.1. Sơ cứu - Thuốc giảm đau toàn thân. - Bất động ở tư thế sai khớp. 2.4.2. Nắn sai khớp vai mới: có nhiều phương pháp - Vô cảm: - Nắn sai khớp:
  12. SAI KHỚP VAI MỚI + Phương pháp Hypocrat (phương pháp gót chân): →Bệnh nhân nằm ngửa → Người nắn ngồi đối diện bệnh nhân ở bên chi sai khớp → Đặt gót chân vào hõm nách bệnh nhân để làm đối lực, 2 tay nắm lấy tay bên sai khớp rồi kéo theo trục chi, cánh tay dạng 200, có thể kèm xoay nhẹ nhàng cánh tay vào trong và khép nhẹ. → Khi nghe tiếng “khục” là chỏm xương đã trở về vị trí, bệnh nhân dễ chịu ngay và cử động thử thấy khớp cử động dễ dàng.
  13. SAI KHỚP VAI MỚI + Phương pháp Kocher: 4 thì → Bệnh nhân ngồi trên ghế hoặc nằm ngửa trên bàn. → Một tay thầy thuốc cầm lấy cẳng tay, tay kia nắm lấy khuỷu tay bệnh nhân, tiến hành nắn chỉnh theo 4 thì: Thì 1: khuỷu tay gấp 900, kéo thẳng cánh tay rồi khép cánh tay vào thân người. Thì 2: xoay cánh tay ra ngoài bằng cách đưa cẳng tay ra ngoài. Thì 3: đưa khuỷu khép quá vào trong, xoay cẳng tay ra ngoài quá mức Thì 4: đưa cánh tay lên trên và xoay cẳng tay vào trong, bàn tay sờ được tai đối diện
  14. SAI KHỚP VAI MỚI + Phương pháp Djenalidze ( phương pháp tự nắn ): → Bệnh nhân nằm trên bàn cao. Khớp vai bên sai và cánh tay buông thõng (có thể cho bệnh nhân cầm một vật nhẹ). → Phương pháp này nhẹ nhàng, nhưng lâu và ít khi có kết quả vì vậy chỉ áp dụng với loại sai khớp vai không hoàn toàn.
  15. SAI KHỚP VAI MỚI 2.4.3. Bất động Bất động bằng băng bột hay bột Desault để 3 tuần.
  16. SKV CŨ VÀ SKV TÁI DIỄN 3. Sai khớp vai cũ: là sai khớp trên 3 tuần Từ 3 tuần: nắn thử theo phương pháp Hypocrat. Sau 8 tuần: không còn chỉ định nắn, phải mổ đặt lại khớp 4. Sai khớp vai tái diễn Là sai khớp nhiều lần lặp đi, lặp lại. Điều trị triệt để loại này là phẫu thuật. - Phẫu thuật can thiệp phần mềm: - Phẫu thuật can thiệp xương:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2