intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo phát triển bền vững – Kiến thức cần trang bị cho sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Báo cáo phát triển bền vững – Kiến thức cần trang bị cho sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán" phân tích vai trò, nội dung cơ bản, yêu cầu của báo cáo phát triển bền vững, từ đó cho thấy đây là kiến thức rất cần thiết phải trang bị cho sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo phát triển bền vững – Kiến thức cần trang bị cho sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG – KIẾN THỨC CẦN TRANG BỊ CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN SUSTAINABILITY REPRORT – KNOWLEGE SHOULD BE EDUCTATED FOR STUDENTS SPECIALIZED IN ACCOUNTING AND AUDITING TS. Phạm Thị Minh Hồng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Phát triển bền vững đã trở thành một xu thế mới nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực mỗi một tổ chức, cá nhân tới cộng đồng trong hiện tại và tương lai. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh bền vững ngày càng được quan tâm. Báo cáo phát triển bền vững là sản phẩm thông tin về các cam kết, hành động của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh hướng tới mục tiêu bền vững. Bài viết này phân tích vai trò, nội dung cơ bản, yêu cầu của báo cáo phát triển bền vững, từ đó cho thấy đây là kiến thức rất cần thiết phải trang bị cho sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán. Từ khóa: Kiến thức, báo cáo phát triển bền vững, doanh nghiệp, thông tin. ABSTRACT Sustainable development has become a new trend to minimize the negative impact of each organization and individual on the community in the present and in the future. Business activities of enterprises in the context of sustainability are increasingly concerned. The sustainability report is an information product about the commitments and actions of enterprises in the business process towards sustainability goals. This article analyzes the role, basic content and requirements of the sustainability report, thereby showing that this is a very necessary knowledge to train accounting and auditing students. Keywords: Knowledge, sustainability reports, businesses, information. 1. Vai trò của báo cáo phát triển bền vững trong nền kinh tế hội nhập Phát triển bền vững (PTBV) được hiểu là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai. Phát triển bền vững đã trở thành một xu thế phát triển tất yếu trên thế giới. Hoạt động của các doanh nghiệp nhằm khai thác các nguồn lực để đạt được mục tiêu lợi nhuận, do đó khó tránh khỏi làm tổn hại đến môi trường, cạn kiệt dần tài nguyên, phá hủy tầng ozon,… Để phát triển bền vững rất cần sự tham gia mạnh mẽ của cộng đồng các doanh nghiệp. Phát triển bền vững có thể coi là trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp. Hoạt động phát triển bền vững của doanh nghiệp được xem là một sự hy sinh lợi ích kinh tế của doanh nghiệp để đảm bảo lợi ích cho các bên có liên quan đến doanh nghiệp. Tuy nhiên, nằm trong tổng thể hoạt động của một doanh nghiệp có thể thấy phát triển bền vững có mối liên quan tới hiệu quả của hoạt động kinh tế. Xét về ngắn hạn, khi doanh nghiệp quan tâm và lồng ghép hoạt động phát triển bền vững trong quá trình kinh doanh sẽ làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận. 312
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Xét trong dài hạn, khi hoạt động kinh tế được kết hợp với phát triển bền vững doanh nghiệp sẽ đạt được những lợi ích lâu dài như tăng lợi thế cạnh tranh, củng cố thương hiệu, giảm được các khoản chi phí do không xem xét đến các yếu tố bền vững trong quá trình hoạt động. Khi doanh nghiệp không lồng ghép phát triển bền vững vào mục tiêu hoạt động của mình, các hành động đối phó sẽ mang tính bị động. Vi phạm phát triển bền vững đã dẫn đến những khoản tiền phạt lớn, bị xã hội lên án, sản phẩm bị người tiêu dùng tâỷ chay, mất cơ hội kinh doanh từ các đối tác có uy tín (Phạm Thị Minh Hồng, 2016). Các bên liên quan cần có thông tin về nỗ lực của doanh nghiệp trong phát triển bền vững. Báo cáo phát triển bền vững (BCPTBV) được coi là công cụ để đo lường, ghi nhận và công bố các mục tiêu, trách nhiệm của doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững. Bên cạnh những thông tin về tài chính, thông tin về hoạt động của doanh nghiệp trên khía cạnh môi trường, xã hội ngày càng được quan tâm. BCPTBV là một công cụ mới, giúp doanh nghiệp tổ chức và công bố thông tin về hoạt động mang tính bền vững theo cách tương tự như báo cáo tài chính. Báo cáo phát triển bền vững là bản thông tin về hoạt động phát triển bền vững của doanh nghiệp qua một kỳ kinh doanh và những mục tiêu hành động của doanh nghiệp nhằm phát triển bền vững cho tương lai. Kỳ báo cáo phát triển bền vững các doanh nghiệp công bố thông thường là một năm tài chính. BCPTBV có thể được lập riêng hoặc lồng ghép nội dung trong báo cáo thường niên của doanh nghiệp. BCPTBV có vai trò quan trọng đối với các bên có liên quan và chính nội bộ doanh nghiệp. Thông qua việc báo cáo công khai, minh bạch, giải trình trách nhiệm và nỗ lực của mình trong các hoạt động cụ thể nhằm phát triển bền vững, doanh nghiệp củng cố lòng tin của các bên có liên quan, làm gia tăng uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp. Ngày nay, các bên có liên quan luôn quan tâm tới các hoạt động mang tính bền vững mang lại lợi ích như thế nào cho hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp. Đối với nội bộ doanh nghiệp, quá trình xác định các khía cạnh phát triển bền vững và lập BCPTBV giúp doanh nghiệp cân nhắc lợi ích của các bên có liên quan, nhận biết các rủi ro và cơ hội kinh doanh, từ đó chuẩn bị cho xu thế phát triển mới, phân cấp trách nhiệm và cải tiến hệ thống quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động (Phạm Thị Minh Hồng, 2016). Bên cạnh báo cáo tài chính, BCPTBV là một sản phẩm sinh sau, bổ sung vào hệ thống thông tin mà doanh nghiệp cung cấp cho các đối tượng quan tâm. Đối tượng sử dụng thông tin báo cáo tài chính là nhà quản lý của doanh nghiệp, các cổ đông, nhà đầu tư, cơ quan của nhà nước quan tâm tới tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó, đối tượng quan tâm tới BCPTBV rộng hơn, đó là các bên có liên quan. Các bên có liên quan được hiểu là các đối tượng ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp hoặc bị ảnh hưởng bởi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, các bên có liên quan bao gồm cả các đối tượng sử dụng thông tin báo cáo tài chính đã nêu ở trên. Sự hài lòng cao của các bên có liên quan là một tiêu chí làm nên sự thành công của một công ty trong môi trường cạnh tranh cao. 313
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Nhà quản lý Người cho vay Các cơ quan quản doanh nghiệp lý của Nhà nước Chủ sở hữu, cổ Khách hàng đông Doanh nghiệp Nhà cung cấp Cộng đồng Người lao động Hình 1. Sơ đồ các bên có liên quan của doanh nghiệp Nguồn: Tác giả trình bày Bổ sung BCPTBV trong hệ thống thông tin về doanh nghiệp trước hết tăng cường sự minh bạch về các hoạt động của doanh nghiệp và có tác dụng đa chiều cho các bên có liên quan. Đối với doanh nghiệp, việc lập BCPTBV giúp doanh nghiệp nhận thức được thực tế rằng hành động và mục tiêu phát triển bền vững của mình được thông tin rộng rãi. Để có được những hình ảnh tốt về một doanh nghiệp, cần có những hành động và mục tiêu rõ ràng trong hoạt động phát triển bền vững. Do đó, lập báo cáo phát triển bền vững có tác dụng tích cực đối với hành động cụ thể của doanh nghiệp. Khi mỗi một doanh nghiệp đều chung tay góp sức thì mục tiêu phát triển bền vững nói chung sẽ có những bước tiến mới. Chính vì tầm quan trọng của BCPTBV nên đã có nhiều tổ chức quốc tế đã có sáng kiến về nội dung BCPTBV như Mạng lưới Hiệp ước toàn cầu của Liên hợp quốc (UNGC), Hội đồng báo cáo tích hợp quốc tế (IIRC), Bộ tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (ISO 26000:2010), Sáng kiến báo cáo toàn cầu (GRI). Trong đó, BCPTBV được lập theo Sáng kiến báo cáo toàn cầu (GRI) đã được các doanh nghiệp trên toàn thế giới sử dụng rộng rãi, trong đó có nhiều doanh nghiệp Việt Nam. 2. Báo cáo phát triển bền vững theo tiêu chuẩn GRI phiên bản G4 Khung BCPTBV phổ biến nhất trên thế giới được xây dựng bởi Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (Global Reporting Initiative - GRI). BCPTBV theo sáng kiến GRI được coi là hữu ích nhất vì được sử dụng và công nhận một cách rộng rãi. Khung GRI đề cập đến các vấn đề cốt lõi của phát triển bền vững bao gồm tác động tới kinh tế, xã hội và môi trường với hướng dẫn kỹ thuật về cách thức đo lường và báo cáo các vấn đề này (Global Reporting Initiative, 2016). 2.1. Nguyên tắc xác định nội dung báo cáo Các nguyên tắc xác định nội dung báo cáo được xây dựng nhằm đảm bảo sự minh bạch trong thông tin báo cáo về phát triển bền vững. Xác định nội dung báo cáo bao gồm những nguyên tắc cụ thể sau đây: Nguyên tắc tham vấn của các bên có liên quan Nguyên tắc này đòi hỏi doanh nghiệp cần xác định được các bên có liên quan của mình và giải thích doanh nghiệp đã đáp ứng những mong đợi và lợi ích hợp lý của các bên có liên quan như thế nào. Các bên liên quan bao gồm những người hoặc những tổ chức ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp hoặc bị ảnh hưởng bởi hoạt động của doanh nghiệp. Các bên có liên quan bên trong doanh nghiệp bao gồm các chủ sở hữu, quản lý doanh nghiệp, người lao động; bên ngoài 314
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 doanh nghiệp bao gồm khách hàng, nhà cung cấp, người cho vay, cộng đồng, chính phủ, cổ đông. Những mong đợi và lợi ích hợp lý của các bên có liên quan là điểm tham chiếu chính trong quá trình lập báo cáo. Nguyên tắc bối cảnh phát triển bền vững Nguyên tắc bối cảnh phát triển bền vững yêu cầu báo cáo phải thể hiện kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong bối cảnh phát triển bền vững. Báo cáo phát triển bền vững phải hướng tới việc trả lời cho câu hỏi doanh nghiệp góp phần hoặc hướng đến việc đóng góp như thế nào trong tương lai cho việc cải thiện hoặc làm suy giảm các điều kiện, sự phát triển và các xu hướng kinh tế, môi trường, xã hội ở cấp địa phương, khu vực, hoặc toàn cầu. Nguyên tắc trọng yếu Nguyên tắc trọng yếu yêu cầu báo cáo phát triển bền vững phải bao gồm các lĩnh vực phản ánh những tác động kinh tế, môi trường, xã hội đáng kể của doanh nghiệp hoặc ảnh hưởng lớn tới đánh giá và quyết định của các bên có liên quan. Các chủ đề liên quan là các chủ đề có lý do để xem là quan trọng đối với việc phản ánh các tác động kinh tế, xã hội, môi trường của doanh nghiệp hoặc gây ảnh hưởng tới quyết định của các bên có liên quan, do vậy có khả năng được đưa vào báo cáo. Tính trọng yếu là ngưỡng mà tại đó các lĩnh vực trở nên đủ quan trọng để cần phải đưa vào báo cáo. 2.2. Nội dung báo cáo Cấu trúc tiêu chuẩn báo cáo bền vững GRI bao gồm 4 phần: Tiêu chuẩn 100 - Các tiêu chuẩn khái quát; Tiêu chuẩn 200 - Các tiêu chuẩn về kinh tế; Tiêu chuẩn 300 - Các tiêu chuẩn về môi trường; Tiêu chuẩn 400 - Các tiêu chuẩn về xã hội. Các tiêu chuẩn báo cáo được tóm tắt như sau: Các tiêu chuẩn khái quát (100) Các tiêu chuẩn khái quát áp dụng cho tất cả các tổ chức muốn lập BCPTBV, bao gồm bẩy phần: Chiến lược và phân tích, Hồ sơ tổ chức, Xác định các lĩnh vực trọng yếu và các ranh giới, Sự tham vấn của các bên liên quan, Hồ sơ báo cáo, Quản trị, Đạo đức và tính chính trực. Các tiêu chuẩn cụ thể GRI chia thông tin công bố theo tiêu chuẩn cụ thể thành ba danh mục Kinh tế, Môi trường và Xã hội. Các tiêu chuẩn về kinh tế (200) bao gồm thông tin về hiệu quả hoạt động kinh tế, sự có mặt trên thị trường, tác động kinh tế gián tiếp, phương thức mua sắm. Các tiêu chuẩn về môi trường (300) bao gồm thông tin về vật liệu, năng lượng, nước, đa dạng sinh học, phát thải, thông tin về nhãn sản phẩm, dịch vụ, tuân thủ về môi trường, vận chuyển, đánh giá nhà cung cấp. Các tiêu chuẩn về xã hội (400) chia nhỏ thành bốn tiểu mục là Cách đối xử với người lao động và việc làm bền vững, Quyền con người, Xã hội, và Trách nhiệm xã hội đối với sản phẩm. Mức độ báo cáo theo từng tiêu chuẩn GRI cụ thể bao gồm ba cấp độ: yêu cầu (requirement), gợi ý (recommendation), hướng dẫn (guidance). 2.3. Yêu cầu chất lượng của báo cáo phát triển bền vững theo khung GRI Yêu cầu chất lượng báo cáo phát triển bền vững nhằm đảm bảo các bên có liên quan dựa vào thông tin cung cấp trong báo cáo có khả năng đánh giá hiệu quả hoạt động phát triển bền vững một cách hợp lý và đưa ra quyết định trong tương lai đối với doanh nghiệp. Các yêu cầu đảm bảo chất lượng báo cáo phát triển bền vững bao gồm: 315
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Yêu cầu cân đối Yêu cầu cân đối đòi hỏi báo cáo phát triển bền vững phải phản ánh cả các tác động tích cực và tiêu cực của doanh nghiệp đến phát triển bền vững. Yêu cầu cân đối giúp người sử dụng thông tin có thể đánh giá toàn diện về hoạt động phát triển bền vững. Sự mất cân đối có thể xảy ra khi doanh nghiệp chỉ đề cập trong báo cáo những thành tích đã đạt được mà bỏ qua những sự kiện ảnh hưởng không tốt đến phát triển bền vững. Để thực hiện yêu cầu cân đối, cần thực hiện ba việc là: (1) báo cáo phát triển bền vững cần tránh bỏ sót những sự kiện làm cho người đọc báo cáo có quyết định hoặc sự phán đoán không đúng; (2) báo cáo cần bao gồm cả các sự kiện bất lợi và thuận lợi có thể ảnh hưởng tới các quyết định của các bên có liên quan; (3) cần phân biệt một cách rõ ràng giữa việc trình bày thực tế với việc giải thích của doanh nghiệp đối với thông tin. Yêu cầu so sánh được So sánh được là một yêu cầu thiết yếu cho phép người đọc báo cáo báo cáo đánh giá việc thực hiện của doanh nghiệp. Thực hiện nguyên tắc này trươc hết cho phép người đọc báo cáo phân tích sự thay đổi hoạt động phát triển bền vững của doanh nghiệp qua thời gian, đồng thời có thể phân tích so sánh với hoạt động phát triển bền vững của doanh nghiệp khác. Yêu cầu chính xác Thông tin được báo cáo phải đủ chính xác để các đối tượng sử dụng thông tin làm căn cứ đánh giá. Tính chính xác đề cập tới cả hai khía cạnh là độ chính xác và biên độ của sai số. Doanh nghiệp cần thiết phải mô tả kỹ thuật đo lường số liệu, tính toán căn bản và chứng minh được có thể nhân rộng với những kết quả tương tự. Sai số không được phép đủ lớn để ảnh hưởng trọng yếu tới quyết định của người sử dụng thông tin báo cáo. Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng chất lượng của thông tin được báo cáo là có giá trị dựa trên nền tảng thông tin và các chứng cứ cơ bản. Yêu cầu kịp thời Gía trị của thông tin gắn chặt với thời điểm cung cấp thông tin giúp cho các bên có liên quan sử dụng tích hợp trong việc phân tích để đưa ra các quyết định. Báo cáo phát triển bền vững phải được phát hành đúng thời gian qui định và sẵn sàng cho các bên có liên quan sử dụng để ra được các quyết định sáng suốt. Yêu cầu rõ ràng Yêu cầu rõ ràng đòi hỏi báo cáo phát triển bền vững phải được trình bày dễ hiểu, dễ truy cập, và có khả năng sử dụng được bởi tất cả các bên có liên quan. Tính rõ ràng của báo cáo cho phép người sử dụng có khả năng tìm và hiểu được các thông tin đặc biệt một cách không khó khăn. Để đảm bảo yêu cầu rõ ràng, báo cáo phát triển bền vững phải bao gồm cấp độ thông tin vừa phải, hạn chế những thông tin dư thừa, không cần thiết, thuật ngữ kỹ thuật, tiếng lóng, chữ viết tắt cũng như các cách trình bày khó hiểu khác. 2.4. Qui trình xác định nội dung báo cáo và ranh giới các lĩnh vực Theo GRI, doanh nghiệp lập báo cáo cần phải trình bày qui trình xác định nội dung báo cáo. Việc doanh nghiệp công khai minh bạch các phán quyết của mình có ý nghĩa rất quan trọng đối với các bên có liên quan. Các nhà quản lý cấp cao của doanh nghiệp cần trực tiếp tham gia vào việc xác định qui trình xác định nội dung báo cáo và phải chịu trách nhiệm phê duyệt các chiến lược có liên quan. Qui trình xác định nội dung báo cáo gồm bốn bước sau: 316
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bước 1: Xác định. Dựa trên nguyên tắc bối cảnh phát triển bền vững và sự tham vấn của các bên có liên quan, doanh nghiệp cần xác định các lĩnh vực và ranh giới để xem xét đưa vào báo cáo. Các chủ đề cần đưa vào báo cáo nếu chúng được xem là trọng yếu phản ánh tác động kinh tế, môi trường, xã hội của doanh nghiệp hoặc ảnh hưởng đến đánh giá của các bên có liên quan đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần rà soát tất cả các tác động liên quan đến mọi hoạt động và các mối quan hệ bất kể xảy ra bên trong doanh nghiệp hay bên ngoài doanh nghiệp. Bước 2: Ưu tiên. Sau khi rà soát các chủ đề có thể được đưa vào báo cáo, doanh nghiệp cần xem xét tầm quan trọng của các vấn đề này đối với kinh tế, môi trường, xã hội; đồng thời xem xét ảnh hưởng lớn của các vấn đề đối với đánh giá và quyết định của các bên có liên quan. Nguyên tắc trọng yếu đòi hỏi báo cáo phải bao hàm các vấn đề phản ánh tác động kinh tế, môi trường, xã hội đáng kể; và phải ảnh hưởng lớn đến sự đánh giá và quyết định của các bên có liên quan. Để xác định một vấn đề là trọng yếu hay không cần được phân tích định tính, định lượng và thảo luận. Vấn đề ưu tiên được đưa vào báo cáo phải dựa trên nguyên tắc trọng yếu và sự tham vấn của các bên có liên quan. Sự tham vấn của các bên có liên quan đòi hỏi doanh nghiệp phải rà soát các bên có liên quan chính, khảo sát những quan điểm và lợi ích chính của họ. Các quan điểm của các bên có liên quan được tập hợp để phân tích và quyết định có đưa vào báo cáo hoặc không. Sự tham vấn của các bên có liên quan giúp cho doanh nghiệp xác định được vấn đề trọng yếu đối với các bên có liên quan và nhận thấy sự khác biệt trong nhận thức của doanh nghiệp với nhận thức của các bên có liên quan. Qúa trình tham vấn với các bên có liên quan mang tính khách quan, có hệ thống, hai chiều. Một số nhóm liên quan riêng biệt như người lao động, cộng đồng có thể được tham vấn không có sự tham gia của cấp quản trị. Báo cáo cần đặt ưu tiên cho các lĩnh vực có khả năng ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến khả năng triển khai tầm nhìn và chiến lược của doanh nghiệp. Mỗi một lĩnh vực cần được xem xét dựa trên các mặt sau: khả năng xảy ra tác động, mức độ nghiêm trọng của tác động, khả năng xảy ra các rủi ro và cơ hội, tác động đối với hiệu quả dài hạn của doanh nghiệp như thế nào.Doanh nghiệp phải thiết lập danh sách các vấn đề trọng yếu sẽ được trình bày trong báo cáo. Bước 3: Xác nhận. Danh sách các lĩnh vực trọng yếu cần đưa vào báo cáo được nhà quản trị cấp cao trong nội bộ doanh nghiệp phê duyệt trước khi thực hiện thu thập thông tin báo cáo. Các lĩnh vực trọng yếu cần được tổ chức công bố thông tin theo tiêu chuẩn và các chỉ số để báo cáo. Bước 4: Đánh giá lại. Khi đã phát hành báo cáo và tiếp tục chuẩn bị cho kỳ báo cáo tiếp theo, doanh nghiệp phải thực hiện bước rà soát báo cáo. Qúa trình rà soát được thực hiện trên các lĩnh vực đã được đưa vào báo cáo, phát hiện những lĩnh vực trọng yếu mới phát sinh dựa trên bối cảnh phát triển mới, thu thập thông tin phản hồi từ các bên có liên quan. Qúa trình đánh giá lại phát hiện các nhân tố mới, các lĩnh vực biến động và góp phần xác định các vấn đề báo cáo cho chu kỳ báo cáo tiếp theo. Qui trình xác định báo cáo được thực hiện như một vòng tròn khép kín được mô tả trong hình 2. Thực hiên theo đúng các bước của quy trình giúp cho chất lượng của báo cáo luôn được cải thiện và góp phần định hướng những công việc hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. 317
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Xác định Đánh giá Ưu tiên lại Xác nhận Hình 2. Qui trình xác định nội dung BCPTBV Nguồn: Global Reporting Initiative, 2016 3. Thực trạng lập báo cáo phát triển bền vững tại Việt Nam Văn bản pháp lý đầu tiên yêu cầu công bố thông tin về phát triển bền vững của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán là Thông tư số 155/2015/TT-BTC, Hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Theo đó, phụ lục số 4 – Báo cáo thường niên, phần II- Tình hình hoạt động trong năm, mục 6 – Báo cáo tác động đến môi trường và xã hội của công ty, công ty đại chúng phải báo cáo các nội dung liên quan tới phát triển bền vững bao gồm: quản lý nguồn nguyên liệu, tiêu thụ năng lượng, tiêu thụ nước, tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, chính sách liên quan đến người lao động, báo cáo liên quan đến trách nhiêm với cộng đồng địa phương, báo cáo liên quan đến thị trường vốn xanh. Công ty có thể lập riêng BCPTBV hoặc trình bày tích hợp trong Báo cáo thường niên. Thông tư số 155/2015/TT-BTC chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016, do đó các công ty đại chúng phải công bố báo cáo phát triển bền vững từ năm tài chính 2015. Trải qua 6 năm doanh nghiệp niêm yết phải báo cáo về phát triển bền vững, cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa thông tin báo cáo của các doanh nghiệp. Có thể chia BCPTBV của các doanh nghiệp thành 2 nhóm như sau. Nhóm thứ nhất là báo cáo phát triển bền vững lập dựa trên các nội dung qui định tại thông tư 155/2015/TT-BTC. Theo kết quả tổng hơp của tác giả, trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, tài liệu báo cáo cho năm tài chính 2020, nhóm này chiếm trên 90% số doanh nghiệp niêm yết. Các báo cáo này đều được trình bày tích hợp trong báo cáo thường niên. Các doanh nghiệp đã cố gắng báo cáo những vấn đề theo qui định nhưng nội dung trình bày rất sơ sài, mang tính đối phó, giá trị đối với người sử dụng thông tin chưa cao. Giữa các năm, nội dung báo cáo của nhiều doanh nghiệp không có sự thay đổi lớn, chỉ có một vài con số, một vài sự kiện thay đổi. Các báo cáo chưa thể hiện được sự nỗ lực nổi bật của doanh nghiệp trong hoạt động phát triển bền vững. Báo cáo trình bày theo mẫu sẵn nên chưa thể hiện các vấn đề trọng yếu trong hoạt động phát triển bền vững gắn với đặc thù kinh doanh của từng doanh nghiệp cụ thể. Các doanh nghiệp chưa có sự tham vấn các bên có liên quan trong quá trình lập báo cáo. Tất cả các nội dung báo cáo 318
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 là do doanh nghiệp tự xác định, không có sự tham vấn của các bên có liên quan. Chính vì thế, nội dung báo cáo đơn điệu, chưa thể hiện được mối quan tâm của các bên có liên quan, chưa phát huy được tác dụng của báo cáo phát triển bền vững là cung cấp thông tin cho các bên có liên quan. Nhóm thứ hai là báo cáo phát triển bền vững được lập theo hướng dẫn của tổ chức sáng kiến báo cáo toàn cầu (GRI). Các doanh nghiệp điển hình thuộc nhóm này bao gồm: Tập đoàn Bảo Việt, Công ty cổ phần FPT, Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk,…( Website của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam). Các báo cáo đều thể hiện rõ thông điệp của lãnh đạo doanh nghiệp trong hoạt động phát triển bền vững và xác định rõ mục tiêu hành động. Thông điệp của lãnh đạo doanh nghiệp về phát triển bền vững là một phát ngôn công khai về tinh thần chỉ đạo, mục tiêu hướng tới của doanh nghiệp. Khi thông điệp được phát đi bởi một nhà lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp, các bên có liên quan có thể tin tưởng hoạt động của doanh nghiệp sẽ được chỉ đạo đúng hướng phát triển bền vững. Cũng có thể xem thông điệp như một lời cam kết chịu trách nhiệm của lãnh đạo về hoạt động của doanh nghiệp trong phát triển bền vững. Do đó, thông điệp của lãnh đạo doanh nghiệp là một nội dung có ý nghĩa lớn trong BCPTBV. Ví dụ tập đoàn FPT đã xác định “Phát triển kinh tế, hỗ trợ cộng đồng, bảo vệ môi trường. Đồng thời, khi xác lập các chương trình hành động, FPT cũng tham chiếu với các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc và bộ tiêu chuẩn GRI Standards”. (https://www.fpt.com.vn). Các báo cáo của các doanh nghiệp thuộc nhóm này đã thể hiện đã tham vấn các bên có liên quan khi lập BCPTBV. Tập đoàn FPT đã xác định 7 bên có liên quan trọng yếu đối với FPT bao gồm: khách hàng, cổ đông và nhà đầu tư, cán bộ công nhân viên, đối tác và nhà cung cấp, cộng đồng, Chính phủ, ban ngành và báo chí (https://www.fpt.com.vn). Báo cáo đã trình bày rõ cơ chế tiếp nhận tham vấn và tần suất tham vấn các bên có liên quan. Các nội dung về kinh tế trong được trình bày trong nhiều BCPTBV đó là doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mức đóng góp cho ngân sách nhà nước. Đa số báo cáo đều chưa nêu được tác động kinh tế gián tiếp từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến kinh tế của địa phương như làm thay đổi năng suất lao động, mức thu nhập của địa phương, cải thiện điều kiện kinh tế ở những khu vực có tỷ lệ đói nghèo cao,… Các nội dung về môi trường tập trung vào quy trình xử lý nước thải, chất thải, trồng cây xanh, cảnh quan môi trường trong công ty, số lần vi phạm bảo vệ môi trường, tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường trong công ty, sáng kiến bảo vệ môi trường. Nội dung về quản trị nhà cung cấp đối với phát triển bền vững mặc dù chưa phổ biến trong các báo cáo nhưng đã được một số công ty chú trọng trình bày. Quản trị nhà cung cấp tốt sẽ có hiệu ứng đồng thời với quản trị nguyên vật liệu. Việc lựa chọn nhà cung cấp có trách nhiệm trong phát triển bền vững ảnh hưởng lan truyền tới chất lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty, đến khách hàng và cộng đồng. Các nội dung về xã hội trình bày trong các báo cáo chủ yếu về chính sách đối với người lao động về cơ chế tuyển dụng, chế độ lương, thưởng, phúc lợi, chế độ đào tạo, văn hóa doanh nghiệp gắn kết người lao động, bình đẳng giới trong doanh nghiệp, an toàn lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Các hoạt động đảm bảo phúc lợi cộng đồng mà doanh nghiệp đã thực hiện được trình bày như: tài trợ các hoạt động thể thao, văn hóa, xây dựng nhà tình nghĩa, hoạt động khuyến học, tài trợ các chương trình khám chữa bệnh miễn phí. Bên cạnh đó một số nội dung chưa được xuất hiện trong các báo cáo như đánh giá nhà cung cấp về cách đối xử với người lao động, quyền của người bản địa, đánh giá nhà cung cấp về quyền con người, chống tham nhũng. Do đã có sự chủ động tìm hiểu và trình bày BCPTBV theo xu hướng báo cáo được vận dụng 319
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 rộng rãi trên thế giới nên các báo cáo đã có nội dung phong phú, hữu ích cho các bên có liên quan. Các doanh nghiệp này đã thể hiện trách nhiệm của mình trước hết trong việc xác định hoạt động kinh doanh theo hướng bền vững là kim chỉ nam cho mọi hành động của mình. Phát triển bền vững đã được gắn kết trong quản trị doanh nghiệp. Những BCPTBV đã có bước tiến xa so với các doanh nghiệp khác cả về qui mô và chất lượng báo cáo. Mặc dù các BCPTBV lập theo hướng dẫn GRI đã đạt được những giá trị nhất định nhưng vẫn còn một số vấn đề hạn chế. Tất cả các báo cáo được thu thập chưa có báo cáo nào đề cập đến vấn đề mà doanh nghiệp chưa đạt được theo mục tiêu phát triển bền vững. Theo tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng BCPTBV của GRI, các BCPTBV phải đảm bảo tính cân đối, có nghĩa là phải trình bày cả những mặt tích cực và tiêu cực trong hoạt động phát triển bền vững của doanh nghiệp. Việc chỉ trình bày những thành quả đã được khiến cho BCPTBV gần như một công cụ quảng bá của doanh nghiệp. Một số vấn đề còn né tránh trong các báo cáo như đánh giá nhà cungcấp về đối xử với môi trường, đối xử với người lao động. 4. Sự cần thiết phải trang bị kiến thức báo cáo phát triển bền vững cho sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán Báo cáo phát triển bền vững đã và đang trở thành một xu hướng mới. Báo cáo phát triển bền vững cũng trở thành một thuật ngữ mới của chuyên ngành kế toán, kiểm toán. Hệ thống thông tin về doanh nghiệp cung cấp cho các đối tượng sử dụng bên cạnh thông tin kế toán tài chính còn có cả thông tin phát triển bền vững. Báo cáo phát triển bền vững được lập một cách bài bản theo đúng yêu cầu tiêu chuẩn là một sản phẩm thông tin đầy đủ về cam kết, hành động của doanh nghiệp đối với phát triển bền vững. Thông qua quá trình lập báo cáo phát triển bền vững, doanh nghiệp liên tục tham vấn các bên có liên quan và cải thiện các hoạt động phát triển bền vững của mình. Do đó, quá trình lập báo cáo phát triển bền vững đóng vai trò quan trọng trong công cuộc thúc đẩy trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phát triển bền vững. Đối với các doanh nghiệp tham gia thị trường quốc tế, việc báo cáo phát triển bền vững còn là một yêu cầu bắt buộc khi đàm phán ký kết hợp đồng với các đối tác uy tín, có trách nhiệm. Thị trường trong nước cũng quan tâm hơn đến phát triển bền vững của doanh nghiệp. Bất kỳ một thông tin về doanh nghiệp không đặt lợi ích của mình trong lợi ích của cộng đồng đều ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như doanh thu bị sụt giảm, giá cổ phiếu bị lao dốc,… Chính vì thế lập báo cáo phát triển bền vững một cách đầy đủ, theo đúng yêu cầu, đúng qui trình vừa là sự cần thiết, vừa là áp lực đối với doanh nghiệp Việt Nam. Như đã phân tích ở trên, qui định bắt buộc các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam phải báo cáo thông tin về phát triển bền vững của doanh nghiệp, nhưng nội dung trình bày theo yêu cầu rất sơ sài. Do đó, đa số các doanh nghiệp chỉ trình báo cáo về phát triển bền vững một cách đối phó. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp đã tiên phong trong việc lập báo cáo phát triển bền vững theo tiêu chuẩn GRI. Đã có báo cáo phát triển bền vững của doanh nghiệp được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán độc lập. Mặc dù báo cáo phát triển bền vững của các doanh nghiệp này vẫn còn một số hạn chế nhưng những báo cáo đó thực sự đã bổ sung thông tin hữu ích cho các bên có liên quan. Sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán khi ra trường là những người sẽ tham gia vào quá trình lập báo cáo để cung cấp cho các đối tượng quan tâm. Bên cạnh thông tin tài chính thì thông tin phi tài chính về phát triển bền vững của doanh nghiệp ngày càng có vị trí quan trọng. Những quy định về báo cáo phát triển bền vững chắc chắn sẽ phải hoàn thiện để các doanh nghiệp 320
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 phải trình bày thông tin phát triển bền vững một cách bài bản, đầy đủ, toàn diện theo thông lệ quốc tế. Do đó, sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán cần được trang bị nền tảng kiến thức về báo cáo phát triển bền vững để có thể đáp ứng tốt với công việc và góp phần nâng cao chất lượng báo cáo của doanh nghiệp. Đối với công tác kiểm toán, mặc dù chưa có yêu cầu bắt buộc các doanh nghiệp phải kiểm toán báo cáo phát triển bền vững nhưng đã có doanh nghiệp tiên phong trong hoạt động này. Trong tương lai, kiểm toán báo cáo phát triển bền vững sẽ phổ biến hơn nhằm bảo đảm báo cáo phát triển bền vững của doanh nghiệp trở thành một sản phẩm thông tin có độ tin cậy cao. Chính vì thế, mặc dù công việc lập báo cáo phát triển bền vững của các doanh nghiệp Việt Nam còn ở giai đoạn sơ khai, những kiến thức về báo cáo phát triển bền vững rất cần được trang bị cho sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán. 5. Kết luận Báo cáo phát triển bền vững thực sự là một thông tin phi tài chính hữu ích. Bên cạnh những kiến thức về báo cáo tài chính được trang bị cho sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán, thì kiến thức về báo cáo phát triển bền vững là một mảng kiến thức cần được quan tâm, bổ sung. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Sản xuất và tiêu dùng bền vững, Đại học Kinh tế quốc dân, 2017. [2] Kỷ yếu hội thảo quốc gia: Phát triển kinh doanh bền vững trong bối cảnh hội nhập, Đại học Kinh tế quốc dân, 2016. [3] Phạm Thị Minh Hồng, 2016, Báo cáo phát triển bền vững đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế hội nhập, Tạp chí Tài chính, tháng 6 năm 2016. [4] Website của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. [5] Global Reporting Initiative, 2016, https://www.globalreporting.org/ G4 Hướng dẫn báo cáo phát triển bền vững (Bản tiếng Việt). [6] https://www.globalreporting.org. (Truy cập tháng 10/2021). [7] 7, Bộ Tài Chính, 2015, Thông tư số 155/2015/TT-BTC, Hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. 321
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2