intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chất lượng công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết ngành bất động sản tại Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp tập đoàn Novaland và FLC

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của bài nghiên cứu "Chất lượng công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết ngành bất động sản tại Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp tập đoàn Novaland và FLC" là đánh giá chất lượng công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết ngành bất động sản trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chất lượng công bố thông tin của doanh nghiệp được đánh giá dựa trên thẻ điểm quản trị công ty ASEAN.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chất lượng công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết ngành bất động sản tại Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp tập đoàn Novaland và FLC

  1. 719 CHẤT LƯỢNG CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN TẠI VIỆT NAM – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẬP ĐOÀN NOVALAND VÀ FLC Nguyễn Thị Hương Liên, Nguyễn Anh Tuấn, Khổng Thị Phương, Cao Văn Khanh, Nguyễn Minh Thùy, Lê Thị Huyền, Bùi Kim Anh Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội Email: liennth@vnu.edu.vn Tóm tắt Mục đích của bài nghiên cứu là đánh giá chất lượng công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết ngành bất động sản trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chất lượng công bố thông tin của doanh nghiệp được đánh giá dựa trên thẻ điểm quản trị công ty ASEAN. Dựa trên phương pháp nghiên cứu tình huống điển hình, bài viết thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp bao gồm các báo cáo tài chính đã được kiểm toán, báo cáo thường niên và các báo cáo trên trang thông tin điện tử của các doanh nghiệp ngành bất động sản được chọn mẫu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt đáng kể về chất lượng công bố thông tin giữa các doanh nghiệp ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đề xuất một số khuyến nghị cho các doanh nghiệp bất động sản nhằm nâng cao uy tín, hình ảnh và hướng tới thúc đẩy phát triển bền vững của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ khóa: Chất lượng công bố thông tin, Công ty niêm yết, Ngành bất động sản, Thị trường chứng khoán. Abstract The purpose of this study is to evaluate the quality of information disclosure of listed companies in the real estate industry on the Vietnamese stock market. The quality of corporate information disclosure is assessed based on the ASEAN 2020 corporate governance scorecard. Based on the case study method, the article collects and processes secondary data including audited financial statements, annual reports, and other reports published on the websites of the chosen real estate enterprises. The analysis results show that there is a significant difference in the quality of information disclosure among real estate enterprises listed on the Vietnamese stock market. Based on the research results, the article proposes several recommendations for real estate enterprises to improve their reputation, image and promote sustainable development of listed companies on the Vietnamese stock market. Keywords: Information disclosure quality, Listed companies, Real estate industry, Stock market. 1. Giới thiệu Nhìn lại bức tranh kinh tế ảm đạm và thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đầu năm 2020, cùng với sự kìm hãm phát triển kinh tế toàn cầu của dịch bệnh Covid-19, thị trường chứng khoán đã chống chịu mạnh mẽ trước những ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh. Bất chấp những khó khăn của dịch bệnh, cuối năm 2020 và năm 2021, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến những dấu hiệu chuyển mình của một giai đoạn tăng trưởng bùng nổ đáng kinh ngạc. Theo Vietnam Finance, kết thúc năm 2020, chỉ số VN-Index đạt 1.103,87 điểm, tăng mạnh tới 67% so với thời điểm thấp nhất của năm 2020 và tăng 14,9% so với thời điểm cuối năm 2019. Trong nửa @ Trường Đại học Đà Lạt
  2. 720 đầu năm 2021, TTCK Việt Nam tiếp tục thăng hoa và có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới. Chỉ số VN-Index đã liên tục lập đỉnh mới, đạt mức cao nhất tính đến thời điểm hiện tại là 1.420,27 điểm, vốn hóa thị trường đạt 5.329.318 tỷ đồng vào ngày 2/7/2021. Cho đến nay, bên cạnh các kênh kêu gọi vốn nước ngoài đến từ FDI, ODA, nguồn vốn kiều hối hay kênh tài chính truyền thống là ngân hàng…, thì thị trường chứng khoán được đánh giá là một kênh huy động vốn trung và dài hạn lành mạnh và hiệu quả của nền kinh tế. Sự tăng lên của số lượng doanh nghiệp qua các năm làm cho thị trường chứng khoán ngày càng trở nên sôi động và đa dạng hóa dòng vốn chảy trong thị trường tài chính. Theo số liệu của Báo cáo khảo sát về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán năm 2021, danh sách doanh nghiệp niêm yết đạt chuẩn công bố thông tin năm 2021 gồm 389 đơn vị, chiếm 53,73% tổng số doanh nghiệp thực hiện khảo sát, tăng 60 doanh nghiệp so với năm 2020 (từ 329 doanh nghiệp lên 389 doanh nghiệp) cho thấy các doanh nghiệp niêm yết ngày càng đáp ứng tốt nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định. Bên cạnh sự tăng lên nhanh chóng của các doanh nghiệp niêm yết, đặc biệt là các doanh nghiệp ngành bất động sản, chất lượng công bố thông tin của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán mặc dù đã được cải thiện hơn so với năm 2020 nhưng vẫn chưa được đánh giá ở mức cao, điển hình là các vụ bê bối của một số doanh nghiệp niêm yết làm ảnh hưởng đến niềm tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hiện nay, bất động sản là một trong những ngành có tỉ lệ doanh nghiệp đạt chuẩn công bố thông tin thấp nhất thị trường năm 2021, chỉ đạt 49,37%. Cụ thể, ngành bất động sản chỉ có 40/79 doanh nghiệp tuân thủ tốt hoạt động công bố thông tin, thấp hơn tỉ lệ trung bình của toàn thị trường là 53,37%. Về dài hạn, việc cải thiện chất lượng công bố thông tin của doanh nghiệp không chỉ giúp công ty hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn mà còn là kênh thu hút thêm các đối tác và nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, cần thiết phải có các nghiên cứu về chất lượng công bố thông tin của các công ty niêm yết ngành bất động sản nói riêng và các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung để có thể đánh giá thực trạng công bố thông tin của các công ty này trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 2. Tổng quan nghiên cứu Chất lượng công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết là một chủ đề nghiên cứu thu hút nhiều sự quan tâm kể từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời. Nghiên cứu của Lê Xuân Thái (2020) đã xác định ảnh hưởng của mức độ minh bạch và công bố thông tin đến hiệu quả tài chính của công ty niêm yết. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo thường niên, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị công ty và tài liệu được công bố của 484 công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) trong giai đoạn 2014-2016. Dựa trên phương pháp nghiên cứu định lượng, kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ minh bạch và công bố thông tin của công ty có tương quan thuận chiều với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA). Nghiên cứu của Nguyễn Văn Bảo (2021) khảo sát dữ liệu có liên quan trong giai đoạn 2016 - 2018, trong đó, năm 2016 là năm đầu tiên Thông tư 155/2015/TT-BTC ngày 06/10/2015 có hiệu lực thi hành thay thế Thông tư 52/2012/TT-BTC ngày 05/04/2012 của BTC nên việc công bố thông tin của các DN trong giai đoạn này đảm bảo tính thống nhất trong cùng một khuôn khổ pháp lý với số mẫu được nghiên cứu gồm 145 doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh bất động sản niêm yết. Trên cơ sở phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, kết quả nghiên cứu đã xác định được các nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin kế toán và ảnh hưởng của mức độ công @ Trường Đại học Đà Lạt
  3. 721 bố thông tin kế toán đến năng lực cạnh tranh của các DN xây dựng và kinh doanh bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Lý thuyết chi phí giao dịch (Oliver W., 1979) kết luận xử lý thông tin hiệu quả khi giao dịch đem lại hiệu quả tài chính công ty tốt hơn. Khi công ty niêm yết công bố thông tin nhiều hơn sẽ làm giảm chi phí giao dịch và làm tăng hiệu quả tài chính của công ty. Một số tác giả khác nghiên cứu trên TTCK Việt Nam cũng tìm thấy ảnh hưởng của tính minh bạch và công bố thông tin đến lợi nhuận công ty niêm yết (Đinh Bảo Ngọc và Nguyễn Chí Cường, 2016). Nghiên cứu của Lê Quang Cảnh và Nguyễn Vũ Hùng (2016) cho rằng công bố thông tin của công ty niêm yết có thể có tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh và ngược lại, nếu công ty công bố thông tin trung thực, kịp thời thì có thể tác động tích cực tới kết quả kinh doanh của chính công ty đó. Ngô Thu Giang (2014) kết luận rằng có mối tương quan ngược chiều giữa hoạt động công bố thông tin với biến động giá giao dịch thị trường của cổ phiếu và chi phí vốn cổ phần. Lập luận này cho rằng cải thiện mức độ công bố thông tin làm cho giá cổ phiếu của công ty ít biến động. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về chất lượng công bố thông tin được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Tổng quan nghiên cứu cho thấy Lê Xuân Thái (2020) tiếp cận số lượng mẫu lớn các công ty niêm yết trong giai đoạn 2014 – 2016, không phân loại theo nhóm ngành, trong khi Nguyễn Văn Bảo (2021) tập trung nghiên cứu một nhóm ngành cụ thể là ngành xây dựng và bất động sản, tuy nhiên thông tin công bố trong nghiên cứu bị hạn chế ở thông tin kế toán mà không đầy đủ danh mục công bố thông tin theo thông lệ quốc tế và pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, dữ liệu nghiên cứu chỉ dừng lại ở giai đoạn 2014 - 2018 khi chưa áp dụng Thông tư 96/2020/TT-BTC thay thế cho Thông tư 155/2015/TT-BTC. Thông tư 96/2020/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán áp dụng từ năm 2021 với nhiều quy định mới được ban hành nhằm mục đích quy chuẩn công bố thông tin chất lượng, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư và tạo hành lang cho thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển. Do vậy, nghiên cứu này được thực hiện tại thời điểm Thông tư 96/2020/TT-BTC có hiệu lực nhằm đánh giá sát thực chất lượng công bố thông tin của các công ty niêm yết ngành bất động sản trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Chọn mẫu nghiên cứu Để đánh giá toàn diện về thực trạng công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết ngành bất động sản, bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu của hai doanh nghiệp điển hình để so sánh là Tập đoàn Novaland (Novaland) và Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (FLC). Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ các nguồn sau: báo cáo tài chính đã được kiểm toán, báo cáo thường niên và các báo cáo trên trang thông tin điện tử của Novaland và FLC cũng như các báo cáo công bố, phân tích của các chuyên gia. Thời gian đánh giá là 3 năm giai đoạn năm 2019 – 2021. 3.2. Phương pháp đánh giá chất lượng công bố thông tin Trên cơ sở thu thập dữ liệu thứ cấp của các doanh nghiệp niêm yết ngành bất động sản trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp chấm điểm chất lượng công bố thông tin để đánh giá chất lượng công bố thông tin của 02 doanh nghiệp bất động sản niêm yết điển hình tại Việt Nam là Tập đoàn Novaland và FLC. Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp chấm điểm theo nguyên tắc sau: Tổng điểm của từng năm tối đa là 9 điểm cho 9 tiêu chí đánh giá từ D1 đến D9. Trong mỗi tiêu chí (1 điểm) đều có các câu hỏi cho từng tiêu chí, số điểm (1 điểm) sẽ được chia đều cho mỗi câu hỏi đó. Trong mỗi câu trả lời sẽ có 3 lựa chọn: “Công bố đầy đủ” – đạt điểm đầy đủ cho câu hỏi đó; “Công bố không đầy đủ” – được 50% số điểm và “Không công bố” – không tính điểm. @ Trường Đại học Đà Lạt
  4. 722 Căn cứ chấm điểm của nhóm dựa vào Thẻ điểm Quản trị Công ty ASEAN 2020. Bộ thẻ điểm này thuộc sáng kiến quản trị Công ty ASEAN của Diễn đàn thị trường vốn ASEAN. Bộ thẻ điểm này gồm 05 mục lớn để đánh giá toàn cảnh về quản trị công ty của một doanh nghiệp niêm yết (DNNY), bao gồm: Quyền của cổ đông (Mục A); Đối xử bình đẳng với cổ đông (Mục B); Vai trò của các bên có quyền lợi liên quan (Mục C); Công bố thông tin & Minh bạch (Mục D) và Trách nhiệm của Hội đồng quản trị (Mục E). Trong mỗi mục lớn nêu trên sẽ bao gồm rất nhiều các tiểu mục nhằm đo lường chất lượng công bố thông tin (CBTT) tổng thể của DNNY. Trong phạm vi nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đánh giá chất lượng công bố thông tin dựa trên Mục D – Công bố thông tin và Minh bạch. Căn cứ vào Thẻ điểm tại Mục D, nhóm nghiên cứu đo lường và tính điểm chất lượng công bố thông tin theo 09 tiêu chí (D1-9: số điểm của tiểu mục tương ứng), cụ thể như sau: Bảng 1: Tổng hợp các tiểu mục đo lường chất lượng CBTT STT Tiểu mục Cách thức đo lường Tổng điểm chất lượng Tổng điểm các tiểu mục từ D1 đến D9 của thẻ điểm công bố thông tin D1 Cấu trúc sở hữu minh Dựa trên bộ 5 câu hỏi thông tin cổ đông trực tiếp và gián tiếp; thông bạch tin về công ty mẹ, công ty liên doanh, liên kết D2 Báo cáo thường niên của Dựa trên bộ 7 câu hỏi liên quan đến một số chỉ tiêu trên BCTN như: Công ty công bố Mục tiêu, chỉ số hiệu quả tài chính/phi tài chính; chính sách cổ tức; các thông tin chi tiết về HĐQT D3 Công bố giao dịch bên Dựa trên 2 câu hỏi về việc liệu công ty có công bố chính sách phê liên quan duyệt GDBLQ trọng yếu và tên, bản chất, giá trị cho mỗi giao dịch trên. D4 Thành viên/UV HĐQT Trả lời câu hỏi về việc liệu Công ty có công bố giao dịch cổ phiếu của giao dịch cổ phiếu công ty do người người nội bộ của công ty thực hiện D5 Kiểm toán độc lập và Báo Trả lời 3 câu hỏi về thời hạn nộp BCTC, Báo cáo thường niên và có cáo kiểm toán khẳng định tính xác thực của BCTC. D6 Phương tiện truyền thông Trả lời 4 câu hỏi về báo cáo hàng quý, trang thông tin điện tử của công ty, đánh giá của chuyên gia phân tích và các phương tiện truyền thông, họp báo khác D7 Nộp/công bố báo cáo Trả lời 3 câu hỏi BCTC đã kiểm toán/Báo cáo thường niên có được thường niên/BCTC đúng công bố đúng thời hạn theo luật định và chất lượng của các báo cáo hạn đó có được BOD/BOM khẳng định D8 Trang thông tin điện tử Trả lời 8 câu hỏi về tính cập nhật của các BCTC quý gần nhất, các của Công ty báo cáo liên quan đến họp ĐHĐCĐ có thể được tải về trên website công ty D9 Quan hệ nhà đầu tư Trả lời câu hỏi liệu công ty có đầy đủ thông tin về cán bộ/bộ phận chịu trách nhiệm về quan hệ nhà đầu tư (Nguồn: Bộ thẻ điểm quản trị công ty ASEAN) @ Trường Đại học Đà Lạt
  5. 723 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Thực trạng công bố thông tin của Novaland và FLC Bảng 2. Kết quả chấm điểm đánh giá chất lượng CBTT của Novaland & FLC giai đoạn 2019 – 2021 Trung bình từng chỉ Mã NOVALAND FLC tiêu giai đoạn 2019 - chỉ Tên chỉ tiêu 2021 tiêu Năm Năm Năm Năm Năm Năm NVL FLC 2019 2020 2021 2019 2020 2021 Cấu trúc sở hữu minh D1 1.00 1.00 1.00 0.20 - - 1.00 0.07 bạch Báo cáo thường niên D2 0.94 0.94 0.94 0.38 0.38 - 0.94 0.25 của Công ty công bố Công bố giao dịch bên D3 1.00 1.00 1.00 - - - 1.00 - liên quan Thành viên/UV HĐQT D4 1.00 1.00 1.00 - - - 1.00 - giao dịch cổ phiếu Kiểm toán độc lập và D5 1.00 0.50 1.00 - - - 0.83 - Báo cáo kiểm toán Phương tiện truyền D6 0.88 0.88 0.88 0.75 0.75 0.75 0.88 0.75 thông Nộp/công bố báo cáo D7 thường niên/BCTC 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 - 1.00 0.67 đúng hạn Trang thông tin điện tử D8 0.92 0.92 0.92 0.75 0.75 0.58 0.92 0.69 của Công ty D9 Quan hệ nhà đầu tư 1.00 1.00 1.00 - - - 1.00 - Tổng cộng 8.73 8.23 8.73 3.08 2.88 1.33 8.56 2.43 Điểm trung bình 09 chỉ tiêu 0.97 0.91 0.97 0.34 0.32 0.15 0.95 0.27 (Nguồn: Tổng hợp kết quả chấm điểm Novaland &FLC của nhóm nghiên cứu) Biểu đồ tổng hợp điểm 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 1.20 1.00 0.94 0.92 1.00 0.94 0.94 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 0.88 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 0.88 0.88 1.000.92 0.92 0.80 0.75 0.75 0.60 0.50 0.58 0.40 0.38 0.20 0.20 - - - - - - - - NOVALAND Năm 2019 NOVALAND Năm 2020 NOVALAND Năm 2021 FLC Năm 2019 FLC Năm 2020 FLC Năm 2021 (Nguồn: Tổng hợp kết quả chấm điểm Novaland &FLC của nhóm nghiên cứu) Hình 2: Biểu đồ so sánh điểm đánh giá chất lượng CBTT của NVL & FLC @ Trường Đại học Đà Lạt
  6. 724 Từ kết quả tính điểm trên, có thể thấy điểm quản trị của Novaland (NVL) nhìn chung được duy trì ở mức cao trong suốt giai đoạn 2019-2021, bình quân đạt 8.56 điểm. Đây thực sự là điểm số đáng mơ ước của nhiều doanh nghiệp bởi lẽ NVL gần như tuân thủ tuyệt đối các quy định về công bố thông tin. Ngược lại, điểm quản trị của FLC có xu hướng giảm dần (từ 2,88 điểm năm 2019 xuống còn 1,33 điểm năm 2021), bình quân ở mức khá thấp 2,43 điểm. Đặc biệt trong năm 2021, FLC chỉ đạt 1,33 điểm, đây là điểm số đáng báo động về chất lượng công bố thông tin của một doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Cụ thể hơn, trong giai đoạn 2019 - 2021, NVL có rất nhiều chỉ tiêu đạt điểm tuyệt đối (5/9 chỉ tiêu) trong đó có nhiều chỉ tiêu quan trọng và được nhà đầu tư quan tâm như D7 - Công bố BCTC, Báo cáo thường niên đúng hạn, D9 – quan hệ với nhà đầu tư. Các chỉ tiêu khác tuy không đạt điểm tuyệt đối nhưng cũng đều đạt từ 0.83/1 điểm trở lên, mức điểm cũng rất ấn tượng. Trong khi đó, FLC có 4/9 chỉ tiêu không có điểm, các chỉ tiêu còn lại tuy có điểm nhưng con số ở mức khá thấp như D1 - Cấu trúc sở hữu minh bạch hay D2 - Công bố báo cáo thường niên. 4.2. Đánh giá chất lượng công bố thông tin của Novaland giai đoạn 2019-2021 Tại lễ công bố kết quả bình chọn Doanh nghiệp có hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) tốt nhất 2019 (IR Awards 2019), Tập đoàn Novaland nằm trong số 259 doanh nghiệp niêm yết đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe về công bố thông tin và vinh dự được xướng tên trong Top 3 doanh nghiệp niêm yết có hoạt động IR được các định chế tài chính bình chọn cao nhất năm 2019. Mọi chính sách và hoạt động triển khai liên quan đến cổ đông và nhà đầu tư của Novaland không chỉ dừng lại ở việc tuân thủ các quy định của luật pháp Việt Nam mà luôn hướng đến việc nâng cao để đáp ứng các chuẩn mực quốc tế cao hơn như Thẻ điểm Quản trị Công ty khu vực ASEAN. Thẻ điểm này được xây dựng dựa trên các quy tắc Quản trị Công ty của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và các thông lệ quản trị công ty tốt nhất trong khu vực như Malaysia, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Philippines và Việt Nam. Trong năm 2019, Tập đoàn Novaland tiếp tục có những nỗ lực đáng ghi nhận trong việc củng cố và nâng cao hiệu quả quản trị công ty, góp phần vào việc tăng trưởng đầu tư và phát triển bền vững cụ thể như sau: - Đẩy mạnh hoạt động các tiểu ban trực thuộc HĐQT: Các tiểu ban trực thuộc HĐQT trong năm 2019 đã tăng cường số lần họp nhằm kiện toàn các hoạt động quản trị của Tập đoàn. Theo đó, cấu trúc tiểu ban trực thuộc HĐQT đã có thay đổi phù hợp với chuẩn mực Quản trị công ty, với việc Trưởng ban của các tiểu ban đều được đảm nhiệm bởi thành viên HĐQT độc lập. - Tiếp tục củng cố và cải thiện hoạt động công bố thông tin nhằm đảm bảo quyền lợi của các cổ đông, đối tác và các bên liên quan. Trong đó đảm bảo các tài liệu đều được công bố song ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh) trên các cổng thông tin: Website của Novaland, HOSE, UBCKNN và SGX. - Các cơ chế quản trị nội bộ, hệ thống quản trị rủi ro và tuân thủ pháp luật luôn được Novaland chú trọng rà soát và cập nhật định kỳ, kiện toàn bộ máy quản trị của Tập đoàn. Ngoài việc chú trọng công bố các thông tin tài chính, Tập đoàn Novaland còn công bố các thông tin phi tài chính và các thông tin khác ngoài phạm vi yêu cầu của Thông tư số 155/2015/TT- BTC của Bộ Tài chính về công bố thông tin trên thị trường. Công bố thông tin đầy đủ và kịp thời là điều kiện tiên quyết giúp xây dựng lòng tin của nhà đầu tư, là cơ hội để doanh nghiệp giới thiệu đến công chúng. Đặc biệt, trong năm 2021, Tập đoàn đã gây tiếng vang lớn trên thị trường vốn quốc tế khi tiếp tục phát hành và niêm yết thành công 300 triệu USD trái phiếu chuyển đổi trên Sàn Giao dịch chứng khoán Singapore, với sự quan tâm của đông đảo giới đầu tư thế giới. Năm 2021, Novaland thuộc top 3 Doanh nghiệp niêm yết quy mô lớn được nhà đầu tư yêu thích nhất do Tạp @ Trường Đại học Đà Lạt
  7. 725 chí Vietstock phối hợp với Hiệp hội các Nhà quản trị tài chính Việt Nam (VAFE) thực hiện. Theo bảng xếp hạng top 50 công ty đại chúng uy tín và hiệu quả trong năm 2021 của Vietnam Report thì Tập Đoàn Novaland xếp thứ 25/50 của bảng xếp hạng này, cùng bảng với các doanh nghiệp có quy mô quốc tế như Vingroup hay các ngân hàng được xếp hạng châu lục và các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam4.1.2. Đánh giá chất lượng công bố thông tin của FLC giai đoạn 2019 - 2021 4.3 Đánh giá chất lượng công bố thông tin của FLC giai đoạn 2019 - 2021 Dựa vào thẻ điểm quản trị của Tập đoàn FLC trình bày tại Hình 1, có thể thấy năm 2021 điểm quản trị của FLC thấp hơn rất nhiều so với Novaland. Do hầu hết các chỉ tiêu công bố thông tin có số điểm bằng không, công ty không công bố báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán, báo cáo thường niên, … của năm 2021. Lý giải cho kết quả này có thể là sau vụ việc “bán chui” 74,8 triệu cổ phiếu của Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết cùng nhiều hành vi sai phạm khác nhằm mục đích thao túng giá thị trường chứng khoán thu lợi bất chính hồi tháng 1 năm 2022 vừa qua, chưa có công ty kiểm toán nào dám nhận kiểm toán cho FLC. Ngày 24/3/2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, tổng số tiền xử phạt là 495.000.000 đồng. Có thể thấy hai sai phạm lớn nhất của FLC trong công bố thông tin là sai phạm không bố giao dịch của người nội bộ trước khi thực hiện giao dịch và không công bố giao dịch giữa FLC với các bên liên quan. Bên cạnh hai sai phạm trên thì có một nguyên nhân tiếp tay cho những sai phạm của ông Trịnh Văn Quyết nói riêng và sự sụp đổ trước mắt của Tập đoàn FLC nói chung là Tập đoàn không có thành viên HĐQT độc lập. Mặt khác, ông Trịnh Văn Quyết là người nắm giữ hơn 30% tỷ lệ sở hữu trực tiếp, các thành viên HĐQT khác không có tỷ lệ sở hữu hoặc chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, không có tiếng nói quyết định. Đây thực sự là một điểm bất thường với một tập đoàn bất động sản quy mô lớn như FLC. Để thực hiện trách nhiệm giám sát, HĐQT cần bổ nhiệm đầy đủ số lượng thành viên độc lập có khả năng đưa ra phán quyết đối với các vấn đề khi tiềm ẩn xung đột về lợi ích. Các thành viên HĐQT độc lập có vai trò hỗ trợ giám sát việc thực hiện chính sách về giao dịch với bên liên quan. Thông qua các ủy ban chức năng của HĐQT (ví dụ như ủy ban kiểm toán), các thành viên độc lập có sự phối hợp chặt chẽ với bộ phận kiểm toán nội bộ và kiểm toán bên ngoài tham gia vào quá trình rà soát đối với các giao dịch với bên liên quan. Sự tham gia của thành viên HĐQT độc lập với vai trò giám sát có thể đảm bảo thêm cho các bên tham gia thị trường (bao gồm cổ đông thiểu số) rằng lợi ích của họ sẽ được bảo vệ tốt hơn. 5. Khuyến nghị cho các bên liên quan Qua việc phân tích thực trạng chất lượng công bố thông tin của hai doanh nghiệp tiêu biểu trong ngành bất động sản là Tập đoàn Novaland và FLC, đồng thời dựa trên kết quả của mô hình xếp hạng theo nguyên tắc tắc thẻ điểm quản trị công ty, việc nâng cao chất lượng công bố thông tin và minh bạch trên thị trường chứng khoán cần có sự hợp tác của các bên liên quan, trong đó bao gồm công ty niêm yết, Chính phủ và các nhà đầu tư. Trước hết, các công ty niêm yết cần nhận thức được trách nhiệm xã hội của mình và tầm quan trọng của việc công bố thông tin đối với hiệu quả hoạt động của công ty, góp phần tạo niềm tin cho nhà đầu tư và sự minh bạch cho thị trường. Nhà quản trị doanh nghiệp cần hiểu được tầm quan trọng của thị trường chứng khoán tầm nhìn 5 năm tới sẽ là kênh gọi vốn trung và dài hạn tốt trên thị trường. Doanh nghiệp muốn đầu tư phát triển chuyên nghiệp và bền vững, ngoài việc phát triển @ Trường Đại học Đà Lạt
  8. 726 và nâng cao hiệu quả kinh doanh thì phải chú trọng đến việc công bố thông tin đầy đủ, kịp thời và công khai để tạo uy tín đối với các cổ đông hiện hữu và nhà đầu tư tiềm năng trong tương lai. Thứ hai, Chính phủ cần đẩy nhanh lộ trình áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS đối với các doanh nghiệp niêm yết. Khi áp dụng IFRS đối với các đơn vị có lợi ích công chúng, chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp sẽ được cải thiện một cách rõ rệt thông qua việc nâng cao trách nhiệm giải trình, tăng cường tính minh bạch và khả năng so sánh cao hơn. Bên cạnh đó, Chính phủ có thể thành lập thêm cơ quan chuyên trách bên cạnh Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ví dụ như Ủy ban kiểm tra và giám sát hoạt động các công ty chứng khoán, Hiệp hội các công ty kiểm toán vì lợi ích công chúng để có sự kiểm tra chéo và thông tin đa chiều. Chính phủ cần điều chỉnh mức xử phạt vi phạm gian lận trong công bố thông tin nghiêm khắc hơn, đưa ra mức trần xử phạt đi kèm với ước tính thiệt hại mà cá nhân hoặc doanh nghiệp gây ra cho thị trường và các nhà đầu tư. Thứ ba, thị trường tài chính có thể bị ảnh hưởng bởi hành vi của nhà đầu tư, và ngược lại, các yếu tố thị trường cũng ảnh hưởng đến việc ra quyết định của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Do đó, các nhà đầu tư cần nâng cao hiểu biết về tài chính và đầu tư để tự bảo vệ mình trước quá nhiều thông tin trên thị trường. Bất kể trường phái đầu tư nào đều có 3 mục tiêu chính mà mọi nhà đầu tư cần quan tâm, đó là cổ tức, an toàn vốn, và sự tăng trưởng của vốn đầu tư. Ba mục tiêu này chỉ có thể đạt được khi bản thân các nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp kiếm lời chân chính dựa trên thông tin minh bạch và đầy đủ. 6. Kết luận Dựa trên phương pháp nghiên cứu tình huống điển hình và trên cơ sở thu thập, xử lý dữ liệu thứ cấp, bài nghiên cứu đã phân tích thực trạng chất lượng công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp niêm yết ngành bất động sản nói riêng. Kết quả phân tích đã cho thấy có sự khác biệt đáng kể về chất lượng công bố thông tin của các doanh nghiệp ngành bất động sản được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài nghiên cứu đã đề xuất một số khuyến nghị với Chính phủ, doanh nghiệp niêm yết và nhà đầu tư nhằm nâng cao chất lượng công bố thông tin trên thị trường, giúp cải thiện hiệu quả hoạt động, nâng cao uy tín, hình ảnh và duy trì sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặc dù có những đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn như đã phân tích ở trên, tuy nhiên bài nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế liên quan đến việc chưa cập nhật được dữ liệu mới nhất về chất lượng công bố thông tin tại thời điểm nghiên cứu, phương pháp lượng hóa thẻ điểm đánh giá chất lượng công bố thông tin được sử dụng trong bài còn mang tính chủ quan và chưa đầy đủ. Ngoài ra, việc chọn mẫu cụ thể hai doanh nghiệp điển hình để nghiên cứu và phân tích cũng chưa đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ các doanh nghiệp niêm yết ngành bất động sản tại Việt Nam. Do đó, các nghiên cứu tiếp theo cần mở rộng thêm phạm vi nghiên cứu để đánh giá toàn diện hơn về chất lượng công bố thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Tài Chính (2015). Thông tư 155/2015/TT – BTC ban hành ngày 06 tháng 10 năm 2015 về hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, Hà Nội. 2. Bộ Tài Chính (2020). Thông tư 96/2020/TT-BTC ban hành ngày 16 tháng 11 năm 2020 về hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, Hà Nội. @ Trường Đại học Đà Lạt
  9. 727 3. Chính phủ (2020), Quyết định số 345/QĐ/BTC Phê duyệt đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam. 4. Đặng Thị Bích Ngọc, (2018). Nghiên cứu công bố thông tin kế toán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận án tiến sĩ, Học viện Tài Chính. 5. Đinh Bảo Ngọc và Nguyễn Chí Cường (2016). Nhân tố tác động đến dao động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 228: T43-51. 6. Đức Quyền, Song Ngọc, (2022). FLC công bố bổ sung thông tin về giao dịch với các bên liên quan, truy cập từ https://vietnambiz.vn/flc-cong-bo-hon-300-trang-tai-lieu-tiet-lo-nhieu-thong- tin-ve-bamboo-airways-flc-faros-flchomes--202257142458841.htm ngày 07/05/2022 7. Ngô Thu Giang, (2014). Tác động của các yếu tố thuộc đặc điểm công ty niêm yết tới mức độ công bố thông tin và hệ quả của nó. Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân. 8. Sanh Tín, (2021). Vinh danh doanh nghiệp niêm yết có hoạt động quan hệ nhà đầu tư tốt nhất 2021, truy cập từ https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/vinh-danh-doanh-nghiep- niem-yet-co-hoat-dong-quan-he-nha-dau-tu-tot-nhat-2021-343031.html ngày 07/12/2021 9. Hiệp hội các nhà quản trị tài chính Việt Nam (2021). Báo cáo khảo sát về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán năm 2021. 10. Lê Xuân Thái. (2020). Nghiên cứu về ảnh hưởng của mức độ minh bạch và công bố thông tin đến hiệu quả tài chính của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án tiến sĩ tài chính – ngân hàng, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ. 11. Lê Xuân Thái và Trương Đông Lộc (2019). Ảnh hưởng của minh bạch và công bố thông tin đến hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ (2019): T23-30. 12. Lê Quang Cảnh và Nguyễn Vũ Hùng (2016). Công bố và minh bạch thông tin với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam. Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 27: T64- 79. 13. Nguyễn Văn Bảo, (2020). Thông tin kế toán và những ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp niêm yết. Tạp chí tài chính ngày 23/12/2020. 14. Nguyễn Văn Bảo, (2021). Mức độ công bố thông tin kế toán và năng lực cạnh tranh - bằng chứng thực nghiệm tại các doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. 15. Oliver E.Williamson, (1979). Transaction cost theory: How should firms organize their transactions. 16. Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam, (2020). Bộ câu hỏi thẻ điểm Quản trị Công ty ASEAN, một sáng kiến của Diễn đàn thị trường vốn ASEAN (ACMF) với hỗ trợ của ADB. @ Trường Đại học Đà Lạt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2