intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo phát triển bền vững và vai trò của kiểm soát nội bộ trong việc đảm bảo chất lượng thông tin

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Báo cáo phát triển bền vững và vai trò của kiểm soát nội bộ trong việc đảm bảo chất lượng thông tin" nghiên cứu công bố báo cáo phát triển bền vững trên thế giới và tại Việt Nam và đề xuất vai trò của kiểm soát nội bộ trong việc nâng cao chất lượng thông tin trên báo cáo này. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo phát triển bền vững và vai trò của kiểm soát nội bộ trong việc đảm bảo chất lượng thông tin

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ VAI TRÒ CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG VIỆC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN SUSTAINABILITY REPORTS AND ROLE OF INTERNAL CONTROL IN ENHANCING QUALITY OF INFORMATION PGS.TS. Bùi Đức Thọ, PGS.TS. Nguyễn Thanh Hiếu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Báo cáo bền vững là một phương thức báo cáo mới của doanh nghiệp trước các bên liên quan về tất cả các chỉ tiêu tài chính, kết quả kinh doanh, trách nhiệm với xã hội, cộng đồng, môi trường và quản trị doanh nghiệp. Các nhà quản lý doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước ngày càng nhận thấy tầm quan trọng của báo cáo phát triển bền vững, giúp doanh nghiệp nhận biết về các rủi ro và cơ hội kinh doanh mới và thúc đẩy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Các tổ chức quốc tế như: Tổ chức sáng kiến báo cáo toàn cầu (Global Reporting Initiative – GRI), Hội đồng chuẩn mực kế toán về báo cáo bền vững (Sustainability Accounting Standards Board – SASB), Ủy ban báo cáo tích hợp quốc tế (International Integrated Reporting Council – IIRC) .... đã ban hành các hướng dẫn về lập báo cáo phát triển bền vững trong thời gian qua. Tuy nhiên, chất lượng của báo cáo phát triển bền vững của các doanh nghiệp vẫn còn là vấn đề cần phải xem xét bởi lẽ thông tin được trình bày chủ yếu là những thông tin phi tài chính và khó đo lường. Chính vì thế, bài viết này nghiên cứu công bố báo cáo phát triển bền vững trên thế giới và tại Việt Nam và đề xuất vai trò của kiểm soát nội bộ trong việc nâng cao chất lượng thông tin trên báo cáo này. Từ khóa: Báo cáo phát triển bền vững, Kiểm soát nội bộ, Trách nhiệm xã hội. ABSTRACT Sustainability reporting is a new way of reporting to stakeholders on financial indicators, business results, social responsibility, community, environment, and corporate governance. Corporate managers and government agencies have increasingly recognized the importance of sustainability reporting in helping businesses identify risks and opportunities and boost efficiency in operation, and business activities. International organizations such as: Global Reporting Initiative (GRI), Sustainability Accounting Standards Board (SASB), International Integrated Reporting Committee, The International Integrated Reporting Council (IIRC) have issued guidelines on sustainability reporting in recent years. However, the quality of sustainability reports of enterprises is still a matter of consideration because the information presented is mainly non-financial and difficult to measure. Therefore, this article studies the publication of sustainable reports and proposes the role of internal control in improving the quality of information in this report. Keywords: Sustainability report, Internal control, Social responsibility. 1197
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 1. Khái quát chung về Báo cáo phát triển bền vững Khái niệm và vai trò của báo cáo phát triển bền vững Phát triển bền vững (PTBV) là sự phát triển toàn diện liên quan đến kinh tế, môi trường và xã hội. PTBV về kinh tế là quá trình doanh nghiệp đạt được tăng trưởng kinh tế ổn định và đều đặn, khả năng sinh lợi tốt, đầu tư có chất lượng, có năng suất cao thông qua việc nâng cao hàm lượng khoa học và công nghệ trong sản xuất, không làm phương hại đến xã hội và môi trường. PTBV về môi trường gồm: giảm dần mức tiêu phí năng lượng và các tài nguyên khác thông qua công nghệ tiết kiệm và thay đổi lối sống; thay đổi nhu cầu tiêu thụ không gây hại đến đa dạng sinh học và môi trường; bình đẳng trong tiếp cận các nguồn tài nguyên, công nghệ sạch và sinh thái hóa công nghiệp (tái chế, tái sử dụng, giảm thải, tái tạo năng lượng đã sử dụng). PTBV về xã hội chú trọng vào sự công bằng và xã hội luôn tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được. Phát triển bền vững về xã hội được đánh giá bằng các tiêu chí như hệ số bình đẳng thu nhập, các chỉ tiêu về giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, hưởng thụ văn hóa, bảo đảm đời sống xã hội hài hòa; có sự bình đẳng giữa các giai tầng trong xã hội, bình đẳng giới; mức độ chênh lệch giàu nghèo không quá cao và có xu hướng gần lại; chênh lệch đời sống giữa các vùng miền không lớn. PTBV là xu thế tất yếu của thời đại nhằm hướng tới một thế giới dựa trên những tiêu chí: đi cùng với phát triển kinh tế là bảo vệ môi trường, đem lại lợi ích cho tất cả mọi người trong cộng đồng, bao gồm phụ nữ, những người trẻ và các thế hệ tiếp theo. Liên hợp quốc (LHQ) đã thông qua Chương trình nghị sự 2030 với sự nhất trí của 191 quốc gia thành viên của vào tháng 9 năm 2015 và chính thức có hiệu lực từ tháng 1 năm 2016 với 17 mục tiêu phát triển bền vững. Ở Việt Nam, PTBV là một nguyên tắc chỉ đạo của Đảng và Chính phủ. Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 của LHQ về phát triển bền vững ở Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ban hành năm 2017. Đồng thời PTBV cũng nhận được sự quan tâm và hưởng ứng một cách rộng rãi trong cộng đồng doanh nghiệp. Báo cáo bền vững (BCBV) là cách thức mới thể hiện sự phát triển bền vững của doanh nghiệp được báo cáo. Báo cáo này mô tả, đo lường nỗ lực và đóng góp của DN trước tất cả các bên liên quan giúp xây dựng và định lượng giá trị của doanh nghiệp trong xu thế toàn cầu. BCBV bên cạnh việc ghi nhận hiệu quả về mặt kinh tế mà doanh nghiệp đạt được còn đo lường những tác động tiêu cực hoặc tích cực đối với môi trường, xã hội và cả nền kinh tế, thông qua đó làm cho các vấn đề trừu tượng, khó lượng hóa trở nên cụ thể và rõ ràng. Đồng thời, BCBV còn là công cụ giúp doanh nghiệp công bố thông tin một cách minh bạch, có tính giải trình và trách nhiệm tới nhiều bên liên quan như nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, cộng đồng, nhà đầu tư, chính phủ, ...Từ đó, có thể giúp doanh nghiệp nâng cao đáng kể giá trị về uy tín và năng lực kinh doanh. Theo kết quả khảo sát năm 2019 của Mạng lưới Hiệp ước toàn cầu (United Nation of Global Compact - UNGC) (Ngọc Quỳnh, 2020), các doanh nghiệp ngày càng cam kết mạnh mẽ hơn với việc công bố minh bạch thông tin về các hoạt động phát triển bền vững thông qua BCBV. Cụ thể, theo UNGC, từ năm 2000, đã có gần 65.000 BCBV được lập và công bố. Theo kết quả khảo sát năm 2020 của KPMG, KPMG (2020) đã khảo sát 5200 doanh nghiệp của 52 quốc gia trên thế giới (không có Việt Nam), mỗi quốc gia chọn 100 công ty có doanh thu 1198
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 lớn nhất để đưa vào mẫu nghiên cứu. Kết quả cho thấy 80% doanh nghiệp trên thế giới đã thực hiện báo cáo phát triển bền vững (report on sustainability). 10 quốc gia có số lượng doanh nghiệp công bố báo cáo bền vững nhiều nhất đó là: Nhật, Mexico, Malaysia, Ấn Độ, Mỹ, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, Anh, Pháp và Nam Phi. Bắc Mỹ là vùng cao nhất tập trung nhiều nhất các công ty thực hiện lập báo cáo bền vững (có tới 90% công ty lập báo cáo bền vững). Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định được rằng: việc cung cấp dịch vụ bảo đảm về thông tin trên báo cáo bền vững đang là công việc chính trên toàn thế giới Theo tổ chức GRI (Ngọc Quỳnh, 2020), hiện nay đã có trên 30 quốc gia đưa ra qui định thực hiện BCBV vào khung pháp lý, mang tính bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Báo cáo phát triển bền vững ngày nay cũng giữ vai trò quan trọng không thua kém báo cáo tài chính. Có thể thấy BCBV đang dần trở thành một thông lệ quốc tế, và trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, BCBV sẽ trở thành kênh thông tin quan trọng giúp doanh nghiệp vững mạnh và thu hút nhà đầu tư hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp cần thay đổi tư duy và nhận thức rằng việc lập báo cáo phát triển bền vững dựa trên hệ thống kiểm soát nội bộ được xây dựng một cách chi tiết và có tính chiến lược của công ty để nhằm cung cấp các thông tin chính xác về các hoạt động của doanh nghiệp đã thực hiện để nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững bên cạnh giá trị doanh nghiệp đo lường bằng kết quả tài chính. Các cơ quan quản lý ngày càng quan tâm tới báo cáo bền vững. Sự quan tâm đó tập trung vào việc liệu những gì được báo cáo có phản ánh chính xác các nỗ lực phát triển bền vững của doanh nghiệp hay không và những nỗ lực đó có tác động như thế nào đến việc tạo ra giá trị lâu dài cho doanh nghiệp và điều đó có ảnh hưởng gì đến các nhà đầu tư. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn với những nội dung nên được báo cáo và làm thế nào để báo cáo. Nguyên nhân là hiện nay thiếu một bộ tiêu chuẩn để các doanh nghiệp có thể dựa vào để xây dựng chiến lược báo cáo phát triển bền vững của họ (IIA, 2021). Nội dung báo cáo bền vững Các doanh nghiệp có thể lựa chọn cách thức trình bày các nội dung nhưng về cơ bản, BCBV cần có các thành phần như bảng dưới đây: Bảng 1: Cấu trúc báo cáo bền vững Tổng quan về GRI 100 Thông điệp của Chủ tịch HĐQT phát triển bền Thông tin cơ bản vững Tổng quan về Báo cáo PTBV Tầm nhìn – sứ mạng Giá trị của công ty Cam kết của đội ngũ nhân sự trong công ty Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Giải thưởng và các danh hiệu được tôn vinh Sơ đồ cơ cấu tổ chức Danh sách HĐQT công ty Vai trò và trách nhiệm của HĐQT về PTBV Hoạt động của HĐQT Ban điều hành 1199
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Ban kiểm soát Ngăn ngừa xung đột lợi ích và giao dịch với các bên liên quan Bối cảnh PTBV Các giá trị đạo đức của công ty Nguyên tắc đối xử với các bên liên quan Cơ chế tư vấn và báo cáo các mối quan ngại về bộ quy tắc ứng xử tại Công ty Nhận diện và lựa chọn các bên liên quan Tham vấn các bên liên quan Gắn kết các bên liên quan Các lĩnh vực trọng yếu Danh sách các chủ đề trọng yếu Định hướng mục tiêu phát triển trung và dài hạn Danh mục các rủi ro trọng yếu Hệ thống thu thập thông tin và gám sát việc thực hiện các mục tiêu PTBV Đảm bảo báo cáo bởi bên thứ ba Hiệu quả hoạt GRI 200 Hiệu quả hoạt động kinh tế năm báo cáo động kinh tế Sự hiện diện trên thị trường Tác động kinh tế gián tiếp Bảo vệ Môi GRI 300 Vật liệu trường Năng lượng Nguồn nước Phát thải khí nhà kính Phòng chống ô nhiễm – Tuân thủ môi trường Phát triển xã GRI 400 Việc làm hội An toàn sức khỏe, nghề nghiệp Giáo dục và đào tạo Cộng đồng địa phương An toàn và sức khỏe khách hàng Văn hóa và truyền thống Quy chuẩn văn hóa doanh nghiệp Các dự án xanh tại công ty Bảng tuân thủ GRI Nguồn: Báo cáo phát triển bền vững của công ty cổ phần Sợi Thế Kỷ 2. Thực trạng lập báo cáo phát triển bền vững của các doanh nghiệp tại Việt Nam Ở Việt Nam, văn bản pháp lý đầu tiên yêu cầu công bố thông tin về phát triển bền vững của các doanh nghiệp (nhưng chỉ đối với các doanh nghiệp niêm yết) là Thông tư số 155/2015/TT- BTC ngày 6/10/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Tới nay quy định này chỉ chi phối một nhóm khoảng 600 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán và được những công ty đa quốc gia hay những doanh nghiệp có qui mô hoạt động sản xuất, kinh doanh lớn chú trọng thực hiện. 1200
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2019 cho biết việc lập BCBV còn khá mới mẻ đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Từ năm 2016, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội, Bộ Tài nguyên Môi trường và Tổng Liên đoàn Lao động tổ chức Chương trình Đánh giá, Công bố Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam theo sự chỉ đạo của Chính phủ tại Thông báo số 398/TB-VPCP ngày 15/12/2015, Chương trình đã tạo được dấu ấn mạnh mẽ và sức lan tỏa nhất định trong cộng đồng doanh nghiệp nước nhà. Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI) được sử dụng làm thang đánh giá mức độ phát triển bền vững của các DN với 127 chỉ số ở 4 lĩnh vực: Chỉ số Kết quả phát triển bền vững, Chỉ số Quản trị; Chỉ số Môi trường; và Chỉ số Lao động. Bộ chỉ số đã được nghiên cứu, cập nhật nhiều điểm mới để phù hợp với những yêu cầu từ các Hiệp định thương mại tự do quan trọng (FTA) mà Việt Nam đã ký kết gần đây (như CPTPP - Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, EVFTA - Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU), cũng như các thay đổi quan trọng trong các chính sách quản lý về lao động và môi trường có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt, các vấn đề liên quan đến 17 Mục tiêu PTBV và Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự PTBV đã được đơn giản hóa và lồng ghép vào Bộ chỉ số CSI. VCCI đã thực hiện một nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của Bộ chỉ số CSI đối với hoạt động quản trị doanh nghiệp của những doanh nghiệp đã được biểu dương Doanh nghiệp bền vững trong 03 năm (2016, 2017, 2018). Kết quả cho thấy các doanh nghiệp sau khi tham gia chương trình có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh/ năng suất lao động được cải thiện đáng kể so với trước khi tham gia, cũng như vượt trội hơn những doanh nghiệp không tham gia Chương trình. Số lượng các doanh nghiệp được vinh danh là doanh nghiệp phát triển bền vững ở Việt nam qua các năm như sau: Bảng 2: Thống kê doanh nghiệp phát triển bền vững ở Việt nam Năm Lĩnh vực sản xuất Lĩnh vực dịch vụ 2016 75 25 2017 75 25 2018 75 25 2019 75 25 2020 81 39 Nguồn: Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững, 2016 - 2020 Một số tiêu chí đánh giá doanh nghiệp phát triển bền vững dựa trên báo cáo doanh nghiệp cung cấp (theo tiêu chuẩn được xây dựng bởi Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển vững – VCCI ban hành năm 2021) như sau: Phần I: Chỉ số kết quả PTBV Phần II: Chỉ số quản trị Phần III: Chỉ số môi trường Phần IV: Chỉ số lao động – xã hội Minh họa chỉ số kết quả PTBV ở bảng dưới đây: 1201
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 I. Chỉ số kết quả PTBV Tài liệu I - MÔ TẢ 2018 2019 2020 đính kèm I1 Lợi nhuận trước thuế (triệu VNĐ) ☐ I2 Khả năng sinh lời trên vốn của doanh nghiệp ☐ (ROE) I3 Khả năng sinh lời trên tài sản của doanh nghiệp ☐ (ROA) I4 Đóng góp cho ngân sách (triệu VNĐ) ☐ I5 Đóng góp cho xã hội thông qua các chương ☐ trình/sáng kiến về hỗ trợ nhân đạo/phát triển cộng đồng/bảo vệ môi trường…. I6 Kim ngạch xuất khẩu (nếu có) ☐ I7 Kim ngạch nhập khẩu (nếu có) ☐ I8 Thu nhập bình quân lao động nam (nếu có) ☐ I9 Thu nhập bình quân lao động nữ (nếu có) ☐ I10 Tỷ lệ phần trăm nguyên vật liệu đầu vào (phụ ☐ phẩm, phế phẩm) sản xuất được tái sử dụng I11 Tỷ lệ phần trăm chất thải được thu gom, tái chế ☐ (nếu có) I12 Lượng tiêu thụ nước hàng năm (m3) ☐ I13 Tỷ lệ phần trăm nước dùng cho sản xuất được ☐ tái sử dụng/tuần hoàn (nếu có) Nguồn: Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững, 2021 3. Vai trò của kiểm soát nội bộ trong việc nâng cao chất lượng thông tin trên báo cáo phát triển bền vững Lý thuyết các bên liên quan (The Stakeholder Theory) cũng đề cập tới sự tích hợp hợp lý lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích xã hội và nhấn mạnh rằng doanh nghiệp nên có những trách nhiệm với người lao động, người tiêu dùng, cộng đồng để nâng cao giá trị doanh nghiệp. Trong khi theo đuổi lợi nhuận của các doanh nhân, các doanh nghiệp nên kết hợp lợi ích của họ với sức khỏe của nhân viên và tiến bộ xã hội, đây là sự thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Vai trò của kiểm soát nội bộ trong quản trị công ty nói chung và trong việc đảm bảo chất lượng thông tin trên báo cáo phát triển bền vững nói riêng được thể hiện như sau: Thứ nhất, kiểm soát nội bộ trong quản trị công ty giúp công ty tối ưu hóa việc phân bổ nguồn lực và thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Rủi ro chính của kiểm soát nội bộ là rủi ro có gian lận trong công ty mà với hoạt động kiểm soát hiện có không phát hiện ra. Việc không kiểm soát được các rủi ro về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ làm trì trệ nghiêm trọng sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Rủi ro trách nhiệm xã hội càng rộng thì dẫn đến rủi ro toàn 1202
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 doanh nghiệp càng tăng. Một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt sẽ có thể tái cơ cấu quản trị và xây dựng cơ chế quản trị thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội. Kiểm soát nội bộ giúp quản lý hiệu quả rủi ro về trách nhiệm xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan, và thúc đẩy việc thực hiện thành công mục tiêu chiến lược của thực hành trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp. Kiểm soát nội bộ có mục tiêu là cung cấp một sự đảm bảo hợp lý, hiệu quả các hoạt động kinh doanh, độ tin cậy của các báo cáo và sự tuân thủ các nội quy và quy định, đồng thời giảm bớt xung đột lợi ích do sự mất cân bằng trong cơ cấu quản trị. Hơn nữa, kiểm soát nội bộ, bằng các công cụ của mình (đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, giám sát, thông tin và truyền thông, môi trường kiểm soát), không để xảy ra sự thiếu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và thúc đẩy các hoạt động có vai trò tích cực trong việc điều chỉnh chất lượng công bố thông tin trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp. Trong Hướng dẫn thực hành triển khai kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp (Application Guideline No.4 of Enterprise Internal Control—Social Responsibility) tại COSO (2013) có nêu: Kiểm soát nội bộ - Trách nhiệm xã hội đã làm rõ chức năng của kiểm soát nội bộ đối với các yêu cầu đảm bảo về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Bằng điều này, doanh nghiệp có thể truyền tải tín hiệu tốt với các bên liên quan cả về cải thiện hiệu quả kinh doanh và thu hút sự quan tâm của xã hội đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên đưa ra quyết định bằng cách xem xét đầy đủ lợi ích của các bên liên quan và thực hiện các mong đợi và yêu cầu của các nhóm khác nhau là cách thực hiện các trách nhiệm xã hội của họ. Thực tiễn phát triển xã hội cho thấy, việc thực hiện trách nhiệm xã hội là yêu cầu cơ bản để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Do lịch sử và đương đại đặc điểm của chính xã hội, khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp liên tục được bổ sung, và môi trường thể chế có tác động đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Từ quan điểm đó của Lý thuyết các bên liên quan, mâu thuẫn giữa trách nhiệm kinh tế và trách nhiệm xã hội là giảm bớt, và các mục tiêu của quản trị doanh nghiệp và quản trị xã hội được tích hợp một cách hữu cơ. Trong khi thực hiện các trách nhiệm xã hội của họ, công ty cũng truyền tải thông tin như mức độ tuân thủ pháp luật của công ty và hiệu quả kinh doanh của công ty tốt đối với công chúng. Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mang lại tín hiệu về việc thực hiện hợp đồng cho các bên liên quan, giảm thiểu chi phí đại lý và làm suy yếu rủi ro do việc quản lý hiện tại bị thay thế bởi các bên liên quan. Khi doanh nghiệp công bố thông tin trách nhiệm xã hội, họ có thể được vay lãi suất thấp với thời gian dài hơn thuật ngữ. Chất lượng công bố thông tin doanh nghiệp càng cao thì hạn chế tài chính càng thấp. Trong quá trình quản trị doanh nghiệp, việc phân bổ trách nhiệm, quyền hạn, và lợi ích không nên bị giới hạn theo truyền thống mà phải phản ánh nội dung của thực hành trách nhiệm xã hội. Cơ chế tương ứng cần được thiết kế để đảm bảo việc thực hiện nhiều trách nhiệm hơn trong bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, cộng đồng và người lao động. Thông qua hiệu quả thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp có thể gửi những tín hiệu tích cực đến thị trường vốn, đạt được uy tín của tổ chức và lợi thế cạnh tranh bền vững. Trong “Hướng dẫn ứng dụng số 4 của Kiểm soát nội bộ doanh nghiệp - Trách nhiệm xã hội”, chỉ ra rằng việc tăng cường các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội thuộc về phạm trù kiểm soát nội bộ. Kiểm soát nội bộ liên quan chặt chẽ đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Nó là một chức năng quan trọng của kiểm soát nội bộ để giám sát việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và duy trì các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan. Thực hiện trách nhiệm xã hội tại doanh nghiệp không phải là tăng gánh nặng cho bản thân doanh nghiệp, mà là thay đổi tư duy truyền thống và lấy mô hình mới làm động lực để đảm bảo lợi ích lâu dài bền vững cho doanh nghiệp. 1203
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Thứ hai, về vai trò của kiểm soát nội bộ đối với chất lượng thông tin trên báo cáo phát triển bền vững. Trên thực tế, trong phần nhận xét giới thiệu về Kiểm soát nội bộ, COSO đưa ra khả năng áp dụng các hướng dẫn của mình không chỉ đối với báo cáo tài chính mà còn đối với “các hình thức báo cáo quan trọng khác, chẳng hạn như báo cáo phi tài chính và nội bộ”. Vì vậy, các kế toán viên được đào tạo và có kinh nghiệm sử dụng kiến thức chuyên môn có thể xem xét các nguyên tắc COSO về tính hiệu quả để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng và tính hữu ích của thông tin bền vững. Việc thực hiện các hướng dẫn này nhằm phát triển và duy trì các biện pháp kiểm soát hiện có, và tích hợp các biện pháp có thể làm tăng độ tin cậy, tính hữu ích và tính kịp thời của các loại dữ liệu khác nhau có liên quan đến phát triển bền vững và đạt được giá trị trong dài hạn. Mục đích của việc áp dụng khuôn khổ kiểm soát COSO không phải là áp đặt việc tuân thủ một cách vô cớ mà là để nâng cao chất lượng và tính khả dụng của thông tin. Kiểm soát nội bộ có giá trị ngoài việc đảm bảo tuân thủ cơ bản và lập báo cáo tài chính trung thực, kiểm soát nội bộ hiệu quả còn có thể giúp các công ty phát triển bền vững với niềm tin vào tính toàn vẹn của tất cả các loại thông tin mà doanh nghiệp cung cấp. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu thực chứng cũng đã chỉ ra vai trò của kiểm soát nội bộ đối với chất lượng thông tin trên báo cáo bền vững. Cụ thể là: Nghiên cứu của Li & cộng sự (2018) cho thấy kiểm soát nội bộ có vai trò thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các trách nhiệm xã hội – là 1 phần của phát triển bền vững. Thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội có nghĩa là bảo vệ và nâng cao mức phúc lợi của xã hội và của các thành viên của doanh nghiệp thông qua các hoạt động kinh doanh và hoạt động xã hội khác nhau để mang lại sự công bằng và lợi ích bền vững cho các bên liên quan. Bằng cách kiểm soát toàn diện, hệ thống kiểm soát nội bộ giám sát, theo dõi và điều chỉnh quá trình sản xuất và vận hành, do đó đạt hiệu quả và phòng tránh rủi ro. Nghiên cứu của Huang & Huang (2020) tại Trung Quốc chỉ ra rằng mức độ kiểm soát nội bộ có tương quan thuận với mức độ công bố thông tin xanh của công ty và những khiếm khuyết trong kiểm soát nội bộ có tương quan nghịch với mức độ công bố thông tin xanh của công ty, cho thấy rằng kiểm soát nội bộ chất lượng cao cải thiện công bố thông tin xanh của công ty. Kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp nhà nước đã có tác động đáng kể đến việc cải thiện mức độ thông tin môi trường được công bố. Trong năm yếu tố của kiểm soát nội bộ (đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, giám sát, thông tin và truyền thông, môi trường kiểm soát) thì 2 yếu tố thuộc về môi trường kiểm soát, thông tin và truyền thông có tác động tích cực đáng kể đến mức độ công bố thông tin xanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Littan, S. (2019) cho thấy vướng mắc lớn nhất hiện nay khi lập báo cáo bền vững đó là vấn đề số liệu để lập báo cáo, sự thiếu chất lượng của dữ liệu đã gây ra sự thất vọng về chất lượng của báo cáo bền vững. Như vậy, để đảm bảo chất lượng của báo cáo bền vững thì thông tin lập báo cáo cần phải được bảo đảm thông qua quá trình thu thập số liệu và xử lý số liệu. Yêu cầu này đặt ra cho doanh nghệp cần áp dụng khung kiểm soát nội bộ COSO cho thông tin bền vững. Với tư cách là một hệ thống quản lý và kiểm soát rủi ro doanh nghiệp, khi kiểm soát nội bộ hiệu quả, nó có thể ngăn chặn những hành vi không đúng làm tổn hại đến uy tín và hình ảnh của công ty, tránh các sự kiện bất lợi làm tổn hại đến thực hành trách nhiệm xã hội và do đó cải thiện tính xã hội của doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm. Mục tiêu của kiểm soát nội bộ là phù hợp với nhu cầu của các bên liên quan về quyền và lợi ích, và nó có thể nâng cao giá trị của việc thực hành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Vì vậy, kiểm soát nội bộ hiệu quả sẽ thúc đẩy doanh nghiệp 1204
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 thực hiện các trách nhiệm xã hội của họ. Kiểm soát nội bộ đảm bảo chiến lược phát triển doanh nghiệp được thực hiện. Việc thực hiện các mục tiêu chiến lược phải dựa trên cơ sở thực hiện trách nhiệm xã hội. Một loạt các hoạt động kiểm soát được thực hiện để đạt được các mục tiêu chiến lược của kiểm soát nội bộ thuộc về hành vi quản trị chiến lược của doanh nghiệp. Do đó, kiểm soát nội bộ càng hiệu quả hoạt động, trình độ quản lý chiến lược của doanh nghiệp càng cao, chứng tỏ doanh nghiệp càng tốt mức độ hoàn thành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. 4. Một số khuyến nghị, đề xuất • Đối với cơ quan quản lý Nhà nước Các cơ quan quản lý Nhà nước cần thể chế hoá hoạt động lập BCBV là một công cụ bắt buộc để công bố và quản lý thông tin doanh nghiệp. Việc thể chế hóa việc lập BCBV trong hệ thống luật pháp như đưa vào Luật Doanh nghiệp như một trách nhiệm có tính bắt buộc của Doanh nghiệp. • Đối với doanh nghiệp Thứ nhất, các doanh nghiệp cần bắt đầu thiết kế các hoạt động kiểm soát nội bộ đối với các thông tin trên báo cáo bền vững có thể áp dụng cùng một cách tiếp cận mà doanh nghiệp đã sử dụng để kiểm soát nội bộ đối với báo cáo tài chính thông thường. Các hoạt động đó bao gồm việc: (1) Xác định mục tiêu: thiết lập, lập thành văn bản và truyền đạt các mục tiêu và nguyên tắc kế toán về các yếu tố bền vững một cách cụ thể, với đầy đủ chi tiết để hỗ trợ việc đánh giá rủi ro khi áp dụng; (2) Xác định và đánh giá rủi ro: đánh giá các yếu tố rủi ro định tính và định lượng có liên quan có thể dẫn đến sai sót trọng yếu và do đó gây nguy hiểm cho khả năng của công ty trong việc đáp ứng các mục tiêu báo cáo về thông tin hoạt động bền vững; (3) Xác định các hoạt động kiểm soát: sau khi đánh giá các quá trình đo lường, quản lý và báo cáo thông tin về tính bền vững cùng với các rủi ro liên quan, xác định và phát triển các hoạt động kiểm soát cụ thể để giảm thiểu hoặc quản lý rủi ro để giữ ở mức có thể chấp nhận được; (4) đánh giá tính hiệu quả: thường xuyên đánh giá khâu thiết kế và hoạt động của hệ thống kiểm soát. Thứ hai, bên cạnh kiểm soát nội bộ thì các công ty cần thiết lập bộ phận kiểm toán nội bộ. Kiểm toán nội bộ đóng vai trò quan trọng trong quá trình lập báo cáo phát triển bền vững tại doanh nghiệp. Kiểm toán nội bộ đóng vai trò tư vấn, giúp doanh nghiệp xác định và xây dựng một môi trường kiểm soát việc lập báo cáo một cách hiệu quả. Kiểm toán nội bộ cũng cung cấp sự đảm bảo rất quan trọng khi đưa ra các nhận xét mang tính khách quan và độc lập liên quan đến việc đánh giá rủi ro trong khi lập báo cáo cũng như phản ứng trước rủi ro và các hoạt động kiểm soát. Ngoài ra, kiểm toán nội bộ thực hiện theo các chuẩn mực ban hành bởi Hiệp hội Kiểm toán viên nội bộ (IIA) được chấp nhận rộng rãi sẽ góp phần đảm bảo tính tin cậy của báo cáo phát triển bền vững. Việc tìm ra mục tiêu của kiểm toán trong mỗi quá trình thực hiện quản trị rủi ro của báo cáo phát triển bền vững nên được coi là nhiệm vụ trọng tâm của kiểm toán viên nội bộ. Thứ ba, các doanh nghiệp cần tự nhận thức vai trò quan trọng của quá trình phát triển bền vững và BCBV. Do đó các doanh nghiệp cần chủ động trong việc phân bổ nguồn lực và sắp xếp nhân sự dành cho hoạt động lập BCBV. Chủ động tìm hiểu các thông tin liên quan đến việc lập BCBV. Hiện nay VCCI là cơ quan đầu mối được giao cho việc chủ trì và thực hiện hướng dẫn về Bộ Chỉ số CSI nên các doanh nghiệp có thể liên lạc với VCCI và các chi nhánh của VCCI ở địa phương để tìm kiếm sự trợ giúp về kỹ thuật nếu cần. Đồng thời, chủ động tham gia vào các hoạt động hợp tác quốc tế để cải thiện khả năng áp dụng và triển khai bộ chỉ số CSI như tham gia vào các diễn đàn và các cuộc thi về BCBV trong nước, trong khu vực và trên thế giới. 1205
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 5. Kết luận Báo cáo bền vững đem lại lợi ích cho nhiều bên bao gồm cả doanh nghiệp và các nhà quản lý nhà nước trong việc tăng cường quản trị nội bộ, theo dõi việc tuân thủ các quy định của pháp luật về các vấn đề liên quan đến người lao động, bảo vệ môi trường, và trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội, cộng đồng. Để đảm bảo chất lượng của báo cáo bền vững cần nâng cao chất lượng của thông tin báo cáo và đẩy mạnh vai trò và tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Báo cáo phát triển bền vững công ty cổ phần Sợi Thế kỷ. Truy cập từ https://theky.vn/index.php/bao-cao-phat-trien-ben-vung/ [2] Chính Phủ (2017). Quyết định số 622/QĐ-TTg về việc ban hành kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững [3] Huang, R., & Huang, Y. (2020). Does Internal Control Contribute to a Firm’s Green Information Disclosure? Evidence from China. Sustainability, 12(8), 3197. MDPI AG. Retrieved from http://dx.doi.org/10.3390/su12083197 [4] Internal Control – Integrated Framework, Executive Summary, The Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission (COSO), May 2013, https://www.coso.org/Documents/990025P-Executive-Summary-finalmay20.pdf. [5] KPMG (2020), The Time Has Come: The KPMG Survey of Sustainability Reporting 2020,” Executive Summary, KPMG, https://assets.kpmg/content/dam/kpmg/xx/pdf/2020/12/the-time-has-come-executive- summary.pdf. [6] Li, X., Zheng, C., Liu, G., & Sial, M. (2018). The Effectiveness of Internal Control and Corporate Social Responsibility: Evidence from Chinese Capital Market. Sustainability, 10(11), 4006. MDPI AG. Retrieved from http://dx.doi.org/10.3390/su10114006 [7] Littan, S. (2019). The COSO Internal controal framework and Sustainability Reporting. The Benefit of good governance and interal controls. CPA Journal. https://www.cpajournal.com/2019/07/29/the-coso-internal-control-framework-and- sustainability-reporting/ [8] Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam - VCCI (2019), Báo cáo tác động của bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI) trong quản trị doanh nghiệp giai đoạn 2016 – 2018. [9] Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam – Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững (2021), Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững năm 2021. Truy cập từ: http://en.vbcsd.vn/csi/ [10] The Institute of Internal Auditors - IIA (2021), White Paper Internal Audit’s role in ESG Reporting, https://na.theiia.org/about-ia/PublicDocuments/White-Paper-Internal-Audits- Role-in-ESG-Reporting.pdf [11] Ngọc Quỳnh (2020), Báo cáo bền vững - công cụ đánh giá năng lực quản trị doanh nghiệp. https://bnews.vn/bao-cao-ben-vung-cong-cu-danh-gia-nang-luc-quan-tri-doanh- nghiep/162789.html. Truy cập ngày 15/07/2020 trên BNEWS – TTXVN. 1206
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2