intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chất béo đã “cám dỗ” chúng ta như thế nào?

Chia sẻ: Kem Caphe | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

54
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những món ăn nhiều chất béo không chỉ tạo cảm giác ngon miệng mà theo một nghiên cứu mới, có một loại axit béo liên quan đến ức chế hocmon insulin và khiến bạn mất cảnh giác về số năng lượng nạp vào cơ thể.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chất béo đã “cám dỗ” chúng ta như thế nào?

  1. Chất béo đã “cám dỗ” chúng ta như thế nào? Những món ăn nhiều chất béo không chỉ tạo cảm giác ngon miệng mà theo một nghiên cứu mới, có một loại axit béo liên quan đến ức chế hocmon insulin và khiến bạn mất cảnh giác về số năng lượng nạp vào cơ thể. Theo một nghiên cứu mới của Trung tâm Y khoa thuộc Trường ĐH Tây Nam Texas, chất béo từ thực phẩm chúng ta ăn vào tác động trước hết lên não bộ. Những phân tử chất béo khiến não bộ gửi thông điệp không tích cực đến các tế bào của cơ thể. Thông điệp đó là hãy lờ đi những tín hiệu ngăn chặn sự thèm ăn mà leptin, insulin phát ra – đây là những hocmon liên quan đến điều chỉnh cân nặng.
  2. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra axit palmitic chính là “kẻ chủ mưu” thúc đẩy cơ chế trên. Axit Palmitic – “kẻ chủ mưu” Trước đây, các nhà khoa học đã biết rằng chế độ ăn nhiều chất béo sẽ gây ra ức chế insulin nhưng ít ai biết rõ cơ chế của sự ức chế này và liệu rằng có một loại chất béo đặc biệt nào có khả năng tăng cường ức chế hay không? TS Deborah Clegg, trợ lý Giáo sư ngành y học nội khoa tại trường ĐH trên nghi rằng não bộ có một vai trò nào đó bởi cấu trúc não bộ có thể kết hợp chặt chẽ với một số chất béo mà chúng ta vẫn ăn thường ngày. Đó có thể là dầu thực vật có lợi hay những chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe có trong bơ, thịt… Từ nghi vấn này, bà và những đồng nghiệp là TS Boman Irani và TS William Holland đã tiến hành thí
  3. nghiệm trên động vật. Bằng nhiều cách như bơm trực tiếp vào não, truyền vào động mạch hay cho ăn ba buổi một ngày, các nhà khoa học đưa vào cơ thể động vật cùng một lượng các loại chất béo khác nhau. Các loại chất béo đó gồm axit palmitic, axit béo bão hòa đơn và axit oleic. Axit palmitic là một loại axit béo phổ biến có trong những thực phẩm như bơ, pho – mát, sữa và thịt. Ngược lại axit oleic là một axit béo không bão hòa, có nhiều trong dầu oliu và dầu hạt nho. Kết quả trên thí nghiệm cho thấy axit palmitic đặc biệt làm giảm khả năng của leptin và insulin trong việc kích hoạt các tín hiệu bên trong tế bào. Trong khi đó, hiện tượng này không xảy ra với axit oleic. Béo phì khó lường
  4. Mặc dù kết quả mới được xác định trên động vật nhưng các nhà nghiên cứu vẫn lưu ý về chế độ ăn ít béo, bởi vì chất béo không chỉ nhiều năng lượng mà còn tạo ra cơ chế khiến bạn ăn nhiều hơn. Thí nghiệm trên chuột còn cho thấy tác động của chất béo có thể kéo dài đến ba ngày. Điều này có nghĩa là thực phẩm nhiều chất béo đánh lừa chúng ta nạp quá lượng calo vào cơ thể bằng cảm giác ngon miệng cả trong những ngày sau đó. TS Clegg cho biết thông thường cơ thể chúng ta tự biết khi nào là ăn đủ nhưng thỉnh thoảng điều này không xảy ra nếu chúng ta ăn quá ngon miệng. Bà giải thích thêm, các hóa chất trong não có thể thay đổi trong một khoảng thời gian ngắn vì vậy khi ăn nhiều những món nhiều chất béo, não bộ sẽ bị chi phối bởi các axit béo và cơ thể chúng ta có phản ứng chống lại insulin và leptin.
  5. Nếu bộ não không có lệnh ngừng ăn, chúng ta sẽ bị rơi vào tình trạng ăn quá đà. Nguy cơ ở chỗ cơ chế chống lại insulin này diễn ra âm thầm và chúng ta không tự nhận thức trước khi thấy những dấu hiệu béo phì trên cơ thể.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2