intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bàn về hạn chế của báo cáo tài chính: Nghiên cứu trường hợp báo cáo tích hợp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Bàn về hạn chế của báo cáo tài chính: Nghiên cứu trường hợp báo cáo tích hợp" nhằm mục đích giới thiệu sự vượt trội của mẫu báo cáo mới đã được áp dụng so với báo cáo tài chính và báo cáo phát triển bền vững. Mặc dù, hiện nay các công ty hàng đầu của Việt Nam đã bắt đầu lập Báo cáo về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR), Báo cáo phát triển bền vững (SR) theo Hướng dẫn Tổ chức Sáng kiến báo cáo toàn cầu (GRI) cùng với Báo cáo thường niên (AR), nhưng dường như các báo cáo hiện nay vẫn chưa thể hiện được mối quan hệ liên kết giữa các báo cáo với nhau. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bàn về hạn chế của báo cáo tài chính: Nghiên cứu trường hợp báo cáo tích hợp

  1. BÀN VỀ HẠN CHẾ CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP BÁO CÁO TÍCH HỢP Nguyễn Thị Thu Hằng* - Hoàng Thu Hiền** 1 TÓM TẮT: Bài viết nhằm mục đích giới thiệu sự vượt trội của mẫu báo cáo mới đã được áp dụng so với báo cáo tài chính và báo cáo phát triển bền vững. Mặc dù, hiện nay các công ty hàng đầu của Việt Nam đã bắt đầu lập Báo cáo về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR), Báo cáo phát triển bền vững (SR) theo Hướng dẫn Tổ chức Sáng kiến báo cáo toàn cầu (GRI) cùng với Báo cáo thường niên (AR), nhưng dường như các báo cáo hiện nay vẫn chưa thể hiện được mối quan hệ liên kết giữa các báo cáo với nhau. Đây là khoảng trống mà các công ty cần phải thực hiện. Báo cáo tích hợp đã được áp dụng thành công ở Nam Phi và các nước Châu Âu, bởi vậy nghiên cứu này có tính khả thi cao đáp ứng cầu thiết thực của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Từ khóa: Báo cáo tích hợp; Báo cáo phát triển bền vững; AR; SR; IR Abstract: The article aims to determine the disclosures required ifthe new form ofreporting is adopted as an upshot of limitations of the current financial reporting and sustainability reporting. Though Vietnam’s top few companies have in the recent past started preparing Corporate Social Responsibility (CSR) reports and sustainability report as per Global Reporting Initiative (GRI) guidelines along with Annual Report,it seems that the current reports do not show the link between the reports. It seems to be certain gaps which the companies need to fill. Though Integrated Reporting is uccessfully adopted in South Africa and countries ofEurope, its viability or need in Vietnam has been examinedwith the help ofcurrent research paper. Keywords: Intergrated reporting, Sustainable Development Reporting,AR,SR, IR, GRI. 1. GIỚI THIỆU Suy thoái kinh tế toàn cầu kéo theo khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 “không phải là một sự kiện ngẫu nhiên” mà nó là sự thất bại trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế (Eccles và Kruzus, 2010). Hiện tượng bong bóng vỡ kéo theo một loạt các công ty bị phá sản hậu quả là các bên liên quan thấy rằng các nhà quản trị doanh nghiệp đã cung cấp các báo cáo tài chính (BCTC) không trung thực, che dấu các chiến lược kinh doanh không bền vững. Phần lớn các thông tin trên BCTC không cung cấp các thông tin về chiến lược phát triển, hiệu quả hoạt động kinh doanh và các rủi ro của doanh nghiệp mình, cũng như thông tin hoạt động phi tài chính (Busco và cộng sự, 2013). Vì vậy, các bên liên quan cho rằng việc DN chỉ trình bày các kết quả hoạt động tài chính của mình là không đủ (IIRC, 2011). Bởi vì, thông tin tài chính là thông tin lạc hậu không giúp được cho các bên liên quan có thông tin để ra được các quyết định (Bray, 2011). * Khoa kế toán, Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp, 456 Minh Khai- Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội, 10000-14000, 084 ** Khoa kế toán, Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp, 456 Minh Khai- Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội, 10000-14000, 084. Tác giả nhận phản hồi: . Tel.: +840982027589, E-mail address: thuhang@uneti.edu.vn; hthien@ uneti.edu.vn.
  2. 844 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION Việt Nam là nước thải CO2 đứng thứ 31 trên thế giới đặc biệt là phát khải khí nhà kính đáng báo động, từ mức 21 triệu tấn CO2 năm 1990 lên 150 triệu tấn năm 2000, dự kiến tăng lên 300 triệu tấn vào năm 2020. Những thay đổi quan trọng trong các chính sách và chiến lược phát triển của chính phủ cũng như của các doanh nghiệp cần phải tách biệt giữa tăng trưởng phát triển kinh tế và phát khải khí nhà kính. Điều này đòi hỏi các DN phải quan tâm đến các thông tin phi tài chính để giúp các bên liên quan có cái nhìn toàn diện về các hoạt động của DN, để đánh giá khả năng tạo ra giá trị và duy trì giá trị trong tương lai của DN như thế nào? Quan điểm của các bên liên quan là để phát triển kinh tế thì trọng tâm là phải có cái nhìn sâu rộng về tác động kinh tế đến môi trường và xã hội, bằng cách nào đó tạo ra sự cân bằng giữa giá trị kinh doanh và khả năng thích ứng. Một số tập đoàn lớn đã nhận thấy rằng họ phải xây dựng các chiến lược để phát triển kinh tế bền vững hơn là lợi ích kinh tế trước mắt. Đồng thời, chính phủ, Ủy ban chứng khoán, các nhà đầu tư và xã hội nói chung đang kêu gọi các công ty phải đưa ra các thông tin minh bạch về mục tiêu phát triển bền vững, hiệu suất hoạt động và các tác động đến môi trường (GRI, 2013). Một số công ty ở Việt Nam đã tích hợp các kết quả tài chính của họ với Báo cáo phát triển bền vững nhưng hầu hết các công ty này đều báo cáo riêng biệt. Điều này dẫn đến xu hướng các báo cáo không phản ảnh được sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các chiến lược của hoạt động tài chính và phi tài chính (James, 2013; IIRC, 2011). Bởi vậy việc tích hợp các báo cáo hiện tại thành một báo cáo là rất cần thiết. 2. CÁC NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VỀ BÁO CÁO HIỆN NAY CỦA CÁC TỔ CHỨC Theo nghiên cứu Gray (2012) báo cáo tài chính hiện nay của các doanh nghiệp là kết quả của các thông tin tài chính trong quá khứ, nó không phản ánh được những thay đổi về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp; về môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp như thế nào; cũng như không thể hiện được triển vọng phát triển trong tương lai của DN, kết quả của các khoản đầu tư dành cho việc nghiên cứu và phát triển các dòng sản phẩm mới, chiến dịch định giá mới, những quyết định tham gia hoặc rút khỏi một thị trường cụ thể..v.v. Nếu người đọc không nghiên cứu kỹ thuyết minh báo cáo tài chính thì sẽ không có được cái nhìn rõ ràng về mức độ rủi ro mà họ đang đánh giá. Bên cạnh đó, nếu các báo cáo tài chính hiện nay chưa được kiểm toán có thể hoặc không tuân theo những nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi (GAAP) và sẽ đưa đến cho người đọc những sai lầm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, King (2012) cho rằng các báo cáo tài chính hiện nay mới chỉ đưa ra được hai kỳ báo cáo tài chính liên tiếp để đối chiếu. Hệ quả của xu hướng này là không thể biết được những yếu kém về tài chính của các doanh nghiệp cũng như chưa biết được liệu kết quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp là đang được cải thiện hay ngày càng xấu đi. Việc các báo cáo tài chính đã được các công ty kiểm toán kiểm tra cũng không thể đem lại đảm bảo các thông tin chính xác, bởi vì nó vẫn còn có các sai lệch có chủ ý trong các BCTC hiện nay. Thực tế cho thấy rằng các doanh nghiệp công khai báo cáo tài chính nhưng không có gì đảm bảo là doanh nghiệp đó có tình hình tài chính vững mạnh và ổn định. Nhóm tác giả Nick Main và Eric Hespenheide (2012) cho rằng BCTC ngày càng đòi hỏi người đọc có trình độ chuyên môn cao về tài chính để giải thích được các thông tin tài chính phức tạp và chi tiết. Ngoài các vấn đề phức tạp của BCTC đó thì có một thực tế là TSCĐ hữu hình được đưa vào BCTC phán ảnh đều đặn sự giảm dần giá trị của cổ đông. Ví dụ năm 1983, khi TSCĐ chiếm 83% giá trị trên thị trường, đến năm 2009 chỉ còn 19%, vì đã có sự thay đổi trong mô hình kinh doanh nhưng lại không được phản ảnh đầy đủ trong BCTC truyền thống. Các BCTC hiện tại không phản ánh đúng giá trị đầu vào, các loại vốn và nguồn hình thành các loại vốn khác nhau. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đang lập một loạt các báo cáo không liên quan đến BCTC. Các vấn đề liên quan đến quản trị, tác động của việc kinh doanh đến xã hội và môi
  3. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 845 trường nhưng các báo cáo này lại được doanh nghiệp lập cho các đối tượng khác nhau, với các dạng khác nhau, các thời điểm khác nhau. Trong bối cảnh này thì việc tích hợp thành một báo cáo là cần thiết. Một số nghiên cứu gần đây đề cập đến Báo cáo bền vững (Sustainability Reporting- SR) hay Báo cáo trách nhiệm xã hội (Adams và Narayanan, 2007; Bouten và cộng sự, 2011; Jensen và Berg, 2012; Fifka, 2013). Báo cáo này cung cấp các thông tin cho các bên liên quan đến nỗ lực của tổ chức nhằm cân bằng các yếu tố về kinh tế và mục tiêu môi trường. Tuy nhiên theo Verschoor (2011) cho rằng bản chất của SR là tự nguyện, thông tin trên các báo cáo là tự các tổ chức thu thập và lập. Do đó, không có sự thống nhất giữa các tổ chức nên khó có thể so sánh được. Hơn nữa, BCTC và báo cáo phát triển bền vững là báo cáo các thông tin trong quá khứ, không nêu bật được các hoạt động trong tương lai và những rủi ro cho các bên liên quan, do đó rất cần một báo cáo toàn diện hơn để cung cấp đầy đủ các nhu cầu đó (Bouten và cộng sự, 2011; Adams và Narayanan, 2007). Ngoài ra các BCTC truyền thống còn có sự tách biệt, không có sự gắn kết giữa các chiến lược, quản trị, các hoạt động tài chính và phi tài chính của tổ chức (IIRC, 2011; Eccles và Krzus, 2010). Đặc biệt báo cáo phát triển bền vững thường được lập một cách độc lập với BCTC, không được tích hợp với nhau để truyền tải thông tin bền vững. Điều này gây ra thiếu sự thống nhất giữa các báo cáo, không cung cấp mối quan hệ rõ ràng giữa các thông tin tài chính và phi tài chính, do đó cản trở quá trình ra quyết định của các bên liên quan để đánh giá hoạt động của một tổ chức về chiến lược và triển vọng trong tương lai (Frı´as-Aceituno và cộng sự, 2013). Đánh giá chung nghiên cứu của các tác giả kinh điển trên thế giới về các báo cáo hiện nay cho thấy rằng có một sự đòi hỏi của thực tiễn về việc cung cấp các thông tin tài chính và phi tài chính một cách đầy đủ và đáng tin cậy cho người đọc báo cáo là yêu cầu cấp thiết của xã hội nhưng các báo cáo hiện nay không đáp ứng được các yêu cầu đó. Do vậy, xu hướng trên thế giới hình thành một loại báo cáo mới tích hợp đầy đủ các thông tin tài chính và phi tài chính trong quá khứ, hiện tại và tương lại để thay thế cho các báo cáo hiện nay là xu hướng tất yếu. 3. HẠN CHẾ CỦA BCTC DẪN ĐẾN SỰ XUẤT HIỆN CỦA BÁO CÁO TÍCH HỢP (BCTH) 3.1. Hạn chế của các báo cáo tài chính hiện tại Sau khi tổng quan các tài liệu trong và ngoài nước rõ ràng là trong một vài thập kỷ qua thì các báo cáo của các tổ chức chỉ thuần túy là báo cáo về tài chính, chưa đưa ra được các thông tin phi tài chính ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức. Một số hạn chế của BCTC hiện tại gồm: 1. Thiếu sự liên kết các vấn đề về môi trường, xã hội và quản trị (ESG). Hiện nay việc tiêu thụ quá nhiều các tài nguyên thiên nhiên hữu hạn, những thay đổi của khí hậu, các tai nạn thảm khốc là một trong những thách thức mà cả thế giới đang phải đối mặt. Nhưng các BCTC hiện nay thì các bên liên quan không dễ dàng đánh giá được những rủi ro này. Theo thời gian thì một loạt các báo cáo đã ra đời để lấp khoảng trống này như Báo cáo trách nhiệm xã hội (CSR), Báo cáo phát triển bền vững, Báo cáo môi trường,.v.v. Các báo cáo này đã bổ sung thêm việc công bố các thông tin phi tài chính của các tổ chức về các chiến lược, môi trường , xã hội và quản trị (ESG), nhưng các báo cáo này lại tách biệt nhau, thiếu sự liên kết với các BCTC dẫn đến các nhà đầu tư chưa đánh giá được hết các rủi ro mà họ phải đối mặt bởi vì những rủi ro này không được công bố trong các báo cáo. 2. Các tổ chức gặp khó khăn trong việc công bố các vấn đề bền vững Để phát triển bền vững đòi hỏi phải hội tụ đủ 3 vấn đề chính đó là: phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Phát triển bền vững của một tổ chức nghĩa là các hoạt động đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng
  4. 846 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION không làm ảnh hưởng đến thế hệ tương lai. Nghĩa là có liên quan đến tác động của hoạt động kinh doanh với cộng đồng nơi nó hoạt động. Tính bền vững bao gồm các vấn đề về kinh tế, xã hội và quản trị. Tính bền vững của các tổ chức trong thế kỷ 21 mà các nhà quản trị cần phải quan tâm đó là việc kết hợp các hoạt động kinh doanh của họ để đảm bảo sự thành công trong tương lai. Hiện nay, báo cáo phát triển bền vững tách biệt với BCTC nên không có sự liên kết được giữa các vấn đề bền vững và chiến lược cốt lõi của doanh nghiệp (King, 2012). Các khía cạnh bền vững vẫn yếu kém do đó nó chưa đáp ứng được kỳ vọng của người sử dụng báo cáo. 3. Các tổ chức chưa tạ được độ tin cậy cho các bên liên quan Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gần đây và liên tiếp các vụ scandal của các tập đoàn công ty lớn đã tạo ra sự mất lòng tin của các bên liên quan. Ngày càng nhiều người cho rằng công việc kinh doanh là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề xã hội, môi trường và kinh tế. Có rất nhiều các thảm họa của các công ty gây ra thiệt hại tác động đến môi trường như Bhopal Gas Tragedy, sự tan chảy của lò phản ứng hạt nhân tại Three Mile Island, sự cố tràn dầu tại Niger Delta..v.v. Ở Việt Nam nổi tiếng nhất như nước thải công nghiệp của công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa, ô nhiễm môi trường trên sông Bưởi (Thanh Hoá); ô nhiễm nước sông Cẩm Đàn, Sơn Động (Bắc Giang).v..v. Điều này sẽ gây ra tâm lý cho các bên liên quan mất đi sự tin tưởng, niềm tin về các chiến lược kinh doanh của các tổ chức khi họ đưa ra. 4. BCTC không cung cấp được bức tranh hoàn chỉnh Theo IIRC, 83% giá trị thị trường của một công ty vào năm 1975 có thể được xác định bằng tiền và tài sản trong bảng cân đối kế toán. Đến năm 2009, những tài sản này chỉ chiếm 19 % giá trị của một công ty, các nhà đầu tư phải tìm kiếm thông tin nơi khác để xác định 81% tài sản còn lại. Không tim ra được các thông tin khách quan hoặc toàn bộ giá trị đó trong BCTC. Do đó các nhà đầu tư phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn trước đây. Bởi vậy, BCTH được thiết kế sẽ cung cấp được nhiều thông tin liên quan hơn mà BCTC không cung cấp được. 3.2. Sự ra đời của báo cáo tích hợp Báo cáo tích hợp là để truyền đạt một cách rõ ràng và rõ ràng cách tổ chức tạo ra giá trị trong ngắn, trung và dài hạn (IIRC, 2013). IIRF cho phép doanh nghiệp mang các yếu tố này lại với nhau thông qua khái niệm “kết nối thông tin”, để nói rõ nhất về câu chuyện sáng tạo giá trị của một tổ chức. IR là sự phát triển của báo cáo của công ty, với trọng tâm là sự ngắn gọn, tính liên quan đến chiến lược và định hướng trong tương lai. Cũng như việc nâng cao chất lượng thông tin trong báo cáo cuối cùng, IR làm cho quá trình báo cáo trở nên hữu ích hơn, mang lại những lợi ích hữu hình. IR yêu cầu và đưa ra tư duy tổng hợp, cho phép hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng cơ bản đến khả năng tạo ra các giá trị của tổ chức theo thời gian. Nó có thể dẫn đến thay đổi hành vi và cải thiện hiệu suất trong một tổ chức. Mục đích của IIRF là thiết lập các nguyên tắc hướng dẫn và các yếu tố nội dung quyết định nội dung tổng thể của một báo cáo được tổng hợp và giải thích các Khái niệm cơ bản nhằm củng cố chúng (IIRC, 2013) (xem Bảng 1). 3.3. Công bố thông tin dưới dạng báo cáo mới- Báo cáo tích hợp Theo IIRC, Báo cáo tích hợp giải thích được rộng hơn về hiệu suất hoạt động kinh doanh hơn các báo cáo truyền thống (IIRC, 2011). Sự thay thế BCTC và Báo cáo phát triển bền vững bằng BCTH là một điều tất yếu. BCTH nêu bật được các thông tin về chiến lược phát triển của công ty trong giai đoạn hiện tại và tương lai. Các kết quả nghiên cứu gần đây đều cho thấy rằng việc các tổ chức công bố BCTH đã mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt hơn, tạo được danh tiếng, uy tín của tổ chức với các bên liên quan.
  5. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 847 BCTH thể hiện bằng các quy trình kinh doanh bền vững, các nhà quản trị cũng nhận thức tốt hơn về các hoạt động kinh doanh không bền vững. BCTH cũng cho thấy rằng công ty đó đang bắt đầu tìm hiểu và công bố các tác động tích cực và tiêu cực của họ đối với môi trường tự nhiên và xã hội như thế nào? những chỉ số giúp người đọc có thể đánh giá và so sánh hiệu quả hoạt động kinh doanh tác động đến xã hội và môi trường như thế nào, những rủi ro mà họ có thể phải đối mặt trong quá trình ra các quyết định kinh tế. 3.4. Lợi ích của của báo cáo tích hợp Báo cáo tích hợp được xây dựng từ việc kết hợp thông tin từ 3 loại báo cáo là báo cáo thường niên, báo cáo tài chính và báo cáo phát triển bền vững nhưng nó không đơn thuần là việc ghép 3 loại báo cáo này. Báo cáo tích hợp phải đưa ra thông tin một cách sáng tạo để truyền tài một câu chuyện xuyên suốt về cách thức tạo ra giá trị của tổ chức (IIRC, 2013) và nó không phải là báo cáo kết hợp để báo cáo thông tin tài chính và phi tài chính (Jensen và Berg, 2012). Theo khuôn khổ khung pháp lýcủa IIRC (2013) sự gia tăng giá trị của các doanh nghiệp liên quan đến các loại vốn: tài chính, sản xuất, môi trường tự nhiên; xã hội; con người và tri thức. Vì vậy, tổ chức cần gắn kết với các bên liên quan nhằm đảm bảo quyền lợi và thu hút các nhà đầu tư, tuy nhiên đây còn là một báo cáo có tính chất toàn diện và như vậy cần một lượng thông tin chi tiết cụ thể về mọi mặt của các tổ chức thực hiện. Với lượng thông tin đó, không chỉ các đối tượng bên ngoài tổ chức được hưởng và cả các đối tượng bên trong lãnh đạo và các nhà quản trị cũng như nhân viên có thể hiểu được sâu sắc hơn về tổ chức của mình. Có thể chia 3 nhóm lợi ích chính của báo cáo tích hợp * Nhóm 1: Lợi ích cho nội bộ của các tổ chức Lợi ích chính của việc áp dụng BCTH không nhất thiết là bản thân báo cáo, mà là tư duy tích hợp đằng sau nó. BCTH bao gồm việc báo cáo về các khía cạnh rộng hơn của tổ chức so với các báo cáo truyền thống. Do đó, nhóm quản lý cấp cao của công ty cần phải tham gia tích cực vào quá trình lập báo cáo. Thông qua báo cáo tích hợp các bộ phận, các công ty nhỏ trong toàn tổ chức có thể hiểu được chiến lược mà mục tiêu chung của tổ chức như thế nào? Qua đó mọi người có thể hiểu rõ hơn và đưa ra thước đo đúng đắn hơn để đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức. Thấy được mỗi quan hệ chặt chẽ giữa các chỉ tiêu phi tài chính và tài chính, từ đó chủ động hơn trong việc ra các quyết định phi tài chính. Đối với các nhà quản trị thông qua báo cáo tích hợp có thể cải thiện được hệ thống đánh giá và kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro tốt hơn. Đồng thời, có thể cải thiện quy trình sản xuất hiệu quả hơn nhờ phân bổ các nguồn lực hợp lý hơn. * Nhóm 2: Lợi ích cho các đối tượng bên ngoài Khi các tổ chức công bố báo cáo tích hợp ra bên ngoài thì mức độ bền vững đã được đảm bảo theo một chuẩn mực báo cáo tích hợp quốc tế, điều này ngày càng được đánh giá cao trên thị trường chứng khoán không chỉ trong nước mà với cả các nhà đầu tư nước ngoài. Thỏa mãn sự kỳ vọng của khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp- những người mà đánh giá cao yếu tố bền vững trong việc ra quyết định đầu tư. * Nhóm 3: Lợi ích từ việc quản trị rủi ro từ quan chức năng Đối với các cơ quan chức năng có thể học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới đã áp dụng BCTC, để đón đầu làn sóng mới có thể lan rộng trong 10 năm tới, xây dựng lộ trình áp dụng các điều luật theo chuẩn mực BCTH quốc tế, các yêu cầu bắt buộc đối với những báo cáo nào. Tiếp nhận và chuẩn bị tốt để đưa ra các khung hướng dẫn cho các tổ chức. Đồng thời, phải có sự phản hồi nhanh với những hướng dẫn lập báo cáo mới từ các ủy ban chứng khoán, phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của thị trường chứng khoán.
  6. 848 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 4. KẾT LUẬN Việc áp dụng BCTH trong việc lập báo cáo tại Việt Nam vẫn còn là một vấn đề rất mới mẻ đối với thị trường chứng khoán nói chung và các doanh nghiệp nói riêng khi chưa có tiêu chuẩn và hướng dẫn cụ thể để triển khai thực hiện. Bởi vậy đã có nhiều ý kiến quan ngại về việc áp dụng tư duy tích hợp hay BCTH gắn với báo cáo thường niên trên diện rộng đối với các doanh nghiệp niêm yết, trong bối cảnh Việt Nam đang là một nước đang phát triển, liệu có phù hợp hay không? Về vấn đề này nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra ý kiến cho rằng Nam phi khi bắt đầu triển khai báo cáo phát triển bền vững cũng như BCTH thì họ cũng chưa phải là nước phát triển. Mặt khác trong năm 2016-2017 cũng có rất nhiều các nước đang phát triển bắt đầu quan tâm đến BCTH như Trung Quốc, Ấn độ, Singapore, Thái Lan, Malaysia,….Tại Việt Nam hiện nay chỉ có một số ít tổ chức quan tâm, đáng chú ý nhất là Bảo Việt- một trong những doanh nghiệp khá thành công trong việc lập BCTH. Hội nhập WTO, Việt Nam đứng trước yêu cầu báo cáo của các doanh nghiệp niêm yết cần cung cấp thông tin một cách đầy đủ và đáng tin cậy cho nhà đầu tư, khách hàng và chủ nợ. Theo đó, áp dụng BCTH trong việc lập báo cáo là một hướng đi mới, một sự lựa chọn đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển của nền kinh tế, của hội nhập kinh tế quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Adams C.A & V Narayanan (2007), Standardizing sustainability reporting”, in Unerman, J.,Bebbington, J. and O’Dwyer, B. (Eds),Sustainability Accounting and Accountability, Routledge, London, 70-85. 2. Bouten L., P. Everaert, L. Van Liedekerke, L De Moor & J. Christiaens (2011), Corporate social responsibility reporting: a comprehensive picture?, Accounting Forum, 35(3),187-204. 3. Bray M. (2011), Integrated Reporting Performance insight through better buisness reporting, The Business Case. KPMG in Australia, KPMG International Cooperative (“KPMG International”). 4. Busco C., M. L. Frigo, P. Quattrone & A. Riccaboni (2013), Redefining Corporate Accountability through Integrated Reporting, Strategic Finance, 33-41. 5. Eccles R & M Krzus (2010), Integrated reporting for a sustainable strategy, Financial Executive,(3),29-32. 6. Eccles R. G. & M. P. Kruzus (2010), One Report: Integrated Reporting for a Sustainable Strategy, (1th, ed), John Wiley & Sons, Inc, New Jersy. 7. Fifka M.S (2013), Corporate responsibility reporting and its determinants in comparative perspective – a review of the empirical literature and a meta-analysis, Business Strategy and the Environment,, 22(1), 1-35. 8. Frı´as-Aceituno J.V., Rodrı´guez-Arı´za & I.M L. and Garcı´a-Sanchez (2013), Is integrated reporting determined by a country’s legal system? An exploratory study, Journal of Cleaner Production, 44, 1-210. 9. Gray Robert Hugh (2012), Integrated Reporting: Integrated with what and for whom?, The Loop, 5. 10. IIRC (2011), International Intergrated Reporting Framework, Truy cập ngày 10/03/ 2017, từ liên kết: https://www. globalreporting.org/SiteCollectionDocuments/Integrated-reporting-monthly-report-October-to-December-20 11. IIRC (2013), International Intergrated Reporting Framework, Truy cập ngày 10/03/ 2017, từ liên kết: http:// integratedreporting.org/wp-content/uploads/2015/03/13-12-08-the-ineternational-IR-framework-2-1.pdf 12. James M. L. (2013), Sustainability and Integrated Reporting: Opportunities and Strategies for Small and Midsize Companies., Entrepreneurial Executive, 18, 17-28. 13. Jensen J.C. &N. Berg (2012), Determinants of traditional sustainability reporting versus integrated reporting: an institutionalist approach, Business Strategy and the Environment, 21(5), 299-316. 14. King M.E (2012), Comments on: integrated reporting and the integrated report, Public Lecture,International Corporate Governance, Johannesburg. 15. Makiwane.T.S (2013), Evaluation of corporate intergated reporting in South Africa- An exploratory enquiry, Journal of Economic and Financial Sciences, 6(2), 421-438. 16. Nick Main & Eric Hespenheide (2012), Integrated reporting: The new big picture, Deloltte Rewiew, 10/2012, 125-137. 17. Verschoor C.C (2011), Should sustainability reporting be integrated?, Strategic Finance, 93(6),12-14.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2