Chất lượng công bố thông tin của các công ty chứng khoán niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
lượt xem 6
download
Mục đích của bài nghiên cứu là đánh giá chất lượng công bố thông tin của các công ty chứng khoán niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thực trạng chất lượng công bố thông tin của các công ty niêm yết được phân tích và đánh giá dựa trên Thẻ điểm Quản trị Công ty ASEAN.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chất lượng công bố thông tin của các công ty chứng khoán niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- 310 CHẤT LƯỢNG CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Nguyễn Thị Hương Liên, Nguyễn Thị Thanh Thủy Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội Email: liennth@vnu.edu.vn Tóm tắt Mục đích của bài nghiên cứu là đánh giá chất lượng công bố thông tin của các công ty chứng khoán niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thực trạng chất lượng công bố thông tin của các công ty niêm yết được phân tích và đánh giá dựa trên Thẻ điểm Quản trị Công ty ASEAN. Bài viết sử dụng phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp bao gồm báo cáo tài chính đã được kiểm toán, báo cáo thường niên và các báo cáo khác trên trang thông tin điện tử của các công ty chứng khoán được chọn mẫu nghiên cứu. Dựa trên phương pháp nghiên cứu tình huống điển hình, kết quả phân tích cho thấy có sự chênh lệch đáng kể về chất lượng công bố thông tin giữa các công ty chứng khoán niêm yết tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài nghiên cứu đã đề xuất một số khuyến nghị cho các công ty chứng khoán niêm yết nhằm nâng cao chất lượng công bố thông tin và khẳng định vị thế của công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ khóa: Công bố thông tin, công ty chứng khoán, quản trị công ty, thị trường chứng khoán. Abstract The purpose of this study is to evaluate the quality of information disclosure of securities companies listed on the Vietnamese stock market. The current practices of information disclosure of listed companies are analyzed and evaluated based on the ASEAN Corporate Governance Scorecard. The article employs a method of collecting and processing secondary data including audited financial statements, annual reports and other reports on the website of securities companies chosen for the study. Using the case study method, the analysis results show that there is a significant difference in the quality of information disclosure among listed securities companies in Vietnam. Based on the research results, the article has proposed several recommendations for listed securities companies in order to improve the quality of information disclosure and confirm the company's position on the Vietnamese stock market. Keywords: Information disclosure, Securities companies, Corporate governance, Stock market. 1. Giới thiệu Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, trở thành kênh huy động vốn quan trọng, hỗ trợ mạnh mẽ cho nền kinh tế. Sự gia tăng cả về số lượng và chất lượng của các công ty niêm yết đã góp phần cơ cấu lại hệ thống tài chính Việt Nam theo hướng phát triển cân đối và bền vững hơn. Tuy nhiên sự phát triển quá nhanh của thị trường chứng khoán đã làm xuất hiện nhiều hệ lụy như thao túng thị trường, dẫn dắt tin đồn, công tác thanh kiểm tra thiếu kịp thời,… Trên thị trường chứng khoán, thông tin là yếu tố cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng đến việc ra quyết định của nhà đầu tư, việc kiểm soát giá chứng khoán của các công ty và kiểm soát thị trường của cơ quan quản lý Nhà nước. Có thể nói, các công ty chứng khoán đã góp phần đẩy mạnh lưu thông chứng khoán, là cầu nối là giữa doanh nghiệp với nhà đầu tư, là nhân tố trọng yếu trong việc thúc đẩy sự phát triển @ Trường Đại học Đà Lạt
- 311 của thị trường chứng khoán. Điều này giúp cho các nguồn vốn được huy động tập trung, điều tiết, phân phối phù hợp để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo động lực phát triển kinh tế. Do đó, việc nâng cao chất lượng công bố thông tin của các công ty chứng khoán trên thị trường là điều hết sức cần thiết, đảm bảo cân bằng lợi ích cho các bên liên quan. Trên thực tế, có thể xảy ra tình trạng một số đối tượng có lợi thế về thông tin hơn so với những đối tượng khác như cổ đông nội bộ, luật sư, kiểm toán viên, tổ chức tư vấn cho doanh nghiệp,… Nếu doanh nghiệp không minh bạch khi công bố thông tin thì sẽ dễ dàng xảy ra tình trạng thao túng giá cổ phiếu, gây tổn thất lớn cho các nhà đầu tư, ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh và khả năng thu hút vốn của công ty trên thị trường. Minh bạch thông tin là yếu tố tiên quyết đối với chất lượng quản trị công ty của doanh nghiệp. Tại các thị trường mới nổi như Việt Nam, tình hình công bố thông tin cần được cải thiện, đảm bảo tính thực thi và trong một số trường hợp, việc công bố thông tin phải có tính bắt buộc nhằm tăng cường cơ chế báo cáo và giúp doanh nghiệp tăng cường truyền thông tới cổ đông và các bên hữu quan khác. Việc báo cáo có thể tốn kém và không phải mọi thông tin đều hữu ích. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên tập trung vào các hạng mục công bố thông tin cốt lõi mà cổ đông và các bên liên quan quan tâm như cơ cấu quản trị công ty, cơ cấu sở hữu, thực tiễn quản trị công ty, hoạt động của HĐQT, sự tham gia của cổ đông và các bên hữu quan; phù hợp với thông lệ quốc tế. Chính vì vậy, cần thiết phải có những nghiên cứu phân tích chất lượng công bố thông tin của các công ty niêm yết nói chung và các công ty chứng khoán niêm yết nói riêng để có thể đánh giá thực trạng công bố thông tin của các công ty này trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất các khuyến nghị nâng cao chất lượng công bố thông tin cho doanh nghiệp, đồng thời kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước về điều kiện thực thi các giải pháp này. Các khuyến nghị này góp phần cải thiện tính minh bạch trên thị trường, đảm bảo công bằng trong việc hình thành giá cổ phiếu, làm hài hòa lợi ích giữa các cổ đông, nhà quản lý và các bên liên quan, giúp nâng tầm vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. 2. Tổng quan nghiên cứu Trong thời đại công nghệ số, chủ đề liên quan đến công bố thông tin của doanh nghiệp nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và các học giả. Các nghiên cứu thường lựa chọn mẫu nghiên cứu là các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán để đánh giá chất lượng công bố thông tin của doanh nghiệp. Mỗi nghiên cứu sử dụng một phương pháp tiếp cận riêng với các quy mô mẫu và thời gian nghiên cứu khác nhau, do đó, bên cạnh một số kết quả tương đồng, các kết quả nghiên cứu đều có sự khác biệt nhất định. Nguyễn Thùy Dương (2016) đã đánh giá việc thực thi pháp luật về hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tác giả chủ yếu làm rõ quy định pháp luật và thực tiễn về việc tuân thủ nghĩa vụ công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán và được minh họa cụ thể thông qua một số tình huống thực tế. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp điều tra và thu thập thông tin để tổng hợp và phân tích kết hợp phương pháp logic; thống kê, so sánh và tổng hợp. Kết quả cho thấy thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật về công bố thông tin của công ty đại chúng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như quy định chưa rõ ràng, chế tài xử phạt chưa đủ mạnh,… @ Trường Đại học Đà Lạt
- 312 Hà Thị Đoan Trang (2018) đã nghiên cứu về tính công khai, minh bạch của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2012-2017. Phương pháp đánh giá chất lượng công bố thông tin được sử dụng là phương pháp thẻ điểm dựa vào các tiêu chí của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Tác giả so sánh thị trường chứng khoán Việt Nam với các nước trong khu vực bằng điểm số dựa vào thẻ điểm. Kết quả cho thấy, mặc dù hệ thống luật pháp đã dần được hoàn thiện theo thông lệ quốc tế nhưng tính tuân thủ của các doanh nghiệp niêm yết chưa cao, do đó tính công khai và minh bạch trên thị trường Việt Nam còn ở mức thấp và cần được cải thiện. Lê Xuân Thái (2020) trong một nghiên cứu về công bố thông tin của 484 công ty niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn 2014-2016 đã xây dựng bộ chỉ số đo lường mức độ minh bạch và công bố thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu này xác định được ảnh hưởng của các yếu tố quản trị và tài chính công ty đến mức độ minh bạch và công bố thông tin của công ty; phân tích ảnh hưởng của mức độ minh bạch và công bố thông tin đến chi phí vốn chủ sở hữu và hiệu quả tài chính của công ty niêm yết.. Dựa trên phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất hai bước, kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ minh bạch và công bố thông tin có ảnh hưởng ngược chiều đến chi phí vốn chủ sở hữu, và ảnh hưởng thuận chiều đến hiệu quả tài chính của công ty niêm yết. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về chất lượng công bố thông tin của các công ty niêm yết được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Tổng quan nghiên cứu cho thấy các nghiên cứu này đều được thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020, ở thời điểm chưa áp dụng Thông tư 96/2020/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 16/11/2020 hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Thông tư này thay thế Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 6/10/2015, có nhiều điểm mới cải tiến hơn bao gồm mở rộng đối tượng công bố thông tin, siết thời hạn công bố một số thông tin với công ty đại chúng,... Do vậy, rất cần thiết phải có thêm các nghiên cứu về chất lượng công bố thông tin của các công ty chứng khoán niêm yết trong giai đoạn điều chỉnh, cập nhật các quy định pháp lý về công bố ở Việt Nam, cụ thể là từ năm 2021 trở lại đây. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện tại thời điểm Thông tư 96/2020/TT-BTC có hiệu lực nhằm bổ khuyết cho các hạn chế nói trên. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Thang điểm các tiêu chí đánh giá chất lượng công bố thông tin Bảng tiêu chí đánh giá của Thẻ điểm Quản trị Công ty ASEAN 2019-2020 được cấu trúc thành hai cấp. Cấp 1 đánh giá mức độ đáp ứng tiêu chuẩn căn bản của quản trị công ty tốt đến từ các qui định, luật pháp của các quốc gia ASEAN, và các thông lệ tốt về quản trị công ty do G20/OECD xây dựng. Cấp 2 đưa vào các tiêu chí thưởng điểm cho các thực hành tiến bộ và mới được áp dụng, và các khía cạnh cần phạt điểm để phản ánh các thực hành hoặc các hiện tượng, sự kiện tiêu cực của quản trị kém. Các câu hỏi Cấp 1 và Cấp 2 được phân thành 5 nhóm tương ứng với năm lĩnh vực của quản trị công ty cấp doanh nghiệp: (A) Đảm bảo quyền của cổ đông; (B) Đảm bảo đối xử công bằng giữa các cổ đông; (C) Đảm bảo vai trò các bên hữu quan trong quản trị công ty; (D) Đảm bảo minh bạch và công bố thông tin; (E) Đảm bảo vai trò và trách nhiệm của Hội đồng quản trị, cụ thể như sau: @ Trường Đại học Đà Lạt
- 313 Bảng 1: Thành phần của Thẻ điểm Quản trị Công ty ASEAN Các thành phần Thẻ điểm Tổng số câu hỏi Điểm tối đa từng lĩnh vực Thành phần của Cấp 1 Lĩnh vực A – Quyền cổ đông 21 10 Lĩnh vực B – Đối xử công bằng với cổ đông 15 10 Lĩnh vực C – Trách nhiệm với các bên hữu quan 13 15 Lĩnh vực D – Công bố và minh bạch thông tin 32 25 Lĩnh vực E – Vai trò và trách nhiệm của HĐQT 65 40 ĐIỂM CẤP 1 146 100 Thành phần của Cấp 2 Lĩnh vực Thưởng 13 30 Lĩnh vực Phạt 25 -67 ĐIỂM CẤP 2 30 TỔNG ĐIỂM (Điểm cấp 1 + Điểm cấp 2) 130 (Nguồn: Báo cáo Quản trị Công ty Việt Nam giai đoạn 2012-2017) Để có thể phân tích chất lượng công bố thông tin và minh bạch của các công ty chứng khoán niêm yết, bài nghiên cứu quy ước điểm Cấp 1 tối đa cho mỗi tiêu chí trong lĩnh vực D tương ứng số điểm là 0.78125 (25/32). Cụ thể: “Công bố đầy đủ” = 0.78125; “Công bố không đầy đủ” = 0.390625 (25/25/2); “Không công bố” = 0. Tổng điểm Cấp 1 tối đa là 25 điểm. Quy ước điểm Cấp 2 cho mỗi tiêu chí trong lĩnh vực D là: + Điểm thưởng (gồm 02 câu): Có = 3.75 (30x25%/2); Không = 0 + Điểm phạt (gồm 04 câu): Có = - 4.1875 (-67x25%/4); Không = 0 + Tổng điểm tối đa cho Cấp 2 là 30x 25% = 7.5 điểm 3.2 Chọn mẫu nghiên cứu Nghiên cứu đã sử dụng thông tin trên website và các báo cáo giai đoạn 2019 - 2021 của các công ty. Mẫu nghiên cứu tình huống điển hình gồm 02 công ty chứng khoán niêm yết trên thị trường chứng khoán HNX và HOSE, bao gồm Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt và Công ty Cổ phần chứng khoán BOS (HNX: ART). Đây là 02 công ty chứng khoán điển hình về chất lượng công bố thông tin trên thị trường, cụ thể 01 công ty luôn giữ vững vị thế, đạt chuẩn về công bố thông tin trên thị trường và 01 công ty đã nhiều lần bị xử lý vi phạm công bố thông tin. Công ty Cổ phần chứng khoán Bảo Việt (HNX: BVS) được thành lập từ năm 1999 với cổ đông sáng lập là Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (nay là Tập đoàn Bảo Việt), trực thuộc Bộ Tài chính. BVSC là công ty chứng khoán hàng đầu và uy tín trên thị trường chứng khoán Việt Nam, chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính và đầu tư cho tất cả các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân, các quỹ và ngân hàng đầu tư danh tiếng trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần Chứng khoán BOS (HNX: ART) tiền thân là Công ty Cổ phần Chứng khoán Artex, được thành lập năm 2008. ART cung cấp đầy đủ tất cả các dịch vụ tài chính chứng khoán cho các nhà đầu tư riêng lẻ cũng như các tổ chức, định chế tài chính chuyên nghiệp. Tuy nhiên, trong các năm gần đây, ART liên tục bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các bên liên quan và công tác điều tiết thị trường chứng khoán Việt Nam. @ Trường Đại học Đà Lạt
- 314 Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp để đánh giá các chỉ tiêu về công bố thông tin trong Thẻ điểm Quản trị Công ty ASEAN 2019-2020 đối với 02 công ty chứng khoán điển hình nói trên. Số liệu liên quan đến các chỉ tiêu cần đánh giá được thu thập từ: Báo cáo khảo sát về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán năm 2020-2021 của Chương trình IR Awards; Báo cáo thường niên, Báo cáo phát triển bền vững giai đoạn 2019 - 2021, Báo cáo quản trị, Trang thông tin điện tử của các công ty chứng khoán niêm yết, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban chứng khoán Nhà nước và các nội dung công bố thông tin khác của doanh nghiệp. 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1 Thực trạng công bố thông tin của các công ty chứng khoán niêm yết Theo Báo cáo khảo sát về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán năm 2021 của Chương trình IR Awards, số lượng các doanh nghiệp đạt chuẩn công bố thông tin giai đoạn 2011- 2021 được thể hiện qua Hình 1 dưới đây. Hình 1: Số lượng các doanh nghiệp đạt chuẩn công bố thông tin giai đoạn 2011-2021 (Nguồn: Báo cáo khảo sát về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán năm 2021) Nhìn vào biểu đồ, có thể thấy dấu hiệu tích cực khi số lượng các doanh nghiệp đạt chuẩn công bố thông tin ngày càng tăng. Từ chỉ có 21 công ty niêm yết đạt chuẩn năm 2011 (chiếm 3.02% số công ty niêm yết), đến năm 2021 là 389 công ty, gấp 18,5 lần (chiếm hơn 50% số công ty niêm yết). Điều này cho thấy doanh nghiệp ngày càng chú trọng và đáp ứng tốt nghĩa vụ đối với nhà đầu tư; chú trọng công tác quan hệ nhà đầu tư; hướng tới hoạt động công khai, minh bạch và đối xử công bằng giữa các cổ đông. Đây cũng là yếu tố then chốt, tạo cơ sở để thị trường chứng khoán có thể phát triển bền vững dựa trên nền tảng minh bạch và hiệu quả. @ Trường Đại học Đà Lạt
- 315 Báo cáo khảo sát về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán năm 2020 và 2021 của Chương trình IR Awards cũng chỉ ra những lỗi vi phạm công bố thông tin phổ biến của các công ty niêm yết tại Việt Nam như sau. Hình 2: Bảng tổng hợp các lỗi vi phạm công bố thông tin năm 2020 (Nguồn: Báo cáo khảo sát về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán năm 2020) Hình 3: Bảng tổng hợp các lỗi vi phạm công bố thông tin năm 2021 (Nguồn: Báo cáo khảo sát về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán năm 2021) Kết quả khảo sát ở Hình 3 và Hình 4 cho thấy các lỗi vi phạm công bố thông tin thường gặp của các công ty niêm yết Việt Nam năm 2020 và 2021 có xu hướng thay đổi khá lớn. Vi phạm của các công ty năm 2020 đa phần là lỗi liên quan đến công bố thông tin báo cáo tài chính quý và bán niên (số lượng công ty vi phạm công bố thông tin báo cáo tài chính quý 2/2019 là 151, bán niên 2019 là 158 và quý 3/2019 là 149), có xu hướng giảm dần vào năm sau. Năm 2021, các vi phạm chủ yếu tập trung vào lỗi công bố tài liệu hay nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên (128 công ty), lỗi công bố thông tin báo cáo quản trị (104 công ty). Số lượng công ty bị nhắc nhở hay xử phạt vi phạm công bố thông tin của năm 2021 (88 công ty) cũng giảm hơn so với năm 2020 (126 công ty). @ Trường Đại học Đà Lạt
- 316 Hình 4: Bảng phân nhóm theo ngành của các công ty niêm yết Việt Nam năm 2020 (Nguồn: Báo cáo khảo sát về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán năm 2020) Hình 5: Bảng phân nhóm theo ngành của các công ty niêm yết Việt Nam năm 2021 (Nguồn: Báo cáo khảo sát về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán năm 2021) Hình 4 phản ánh năm 2020 là năm bùng nổ của ngành bất động sản khi đứng đầu cả về số lượng doanh nghiệp đạt chuẩn công bố thông tin, tổng vốn hóa thị trường và lợi nhuận ròng. Sau đó lần lượt là ngành ngân hàng và thực phẩm - đồ uống. Ngành ngân hàng có số lượng ít (chỉ có 7 ngân hàng đạt chuẩn công bố thông tin) nhưng do các ngân hàng đều có vốn hóa, doanh thu và lợi nhuận “khủng” nên ngành này vẫn nằm trong Top 3 vốn hóa thị trường và Top 2 về lợi nhuận ròng. Ngành chứng khoán chiếm tỷ trọng rất nhỏ, các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động đều không có gì nổi trội. Tuy nhiên đến năm 2021, ngành chứng khoán đã có sự “lội ngược dòng”, trở thành ngành có tỷ lệ doanh nghiệp đạt chuẩn công bố thông tin năm 2021 cao nhất thị trường (Hình 5) với 18/24 @ Trường Đại học Đà Lạt
- 317 doanh nghiệp tuân thủ tốt hoạt động công bố thông tin, tỷ lệ đạt chuẩn là 75%. Theo sau là ngành tiện ích với 28/44 doanh nghiệp, đạt tỷ lệ 63.64%. Ngược lại, ngành xây dựng là ngành có tỷ lệ doanh nghiệp đạt chuẩn công bố thông tin thấp nhất, với 40/94 doanh nghiệp, đạt tỷ lệ 42.55%. Điều này cho thấy những nỗ lực đáng kể trong việc nâng cao chất lượng công bố thông tin của các công ty chứng khoán trong năm 2021. 4.2. Chất lượng công bố thông tin của 02 doanh nghiệp điển hình Để tìm hiểu thực trạng công bố thông tin của các công ty chứng khoán niêm yết, bài nghiên cứu đã lựa chọn 02 công ty chứng khoán niêm yết để nghiên cứu tình huống điển hình, bao gồm Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt và Công ty Cổ phần Chứng khoán BOS. Thông qua việc so sánh các tiêu chí trên Thẻ điểm Quản trị Công ty trong giai đoạn 2019-2021 giữa 02 công ty, kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác biệt lớn về chất lượng công bố thông tin của các công ty chứng khoán niêm yết tại Việt Nam. Dựa trên các báo cáo của công ty và dữ liệu thu thập trên các website của Sở giao dịch chứng khoán, bài nghiên cứu thực hiện chấm điểm chất lượng công bố thông tin của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVS) và Công ty Cổ phần Chứng khoán BOS (ART) trong giai đoạn 03 năm (2019-2021) theo Thẻ điểm Quản trị Công ty ASEAN 2019-2020 như sau: Bảng 2: Bảng điểm đánh giá chất lượng công bố thông tin của BVS và ART giai đoạn 2019-2021 Trung Trung Số BVS_2 BVS_2 BVS_2 ART_2 ART_2 ART_2 bình bình Tên chỉ tiêu TT 019 020 021 019 020 021 của của BVS ART Cấu trúc sở hữu minh 1 3.906 3.906 3.906 3.125 3.125 3.125 3.906 3.125 bạch Chất lượng của 2 6.250 6.250 6.250 1.953 1.953 2.734 6.250 2.214 BCTN 3 Công bố GDBLQ 1.563 1.563 1.563 0.781 0.781 0.781 1.563 0.781 Thành viên/uỷ viên 4 HĐQT giao dịch cổ 0.781 0.781 0.781 - - - 0.781 - phiếu Kiểm toán độc lập và 5 - - - - - - - - BCKT Phương tiện truyền 6 2.734 2.734 2.734 2.344 2.344 2.344 2.734 2.344 thông Nộp/công bố 7 2.344 2.344 2.344 2.344 2.344 2.344 2.344 2.344 BCTN/BCTC Trang thông tin điện 8 4.297 4.297 4.297 2.734 3.516 4.297 tử của công ty 3.516 3.225 9 Quan hệ nhà đầu tư 0.781 0.781 0.781 - - - 0.781 - Tổng cộng 22.656 22.656 22.656 13.281 14.063 14.844 22.656 14.063 (Nguồn: Kết quả chấm điểm dựa trên Thẻ điểm Quản trị Công ty) @ Trường Đại học Đà Lạt
- 318 Hình 6: Biểu đồ so sánh chất lượng công bố thông tin của BVS và ART giai đoạn 2019-2020 7.000 6.250 6.000 5.000 4.297 3.906 4.000 3.125 3.255 3.000 2.734 2.214 2.344 2.344 2.344 2.000 1.563 1.000 0.781 0.781 0.781 - - - - - Cấu trúc sở Chất lượng Công bố Thành viên/uỷ Kiểm toánPhương tiện Nộp/công bố Trang thông Quan hệ nhà hữu minh của BCTN GDBLQ viên HĐQT độc lập vàtruyền thông BCTN/BCTC tin điện tử của đầu tư bạch giao dịch cổ BCKT công ty phiếu Bình quân từng chỉ số của BVS Bình quân từng chỉ số của ART (Nguồn: Kết quả chấm điểm dựa trên Thẻ điểm Quản trị Công ty) Căn cứ vào Bảng 2 và Hình 6, có thể thấy sự chênh lệch đáng kể về điểm đánh giá chất lượng công bố thông tin của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVS) và Công ty Cổ phần Chứng khoán BOS (ART). Với số điểm trung bình là 22.656, BVS cho thấy chất lượng công bố thông tin vượt trội so với ART (14.063 điểm); đặc biệt là ở chất lượng của báo cáo thường niên. Cả hai công ty đều đáp ứng tốt tiêu chí “Nộp/công bố báo cáo thường niên/báo cáo tài chính” (D7) nhưng lại không công khai phí kiểm toán và phi kiểm toán (D5). Báo cáo thường niên của BVS được đánh giá cao không chỉ ở việc trình bày các thông tin đầy đủ, minh bạch mà còn được đánh giá tốt ở phần thông tin về quản trị doanh nghiệp, phát triển bền vững và ý tưởng xuyên suốt có hệ thống; trình bày bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Đặc biệt, hàng năm, BVS luôn có lộ trình hoàn thiện chất lượng công bố thông tin của mình, đưa ra định hướng thay đổi trong năm tới, phù hợp với các chính sách, hướng dẫn mới về công khai - minh bạch. Chính vì vậy, mặc dù năm 2021 nền kinh tế chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi dịch bệnh Covid-19 nhưng BVS vẫn giữ vững niềm tin của các nhà đầu tư và khẳng định vị thế dẫn đầu trên thị trường chứng khoán. Sự đầu tư về chất lượng công bố thông tin của BVS còn thể hiện ở trang thông tin điện tử của công ty, với giao diện dễ nhìn, thông tin liên tục cập nhật kịp thời, đầy đủ. Thanh công cụ tìm kiếm có thể sử dụng bằng cả 03 loại ngôn ngữ phổ biến là tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Nhật, giúp cho người xem dễ dàng tìm hiểu mọi thông tin cần thiết về công ty. Còn đối với Công ty Cổ phần Chứng khoán BOS, báo cáo thường niên năm 2021 đã có sự tiến bộ so với các năm 2019 và 2020, tuy nhiên chưa đảm bảo các tiêu chí về công bố thông tin như chỉ số hiệu quả phi tài chính, chính sách cổ tức, tình hình thực hiện giao dịch cổ phiếu của các thành viên HĐQT công ty, thiếu lộ trình rõ ràng về việc cải thiện chất lượng công bố thông tin,... Điều này cho thấy Ban điều hành ART chưa thực sự chú trọng vấn đề công khai minh bạch. @ Trường Đại học Đà Lạt
- 319 Ngày 05/2/2021, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán đối với Công ty Cổ phần Chứng khoán BOS số tiền là 125.000.000đ do cho khách hàng mua chứng khoán khi không có đủ tiền theo quy định, đồng thời phạt tiền 85.000.000đ do ART không lưu giữ đầy đủ hồ sơ, dữ liệu, tài liệu, chứng từ liên quan đến hoạt động của công ty chứng khoán. Gần đây, ART bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tiến hành điều tra, xác minh về hành vi thao túng thị trường chứng khoán, che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán xảy ra ngày 10/01/2022. Từ ngày 1/12/2021 đến ngày 10/1/2022, ông Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo các cá nhân có quan hệ gia đình hoặc thân thiết điều hành nhân viên Công ty Cổ phần Chứng khoán BOS và các công ty con, công ty vệ tinh sử dụng 20 tài khoản chứng khoán của 11 tổ chức để thông đồng mua, bán chứng khoán với tần suất lớn, nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo. Với cấu trúc kém minh bạch trong công bố thông tin, đồng thời các thành viên HĐQT đều nắm giữ vốn của FLC, ART có nhiều cơ hội để thực hiện hành vi trục lợi, thâu tóm thông tin, gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà đầu tư và ảnh hưởng không nhỏ đến công tác điều tiết thị trường chứng khoán của Việt Nam. Qua nghiên cứu 02 công ty chứng khoán điển hình nói trên, có thể thấy việc nâng cao chất lượng công bố thông tin của các công ty chứng khoán niêm yết sẽ góp phần đẩy mạnh chất lượng quản trị công ty của các công ty chứng khoán niêm yết nói riêng và toàn bộ thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung. Dựa trên các thông tin đầy đủ, minh bạch do công ty cung cấp, các nhà đầu tư và các bên liên quan có thể đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời; đảm bảo cân bằng lợi ích của doanh nghiệp và các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam. 5. Đề xuất khuyến nghị nâng cao chất lượng công bố thông tin Qua phân tích thực trạng công bố thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam dựa trên các tiêu chí đánh giá của Thẻ điểm Quản trị Công ty ASEAN, các công ty chứng khoán niêm yết có thể xem xét, hoàn thiện từng tiêu chí để nâng cao chất lượng công khai minh bạch trong công bố thông tin hướng tới phát triển bền vững. Trước hết, các công ty chứng khoán niêm yết cần chú trọng đến chất lượng của báo cáo thường niên, đảm bảo sự đầy đủ, chính xác của các chỉ số hiệu quả tài chính/phi tài chính, công bố giao dịch của các bên liên quan, thành viên HĐQT giao dịch cổ phiếu,... Đồng thời xây dựng lộ trình phát triển kênh công bố thông tin phù hợp với doanh nghiệp của mình. Thứ hai, công ty cần đẩy mạnh các hoạt động quan hệ nhà đầu tư và cổ đông thông qua việc tổ chức hoặc tham gia các buổi hội thảo, giao lưu để giải đáp thắc mắc của các nhà đầu tư, từ đó củng cố thêm niềm tin của các nhà đầu tư về công ty. Thứ ba, các công ty niêm yết nên chủ động công bố thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời nâng cao chất lượng tìm kiếm và tương tác đa chiều trên các kênh thông tin của doanh nghiệp (Fanpage, Website,…) để các đối tượng cần tiếp cận thông tin được đảm bảo lợi ích. Thứ tư, cần thường xuyên nâng cao kiến thức, kỹ năng và các kinh nghiệm quản trị cho các thành viên HĐQT để đảm bảo chất lượng của các báo cáo và chất lượng quản trị của công ty luôn phù hợp các tiêu chuẩn mới, tuân thủ pháp luật, đáp ứng nhu cầu của thị trường một cách kịp thời. Thứ năm, với cơ quan quản lý như Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần đẩy mạnh thanh tra, giám sát, gắn trách nhiệm cho các bên cung cấp thông tin, kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường nhằm hạn chế tối đa các trường hợp thao túng thị trường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà đầu tư và thị trường chứng khoán. @ Trường Đại học Đà Lạt
- 320 Thứ sáu, Nhà nước cần nghiên cứu hoàn thiện khung khổ pháp lý đầy đủ, phù hợp để tăng cường chất lượng công bố thông tin của các công ty chứng khoán niêm yết, đảm bảo tính minh bạch trên thị trường chứng khoán nhưng vẫn có tính răn đe đối với các trường hợp vi phạm. 6. Kết luận Thông qua phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp, bài nghiên cứu đã đánh giá thực trạng công bố thông tin của các công ty chứng khoán niêm yết Việt Nam dựa vào các tiêu chí của Thẻ điểm Quản trị ASEAN trong giai đoạn 2019-2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng công bố thông tin có ảnh hưởng đến quản trị công ty và tính minh bạch trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả này càng củng cố thêm các kết quả nghiên cứu trước về việc nâng cao tính công khai, minh bạch giúp cải thiện chất lượng công bố thông tin và duy trì sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp, đảm bảo lợi ích của các bên liên quan. Mặc dù có một số đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn như kết quả phân tích ở trên, tuy nhiên bài nghiên cứu không thể tránh khỏi các tồn tại, hạn chế liên quan đến việc chưa cập nhật được dữ liệu mới nhất về công bố thông tin do tại thời điểm nghiên cứu, dữ liệu báo cáo đánh giá quản trị công ty dựa trên Thẻ điểm Quản trị Công ty ASEAN năm 2021 chưa được công bố. Do đó, các nghiên cứu tiếp theo cần khai thác thêm các nhân tố khác có tác động đến chất lượng công bố thông tin của công ty. Tài liệu tham khảo 1. Ban tổ chức cuộc thi xếp hạng quản trị của các công ty niêm yết ASEAN (2020). Thẻ điểm Quản trị Công ty ASEAN - Báo cáo tóm tắt của Việt Nam, Hà Nội. 2. Chương trình Quản trị công ty Việt Nam (2020). Báo cáo Quản trị công ty Việt Nam theo Thẻ điểm Quản trị Công ty ASEAN - Kết quả đánh giá 5 năm 2012-2017, Hà Nội. 3. Hà Thị Đoan Trang (2018). Phát triển công khai, minh bạch thị trường chứng khoán Việt Nam: So sánh với một số nước trong khu vực và khuyến nghị chính sách. Đề tài nghiên cứu. Ban Phát triển thị trường tài chính, Viện chiến lược và chính sách tài chính. 4. Kiều Linh (2022). Chứng khoán BOS liên can như thế nào trong vụ thao túng giá cổ phiếu của ông Trịnh Văn Quyết, Tạp chí Kinh tế Việt Nam, truy cập từ địa chỉ: https://vneconomy.vn/chung-khoan-bos-lien-can-nhu-the-nao-trong-vu-thao-tung-gia-co- phieu-cua-ong-trinh-van-quyet.htm ngày 01/06/2022. 5. Lê Xuân Thái (2020). Minh bạch và công bố thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận án Tiến sĩ kinh tế. Ngành Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Cần Thơ. 6. Nguyễn Thùy Dương (2016). Thực thi pháp luật về hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận văn thạc sĩ luật học. Khoa Luật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. 7. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (2019). Thông tin công bố, truy cập từ địa chỉ: https://ssc.gov.vn/ubck/faces/vi/vilinks/videtail/vichitiettintuc/vidsthanhtragiamsat/vichitiet1 04?dDocName=APPSSCGOVVN162128348&_afrLoop=9416444392000&_afrWindowMo de=0&_afrWindowId=null#%40%3F_afrWindowId%3Dnull%26_afrLoop%3D9416444392 000%26dDocName%3DAPPSSCGOVVN162128348%26_afrWindowMode%3D0%26_adf .ctrl-state%3D1dmv4dtbhn_94 ngày 01/06/2022. @ Trường Đại học Đà Lạt
- 321 8. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (2021). Thông tin công bố, truy cập từ địa chỉ: https://ssc.gov.vn/ubck/faces/vi/vilinks/videtail/vichitiettintuc/vidsthanhtragiamsat/vichitiet1 04?dDocName=APPSSCGOVVN162137536&_afrLoop=8134012237000&_afrWindowMo de=0&_afrWindowId=13ldzwta9o_108#%40%3F_afrWindowId%3D13ldzwta9o_108%26_ afrLoop%3D8134012237000%26dDocName%3DAPPSSCGOVVN162137536%26_afrWin dowMode%3D0%26_adf.ctrl-state%3D13ldzwta9o_141 ngày 01/06/2022. 9. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (2022). Thông tin công bố, truy cập từ địa chỉ: http://www.ssc.gov.vn/ubck/faces/vi/vilinks/videtail/vichitiettintuc/vidstincongbo/vichitiet1 02?dDocName=APPSSCGOVVN162144643&_afrLoop=3412851434000&_afrWindowMo de=0&_afrWindowId=1bb9n3ptn6_95#%40%3F_afrWindowId%3D1bb9n3ptn6_95%26_af rLoop%3D3412851434000%26dDocName%3DAPPSSCGOVVN162144643%26_afrWind owMode%3D0%26_adf.ctrl-state%3D1bb9n3ptn6_111 ngày 30/05/2022. @ Trường Đại học Đà Lạt
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chất lượng công bố thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
9 p | 126 | 17
-
Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin của công ty niêm yết
11 p | 121 | 12
-
Thực trạng chất lượng thông tin báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp tại Việt Nam
10 p | 82 | 9
-
Chất lượng công bố thông tin trên thị trường OTC Việt Nam
3 p | 104 | 7
-
Thông tin kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Giải pháp nâng cao chất lượng: Phần 1
75 p | 12 | 6
-
Giải pháp nâng cao chất lượng công bố thông tin trách nhiệm xã hội trên báo cáo thường niên tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
20 p | 19 | 6
-
Chất lượng công bố thông tin của các công ty chế biến thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
12 p | 11 | 5
-
Giải pháp nâng cao chất lượng công bố thông tin TNXH trên báo cáo thường niên tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
20 p | 7 | 5
-
Chất lượng công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết ngành bất động sản tại Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp tập đoàn Novaland và FLC
9 p | 9 | 4
-
Nâng cao chất lượng công bố thông tin kế toán cho doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán: Phần 2
88 p | 7 | 4
-
Nâng cao chất lượng công bố thông tin kế toán cho doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán: Phần 1
75 p | 15 | 4
-
Nâng cao chất lượng báo cáo Tài chính của các công ty đại chúng
2 p | 84 | 4
-
Tác động của thay đổi các quy định pháp lý về quản trị công ty đến mối quan hệ giữa lợi nhuận và giá cổ phiếu của các công ty niêm yết tại Việt Nam
14 p | 10 | 3
-
Tác động của quản trị công ty đến chất lượng báо cáо tài chính tại các công ty niêm yết ở Việt Nam
13 p | 4 | 2
-
Báo cáo phát triển bền vững và vai trò của kiểm soát nội bộ trong việc đảm bảo chất lượng thông tin
10 p | 5 | 1
-
Chất lượng thông tin lợi nhuận kế toán công bố trong nghiên cứu thực chứng: Khái niệm và tiêu chí đánh giá
17 p | 6 | 1
-
Kinh nghiệm tổ chức kiểm soát nhà nước về chất lượng thông tin tài chính trên thị trường chứng khoán
10 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn