intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chanh, giấm, nước vôi & dị ứng do côn trùng

Chia sẻ: Ps Ps | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

183
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn Trần CT - Long An, viết: gia đình tôi và nhiều nhà lối xóm đang bị loại kiến gì ban đêm bay vào chỗ có đèn, bu vào cổ người nhà thì bị ngứa, dộp da, nổi nút nước rất ngứa rát. Tôi gởi mẫu con kiến xin cho biết là kiến gì và cách chữa trị? Mẫu vật bạn hỏi là con “Kiến ba khoang đuôi nhọn”, (tên khoa học là Paederus fuscipes Erichson), chỉ to cỡ con Kiến vàng, dài khoảng 10 mm thôi (xem hình) và tuy không cắn hay chích ta nhưng có thể...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chanh, giấm, nước vôi & dị ứng do côn trùng

  1. Chanh, giấm, nước vôi & dị ứng do côn trùng Bạn Trần CT - Long An, viết: gia đình tôi và nhiều nhà lối xóm đang bị loại kiến gì ban đêm bay vào chỗ có đèn, bu vào cổ người nhà thì bị ngứa, dộp da, nổi nút nước rất ngứa rát. Tôi gởi mẫu con kiến xin cho biết là kiến gì và cách chữa trị? Mẫu vật bạn hỏi là con “Kiến ba khoang đuôi nhọn”, (tên khoa học là Paederus fuscipes Erichson), chỉ to cỡ con Kiến vàng, dài khoảng 10 mm thôi (xem hình) và tuy không cắn hay chích ta nhưng có thể bị dính độc tố pederin, gây
  2. dị ứng tiếp xúc nếu ta vô tình hay cố ý chà giết con kiến trên da ta mà thôi. Sang thương do độc tố pederin (12 - 48 giờ sau khi dính vào da sẽ gây nổi đỏ, ngứa, có cảm giác phỏng rát, dộp da) chỉ xảy ra tại một vài vùng da, thường ở cổ hay cánh tay (đôi khi viêm mắt do trẻ con dụi tay vây độc tố khi chà giết con kiến) và sang thương hơi giống thủy đậu (trái rạ) nhưng không thể nhầm lẫn được với thủy đậu vì các nốt thủy đậu trên diện rộng (nhiều nơi trên cơ thể) và mụt nước to hơn nhiều. Mặt khác bệnh của cháu ông không được mô tả rõ ràng và về yếu tố thời gian, chúng ta không bàn ở đây nữa mà coi như cháu ông bị thủy đậu. Có điều lý thú ở đây là có thể dùng nước lá Trầu và giấm để điều trị sang thương do thủy đậu cũng như do dị ứng tiếp xúc do Kiến ba khoang đuôi nhọn, nói riêng; cũng như do côn trùng đốt, nói chung… Trong mùa động dục, Kiến ba khoang đuôi nhọn thường bay vào nhà ban đêm, chỗ có đèn sáng. Vì vậy nên để một chiếc đèn trong thau, chậu nước có pha xà bông ở ngoài sân, Kiến bu vào đèn sẽ rơi vào nước mà chết. Nếu Kiến ba khoang bu lên người thì dùng khăn phủi đi chứ đừng giết bằng tay, dịch chất trong Kiến dính vào da sẽ gây dộp da, ngứa rát… - Khi bị các sang thương do bệnh thủy đậu (trái rạ), ban đỏ (sởi) hay ban hồng (rubella), kinh nghiệm dân gian thường dùng một nắm lá Trầu, hoặc rau Giấp cá hay lá Trà (Chè) tươi, rửa sạch, giã nát rồi hãm với 1 - 2 lít nước sôi, để ấm, tắm cho bệnh nhi. Các nghiên cứu cho thấy các loại nước hãm này có tính kháng sinh chống nhiều loại siêu vi khuẩn và có các chất chát, chất màu flavonoid vừa
  3. sát khuẩn vừa giúp mau lên da non, chống sẹo rất tốt. Dùng tắm ngày 1 - 2 lần lúc sang thương vỡ mủ. Sau đó có thể thoa giấm ăn loãng hay không cũng được. - Về vết côn trùng cắn (chích, đốt) hoặc bị vấy độc tố do Kiến ba khoang đuôi nhọn, thường các độc tố hay nước miếng côn trùng, bản chất là protein lạ nên gây dị ứng, ngứa lở, nhất là sau đó lại gãi nhiều, gây trầy sướt dễ nhiễm trùng thêm. Nếu ta dùng một chất có tính acid nhẹ như nước cốt chanh, giấm ăn hoặc chất có tính kiềm nhẹ như nước vôi nhì (*), thoa ngay lên vết chích, chỗ ngứa thì tính acid hay kiềm sẽ làm quay cực các độc tố, làm cho các độc tố ấy mất tác dụng, không còn gây dị ứng hay gây độc nữa. Bôi nước cốt chanh, giấm hoặc nước vôi nhì còn có tính sát trùng, diệt ký sinh trùng không cho xâm nhập vào vết chích. Do đó, khi bị côn trùng cắn, Muỗi chích chẳng hạn, Muỗi đen Culex, Muỗi vằn Aedes… đều có thể mang các ấu trùng giun chỉ bạch huyết nơi tuyến nước bọt. Khi Muỗi chích thì ấu trùng ấy liền chuyền qua da để chui vào máu qua vết chích ấy. Nếu ta thoa nước chanh, giấm hay nước vôi nhì vào liền chỗ ngứa do Muỗi thì ấu trùng của ký sinh trùng bị giết ngay và ta ngừa được bệnh sùi chân voi do giun chỉ bạch huyết! Nhiều người bị Kiến cắn, Muỗi đốt… không sao, nhưng nhiều người khác có thể bị ngứa nhiều, thậm chí sưng phù khó chịu… Nếu áp dụng các biện pháp trên đây, có thể ngừa được tác hại của côn trùng đốt.
  4. Khi ở ngoài đồng ruộng, vườn… nhiều khi không mang theo chanh hay nước vôi nhì thì có thể lấy ngay nước miếng của mình thoa lên vết côn trùng đốt, kể cả bị Ong đốt cũng sẽ thấy hết nhức liền trong giây lát. (Nước miếng của chính mình thì không sợ dơ hay nhiễm trùng). (*) Cách điều chế nước vôi nhì: cho một phần vôi sống (vôi bột - CaO) vào 5 phần nước sạch. Để qua đêm. Rồi lấy 10 g vôi tôi sệt sệt này, lắc chung với 400 ml nước sạch, để yên khoảng 5 giờ. Gạn bỏ nước trong ở trên lần đầu này đi, rồi lại lắc chung với 1.000 ml nước sạch, để yên chỗ mát trong vài giờ, thỉnh thoảng lại lắc và để yên vài giờ. Gạn lấy phần nước trong suốt ở phần trên, gọi là nước vôi nhì, đựng vào chai thủy tinh với nút thủy tinh hay nút bấc để dành. (Nếu không có vôi bột sống thì ra chợ mua 15 g vôi ăn trầu để lắc với nước như trên). Nước vôi nhì có phản ứng kiềm, dùng để bôi ngoài da có tính lột nhẹ, sát trùng do muỗi, côn trùng đốt, ngứa ngoài da, rôm sảy, hoặc chỗ sang thương do Kiến ba khoang đuôi nhọn nói trên. Bôi càng sớm càng tốt. Cho nước vôi nhì này vào chai thủy tinh nhỏ có nút bấc kín, mang theo bên mình, phòng khi bị Rắn, Rết cắn; Bò cạp, Ong đốt… thì thoa ngay vào vết thương để khử nọc độc (bôi ngay khi bị cắn mới có hiệu quả); bôi trừ Đỉa, Vắt… DS. PHAN ĐỨC BÌNH
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2